Thuốc Trào Ngược Thực Quản Và Các Phương Pháp Phòng Tránh Bệnh

Thuốc Trào Ngược Thực Quản Và Các Phương Pháp Phòng Tránh Bệnh

Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng bệnh lý phổ biến, thường hay gặp khi acid trong dạ dày di chuyển lên thực quản. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy đau rát ở vùng ngực dưới và triệu chứng ợ nóng, ợ chua. Nếu một người gặp tình trạng trào ngược nhiều hơn 2 lần trong một tuần thì rất có khả năng bệnh nhân đã mắc trào ngược thực quản GERD. Có nhiều phương pháp để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, trong đó việc sử dụng các thuốc trào ngược thực quản mang lại hiệu quả điều trị tốt. Các thuốc trào ngược thực quản thường được sử dụng để điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây GERD, bao gồm các thuốc chẹn H2, thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton; có thể kết hợp thêm kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến H. pylori. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về các thuốc trào ngược thực quản và phương pháp phòng tránh, hạn chế tái phát bệnh trào ngược hiệu quả.

1. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra sau khi ăn, đặc biệt ăn quá no; khi ăn một số loại thực phẩm hoăc nằm ngay sau khi ăn. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm béo phì, phụ nữ đang trong thai kỳ, người thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá, bị hen suyễn,…

Đặc biệt các bệnh nhân đang bị trào ngược dạ dày cũng cần lưu ý việc sử dụng đồng thời một số loại thuốc cũng có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn; bao gồm các thuốc an thần như benzodiazepine, thuốc điều trị huyết áp cao, các loại thuốc hen suyễn, thuốc chống viêm không steroid,…

thuoc-trao-nguoc-thuc-quan-1

Trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân của bệnh có thể do nhiều yếu tố gây ra, vì vậy khi tiến hành điều trị bệnh cần lưu ý xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để hạn chế tình trạng tái phát bệnh. Trào ngược dạ dày thực quản nếu được phát hiện sớm kết hợp với phác đồ điều trị hợp lý, tỷ lệ khỏi bệnh cao và hạn chế xuất hiện các biến chứng.

Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản thường dễ khiến bệnh nhân nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc hô hấp khác. Ban đầu bệnh nhân sẽ gặp tình trạng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua. Các triệu chứng này thường gặp sau khi ăn quá no, đặc biệt là vào ban đêm khi đi ngủ. Triệu chứng buồn nôn, nôn cũng thường gặp trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản do acid dịch vị sẽ kích thích cổ họng gây nên cảm giác buồn nôn. Bệnh nhân có thể gặp triệu chứng buồn nôn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhiều nhất là sau khi ăn no, ngủ trong tư thế nằm ngang,… Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp triệu chứng đau vùng thượng vị, khó nuốt, mất giọng, viêm họng,…

Theo Giáo sư, bác sĩ Đào Văn Long, nguyên giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ “Biểu hiện quan trọng nhất của bệnh trào ngược thực quản là cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị, thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ. Cơn nóng rát có xu hướng tăng lên khi bệnh nhân gập người xuống phía trước; người bệnh thường mô tả cảm giác nóng rát này giống như có lửa đốt ở bên trong”.

Để chẩn đoán chính xác trào ngược dạ dày thực quản, ngoài việc thăm khám lâm sàng, khai thác các triệu chứng từ bệnh nhân, có thể dựa vào kết quả đo pH thực quản trong 24 giờ, nội soi thực quản, dạ dày; chụp X-quang,… Việc chẩn đoán chính xác bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn phác đồ và các thuốc trào ngược thực quản hợp lý.

>>> Xem thêm Biểu Hiện Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản GERD

2. Một số loại thuốc trào ngược thực quản thường được sử dụng

Các thuốc trào ngược thực quản đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao, là giải pháp tối ưu đối với các bệnh nhân đang gặp tình trạng trào ngược. Kết hợp giữa điều trị các triệu chứng của bệnh như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau rát vùng thượng vị, các thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc ức chế tiết acid dịch vị,…

thuoc-trao-nguoc-thuc-quan-2

Các thuốc trào ngược thực quản

2.1 Thuốc trào ngược thực quản, thuốc chẹn H2

Histamin là một chất có tác dụng kích thích các tế bào trong niêm mạc dạ dày, tiết ra acid dịch vị, acid hydrocloric. Việc acid dịch vị dư thừa trong dạ dày có thể gây nên trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh dạ dày khác.

Thuốc chẹn H2 (thuốc đối kháng thụ thể H2) là một trong các thuốc trào ngược thực quản hiệu quả, ngoài ra thuốc cũng có tác dụng tốt đối với các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, cải thiện các triệu chứng bệnh do tình trạng tăng tiết acid dịch vị gây ra, giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua,…

Cơ chế tác dụng của thuốc chẹn H2: Thuốc chẹn H2 làm giảm lượng acid hydrochloric trong dạ dày bằng cách liên kết với các thụ thể histamin. Từ đó, giúp giảm lượng acid dịch vị tiết ra.

Các thuốc chẹn H2 có thể sử dụng thường xuyên, tuy nhiên ở một số bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, các triệu chứng trên tiêu hóa như đau bụng, táo bón,… Mặc dù vậy, các tác dụng không mong muốn này thường nhẹ và ít gặp trên lâm sàng.

Với người bệnh (trên 50 tuổi), bệnh nhân suy gan hay suy thận, khi sử dụng các thuốc chẹn H2 để điều trị trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gặp các tác dụng không mong muốn trên thần kinh trung ương như lú lẫn, hay quên, nói lắp,…

2.2 Thuốc trào ngược thực quản, thuốc kháng axit

Thuốc kháng axit được sử dụng để điều trị, cải thiện các triệu chứng ợ chua, ợ nóng và các triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các thuốc kháng axit sẽ trung hòa acid dịch vị có trong dạ dày, do đó giảm lượng acid dịch vị dư thừa và làm giảm các triệu chứng bệnh do acid dư thừa gây ra. Các thuốc kháng axit cũng ức chế sản xuất pepsin, một enzyme tham gia vào quá trình tiêu hóa protein trong dạ dày.

Các thuốc kháng axit thường đem lại hiệu quả tác dụng nhanh, giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, thuốc trào ngược thực quản kháng axit không nên sử dụng hàng ngày hoặc khi gặp phải các triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng. Việc sử dụng thuốc vẫn nên theo dõi cẩn thận và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và liều dùng của bác sĩ. Các thuốc kháng axit khi sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản GERD có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như: đau đầu, các tác dụng trên tiêu hóa có thể gặp như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, nôn,…

thuoc-trao-nguoc-thuc-quan-3

Thuốc trào ngược thực quản, thuốc kháng axit

Thuốc kháng axit hay dùng là nhôm hydroxyd, magie hydroxyd,… Khi dùng nhôm hydroxyd, trong trường hợp cần sử dụng các thuốc như digoxin, tetracyclin, ketoconazole,… thì cần dùng thuốc cách xa nhau vì nhôm hydroxyd có thể ảnh hưởng làm giảm hấp thu các thuốc này.

2.3 Thuốc trào ngược thực quản, ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc trào ngược thực quản, ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng làm giảm acid dịch vị trong dạ dày. Thuốc cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược tốt hơn so với các thuốc chẹn H2, đồng thời thuốc còn giúp nhanh phục hồi các tổn thương trên niêm mạc thực quản ở các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản GERD.

Cơ chế tác dụng của thuốc: Hệ thống enzym H + / K + ATPase có vai trò quan trọng trong việc tiết acid dịch vị. Sau khi uống thuốc trào ngược thực quản, ức chế bơm proton (PPI); thuốc được hấp thu tại ruột non, ngăn chặn hoạt động của enzym H + / K + ATPase, qua đó ức chế quá trình tiết acid dịch vị và làm giảm nồng độ acid trong dạ dày.

Các thuốc trào ngược thực quản, ức chế bơm proton (PPI) nói chung khá an toàn và hiệu quả nên có thể sử dụng thuốc để điều trị lâu dài ở các bệnh nhân GERD. Tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ và hiếm gặp, bao gồm nhức đầu, tiêu chảy, hạ huyết áp. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng, nguy cơ thiếu hụt vitamin,… Hiện tại chưa có thông tin về việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton liều cao và kéo dài có thể gặp phải những ảnh hưởng gì với sức khỏe nên khi sử dụng thuốc cần theo đúng chỉ dẫn, liều dùng của bác sĩ, theo dõi cẩn thận các triệu chứng có thể gặp phải để điều chỉnh nếu cần thiết.

Sử dụng Omeprazol, lansoprazol, pantoprazol,… làm các thuốc trào ngược thực quản hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc cần phải lưu ý một số vấn đề. 

+ Không nên sử dụng Omeprazol cùng với các thuốc cùng được chuyển hóa bởi cytochrome P450, do omeprazol ức chế chuyển hóa các thuốc này dẫn tới làm tăng nồng độ thuốc trong máu. Omeprazol có thể làm tăng tác dụng của nifedipin, do làm giảm chuyển hóa nifedipin. Omeprazol có thể bị ức chế chuyển hóa khi sử dụng đồng thời với Clarithromycin.

thuoc-trao-nguoc-thuc-quan-4

Thuốc trào ngược thực quản Omeprazol

+ Giống như omeprazole, không nên sử dụng lansoprazol cùng với các thuốc cùng được chuyển hóa bởi cytochrome P450. Sự hấp thu của Ketoconazol, itraconazol phụ thuộc vào môi trường acid nên sẽ bị ảnh hưởng khi phối hợp cùng với lansoprazol. 

>>> Xem thêm Những Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Tốt Nhất Năm 2021

3. Các biện pháp cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Ngoài việc sử dụng thuốc trào ngược thực quản, bệnh nhân cần kết hợp thêm chế độ ăn khoa học, đồng thời thay đổi lối sống, loại bỏ các thói quen không tốt, có thể gây trào ngược để tăng hiệu quả điều trị bệnh hơn.

Khẩu phần ăn hàng ngày nên bổ sung cân bằng các loại thực phẩm, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tăng cường bổ sung rau củ, chất xơ dễ tiêu hóa, các loại vitamin để kích thích thích và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.

Với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế các đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ, vì chất béo sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị khiến tình trạng trào ngược thêm trầm trọng hơn.

Bỏ các thói quen ăn uống không tốt cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản nói riêng, và các bệnh đường tiêu hóa nói chung như: Ăn quá no, ăn không đúng bữa, bỏ bữa, ăn quá nhanh, nói chuyện trong khi ăn,…

Nên ăn làm nhiều bữa trong ngày, do ăn quá no sẽ tăng áp lực lên cơ vòng dưới thực quản, nguyên nhân có thể làm cho cơ vòng ngăn cách thực quản và dạ dày mở ra làm thức ăn trào ngược lên trên. Chính vì vậy việc mỗi bữa ăn một lượng thức ăn vừa đủ, và ăn nhiều bữa trong ngày sẽ giúp giảm áp lực lên cơ vòng và phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trong khi ăn, nên ăn chậm, nhai kỹ để làm nhỏ thức ăn, giảm áp lực co bóp lên dạ dày sẽ giúp hạn chế các bệnh dạ dày có thể gặp phải.

Chế độ ăn hàng ngày, bệnh nhân cần cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho dạ dày và tình trạng trào ngược. Bánh mì, yến mạch giúp trung hòa bớt acid dịch vị dư thừa trong dạ dày. Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ,… chứa nhiều chất xơ và acid amin hỗ trợ tiêu hóa. Thịt ngan, thịt lợn chứa protein dễ tiêu hóa vừa cung cấp hàm lượng protein cao cho cơ thể, đồng thời giúp trung hòa acid dạ dày, vì vậy nên bổ sung các thực phẩm này vào chế độ ăn của các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản

thuoc-trao-nguoc-thuc-quan-5

Bệnh nhân trào ngược nên xây dựng chế độ ăn riêng phù hợp

Việc sử dụng gia vị trong các món ăn cũng là vấn đề mà các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cần phải lưu ý. Không nên sử dụng các gia vị cay, chua, mặn vì sẽ kích thích tiết acid dạ dày nhiều gây nên tình trạng trào ngược dạ dày. Các món ăn nên sử dụng nghệ, gừng, mật ong, vì các gia vị này rất tốt cho bệnh dạ dày, cải thiện các triệu chứng của bệnh, đồng thời giúp phục hồi nhanh chóng các tổn thương trên niêm mạc dạ dày thực quản nếu có. Phương pháp chế biến nên sử dụng là hấp, luộc,…để dễ dàng tiêu hóa, giảm áp lực lên dạ dày, sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Uống nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong

Bỏ thói quen hút thuốc lá, không uống rượu bia và các chất kích thích, đồ uống có cồn.

Nên giảm cân nếu bệnh nhân đang trong tình trạng thừa cân, béo phì.

Ngủ trong tư thế nâng cao đầu sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản trong khi ngủ, do sẽ hạn chế việc dồn thức ăn lên thực quản. Hiện tại trên thị trường có các loại gối chuyên dụng, phù hợp sử dụng cho các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, nên tập thói quen ngủ trong tư thế nghiêng sang bên trái, sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới, hạn chế tình trạng trào ngược.

Tập luyện nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, gắng sức. Đi bộ, tập yoga là các môn thể thao thích hợp với các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, tốt cho sức khỏe và giúp thư giãn.

Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản được khuyên nên ngủ đủ giấc, không nên ngủ quá khuya, do thức khuya cũng sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị hơn gây triệu chứng trào ngược.

>>> Xem thêm Thuốc Đông Y Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Để Điều Trị

4. Sử dụng Scurma Fizzy với bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Đối với các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, sử dụng thuốc trào ngược thực quản sẽ đem lại tác dụng điều trị cao. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, bệnh nhân cần kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ. Curcumin là hoạt chất đã có rất nhiều các nghiên cứu chứng minh tác dụng hiệu quả trên bệnh nhân dạ dày và trào ngược thực quản, không chỉ cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh mà curcumin còn giúp phục hồi các tổn thương, nhanh lành các vết loét trên niêm mạc dạ dày, thực quản. Việc sử dụng Curcumin trong điều trị không phải là mới, tuy nhiên Scurma Fizzy lại là sự khác biệt với việc sử dụng công nghệ nano hướng đích và đây cũng là dòng viên sủi tiên phong tại Việt Nam ứng dụng công nghệ này giúp curcumin chiết xuất từ nghệ thiên nhiên được phân tán và hấp thu hiệu quả và nhanh hơn, tác dụng mạnh hơn so với các dạng bào chế thông thường, nâng cao sinh khả dụng của curcumin.

Thông thường, curcumin được bào chế ở dạng viên nén hoặc viên nang. Vì vậy với các đối tượng khó nuốt, trẻ em người già thường gặp khó khăn khi dùng thuốc. Tuy nhiên, Scurma Fizzy có thể giải quyết được vấn đề này, sản phẩm thích hợp đối với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Việc bào chế dưới dạng viên sủi giúp thuốc được hòa tan và điều vị dễ dàng giúp bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng thuốc.

thuoc-trao-nguoc-thuc-quan-7

Scurma Fizzy với bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Để tìm hiểu thêm về thông tin, công dụng của sản phẩm Viên sủi Scurma Fizzy, có thể tham khảo thêm tại bài viết sau: 

https://scurmafizzy.com/scurma-fizzy-giai-phap-ho-tro-dieu-tri-hieu-qua-cho-da-day/

Kết luận

Tiêu hóa là hệ cơ quan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, việc tiếp xúc trực tiếp với các loại đồ uống, thức ăn không đảm bảo và các yếu tố khác là lý do khiến bệnh đường tiêu hóa rất hay gặp phải, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản thường khó phát hiện vì dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác do đó người bệnh cần theo dõi cẩn thận các triệu chứng để phát hiện bệnh kịp thời. Sử dụng thuốc trào ngược thực quản kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà là giải pháp hiệu quả trong điều trị trào ngược thực quản. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân có thể liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia, bác sĩ, dược sỹ của Scurma Fizzy tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.   

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091