Thuốc Chống Trào Ngược Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết

Thuốc Chống Trào Ngược Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết

Thuốc chống trào ngược dạ dày hiện đang là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh bởi ảnh hưởng không nhỏ của trào ngược dạ dày thực quản đến sức khỏe của mọi người. Khi mà triệu chứng trào ngược dạ dày ngày càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng, việc thêm các thông tin về những loại thuốc chống trào ngược sẽ giúp bạn có khả năng sử dụng thuốc một cách chuẩn xác và đem lại hiệu quả tốt nhất. Chính vì thế, hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu những thông tin về việc sử dụng thuốc chống trào ngược dạ dày thông qua bài viết dưới đây.

1. Như thế nào là trào ngược dạ dày?

thuốc chống trào ngược

Trào ngược dạ dày là gì?

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch dạ dày có tính acid, hoặc thức ăn và chất lỏng trào ngược từ dạ dày bị đẩy lên thực quản. Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản có ảnh hưởng đến hầu hết mọi người ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi.

Đối với những người có tiền sử bị hen suyễn, nguy cơ tiến triển trào ngược dạ dày thực quản cao hơn. Những cơn hen suyễn xảy ra có thể khiến cơ vòng thực quản dưới giãn ra, điều này cho phép các chất bao gồm cả thức ăn và dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Ngoài ra, có một số loại thuốc điều trị hen suyễn, ví dụ như theophylline, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Mặt khác, hiện tượng trào ngược acid có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên xấu đi do acid dạ dày có khả năng sẽ kích thích đường thở và phổi, gây cản trở đường thở. Do vậy, hiện tượng trào ngược có thể dẫn đến bệnh hen suyễn ngày càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, hiện tượng acid gây kích ứng có thể gây ra phản ứng dị ứng và làm cho đường hô hấp trở nên nhạy cảm hơn với các điều kiện xấu  môi trường, ví dụ khói bụi hoặc gió lạnh, khí lạnh. Vậy đâu là nguyên nhân thực sự dẫn tới trào ngược và người bệnh có các biểu hiện như thế nào thì được coi là bị trào ngược dạ dày thực quản? Đây hẳn là những câu hỏi mà bạn đọc đang thắc mắc.

2. Nguyên nhân và biểu hiện của trào ngược dạ dày

2.1 Nguyên nhân của triệu chứng trào ngược dạ dày là do đâu?

Trước khi tìm hiểu về các thuốc chống trào ngược dạ dày, hãy đi tìm những nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới trào ngược.

2.1.1 Nguyên nhân do các vấn đề bệnh lý ở thực quản

Thứ nhất, nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản có thể do yếu cơ vòng thực quản. Có thể bạn chưa biết, cơ vòng thực quản là một bộ phận của thực quản có vai trò rất quan trọng. Nó thực hiện chức năng như một cái nắp của dạ dày ngăn chặn thức ăn hoặc dịch dạ dày có thể bị đẩy lên trên thực quản, bảo vệ thực quản khỏi tác động xấu của acid dạ dày cũng như các loại vi khuẩn ở dạ dày. Nếu vì bất cứ một lý do gì làm cơ vòng thực quản này bị yếu đi hoặc giãn ra, nó không còn khả năng đóng chặt thì điều hiển nhiên là các chất trong dạ dày sẽ bị đẩy lên thực quản khi dạ dày co bóp hoặc chịu tác động mạnh.

2.1.2 Nguyên nhân do các vấn đề bệnh lý ở dạ dày

Một số bệnh lý ở dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh lý hay gặp nhất là tình trạng rối loạn tiêu hóa, dạ dày không thể tiêu hóa được nhiều thức ăn, thức ăn tích tụ lâu ngày và gây áp lực lớn cho dạ dày. Khi đó, thức ăn và các chất trong dạ dày có thể dễ dàng bị đẩy lên gây trào ngược dạ dày. Ngoài ra, một số bệnh lý khác có thể gây tổn thương dạ dày, loét hoặc thủng dạ dày cũng làm quá trình tiêu hóa thức ăn bị kém đi rất nhiều. Đối với các nguyên nhân này, bệnh nhân cần được điều trị bằng các thuốc chống trào ngược dạ dày.

2.1.3 Nguyên nhân do các vấn đề trong chế độ sinh hoạt và lối sống

chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt không khoa học

Chế độ sinh hoạt và lối sống ảnh hưởng rất lớn đến việc trào ngược dạ dày. Khi bạn quá căng thẳng, chịu nhiều áp lực từ công việc cũng như học tập, dạ dày sẽ tăng tiết acid với lượng lớn, acid dạ dày dư thừa sẽ tấn công niêm mạc dạ dày gây loét, viêm dạ dày, khi đó hiện tượng trào ngược acid là không thể tránh khỏi. 

Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân trào ngược dạ dày. Khi bạn ăn quá nó hoặc ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu hóa thì dạ dày của bạn sẽ bị quá tải. Nó sẽ không thể tiêu hóa hết được do quá nhiều thức ăn trong dạ dày. Đồng thời, thói quen ăn uống vào ban đêm cũng khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục để tiêu hóa hết lượng thức ăn mà bạn ăn vào. Nếu không được tăng cường tiêu hóa, các chất trong dạ dày sẽ bị đẩy lên thực quản gây tổn thương thực quản của bạn.

2.2 Biểu hiện của triệu chứng trào ngược dạ dày như thế nào?

Một số biểu hiện thường gặp khi trào ngược dạ dày là ợ hơi, ợ chua, đau đầu, buồn nôn, đau vùng thượng vị, miệng tiết ra nhiều nước bọt, đắng miệng,…

Các biểu hiện này có thể được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn.

>>> Xem thêm Ợ Hơi Ợ Chua Và Những Điều Cần Biết

3. Khi nào cần sử dụng thuốc chống trào ngược dạ dày?

khi nào cần sử dụng thuốc

Khi nào cần sử dụng thuốc chống trào ngược dạ dày?

Việc điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản cần phải dựa trên cơ chế bệnh sinh. Khi cơ thể có triệu chứng trào ngược thì biểu hiện lâm sàng của mỗi người sẽ khác nhau. Ở một số người, triệu chứng được thể hiện rõ ra bên ngoài và rầm rộ nhưng lại không bị tổn thương thực thể, nhưng lại có người không có biểu hiện triệu chứng bên ngoài nhưng có tổn thương nghiêm trọng.

Thông thường sẽ có hai dạng trào ngược dạ dày, đó là trào ngược dạ dày do sinh lý và trào ngược dạ dày do bệnh lý. Hiện tượng trào ngược dạ dày sinh lý thường gặp ở sơ sinh. Hiện tượng này không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Khi trẻ lớn dần, khoảng trên 1 tuổi, triệu chứng này sẽ giảm dần và mất đi. Khi đó không cần sử dụng thuốc chống trào ngược dạ dày.  

Đối với trường hợp trào ngược dạ dày bệnh lý, nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên, trong thời gian dài, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh thì hãy đến ngay cơ sở y tế khám chữa bệnh để có thể được chẩn đoán và được kê đơn thuốc để điều trị. Đối với những loại thuốc chống trào ngược dạ dày, người sử dụng cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.

4. Các loại thuốc chống trào ngược dạ dày được kê đơn phổ biến hiện nay

thuốc

Thuốc chống trào ngược dạ dày

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những loại thuốc chống trào ngược dạ dày với nhiều mẫu mã khác nhau đến từ các thương hiệu sản xuất khác nhau. Các loại thuốc này được bào chế dưới nhiều dạng bào chế khác nhau nhưng chủ yếu được bào chế dưới dạng viên nén và viên nang. Các thuốc giảm trào ngược dạ dày thực quản có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau như: thuốc chẹn thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton, thuốc tăng cường co cơ vòng, thuốc kháng acid,…Sau đây, Scurma Fizzy xin giới thiệu một số nhóm thuốc chống trào ngược dạ dày phổ biến.

4.1 Nhóm thuốc chẹn thụ thể H2

Trên tế bào viền dạ dày có các thụ thể H2. Các thụ thể này có khả năng kích thích tế bào viền tiết acid dạ dày, gây ra tình trạng viêm loét, trào ngược dạ dày. Khi sử dụng thuốc chẹn H2, các thuốc này sẽ ức chế các thụ thể H2 và khiến cho các thụ thể này giảm hoạt động, giảm kích thích tế bào viền. Khi đó, lượng acid dạ dày sẽ giảm đáng kể và giảm được viêm loét dạ dày cũng như trào ngược dạ dày. Theo báo cáo của viện Y tế quốc gia, các thuốc thuộc nhóm này có khả năng giảm tiết acid dạ dày đến 70% chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn là 24 giờ. Chỉ khi giảm được lượng acid dạ dày, các tổn thương trong niêm mạc dạ dày cũng như trào ngược dạ dày thực quản mới được giảm đi.

Thuốc ức chế thụ thể H2 là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong việc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Hầu hết nguyên nhân dẫn tới loét dạ dày tá tràng là do tình trạng dư thừa acid nên thuốc chẹn H2 là một nhóm thuốc vô cùng hợp lý để giảm lượng acid dạ dày, dẫn tới giảm tình trạng viêm. 

Thuốc chẹn thụ thể H2 cũng được sử dụng với mục đích để giảm trào ngược dạ dày thực quản do khả năng làm giảm tiết acid đáng kể.

Ngoài ra, tác dụng của các thuốc chẹn thụ thể H2 còn được áp dụng trong việc điều trị một hội chứng khá phổ biến, đó là hội chứng Zollinger-Ellison. Hội chứng này gây tăng sự sản xuất acid ở dạ dày

Dù có khả năng giảm tiết acid  dạ dày nhưng các thuốc thuộc nhóm chẹn thụ thể H2 có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến tuyến tụy hoặc có thể sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng.

Một số thuốc phổ biến trong nhóm thuốc này là cimetidine, ranitidine, nizatidine, famotidine,…

4.1.1 Cimetidine

cimetidine

Cimetidine- thuốc chống trào ngược dạ dày

  • Thành phần: Cimetidine và các tá dược vừa đủ
  • Cơ chế tác dụng: Thuốc Cimetidine có công thức gần tương tự histamin nên nó cạnh tranh gắn vào receptor H2 ở tế bào viền của dạ dày, do đó nó ức chế thành dạ dày tiết acid. Thuốc này có khả năng làm giảm cả nồng độ và hàm lượng acid ở trong dạ dày
  • Tác dụng: Ức chế receptor H2 dẫn tới giảm bài tiết acid dạ dày. Khả năng làm giảm acid dạ dày của Cimetidine lên tới 50 %. Thuốc có tác dụng cường phó giao cảm và kích thích dây thần kinh X. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ức chế rất rõ cytochrom P450 ở gan gây hiện tượng kháng androgen do thuốc gắn vào receptor androgen. 
  • Chỉ định: Cimetidine được áp dụng trong việc điều trị ngắn hạn tình trạng loét dạ dày đang tiến triển (tình trạng chưa dẫn tới loét), điều trị duy trì loét dạ dày tá tràng với liều thấp sao khi mà ổ loét đã được hình thành. Thuốc này cũng được sử dụng trong việc điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản có gây tổn thương. Ngoài ra, Cimetidine còn được dùng để điều trị triệu chứng Zollinger-Ellison, là một bệnh đa u tuyến nội tiết mà hiện nay cũng rất hay gặp. Cimetidine cũng được dùng trong phòng ngừa chảy máu đường tiêu hóa ở trên bệnh nhân có tiên lượng nặng.
  • Chống chỉ định: thuốc này chống chỉ định trong các trường hợp có mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Với phụ nữ có thai và cho con bú, Cimetidine được chống chỉ định trên các đối tượng này.
  • Thận trọng: Khi muốn sử dụng Cimetidine cùng với một số thuốc khác thì phải cần xem xét thận kĩ tương tác của chúng do Cimetidine có thể tương tác với rất nhiều loại thuốc. Khi bệnh nhân có nghi ngờ bị ung thư thì cần chuẩn đoán rõ tình trạng bệnh rằng có bị ung thư hay không thì mới được sử dụng thuốc. Nếu bệnh nhân bị ung thư mà sử dụng thuốc này thì có thể dẫn tới việc thuốc sẽ che mất triệu chứng và khó khăn cho việc chẩn đoán. Do thuốc này chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận nên cần giảm liều khi dùng thuốc này ở những bệnh nhân suy gan thận. Khi bệnh nhân suy gan sử dụng, gan giảm khả năng chuyển hóa các chất, nếu không thực hiện giảm liều thì có thể làm tăng nồng độ dược chất chưa được chuyển hóa trong máu, từ đó làm tăng độc tính của thuốc. Đối với những đối tượng suy thận, chức năng thận suy yếu, khả năng thải trừ thuốc qua thận cũng giảm nên nồng độ thuốc trong máu cũng tăng lên và gây độc tình nếu không được giảm liều. Ngoài ra, nếu thực hiện truyền tĩnh mạch nhanh thuốc cimetidine, cơ thể sẽ có thể có các biểu hiện của loạn nhịp tim và giảm huyết áp.
  • Các tác dụng không mong muốn: Cimetidine có thể gây ra một số tác dụng không muốn như phát ban da, tăng enzyme gan tạm thời, tăng creatinin huyết, gây ra các phản ứng quá mẫn như số, dị ứng, kể cả sốc phản vệ. Trên nội tiết, khi dùng liều cao trong khoảng thời gian trên 1 năm, thuốc có thể gây ra hiện tượng bất lực, có thể gây chứng vú to ở đàn ông khi sử dụng thuốc 1 tháng hoặc lâu hơn. Trên tiêu hóa thì gây rối loạn tiêu hóa, trên thần kinh thì gây đau đầu chóng mặt,…
  • Bảo quản: Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (từ 15 đến 30 độ C)

4.1.2 Ranitidine

thuốc

Ranitidine- thuốc chống trào ngược dạ dày

 Ranitidin là thuốc chống trào ngược dạ được biết đến với hiệu quả điều trị rất cao.

  • Cơ chế: Ranitidin có cơ chế tương tự Cimetidine là ức chế cạnh tranh với thụ thể H2 ở trên tế bào vách dạ dày.
  • Tác dụng: Ranitidin có khả năng giảm tiết acid dạ dày đến 90% chỉ sau khi uống một liều. Do đó thuốc này có thể làm cho vết viêm loét nhanh lành lại hơn. giảm cơn trào ngược dạ dày một cách đáng kể và nhanh chóng. Hơn nữa, Ranitidin có thể được sử dụng để kiểm soát và cải thiện hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Chỉ định: Ranitidin được chỉ định trong các trường hợp loét dạ dày tá tràng lành tính, loét sau quá trình phẫu thuật dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nhìn chung, chỉ định của thuốc Ranitidin cũng khá giống với thuốc Cimetidine nhưng Ranitidin còn được dùng trong việc dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở trường hợp phụ nữ có thai chuyển dạ có nguy cơ hít phải acid. Thuốc này cũng được dùng để điều trị rối loạn tiêu hóa, kho tiêu.
  • Chống chỉ định: Ranitidin được chống chỉ định với những người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Thận trọng: Đối với đối tượng suy thận cần thực hiện giảm liều. Đối với những người bị suy gan mức độ nặng hoặc người bị rối loạn quá trình chuyển hóa porphyrin cấp, ranitidin có thể gây ra nguy cơ  tăng tác dụng không mong muốn và có thể bị quá liều. Những người bệnh có bệnh tim mạch thì có thể có triệu chứng chậm nhịp tim, gây ảnh hưởng đến tim, có thể dẫn tới suy tim. Khi sử dụng ranitidin cho người có bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận, nên chú ý khi sử dụng viên ranitidin dạng viên sủi do thuốc dạng này có chứa natri, có thể gây tăng nồng độ natri trong máu.

Cũng tương tự Cimetidine, việc sử dụng ranitidin có thể làm ẩn đi các dầu hiệu của bệnh ung thư dạ dày trước đó mà chưa kịp chẩn đoán. Nên thực hiện giảm liều đối với những đối tượng suy gan, suy giảm chức năng thận.

  • Các tác dụng không mong muốn của thuốc Ranitidin: một số triệu chứng được cho là do ranitidin thường gặp như là đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. có thể rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, ban đỏ. Một số tác dụng không mong muốn ít gặp như giảm bạch cầu, tiểu cầu, tăng men transaminase,… Ngoài ra, các phản ứng quá mẫn như mề đay, co thắt phế quản, choáng váng, đau cơ khớp, mất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ bạch cầu, giảm sản tủy xương,.. cũng là những tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc này.
  • Bảo quản: với dạng dung dịch uống ranitidin thì nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C và bảo quản viên sủi dưới 35 độ C ở những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Nếu không được bảo quản tốt, thuốc có  khả năng bị nhiễm vi sinh vật, hoặc phân hủy làm giảm tác dụng điều trị.
  • Một số trường hợp quá liều và cách để xử lý tình huống quá liều: đa số các trường hợp đều không gặp phải vấn đề gì khi sử dụng quá liều. Chỉ trong trường hợp viên sủi ranitidin cần chú ý đến nồng độ natri trong máu.

4.2 Nhóm thuốc chống trào ngược dạ dày do ức chế bơm proton (PPI) 

omeorazol - huốc chống trào ngược dạ dày

Thuốc chống trào ngược dạ dày

Nhóm thuốc ức chế bơm proton tức là nhóm thuốc PPI đang được coi là một trong những nhóm thuốc được sử dụng phổ biến với số lượng lớn. Thuốc đã được chứng minh có hiệu quả cao trong việc giảm đáng kể lượng acid tiết ra ở dạ dày cũng như điều trị hiệu quả triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

4.2.1 Cơ chế của nhóm thuốc ức chế bơm proton

Các thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton chủ yếu là các tiền thuốc. Tiền thuốc là dạng thuốc không có hoạt tính điều trị nhưng khi vào cơ thể thì nó được chuyển hóa thành dạng có hoạt tính và phát huy tác dụng điều trị. Khi các thuốc PPI được đưa vào cơ thể, các chất trong cơ thể sẽ biến đối thuốc thành dạng có hoạt tính điều trị. Do tính chất không bền trong môi trường có pH thấp, tức là môi trường có tính acid, nên thuốc này thường được bào chế dưới dạng viên bao tan ở ruột để bảo vệ thuốc khỏi sự phá hủy của acid dạ dày. Khi theo đường uống xuống tới dạ dày, màng bào tan sẽ tan ra tại ruột, khi đó dược chất trong bao sẽ được giải phóng ra khỏi bao và được ruột non hấp thu vào máu. Nhóm thuốc PPI có thời gian bán thải tương đối ngắn. Chất chuyển hóa sau khi vào máu sẽ ức có thể liên kết với bơm proton H+/K+-ATPase ở tế bào viền dạ dày. Nó sẽ ức chế bơm này làm giảm bài tiết acid dạ dày. Gastrin là một hormon có khả năng kích thích tế bào viền tăng sản xuất acid. Khi việc tiết axit dịch vị bị ức chế do sử dụng PPI, cơ thể sẽ đáp ứng bù trừ bằng cách tăng tiết gastrin để chống lại sự giảm acid dạ dày. Theo một số nghiên cứu, nếu ngừng sử dụng PPI, cơ thể sẽ tăng tiết gastrin, dẫn đến tình trạng acid dịch vị còn nhiều hơn so với lúc trước khi điều trị bằng PPI. 

4.2.2 Chỉ định chung của các thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton

Các thuốc thuộc nhóm PPI thường được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD), có thể điều trị cả bệnh thực quản Barrett
  • Sử dụng để điều trị cho các trường hợp loét dạ dày, tá tràng nhưng lành tính.
  • Được chỉ định trong trường hợp dự phòng loét dạ dày, tá tràng liên quan đến việc sử dụng không hợp lý nhóm thuốc chống viêm NSAIDS
  • Có thể được sử dụng phối hợp với kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Điều trị hội chứng Zollinger- Ellison, tương tự như nhóm thuốc kháng H2

Khi dùng liều thích hợp, các thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton có hiệu quả tương đương nhau. 

4.2.3 Tính an toàn của các thuốc PPI

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các phản ứng bất lợi liên quan đến thuốc ức chế bơm proton khá thấp. Tuy nhiên cũng không nên xem thường và các bác sĩ cần trao đổi với bệnh nhân về các nguy cơ này. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải như sau:

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: nếu ở tỉ lệ thích hợp, acid dạ dày có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi ức chế quá mức, lượng acid giảm nhiều, nguy cơ các mầm bệnh tấn công dạ dày là rất cao, dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa cả trên và dưới. Vì vậy, đối với một số bệnh nhân có nguy cơ cao trong việc nhiễm trùng đường tiêu hóa ví dụ như người già, trẻ nhỏ,…, có thể cân nhắc việc tạm ngừng sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm proton. 
  • Nếu việc sử dụng PPI kéo dài có thể dẫn tới tình trạng gãy xương, do đó cần chú ý khi sử dụng nhóm thuốc này cho người cao tuổi.
  • Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 ở bệnh nhân cao tuổi do các thuốc thuộc nhóm này có khả năng làm giảm hấp thu vitamin B12 trong thức ăn hàng ngày. Chính vì thế, bệnh nhân cao tuổi nên theo dõi hàm lượng vitamin B12 trong máu để có thể kiếm soát tình trạng này.
  • Ngoài ra, còn một số tác dụng không mong muốn rất hiếm gặp khác như giảm natri máu, viêm thận kẽ cấp tính.

4.2.4 Một số thuốc phổ biến trong nhóm PPI

  • Trong nhóm thuốc ức chế bơm proton, một số thuốc được sử dụng phổ biến là: Esomeprazole, Lansoprazole, Omeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole và Dexlansoprazole.
  • Người bệnh sử dụng các thuốc thuộc nhóm này cần sự kê đơn của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn, không nên tự ý sử dụng những thuốc thuộc nhóm PPI.

>>> Xem thêm Những Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Tốt Nhất Năm 2021

4.3 Nhóm thuốc chống trào ngược dạ dày giúp tăng cường cơ vòng thực quản dưới

baclofen thuốc chống trào ngược dạ dày

Thuốc chống trào ngược dạ dày

  • Thuốc được sử dụng phổ biến ở nhóm thuốc này là Baclofen
  • Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng làm giảm tần suất giãn cơ vòng thực quản, giảm thoái cơ vòng, tình trạng trào ngược sẽ được cải thiện
  • Các tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này thường là buồn nôn, mệt mỏi nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe của người bệnh

>>> Xem thêm Thuốc Đông Y Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Để Điều Trị

Đối với những thuốc cần kê đơn, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và kê thuốc để sử dụng. Không nên sử dụng mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, điều này có thể dẫn tới những tác dụng phụ nghiêm trọng mà có thể không kiểm soát được. Ngoài những thuốc kê đơn trên, còn có một số nhóm thuốc không cần kê đơn như: nhóm thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc chữa lành thực quản,…Các nhóm thuốc này thường ít tác dụng không mong muốn hơn nhưng tác dụng điều trị là không cao, không hiệu quả như nhóm thuốc được kê đơn khác.

Trên đây là tất cả những thông tin mà Scurma Fizzy cung cấp về vấn đề thuốc chống trào ngược dạ dày.  Mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn các kiến thức hữu ích về những loại thuốc giảm trào ngược dạ dày. Scurma Fizzy hy vọng sẽ giúp bạn tránh được những tác dụng không mong muốn và lựa chọn được thuốc chống trào ngược dạ dày hiệu quả cao trong điều trị. Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn và giải đáp.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091