Thuốc Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Nhất

Thuốc Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Nhất

Trào ngược dạ dày là một vấn đề tiêu hóa phổ biến và được rất nhiều người quan tâm. Vậy trào ngược dạ dày là gì, nguyên nhân do đâu gây nên bệnh và các thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày nào nên dùng sẽ được đề cập chi tiết trong bài này.

THUOC-CHUA-BENH-TRAO-NGUOC-DA-DAY-1

Thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày

1. Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Bệnh trào ngược dạ dày hay trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) còn được gọi là trào ngược acid là một tình trạng bệnh trong đó dịch tiêu hóa của dạ dày trào ngược lên thực quản gây nên các tổn hại cho thực quản cũng như hệ tiêu hóa.

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những vấn đề thường gặp của hệ thống tiêu hóa, bệnh lúc đầu diễn biến chậm với những biểu hiện nhẹ, không quá rõ ràng hay nguy cấp khiến người bệnh thường chủ quan mà không điều trị kịp thời, dễ dẫn đến nhiều hậu quả hay biến chứng xấu cho cơ thể.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản

2. Các nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

2.1 Chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý

Việc ăn uống không lành mạnh, ăn phải thực phẩm ôi thiu hay mất vệ sinh dễ gây các tình trạng xấu cho hệ tiêu hóa cũng như cơ thể, gây tổn hại thực quản và dạ dày, tăng tiết acid dịch vị, nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày – thực quản.

Ăn uống quá nhiều, quá no, hay thời gian ăn giữa các bữa bị xáo trộn dễ gây áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề về dạ dày gây trào ngược thức ăn lên thực quản.

2.2 Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương vùng niêm mạc trầy xước lâu ngày do tiếp xúc với lượng lớn acid dịch vị tạo thành các vết loét.

Viêm loét dạ dày gây đau bụng vùng thượng vị, các chức năng tiêu hóa của dạ dày bị đảo lộn, dư thừa acid dịch vị gây trào ngược dạ dày ợ chua, ợ nóng, thức ăn chưa tiêu hóa kịp do các cơn co bóp không đều hay triệu chứng nôn, buồn nôn trào ngược lên thực quản.

>>>> Tìm hiểu thêm: Thế Nào Là Viêm Loét Dạ Dày – Tìm Hiểu Chi Tiết Cùng Scurma Fizzy New

2.3 Căng thẳng, lo âu phiền muộn

Stress, tâm lý căng thẳng, lo âu suy tư phiền muộn… các vấn đề về tâm lý gây ảnh hưởng đến việc co bóp và tiết acid dịch vị trong dạ dày. Các bệnh về tâm lý dễ dẫn đến các bệnh về dạ dày trong đó nguy cơ cao và thường xuyên mắc phải chính là trào ngược dạ dày.

2.4 Thừa cân, tăng cân đột ngột, béo phì

Việc tăng cân nhanh và béo phì gây áp lực lên các cơ bụng và cơ hoành gây khó chịu, chèn ép, hạn chế các hoạt động tiêu hóa bình thường. Người béo phì hay không kiểm soát được cân nặng thường các bữa ăn nhiều, thất thường, cảm giác thèm ăn nhanh chóng quay trở lại sau khi vừa ăn xong, thức ăn chưa kịp tiêu hóa bị chèn ép trào ngược lên thực quản.

2.5 Lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc có tác dụng không mong muốn

Đôi lúc do bệnh nhân đang điều trị một số bệnh nào đó dùng các thuốc có tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng các yếu tố nội tại gây ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản…

2.6 Yếu tố bẩm sinh

Nhiều bệnh nhân bị mắc chứng trào ngược mãn tính hay bẩm sinh do tâm vị không đóng hoàn toàn. Tâm vị là vị trí giữa thực quản và dạ dày có tác dụng như một van khóa thức ăn ngăn không cho thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Hay do lượng acid dịch vị của bệnh nhân nhiều hơn người bình thường dẫn đến dễ kích thích mở tâm vị khi thức ăn chưa được tiêu hóa hết gây trào ngược.

Trào ngược acid dịch vị dạ dày

Trào ngược acid dịch vị dạ dày

3. Triệu chứng trào ngược dạ dày nên dùng thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: lượng acid trong dạ dày tăng cùng với nhu động co bóp dạ dày không đều dẫn đến thức ăn, khí trong dạ dày trào lên thực quản gây tình trạng ợ nóng, ợ chua, ợ hơi. Trào ngược kéo dài không được điều trị thì các tình trạng này trở nên nặng hơn.

Nôn, buồn nôn: thức ăn trào ngược lên thực quản hay các cơn co bóp trào ngược làm cho người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn hay nôn trớ thức ăn ra ngoài.

Đau rát vùng ngực phía sau xương ức: Việc thức ăn từ dạ dày không được tiêu hóa hoàn toàn trào ngược lên thực quản gây đau rát vùng thượng vị và cơ hoành, lan rộng lên vùng thực quản làm người bệnh đau rát vùng ngực, nóng ran khó chịu.

Cảm giác đắng miệng, chán ăn: thức ăn không được tiêu hóa trào ngược lên khiến người bệnh mệt mỏi, giảm vị giác, không có cảm giác thèm ăn vì luôn có cảm giác thức ăn còn ở thực quản hay chưa được tiêu hóa hết xuống dạ dày. Acid dịch vị trào ngược lên dạ dày cùng các cơn ợ chua ợ hơi gây đắng miệng, khó chịu vùng hầu họng, miệng đắng không muốn ăn.

Triệu chứng trào ngược

Triệu chứng trào ngược dạ dày

4. Thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày

4.1 Thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày đặc hiệu

4.1.1 Thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày kháng acid dạ dày, thuốc chống trào ngược dạ dày, thuốc chống loét dạ dày thực quản

Thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày kháng acid (nhôm hydroxyd, canxi cacbonat, magie hydroxyd, natri bicarbonate…): giúp trung hòa pH của acid dạ dày, làm giảm quá trình tiếp xúc giữa niêm mạc thực quản và acid dạ dày trong các cơn trào ngược. Thuốc có tác dụng giảm ợ nóng nhanh chóng nhưng hiệu quả ngắn chỉ kéo dài khoảng 30 đến 60 phút, nên uống thuốc ngay sau khi ăn hay ngay khi có các biểu hiện của cơn trào ngược dạ dày – thực quản.

Thuốc kháng histamin H2 (cimetidine, famotidine, ranitidine…): thuốc ngăn cản quá trình tiết acid của dạ dày bằng cách chẹn thụ thể của histamin ngăn histamin kích thích tế bào tiết acid. Thuốc khởi phát chậm hơn thuốc kháng acid nhưng thời gian tác động lại kéo dài lâu hơn từ 4 đến 10 giờ.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) như omeprazole, dexlansoprazole, esomeprazole: ức chế enzym vận chuyển H+ vào khoang dạ dày, cản sự tiết acid dịch vị giúp các mô tổn thương ở dạ dày và thực quản có thời gian hồi phục làm lành lại. Các thuốc PPI thường chỉ dùng 1 lần/ngày do các bơm proton cần thời gian dài để hồi phục sau khi bị ức chế.

Alginate có tác dụng như thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày: Alginate là một thành phần của tảo nâu có trong tự nhiên giúp ngăn acid trào ngược tác động vào niêm mạc thực quản bằng cách tạo một màng chắn vật lý bao phủ bề mặt niêm mạc, giảm hay ức chế pepsin và hình thành tiết acid mật giúp giảm nguy cơ viêm do trào ngược acid dịch vị lên thực quản.

4.1.2 Thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi và kháng viêm

Thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày tăng nhu động ruột (domperidone, metoclopramide, itopride, mosapride…): kích thích các nhu động của đường tiêu hóa, tăng khả năng tống và tiêu hóa thức ăn, chống trào ngược thức ăn lên trên. Chuyển động của hệ tiêu hóa tạo thành các sóng nhu động lần lược vận chuyển các chất như thức ăn, chất dinh dưỡng, nước…từ dạ dày xuống ruột non và dần đến hậu môn. Nhu động ruột được điều hòa giúp chia nhỏ lượng thức ăn trong dạ dày và ruột tránh tình trạng ùn ứ, tồn đọng thức ăn dễ gây chướng bụng trào ngược. Thuốc tác động tại nhiều vị trí trong hệ tiêu hóa và cơ thể nên uống trước khi ăn thuốc sẽ cho tác dụng tốt nhất. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Hiện Nay Các Thuốc Nào Là Tốt Nhất Để Sử Dụng Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày

4.2 Thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày dược liệu dân gian

Nghệ tươi: Hoạt chất curcumin có trong nghệ giúp kháng viêm và chống oxy hóa mang lại tác dụng tích cực trong việc điều trị các vấn đề về dạ dày. các thành phần trong nghệ giúp tăng tiết dịch nhầy bảo vệ niêm mạc tạo lớp lót bên trong dạ dày phòng ngừa viêm loét, ngoài ra nghệ còn giúp trung hòa acid dịch vị, làm giảm lượng acid dư thừa giúp giảm trào ngược dạ dày – thực quản.

Nghệ có thể dùng ăn tươi hay ép lấy nước uống lúc ấm cùng ít đường nâu, hay dùng khoảng 1 muỗng bột nghệ pha cùng 1 đến 2 muỗng mật ong uống cùng nước ấm hằng ngày là thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.

Gừng: Trong gừng có chứa lượng lớn melatonin giúp chống oxy hóa giảm lượng acid dạ dày, giảm áp lực giúp nới lỏng các cơ vòng ở thực quản giúp hạn chế trào ngược dạ dày. Các thành phần khác của gừng như ginger, kháng chất, vitamin giúp giảm lượng prostaglandin, trung hòa lượng acid dịch vị, giảm đau, kháng viêm, làm ấm bụng, ngừa nôn, buồn nôn.

Gừng tươi xắt thành các lát mỏng ăn sống hay phơi khô 1 nắng rồi dùng pha trà gừng bằng cách cho vài lát gừng vào chén trà ấm uống hằng ngày. 

Mật ong: Thành phần mật ong chứa lượng lớn vitamin B, C, K, E giúp tăng cường miễn dịch hệ tiêu hóa, các chất chống oxy hóa giúp ngừa viêm loét, chữa lành các vết loét, cân bằng pH dịch vị, giảm acid dư thừa hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hóa nhất là trào ngược dạ dày – thực quản. Có thể dùng mật ong kết hợp với các thành phần khác như nghệ, gừng, nha đam… để cho hiệu quả điều trị cao hơn và giảm mùi vị khó chịu của các loại dược liệu khác.

Mật ong dùng làm các viên hoàn làm thành thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày hay dùng từ 1 đến 2 muỗng mật pha cùng nghệ và gừng uống hằng ngày.

Nha đam: Trong nha đam chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin giúp tăng cường sức khỏe và giảm tình trạng viêm loét dạ dày hay thực quản. Nha đam điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả do nó chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, ngăn cản sự phát triển của các gốc tự do, bảo vệ niêm mạc. Chất xơ trong nha đam giúp điều hòa hệ tiêu hóa, tăng cường co bóp tống thức ăn khỏi dạ dày, hoạt chất anthraquinon ngăn chặn sự hình thành acid dạ dày chống trào ngược lên thực quản.

Nha đam lát mỏng ăn sống hay cắt hình hạt lựu nấu sôi cùng lá dứa và ít đường phèn tạo thức uống giải khát và hỗ trợ bệnh dạ dày hằng ngày.

Lá trầu không: Thành phần tanin, vitamin trong lá trầu không giúp diệt khuẩn, kháng viêm, sát khuẩn hầu họng, thực quản, diệt các gốc tự do trong hệ tiêu hóa giúp làm giảm và ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày.

Trầu ngoài ăn cùng cau và vôi trắng, ta có thể nấu xông lấy tinh dầu ngửi để giảm bớt căng thẳng, diệt khuẩn hầu họng giảm nhẹ tình trạng trào ngược.

Lá mơ lông: Vitamin C, carotene, protein, tinh dầu hay các thành phần các khoáng chất khác trong lá mơ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm vùng niêm mạc, trung hòa acid dịch vị dư thừa giảm tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.

Lá mơ ta có thể ăn sống, ăn kèm các món ăn hằng ngày, xay nhuyễn ép lấy nước uống, tuy mùi vị khó chịu nhưng kết quả điều trị mang lại rất cao.

>>>> Tham khảo thêm: Top 10 Bài Thuốc Sử Dụng Được Ngay Tại Nhà Để Giải Quyết Trào Ngược Dạ Dày

Thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày dân gian

Thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày dân gian

5. Biến chứng trào ngược dạ dày khi không dùng thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày

5.1 Viêm đường hô hấp

Acid dịch vị bị trào ngược lên thực quản vào khí quản hay các đường hô hấp khác có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm khí phế quản…

Acid trào lên còn gây tổn thương đến hệ hô hấp dẫn đến dễ hay tạo điều kiện thích hợp nhiễm các loại virus gây bệnh về hô hấp, làm người bệnh khó thở, ho liên tục, ho khan,…

Các vấn đề hô hấp nếu nguyên nhân do trào ngược dạ dày gây nên thì khó điều trị bằng phương pháp thông thường, người bệnh cần được điều trị bằng các thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày, ngăn tình trạng tổn thương do acid dịch vị trào ngược lên hệ hô hấp.

5.2 Viêm loét thực quản

Các cơn co bóp trào ngược dạ dày – thực quản gây tổn thương đến thực quản đặc biệt là viêm loét thực quản. Do thức ăn trào ngược gân trầy xước niêm mạc dạ dày và thực quản cùng lượng acid dịch vị trào lên gây tổn hại thực quản, các vết xước lâu ngày bị viêm, nhiễm trùng, hay loét. 

Viêm loét thực quản khiến người bệnh đau rát vùng hầu họng và sau xương ức, khó nuốt nước bọt hay thức ăn, khàn tiếng, khó thở…

Lâu dài nếu các vết loét không được chữa trị dễ dẫn đến xuất huyết, viêm nhiễm gây tổn hại nặng đến cơ thể.

5.3 Hẹp và sẹo thực quản

Hẹp hay sẹo thực quản là một tình trạng tổn thương của thực quản ở một đoạn nào đó gây biến dạng trong lòng thực quản. Các tổn thương này lâu ngày lớn dần gây cản trở việc lưu thông thức ăn xuống dạ dày, làm bệnh nhân khó nuốt thức ăn.

Trào ngược dạ dày – thực quản lâu ngày làm hình thành các vết viêm loét, khi các tổn thương này lành lại hình thành các mảng mô sẹo ở thực quản gây sẹo hay hẹp thực quản. Hay thức ăn từ dạ dày trào ngược làm biến dạng, lệch thực quản, càng dễ làm tăng khả năng hẹp thực quản.

Hẹp hay sẹo thực quản làm người bệnh khó chịu, khó nuốt thức ăn, nghẹn thức ăn ở cổ họng, hay sặc, nôn thức ăn ra ngoài, ngoài ra bệnh lâu dài còn có thể khiến bệnh nhân suy giảm thể lực mệt mỏi, suy kiệt cơ thể.

Người bệnh cần chụp X-quang để xác nhận tình trạng bệnh, sử dụng các thuốc phù hợp, ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá no quá nhiều gây không lưu thông kịp thức ăn, ăn quá khô cũng gây nên khó nuốt và nghẹn.

5.4 Barrett thực quản

Các cơn trào ngược dạ dày – thực quản lâu ngày gây tổn thương đến thực quản và cả các tế bào biểu mô niêm mạc hay tế bào lót của thực quản. Lâu dần việc các tế bào bị tổn thương và chịu sự ảnh hưởng của acid dịch vị trào ngược dù có cơ chế tự chữa lành nhưng vẫn không thể hồi phục dẫn đến thay đổi màu sắc, cấu trúc và các đặc điểm khác của tế bào vốn có.

Barrett thực quản nếu không được điều trị kịp thời hay điều trị không đúng cách dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề gây nguy cơ cao diễn biến thành ung thư thực quản.

Nhiều người bệnh thường khi mắc phải bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng hay các triệu chứng giống với trào ngược dạ dày – thực quản nên không quá để tâm, bệnh chỉ được phát hiện khi được thăm khám chuyên khoa nên khi phát hiện bệnh thường đã diễn biến khá nặng.

Người bệnh cần thực hiện lối sống tích cực, điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, sử dụng các thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao khả năng hồi phục các tế bào và sức đề kháng.

Biến chứng Barrett thực quản

Biến chứng Barrett thực quản

5.5 Ung thư thực quản

Ung thư thực quản xuất phát từ các biểu mô hay tế bào lót thực quản bị tổn thương dần tạo thành các khối u ác tính. Là một bệnh nguy hiểm bật nhất của hệ thống tiêu hóa, với cáo triệu chứng diễn tiến bệnh không rõ ràng gây nhiều nhầm tưởng cho người bệnh về một vấn đề tiêu hóa khác. Người mắc bệnh ung thư thực quản có một số biểu hiện như khó nuốt, cảm giác nghẹn ở xương ức, khi ngủ thức ăn thường trào ngược lên thực quản gây nôn trớ, lâu dài sức khỏe suy kiệt gây sụt cân, nhăn da tay chân…

Người bệnh khi nghi ngờ mắc bệnh cần tiến hành thăm khám, thực hiện các chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, chụp X-quang, nội soi tá tràng… để xác định tình trạng bệnh và được thực hiện các biện pháp chữa trị phù hợp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu, điều trị laser, quang động học hay miễn dịch tự thân…

6. Lưu ý dành cho bệnh nhân dùng thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày

Sử dụng thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày hợp lý theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Ăn uống đều độ và duy trì khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày một cách hợp lý.

Duy trì cân nặng lý tưởng, hạn chế tăng cân đột ngột. Người thừa cân béo phì thường có nguy cơ và chịu những cơn đau do trào ngược khó chịu hơn người có cân nặng ổn định bình thường.

Tránh ăn quá no, nên chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Ăn nhiều thức ăn cùng lúc gây tăng tiết acid dịch vị nhiều hơn bình thường. Hạn chế ăn các thức ăn dễ gây trào ngược như chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nóng, chua, thực phẩm chế biến từ cà chua…

Đứng thẳng, ngồi thẳng lưng, duy trì các tư thế đúng, không nằm hay cúi gập người ngay sau khi ăn giúp thức ăn dễ xuống dạ dày tiêu hóa, tránh trào ngược thức ăn lên thực quản. Tránh ăn trước khi ngủ trong khoảng 3 giờ để dạ dày tiêu hóa thức ăn kịp thời, không gây trào ngược khó chịu ở tư thế ngủ.

Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích làm nặng thêm tình trạng bệnh và khó chữa khăn trong việc điều trị bệnh.

Tránh mặc quần áo bó sát cơ thể, đồ quá chật gây sức ép lên cơ hoành và cơ bụng, các cơ vòng dưới thực quản dễ gây trào ngược thức ăn lên thực quản.

Trên đây là các thông tin về triệu chứng trào ngược dạ dày và các thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày. Liên hệ ngay số hotline 18006091 Để biết thêm thông tin chi tiết hay được tư vấn các trường hợp cụ thể về bệnh dạ dày!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091