Viêm Loét Dạ Dày Là Gì

Viêm Loét Dạ Dày Là Gì

Mỗi ngày, mỗi cơ quan trong hệ tiêu hóa phải chịu sự tấn công của rất nhiều các yếu tố khác nhau, bên ngoài và bên trong cơ thể. Điều này chính là nguyên nhân gây ra vô vàn các tình trạng, bệnh lý tiêu hóa trên lâm sàng. Trong số các bệnh lý này, viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý thường gặp nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về bệnh lý viêm loét dạ dày là gì thông qua bài viết.

1.Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét, tổn thương. Bình thường niêm mạc dạ dày có vai trò bài tiết ra dịch acid, men tiêu hóa và chất nhầy bảo vệ niêm mạc.

Dưới sự tác động của một số yếu tố gây bệnh, dịch acid thường tăng tiết trong khi dịch nhầy lại bị ức chế bài tiết do đó niêm mạc dạ dày thường dễ bị tấn công bởi dịch acid gây viêm loét. Tình trạng viêm loét dạ dày gia tăng sẽ gây ra các triệu chứng và biến chứng đặc trưng của bệnh. 

viem-loet-da-day-la-gi-9

Viêm loét dạ dày

2.Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày

Chế độ ăn

  • Ăn nhiều đồ ăn cay nóng

Đồ cay nóng gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Niêm mạc dạ dày trở lên yếu hơn, chúng dễ chịu tấn công từ vi khuẩn, dịch acid dạ dày. 

  • Ăn quá nhiều đồ ăn khó tiêu

Đồ ăn chiên rán nhiều mỡ, dầu, các món ăn dai, cứng như gân, da, xương động vật…: Các loại thực phẩm này cần được dạ dày co bóp, nghiền trộn nhiều hơn cũng như là cần được thủy phân trong nhiều dịch acid và men tiêu hóa hơn. Do đó, duy trì thói quen này dễ gây tổn thương dạ dày. 

Thói quen ăn

  • Ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh là khi bạn đưa vào trong dạ dày một lượng thức ăn vượt qua ngưỡng chứa của nó. Khi đó, thức ăn không được trải qua quá trình tiêu hóa sơ bộ ở miệng mà được đưa xuống dạ dày ngay nên áp lực tiêu hóa lên dạ dày tăng, lâu dần dạ dày trở nên yếu đi. 

  • Bỏ bữa

Acid dạ dày được bài tiết ra theo nhịp bữa ăn. Bình thường, khi dịch acid được bài tiết sẽ được thức ăn trung hòa nên tình trạng viêm loét dễ xảy ra. Ngược lại, nếu bạn có thói quen bỏ bữa, acid dạ dày không có thức ăn trung hòa sẽ tấn công trực tiếp vào niêm mạc gây viêm. 

  • Ăn khuya

Thói quen ăn khuya không chỉ khiến dạ dày không được nghỉ ngơi mà còn gây rối loạn bài tiết acid. 

Stress

Stress khiến cơ thể tăng tiết hormon cortisol. Dưới sự tác động của hormon này, cơ thể sẽ tăng cường tổng hợp đường, thúc đẩy giáng hóa protid và lipid từ đó sinh ra năng lượng giúp cơ thể chống lại với stress. Tuy nhiên, chính cortisol lại khiến acid dạ dày tăng tiết do đó nếu bị stress kéo dài, nguy cơ bị viêm loét dạ dày sẽ tăng lên. 

Lạm dụng NSAIDs

Các thuốc NSAIDs thường dùng như aspirin, ibuprofen…có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Chúng được sử dụng rất phổ biến trong điều trị. 

Cơ chế gây loét của nhóm thuốc NSAIDs liên quan đến sự ức chế lên enzym COX – enzyme tổng hợp ra các chất trung gian hóa học gây viêm đau, từ đó tạo lên tác dụng chống viêm, giảm đau của chúng.

Tuy nhiên, chính enzym COX lại là enzym chủ yếu tham gia vào sự tổng hợp lớp prostaglandin chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó, việc quá lạm dụng NSAIDs trong điều trị sẽ khiến dạ dày dễ bị tổn thương, viêm loét. 

Rượu, bia, thuốc lá

Rượu bia, thuốc lá có thể gây ra nhiều tác động xấu với cơ thể trong đó có dạ dày. 

Rượu bia gây tăng bài tiết acid làm tăng viêm loét dạ dày, đặc biệt khi bạn uống rượu bia khi bụng còn rỗng.

Thuốc lá gây tăng bài tiết acid và giảm bài tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày nên sự viêm loét dễ dàng diễn ra. 

viem-loet-da-day-la-gi-6-dieu-can-biet-3

Rượu bia, thuốc lá có thể gây ra nhiều tác động xấu với cơ thể trong đó có dạ dày

Vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm loét nghiêm trọng với nhiều biến chứng, đặc biệt là biến chứng ung thư dạ dày. 

Vi khuẩn Hp từ nhiều con đường xâm nhập tới hệ tiêu hóa. Chúng tấn công vào niêm mạc dạ dày tạo thành những tổn thương đầu tiên, sau đó sự viêm loét tăng lên do dịch acid dạ dày. 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp như:

  • Sinh sống ở nơi dân cư đông đúc do dễ bị lây nhiễm vi khuẩn Hp từ người sang người
  • Ở cùng với người nhiễm vi khuẩn Hp: các thành viên trong gia đình
  • Điều kiện vệ sinh môi trường kém, nguồn nước sử dụng không sạch

>>> Xem thêm Vi khuẩn hp có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

3.Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Đau rát dạ dày

Niêm mạc dạ dày chịu sự tấn công của dịch acid gây ra tình trạng viêm loét. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được cảm giác đau, nóng rát dạ dày. Cảm giác này sẽ tăng lên khi bạn ăn do thức ăn va chạm, tiếp xúc trực tiếp với các ổ loét trên niêm mạc. 

viem-loet-da-day-la-gi-11jpg

Đau rát dạ dày

Khó tiêu, đầy bụng

Niêm mạc dạ dày bị viêm loét nên khả năng bài tiết các men tiêu hóa suy giảm. Điều này làm cho thức ăn khó được thủy phân, chuyển hóa gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Trong trường hợp này, kể cả khi bệnh nhân chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn cũng có thể bị đầy chướng bụng, đặc biệt nếu bạn ăn các đồ ăn dai, cứng, đồ ăn sống, thức ăn dầu mỡ…

Nôn

Nôn là một phản xạ của cơ thể giúp tống đẩy một phần thức ăn được đưa vào ra khỏi hệ tiêu hóa. Điều này xảy ra giúp giảm bớt áp lực tiêu hóa lên dạ dày đang tổn thương. Tuy nhiên, nếu bạn bị nôn kéo dài thì cần đặc biệt lưu ý do nó làm tăng nguy cơ mất nước, điện giải và làm giảm thể tích tuần hoàn. 

Tiêu chảy

Dạ dày bị viêm loét nên chức năng tiêu hóa giảm đi. Thức ăn đưa vào không được dạ dày tiêu hóa sẽ kéo theo nước vào đường ống tiêu hóa để thiết lập lại cân bằng áp suất thẩm thấu. Chính vì vậy bệnh nhân có biểu hiện đi ngoài phân lỏng nát, nhiều lần trong ngày.

4.Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Xung huyết dạ dày

Biến chứng bệnh viêm loét dạ dày là gì là lo lắng của người bệnh khi điều trị. Tình trạng viêm loét diễn ra nặng làm cho máu bị dồn ứ lại trong các mạch máu. Do đó, mạch máu có xu hướng bị giãn rộng ra gây ra xung huyết dạ dày. Khi quan sát trên máy nội soi, các vết ban hồng sẽ được tìm thấy rải rác trên niêm mạc dạ dày.

Xuất huyết dạ dày

Tình trạng xuất huyết dạ dày xảy ra khi niêm mạc bị viêm loét quá nặng, máu bị chảy ra từ các vết loét. Bệnh nhân có các biểu hiện như ho ra máu, nôn ra máu hay đi ngoài ra máu. Tình trạng này diễn ra thường xuyên gây nguy hiểm nhiều cho bệnh nhân. 

>>> Xem thêm Xuất Huyết Dạ Dày Là Biến Chứng Của Nhiều Căn Bệnh Nguy Hiểm

Thủng dạ dày

Dạ dày gồm nhiều lớp tế bào khác nhau, với lớp niêm mạc bao bọc ở trong cùng. Khi sự viêm loét lan sâu đến hết cả lớp tế bào ngoài cùng – lớp thanh mạc thì tình trạng thủng dạ dày sẽ xảy ra.

Trên thành dạ dày xuất hiện các lỗ thủng nhỏ, các thành phần bên trong dạ dày theo các lỗ này thoát ra khoang ổ bụng. Ngay sau đó, sự nhiễm trùng toàn bộ khoang ổ bụng diễn ra khiến bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn nặng.

Ung thư dạ dày

Các khối u trong dạ dày sinh ra bởi sự thay đổi cấu trúc của lớp tế bào lót trong dạ dày. Bệnh nhân gặp các biểu hiện dữ dội như giảm sút cân, đau bụng dữ dội, ho ra máu, nôn ra máu…

5.Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày 

Có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Các phương pháp này được chia thành hai nhóm chính: phương pháp tây y và phương pháp đông y. Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Chúng thường được phối hợp với nhau để khắc phục được nhược điểm của nhóm còn lại. 

5.1.Thuốc tây trị viêm loét dạ dày là gì?

5.1.1.Antacid

Antacid là những thuốc có vai trò trung hòa acid dạ dày với các dược chất như nhôm hydroxit, magie hydroxit, natri bicarbonat…

Các dược chất của nhóm là những hydroxit hay các muối kiềm. Do đó, khi vào đến dạ dày, chúng sẽ xảy ra phản ứng trung hòa với dịch acid trong dạ dày. Thuốc phát huy tác dụng nhanh ngay sau khi dùng, nhưng nó cũng hết tác dụng nhanh nên cần sử dụng nhiều lần trong ngày, gây ra nhiều bất tiện.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như: gây tiêu chảy, táo bón, nhiễm độc thần kinh hay loãng xương. 

5.1.2.Kháng H2

Histamin là một yếu tố gây kích thích bơm proton tổng hợp và bài tiết acid dạ dày. Khi histamin gắn vào receptor H2 của nó trên tế bào viền dạ dày thì quá trình tổng hợp acid sẽ được kích thích.

Các thuốc kháng H2 như cimetidin, ranitidin… có cấu trúc gần giống với histamin nên nó sẽ ngăn cản sự gắn của histamin lên receptor H2, từ đó ức chế bài tiết acid trong một số trường hợp khi bụng rỗng, ban đêm, sau khi sử dụng caffeine…

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng các thuốc kháng H2 kéo dài như gây chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, ban da, ngứa, giảm tiểu cầu…

5.1.3.Ức chế bơm proton 

Bơm proton là bơm tổng hợp và bài tiết acid dạ dày. Có rất nhiều yếu tố gây kích thích bơm như acetylcholine, histamin, gastrin…

Thuốc ức chế bơm proton sẽ ức chế bơm hoạt động do tạo liên kết không thuận nghịch với bơm. Nhờ đó, acid dạ dày không được bài tiết trong thời gian dài, có thể lên đến 24 giờ. 

So với thuốc kháng H2, các thuốc ức chế bơm proton có tác dụng ức chế tiết acid do mọi nguyên nhân nên được sử dụng rộng rãi và dần thay thế nhóm kháng H2. Đồng thời các thuốc này cũng có ít tác dụng không mong muốn hơn, ở một số bệnh nhân có thể cảm thấy chóng mặt và đau đầu khi sử dụng thuốc.

Một số dược chất chính trong nhóm bao gồm omeprazol, lansoprazol

5.1.4.Kháng sinh

khang-sinh

Clarithromycin

Các kháng sinh sẽ được chỉ định trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Hp. Một số kháng sinh thường được sử dụng như amoxicillin, clarithromycin…

Hiện nay tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn Hp khá cao do tình trạng lạm dụng kháng sinh, điều trị ngắt quãng, không đều…gây ra nhiều khó khăn trong điều trị. 

5.2.Thuốc đông y trị viêm loét dạ dày là gì?

5.2.1.Nghệ

Nghệ có chứa curcumin có vai trò tốt trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày, với các tác dụng như:

  • Trung hòa acid dạ dày từ đó giảm sự tấn công của dịch acid lên lớp niêm mạc dạ dày, đồng thời giúp giảm các triệu chứng như đau rát, nóng dạ dày
  • Tác dụng kháng khuẩn tốt gây tiêu diệt vi khuẩn Hp
  • Giảm đầy chướng bụng do khả năng kích thích tiêu hóa

Để sử dụng nghệ có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng phối hợp với mật ong. Mật ong sẽ giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết loét.

  • Trộn bột nghệ với mật ong theo tỷ lệ thích hợp, khoảng 4 :1, tạo thành một khối bột có độ nhão vừa phải
  • Khối bột được nặn thành các viên tròn nhỏ, cỡ khoảng 1 – 1,5 cm
  • Mỗi sáng, dùng 2 viên này hòa tan trong 300ml nước ấm để uống
nuoc-nghe

Nước nghệ

5.2.2.Gừng

Gừng là một gia vị và một vị thuốc cổ truyền quen thuộc. Đây là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng rất nhiều trong các bệnh lý tiêu hóa nói chung và trong bệnh viêm loét dạ dày nói riêng. 

Tác dụng điều trị của gừng cần kể đến:

  • Kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng với nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Giảm bài tiết acid dạ dày giúp giảm các tổn thương niêm mạc dạ dày
  • Kích thích tiêu hóa giúp giảm sự đầy bụng, khó tiêu do dạ dày giảm chức năng tiêu hóa
  • Giảm các triệu chứng nôn, tiêu chảy, đau rát dạ dày, ợ hơi…

Để sử dụng gừng trong điều trị, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Ngậm 1 lát gừng tươi trong miệng khoảng 5 phút
  • Ăn một vài lát gừng ngâm 
  • Pha trà gừng: hãm 2 – 3 lát gừng mỏng trong 300ml nước, uống ấm, vào buổi sáng

Do gừng có tính cay, nóng nên nếu sử dụng kéo dài có thể gây ra các tác dụng xấu cho cơ thể do đó chỉ nên sử dụng gừng khoảng 3 ngày trong tuần, cách ngày. Gừng không được khuyên dùng cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và những người đang bị xuất huyết. 

>>> Xem thêm Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản

5.2.3.Nha đam

Nha đam không chỉ được sử dụng để làm đẹp, giải khát, nó còn được sử dụng rất nhiều để điều trị tình trạng viêm loét dạ dày. Các tác dụng mà nha đam đem lại cần kể đến như:

  • Có tính nhầy nhớt giúp bao bọc các tế bào niêm mạc bị tổn thương, từ đó tránh được sự tấn công của dịch acid
  • Giàu chất dinh dưỡng cần thiết để tái tạo các tế bào niêm mạc như acid amin, vitamin, khoáng chất…

Để sử dụng nha đam, bạn dùng thịt nha đam nấu với đường, rồi lấy nước cũng như thịt lá để uống mỗi ngày như nước giải khát. 

5.2.4.Tỏi 

Tỏi có chất allicin – được xem như một kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày. Đồng thời tỏi còn kích thích tiêu hóa giúp của thiện khả năng tiêu hóa của dạ dày, ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, khó tiêu. 

Để sử dụng tỏi, bạn có thể áp dụng một trong các cách sau:

Ăn tỏi trong các món ăn, chú ý không nên chế biến tỏi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài do gâu biến chất tỏi, mất tác dụng điều trị đồng thời tạo ra độc tính cho cơ thể

Dùng nước cốt tỏi được ép ra từ 2 – 3 nhánh tỏi, pha loãng ra trong 300ml nước ấm để uống, vào buổi sáng

6. Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị viêm loét dạ dày

Ở rất nhiều bệnh nhân, họ sử dụng rất nhiều các phương pháp điều trị cả bằng thuốc tây lẫn thảo dược đông y, nhưng tình trạng bệnh vẫn không có xu hướng thuyên giảm. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự thiếu khoa học trong chế độ ăn và sinh hoạt. 

Do đó điều trị bệnh bằng thuốc là chưa đủ, bạn cần áp dụng các chế độ ăn uống và sinh hoạt thích hợp để cho hiệu quả điều trị cao nhất.

  • Hạn chế ăn các món ăn cay, nóng quá nhiều gây kích ứng dạ dày
  • Không nên ăn các loại quả có vị chua thuộc chi citrus như cam, quýt, bưởi…do gây tăng acid dạ dày
  • Sử dụng các thực phẩm được chế biến thành các món ăn mềm, lỏng như cháo, súp dễ tiêu hóa
  • Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá
  • Thay đổi các thói quen ăn uống thiếu khoa học như ăn nhanh, ăn quá no, bỏ bữa, ăn khuya
  • Tránh căng thẳng, stress
tranh-stress

Tránh stress, căng thẳng

– Ngủ đủ giấc để dạ dày khôi phục lại chức năng sau một ngày 

– Không quá lạm dụng NSAIDs trong điều trị bệnh 

Nhìn chung bệnh viêm loét dạ dày là bệnh lý thường gặp với nhiều triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Khi mắc bệnh lý này, bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc tây, thảo dược kết hợp với sự điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt thích hợp. 

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về các bệnh lý dạ dày khác, hãy liên hệ tới chúng tôi theo số hotline: 18006091

Tham khảo:

http://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-gastritis

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091