Ợ Hơi Ợ Chua Và Những Điều Cần Biết

Ợ Hơi Ợ Chua Và Những Điều Cần Biết

Ợ hơi ợ chua là những triệu chứng phổ biến và thường được mọi người xem chúng như các biểu hiện thông thường của quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu ợ hơi ợ chua diễn ra liên tục thậm chí là kéo dài, cộng với các triệu chứng khác thì có thể đó là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm tàng nguy hiểm. Có những căn bệnh nếu không được chăm sóc, điều trị ngay thì sẽ để lại hậu quả về sau. Hãy cùng ScurmaFizzy tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả ợ hơi, ợ chua nhé!

1. Ợ hơi

1.1. Ợ hơi là gì? Triệu chứng của ợ hơi?

Ợ hơi là một phản ứng bình thường của cơ thể, là hiện tượng tống khí từ thực quản và dạ dày ra ngoài qua đường miệng. Khi khí thoát ra, nó sẽ tạo ra âm thanh đặc trưng được gọi là ợ hơi (ợ hơi). 

Mỗi khi chúng ta ăn hoặc uống, không khí cũng được nuốt cùng với thức ăn hoặc đồ uống. Một phần không khí đó sẽ đi xuống thực quản và vào phần trên của dạ dày. Khi dạ dày bắt đầu căng ra, các cảm biến ở thành dạ dày sẽ kích hoạt phản ứng mở cơ vòng, cơ này hoạt động như một cái van giữa thực quản và dạ dày. Không khí tích tụ trong dạ dày được thông hơi ngược lên thực quản, thoát ra khỏi miệng. 

Vậy mục đích của việc ợ hơi là để giải phóng không khí trong dạ dày, một cơ chế bảo vệ dạ dày chống lại sư căng tức quá mức. Tuy nhiên nếu tình trạng ợ hơi xảy ra liên tục và gây ra sự khó chịu, hoặc kết hợp với các triệu chứng khác như đau bụng, nó trở thành một vấn đề sức khỏe cần phải được giải quyết.

o-hoi-o-chua

Ợ hơi là gì?

1.2 Nguyên nhân gây ợ hơi?

Ợ hơi có thể được gây ra bởi các yếu tố lối sống và chế độ ăn uống, chẳng hạn như loại thực phẩm và phương pháp ăn uống. Một số thức ăn và đồ uống đươc biết là có thể gây ợ hơi: bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, đậu, đồ uống có ga…

Tuy nhiên, thực tế hầu hết các trường hợp ợ hơi quá nhiều đều liên quan đến các bệnh lý về đường tiêu hóa. Ngoài không khí nuốt phải, nhiều loại tình trạng và bệnh tiêu hóa khác nhau có thể gây ra chứng ợ hơi. Các tình trạng làm chậm tiêu hóa, chẳng hạn như chứng liệt dạ dày (dạ dày làm rỗng chậm) và các chướng ngại cơ học, chẳng hạn như tắc nghẽn môn vị (tắc nghẽn giữa dạ dày và ruột non). Phụ nữ mang thai cũng có thể bị ợ hơi do thay đổi nội tiết tố làm chậm quá trình tiêu hóa.

Ợ hơi cũng có thể phát sinh từ các tình trạng làm suy giảm quá trình tiêu hóa bình thường, chẳng hạn như trào ngược axit, thoát vị gián đoạn. Trong những trường hợp này, ợ hơi có thể xảy ra thường xuyên sau bữa ăn và có thể trở thành mãn tính.

o-hoi-o-chua

Nguyên nhân gây ợ hơi?

1.2.1 Thoát vị gián đoạn

Thoát vị gián đoạn là một tình trạng liên quan đến sự mở rộng của một phần dạ dày qua phần thực quản vào khoang ngực. Điều này làm thay đổi quá trình di chuyển của thức ăn vào dạ dày và phá vỡ các cơ chế cần thiết để ngăn chặn sự chảy ngược của axit dạ dày vào thực quản. 

1.2.2 Nhiễm trùng dạ dày

Nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn, chẳng hạn như Helicobacter pylori (HP), có thể dẫn đến sản xuất và giải phóng khí từ dạ dày. Như vậy, nó có thể góp phần gây ra ợ hơi ở một mức độ nào đó. Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng dẫn đến tăng nồng độ axit trong dạ dày, điều này góp phần tích tụ khí và do đó gây ra ợ hơi.

>>> Tìm hiểu thêm về Vi Khuẩn Hp Trong Dạ Dày Và Cách Gây Bệnh Cần Phòng Tránh

1.2.3 Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột

Tương tự như nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn, ruột non đôi khi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự phát triển quá mức của vi khuẩn dẫn đến ợ hơi quá mức. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn ruột non (SIBO) thường ảnh hưởng đến tá tràng, có thể dẫn đến sản sinh khí và ợ hơi.

1.2.4 Không dung nạp thực phẩm

Chứng khó tiêu hoặc không dung nạp một số loại thực phẩm cũng có thể góp phần gây ra chứng ợ hơi quá mức. Điều này là do các chất dinh dưỡng vẫn còn trong ruột để tiêu thụ bởi vi khuẩn, tạo ra khí như một sản phẩm phụ. Các chứng không dung nạp phổ biến liên quan đến chứng ợ hơi thường xuyên bao gồm không dung nạp lactose, không dung nạp gluten, kém hấp thu fructose và kém hấp thu sorbitol.

1.2.5 Sự kém hiệu quả của tuyến tụy

Tuyến tụy là một cơ quan quan trọng để sản xuất các enzym tiêu hóa cần thiết cho sự phân hủy hóa học của thức ăn trong đường tiêu hóa. Do sỏi ống mật, viêm tụy hoặc ung thư tuyến tụy, tuyến tụy không hoạt động có thể dẫn đến không thể tiêu hóa thức ăn đầy đủ, dẫn đến không dung nạp thức ăn và kém hấp thu. 

1.2.6 Do bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Đặc trưng bởi việc axit trong dạ dày bị trào ngược trở lại thực quản do sự bất thường của cơ vòng thực quản. Do hơi từ axit, ợ hơi ợ chua là những triệu chứng kèm theo ợ nóng. Mặc khác, người bệnh bị trào ngược cũng có xu hướng nuốt nhiều không khi hơn bình thường.

>>> Xem thêm Bị Dạ Dày Trào Ngược Và Cách Chẩn Đoán Điều Trị Hiệu Quả

o-hoi-o-chua

Trào ngược dạ dày thực quản

1.2.7 Ợ hơi do không dung nạp lactose 

Một số người bẩm sinh thiếu men lactase khiến họ không có khả năng tiêu hóa đường lactose, vốn có trong các sản phẩm từ sữa. Nếu những người này khi dùng các sản phẩm từ sữa, họ sẽ bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. 

1.3 Cách làm giảm và điều trị chứng ợ hơi

1.3.1 Thay đổi cách ăn uống và sinh hoạt:

  • Ăn và uống chậm rãi, nhai kỹ thức ăn.
  • Tránh nói chuyện khi đang nhai thức ăn.
  • Không sử dụng ống hút.
  • Tránh ăn quá no, tránh ăn những bữa ăn lớn. Tốt nhất nên chia nhỏ bữa ăn.
  • Hoạt động thể chất giúp tiêu hóa nhanh hơn. Cố gắng đi bộ hoặc nhảy thể dục nhịp điệu nhẹ sau khi ăn. 

1.3.2 Tránh thực phẩm tạo ra nhiều khí gas

Một cách để kiểm soát chứng đầy hơi và ợ hơi là ăn ít các loại thực phẩm tạo ra nhiều khí khi tiêu hóa chúng. Những món này chứa chất xơ, đường và tinh bột không tiêu hóa hoặc hấp thụ dễ dàng, cuối cùng gây đầy hơi đường ruột. Hãy loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống hoặc có thể dùng với khẩu phần nhỏ hơn:

  • Trái cây và nước ép như táo và lê. Nguyên do là trong trái cây có chứa một loại đường tự nhiên sorbitol, nằm trong danh sách những chất tạo ra khí.
  • Các loại thực phẩm bao gồm: đậu lăng, bông cải xanh, hành, cải bắp, súp lơ trắng, bánh mì nguyên cám, chuối, rượu đường (sorbitol, mannitol và xylitol)
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như cám
  • Sữa và những sản phẩm từ sữa như bơ, pho mát và kem.
  • Nước ngọt có ga, bia.
  • Tránh nhai kẹo cao su hoặc kẹo cứng. Chúng khiến bạn nuốt nhiều khí hơn bình thường.
  • Tránh uống sữa nếu bạn không dung nạp lactose. 
  • Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng, chẳng hạn như: cafein, cà chua, cam quýt, rượu.

1.3.3 Một số loại thuốc giảm ợ hơi

  • Thuốc kháng axit: có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày và giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng gây ợ hơi. Bismuth subsalicylate đặc biệt hữu ích nếu bị ợ hơi mà có mùi như lưu huỳnh.
  • Dùng thuốc chống đầy hơi như simethicone. Nó hoạt động bằng cách liên kết các bong bóng khí với nhau để việc tránh đầy bụng khó tiêu, từ đó giảm sự ợ hơi.
  • Điều trị nghẹt mũi: Nghẹt mũi và tắc nghẽn xoang do cảm lạnh thông thường, dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang khiến bạn phải thở bằng miệng, dẫn đến nuốt không khí nhiều hơn. Hãy sử dụng thuốc thông mũi, như Pseudoephedrine (Sudafed) hoặc dung dịch nước muối xịt mũi. 

1.3.4 Một số thảo dược hỗ trợ giảm ợ hơi

  • Uống trà gừng: Gừng với tính ấm giúp giảm kích ứng lên tiêu hóa và ngăn sự trào ngược axit lên thực quản.
  • Nhai hạt thì là: Thì là có thể giúp tống khí ra khỏi đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa
  • Dùng trà hoa cúc: có thể giúp ngăn ngừa trào ngược axit.

1.3.5 Ợ hơi có thể cải thiện bằng thay đổi lối sống?

  • Bỏ thuốc lá: Trong khi hút thuốc, bạn cũng đang hút không khí vào và một ít khí này vào tiêu hóa. 
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng quá mức có thể gây ra hiện tượng giảm thông khí. Điều này có thể khiến bạn nuốt nhiều không khí hơn có thể khiến bạn nuốt không khí và cũng dẫn đến chứng ợ nóng, làm tăng ợ hơi. 

2. Ợ chua

2.1 Ợ chua là gì

Ợ chua là triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược axit. Đây là một tình trạng khá phổ biến xảy ra khi axit và các thành phần khác trong dạ dày trào ngược lên thực quản thông qua cơ vòng thực quản dưới (LES), cơ này nằm chính tại nơi thực quản gặp dạ dày. LES mở ra để cho phép thức ăn vào dạ dày khi nuốt thức ăn, và sau đó đóng lại để ngăn chất trong dạ dày trào lên thực quản. Khi LES yếu đi hoặc lý do nào đó, cơ này có thể không đóng đúng cách. Điều này cho phép các chất có hại trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng trào ngược axit, trong đó có ợ chua.

>>> Xem thêm Ợ chua là gì? Và những điều liên quan đến ợ chua

2.2 Triệu chứng thường đi kèm ợ chua

2.2.1 Vị chua, đắng ở miệng

2.2.2 Ợ chua và ợ nóng

Ợ nóng là một triệu chứng phổ biến của việc trào ngược axit. Dạ dày được bảo vệ khỏi tác động ăn mòn của axit dạ dày nhưng thực quản thì không. Nếu cơ vòng thực quản dưới không ngăn được axit dạ dày rò rỉ vào thực quản, bạn sẽ có cảm giác đau rát ở ngực, cảm giác nóng rát ở cổ họng và miệng.

Ợ nóng có thể gây cảm giác từ khó chịu cho đến đau đớn. Tuy nhiên, tùy đối tượng mà mức độ nghiêm trọng của cảm giác nóng rát không hoàn toàn cho thấy thực quản đã bị tổn thương lâu dài hay chưa.

o-hoi-o-chua

Ợ chua ợ nóng

2.2.3 Ợ chua kèm buồn nôn và nôn

Đây là cảm giác chất lỏng, thức ăn hoặc mật di chuyển lên cổ họng, khiến bạn có cảm giác muốn nôn. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nôn mửa có thể xảy ra ở người lớn. Trẻ sơ sinh và trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể bị nôn nhiều lần, điều này là hoàn toàn tự nhiên và vô hại ở trẻ sơ sinh dưới 18 tháng tuổi. Theo một khảo sát được đưa ra, khoảng một nửa số trẻ sơ sinh bị trào ngược trong ba tháng đầu đời.

>>>> Xem thêm về: 12 Nguyên Nhân Dẫn Đến Đau Thượng Vị Buồn Nôn Và Cách Điều Trị

2.2.4 Rối loạn tiêu hóa kèm ợ chua

Khó tiêu là cảm giác căng tức và khó chịu ở phần trên giữa của dạ dày. Ợ chua có thể là một triệu chứng của khó tiêu. 

2.2.5 Ợ chua và khó nuốt

Trào ngược axit nếu diễn ra thường xuyên sẽ gây kích ứng cổ họng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: đau họng, giọng khàn, cảm giác có một khối u trong cổ họng.

2.2.6 Ợ chua và ho khan

Ho khan là một triệu chứng thường gặp của sự trào ngược axit ở cả người lớn và trẻ em. Bởi vì cảm giác như có vật gì trong cổ họng nên sẽ có phản xạ ho nhiều lần hoặc hắng giọng, mong muốn tống nó ra.

2.2.7 Trường hợp ợ chua nặng

Bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức nếu gặp phải:

  • Ợ chua nặng hơn bình thường.
  • Đau ngực dữ dội.
  • Cảm giác co thắt mạng hoặc nghiền nát ở trong ngực.

2.3 Nguyên nhân gây ợ chua

2.3.1 Trào ngược axit dẫn đến ợ chua

Trào ngược axit có thể gây đau họng, khàn giọng và có thể để lại mùi chua khó chịu trong miệng. Khi trào ngược axit tạo ra các triệu chứng mãn tính, nó được gọi là rối loạn trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Triệu chứng phổ biến nhất của GERD là ợ hơi ợ chua, đau ở bụng trên và ngực, đôi khi có cảm giác như đang lên cơn đau tim.

>>>> Xem thêm “Trào Ngược Dạ Dày Dấu Hiệu Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị GERD

2.3.2 Ợ chua liên quan đến thói quen ăn uống

Các triệu chứng ợ chua thường gặp khi có những thói quen ăn uống thiếu lành mạnh như:

  • Ăn quá nhiều, quá no: Khi dạ dày chứa quá nhiều thức ăn, có thể tạo sức ép nhiều cơ vòng thực quản khiến acid dễ trào ngược hơn.
  • Ăn nhiều một số thực phẩm dễ gây trào ngược, bao gồm bạc hà, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, cà chua, hành, tỏi, cà phê, trà, sô cô la, rượu…
  • Uống nhiều đồ uống có ga như nước ngọt, bia. Chúng khiến bạn ợ hơi, dẫn đến axit vào thực quản. 
  • Ăn nhanh, nhai không kỹ, thường xuyên ăn đêm, ăn ở tư thế đang nằm, vừa ăn vừa làm việc.

2.3.3 Thói quen sinh hoạt

Một số thói quen sinh hoạt có thể làm tăng nguy cơ gây ợ chua. Dưới đây là những thói quen mà bạn cần nên tránh.

  • Vận động mạnh, làm việc nặng ngay sau ăn.
  • Nằm xuống hoặc cúi xuống sau khi ăn.
  • Tư thế ngồi không thẳng lưng lâu ngày dẫn đến cơ vòng hoạt động bất thường.
  • Thường xuyên thức khuya, giấc ngủ không điều độ.

2.3.4 Nguyên nhân đến từ hệ tiêu hóa

Một số nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh lý đường ruột cũng có thể gây ra ợ chua, cụ thể như sau:

  • Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột: Làm việc tiêu hóa thức ăn trở nên kém hiệu quả, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
  • Bệnh liệt ruột: Nhu động ruột có vai trò đẩy thức ăn xuống ruột cho quá trình tiêu hóa. Nếu chức năng này bất thường, dạ dày sẽ bị đầy gây khó tiêu, thức ăn sẽ dễ bị đẩy lên thực quản.
  • Thoát vị hoành: Người bệnh có một phần dạ dày nhô trên cơ hoành thay vì nằm dưới. Từ đó gây ảnh hưởng tới hoạt động của cơ vòng thực quản.

2.3.5 Thừa cân, béo phì gây ợ chua

Trọng lượng tăng lên làm lan rộng cấu trúc cơ hỗ trợ cơ thắt thực quản dưới, giảm áp lực giữ cơ vòng đóng lại. Điều này có thể là nguyên dẫn đến trào ngược và ợ chua ở một số người béo phì.

o-hoi-o-chua

Thừa cân béo phì gây ợ chua

2.3.6 Hút thuốc lá không tốt khi bị ợ chua

Nicotine có trong thuốc có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, dẫn đến dễ trào ngược axit. Hiện tượng ợ chua xảy ra với tần suất cao hơn ở những người nghiện thuốc lá.

2.3.7 Một số loại thuốc có thể gây ợ chua

Thuốc bổ sung estrogen cho phụ nữ sau mãn kinh, thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc giảm đau chống viêm có thể làm giãn cơ trong đó có vòng thực quản.

Một số thuốc được dùng để tăng mật độ xương, điều trị loãng xưỡng: bisphosphonates như alendronate (Fosamax), ibandronate (Boniva) hoặc risedronate (Actonel) có thể gây kích thích thực quản.

>>>> Đọc thêm về: Thuốc Trào Ngược Thực Quản Và Các Phương Pháp Phòng Tránh Bệnh

2.4 Cách làm giảm và điều trị chứng ợ chua

2.4.1 Ăn uống, sinh hoạt khoa học để giảm ợ chua

  • Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm ợ chua là tránh các loại thực phẩm và đồ uống gây ra các triệu chứng như đã đề cập ở phần nguyên nhân. 
  • Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn trong ngày, tránh ăn quá no. Tránh ăn khuya.
  • Giảm dần và từ bỏ hút thuốc lá.
  • Nên kê cao gối khi đi ngủ khoảng 10 cm đến 15 cm.
  • Ăn ít nhất 2 đến 3 giờ trước khi nằm xuống.
  • Đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, làm việc quá sức với cường độ cao.
  • Không mặc quần áo chật hoặc thắt lưng quá chặt.
  • Nếu thừa cân hoặc béo phì, hãy thực hiện các bước để giảm cân bằng tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống.
  • Ngoài ra, hãy chia sẻ với bác sĩ tất cả loại thuốc bạn đang dùng, xem thử có thủ phạm nào là nguyên nhân có thể gây ra ợ chua không. Nếu cảm thấy những triệu chứng trên là quá mức, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều chỉnh cụ thể cho bạn.
    o-hoi-o-chua

    Ăn uống, sinh hoạt khoa học để giảm ợ chua

2.4.2 Thuốc giúp làm giảm và điều trị ợ chua

Trong nhiều trường hợp, thay đổi lối sống kết hợp với thuốc không kê đơn là cần thiết để kiểm soát các triệu chứng của bệnh trào ngược axit, trong đó có ợ chua.  Cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc dưới đây.

  • Thuốc kháng axit, chẳng hạn như Alka-Seltzer, Maalox, Mylanta, Rolaids hoặc Riopan, có thể trung hòa axit từ dạ dày của bạn. Nhưng chúng có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón, đặc biệt nếu dùng lạm dụng. Tốt nhất bạn nên sử dụng thuốc kháng axit có chứa cả magie hydroxit và nhôm hydroxit. Khi kết hợp, chúng có thể giúp chống lại những tác dụng phụ về đường tiêu hóa.
  • Chất tạo bọt (Gaviscon): tạo một lớp tráng lên dạ dày để ngăn trào ngược.
  • Thuốc chẹn H2 (Pepcid, Tagamet): làm giảm sản xuất axit.
  • Thuốc ức chế bơm proton (Aciphex, Nexium, Prilosec, Prevacid, Protonix): cũng làm giảm lượng axit trong dạ dày.
  • Prokinetics (Reglan, Urecholine) có thể giúp làm trống dạ dày nhanh hơn và giảm trào ngược axit.

Cần lưu ý rằng không kết hợp nhiều hơn một loại thuốc kháng axit hoặc các loại thuốc khác mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

>>> Tìm hiểu sâu thêm về

Những Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Tốt Nhất Năm 2021

Cách Làm Giảm Axit Dạ Dày, Công Thức Cho Dạ Dày Khỏe Mạnh Hơn

2.4.3 Ợ chua có được điều trị bằng phẫu thuật không?

Nếu thuốc không giải quyết hoàn toàn các triệu chứng của bệnh trào ngược axit và các triệu chứng như ợ chua trở nặng với tần suất dày đặc hơn, thậm chí  làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, bác sĩ có thể đề nghị việc thực hiện phẫu thuật. 

Ợ hơi ợ chua có thể là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Nếu có bất kỳ những biểu hiện bất thường, mọi người hãy chủ động tìm hiểu thông tin y tế ợ hơi cũng như ợ chua, hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ để đưa ra giải pháp thích hợp. 

Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn những thông tin cơ bản về ợ hơi ợ chua. Cảm ơn đã theo dõi, chúng tôi mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích đến bạn trong quá trình phòng tránh và điều trị ợ hơi ợ chua. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia, dược sĩ của Scurma Fizzy để được tận tình giải đáp.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091