Biểu Hiện Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản GERD

Biểu Hiện Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản GERD

Trên thế giới ước tính có hàng triệu người đang mắc trào ngược dạ dày thực quản GERD. Tuy nhiên đa phần trong số đó đều phát hiện bệnh khi bệnh tình đã nặng, do tâm lý chủ quan hoặc không nắm rõ các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu không được phát hiện sớm có thể gây giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và gây nên cảm giác khó chịu. Đây là một bệnh lý nếu không theo dõi cẩn thận sẽ khó phát hiện bệnh, do các triệu chứng của bệnh thường khiến bệnh nhân nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vậy các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

1. GERD – Trào ngược dạ dày thực quản diễn tả điều gì

bieu-hien-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-1

Trào ngược dạ dày thực quản, GERD

Khi chất từ dạ dày di chuyển lên thực quản thì đó chính là lúc trào ngược dạ dày thực quản GERD (tên gọi khác trào ngược acid) xảy ra.

Nếu triệu chứng này xuất hiện với tần suất lớn hơn hai lần một tuần, thì rất có khả năng bệnh nhân đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản GERD.

Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 5 – 7% dân số đang mắc hoặc có nguy cơ cao xuất hiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Độ tuổi mắc bệnh phần lớn tập trung từ 30 đến 50 tuổi, xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên hiện nay bệnh có thể xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn do liên quan đến vấn đề chế độ ăn, sinh hoạt và vấn đề tâm lý.

Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sẽ dễ dẫn đến các biến chứng trên thực quản, thậm chí có thể gây ung thư thực quản.

Vì vậy, mỗi người cần phải theo dõi cẩn thận để sớm phát hiện các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản.

>>> Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Được Nhận Biết Qua Biểu Hiện Nào

2. Nguyên nhân gây ra các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản

Cơ vòng thực quản dưới là một dải cơ tròn nằm ở đoạn cuối của thực quản. Khi hoạt động bình thường, cơ vòng thực quản dưới sẽ mở ra để thực ăn đi xuống dạ dày và sẽ đóng lại ngay sau đó. 

Biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản sẽ xuất hiện nếu vì một nguyên nhân nào đó mà cơ vòng thực quản dưới không đóng mở đúng cách. Điều này sẽ dẫn đến chất từ dạ dày di chuyển lên thực quản.  

2.1. Uống rượu là nguyên nhân gây các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản

Một số loại thực phẩm hay đồ uống cũng có thể là nguyên nhân khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản trầm trọng hơn, trong đó có đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu.

Mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và lượng rượu uống vào. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân, chỉ một lương nhỏ rượu thôi cũng có thể gây xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

2.2. Lo lắng, stress và các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản

Stress cũng là yếu tố gây xuất hiện các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản thông qua tác động lên các dây thần kinh ở hệ tiêu hóa.

Trong trường hợp, nghi ngờ các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản có liên quan đến yếu tố stress, căng thẳng; hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ ngay. Đồng thời hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

bieu-hien-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-2

Lo lắng, stress và các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản

2.3. Mang thai và các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản

Thai kỳ có thể làm tăng khả năng bị trào ngược acid. Nếu bạn bị GERD trước khi mang thai, các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất hiện với tần suất nhiều hơn và trầm trọng hơn.

Nội tiết tố khi mang thai bị thay đổi có thể là nguyên nhân khiến các cơ trong thực quản giãn ra thường xuyên hơn. Áp lực của thai nhi lên dạ dày cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ acid dạ dày di chuyển lên thực quản.

Nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng trào ngược acid khá an toàn để dùng trong thai kỳ. Tuy nhiên, cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và luôn theo dõi cẩn thận các triệu chứng của bệnh.

2.4. Hen suyễn và các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản

Theo thống kê, có khoảng hơn 75% bệnh nhân hen suyễn cũng gặp các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh hen suyễn và trào ngược dạ dày thực quản có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trào ngược dạ dày thực quản có thể làm cho các triệu chứng của hen suyễn trầm trọng hơn.

Tuy nhiên hen suyễn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

>>> Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Là Hậu Quả Từ Nguyên Do Nào

2.5. Các yếu tố nguy cơ khác đối với GERD

Một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân gây xuất hiện hoặc khiến các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn như:

  • Hút thuốc lá.
  • Chế độ ăn nhiều thực phẩm chua cay, nhiều dầu mỡ.
  • Các loại đồ uống có ga.
  • Thói quen ăn uống không hợp lý, nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn.
  • Do sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin hoặc ibuprofen,…

Nếu bệnh nhân đang gặp bất kỳ yếu tố nguy cơ nào kể trên, hãy thay đổi ngay để phòng ngừa và tránh tái phát trào ngược dạ dày thực quản GERD.

3. Giải mã GERD cùng các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản

Ợ chua, buồn nôn và nôn có thể là những triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Dịch trào ngược ngoài thức ăn còn kèm theo acid dịch vị, đó là nguyên nhân gây ra triệu chứng ợ chua ở người bệnh.

>>> Xem thêm: Ợ chua buồn nôn là bệnh gì? Cách chữa trị tại nhà

Đồng thời khi acid dạ dày trào ngược lên trên còn gây ra cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực, nặng hơn có thể lan dần lên cổ, gây xuất hiện triệu chứng ợ nóng.

Cảm giác nóng rát ngực này có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào, nhưng thường xuyên nhất là sau khi ăn, acid dịch vị dạ dày bị kích thích tiết ra nhiều; vào ban đêm hoặc khi cúi gập người, nằm xuống cũng khiến các triệu chứng khó chịu này xuất hiện nhiều hơn.

Mặc dù khi gặp phải trào ngược, đó thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân đang mắc trào ngược dạ dày, thực quản; nhưng cũng không loại trừ khả năng do các bệnh lý khác gây ra như chứng tắc nghẽn hay đau bụng.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy miệng có vị chua, do acid dịch vị trào ngược lên, tình trạng hôi miệng cũng hay gặp phải.

Ở một số trường hợp sẽ xuất hiện các cơn đau tức ngực, nhưng nhiều người sẽ nhầm lẫn với cơn đau do các bệnh tim mạch gây ra.

Thông thường các cơn đau trong bệnh tim mạch sẽ nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động, tập thể dục, còn khi nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm. Trong khi đó, cơn đau do ợ chua trong trào ngược dạ dày sẽ không nặng hơn khi người bệnh tập thể dục.

bieu-hien-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-3

GERD và biểu hiện trào ngược dạ dày

Có thể xuất hiện thêm một số các triệu chứng ở trên đường hô hấp như khó thở, ho, hen suyễn,… do acid dịch vị trào ngược lên gây tổn thương thanh quản.

Đặc biệt nếu tình trạng bệnh kéo dài, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng nặng hơn như hen suyễn cấp, viêm thanh quản, ho kéo dài,… xảy ra vào ban đêm gây mất ngủ, tinh thần suy sụp.

Ở phụ nữ mang thai, cũng hay gặp các dấu hiệu của trào ngược, nhất là giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối của thời kỳ mang thai.

Ợ nóng, ợ hơi là những dấu hiệu hay gặp nhất ở phụ nữ có thai trong giai đoạn này. Ngoài ra, còn xuất hiện triệu chứng ho khan, khó nuốt do thực quản bị viêm, sưng tấy bởi tác động của acid dịch vị dạ dày.

Lâu ngày tình trạng này không được cải thiện sẽ gây chán ăn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người mẹ và thai nhi

* Khi bị GERD, trẻ sơ sinh có biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản gì

Theo thống kê, khoảng 2/3 trẻ 4 tháng tuổi và đến 10% trẻ 1 tuổi có thể gặp phải các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản GERD.

Việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nôn trớ có thể là dấu hiệu bình thường, nhưng nếu tần suất gặp phải cao thì đó có thể là triệu chứng cảnh báo trẻ nhỏ đang bị trào ngược dạ dày thực quản. 

Các dấu hiệu và triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản GERD ở trẻ sơ sinh có thể gặp phải:

  • Trẻ biếng ăn, không chịu ăn; quấy khóc, khó chịu trong khi ăn.
  • Thường xuyên nôn trớ, nấc cụt, khó nuốt. 
  • Đôi khi gặp phải dấu hiệu ho, viêm phổi.
  • Sụt cân, khó ngủ,…

Nếu trẻ gặp phải các dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám xác định xem trẻ có đang mắc trào ngược dạ dày thực quản GERD hay không.

Với trẻ nhỏ, các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản GERD đôi khi khó phát hiện hơn, nhưng có thể gây nguy hiểm cho trẻ nên phụ huynh cần đặc biệt chú ý theo dõi để sớm phát hiện tình trạng bệnh lý này nếu trẻ có mắc phải.

4. Chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày thực quản GERD

4.1. Cách chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản GERD

Trong trường hợp nghi ngờ gặp phải các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán xác định liệu có bị mắc bệnh hay không.

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán xác định, bao gồm:

  • Chụp X-quang đường tiêu hóa trên

Bệnh nhân sẽ được cho uống dung dịch bari, hình ảnh X-quang đường tiêu hóa trên thu được sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.

  • Nội soi đường tiêu hóa trên

Nội soi đường tiêu hóa trên để xác định các tổn thương do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

Nội soi đường tiêu hóa

Nội soi đường tiêu hóa

  • Kiểm tra pH thực quản

Kiểm tra pH thực quản để xác định mức độ acid dạ dày xâm nhập vào thực quản. Đây là biện pháp giúp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản chính xác nhất, tuy nhiên biện pháp này khó thực hiện.

4.2. Các phương pháp điều trị bệnh

Để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản GERD, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, kết hợp sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton,…

Việc sử dụng các thuốc này sẽ giúp trung hòa acid trong dạ dày, ức chế tiết acid dạ dày, đồng thời giúp bảo vệ niêm mạc khỏi các tổn thương do acid gây ra. Trong trường hợp bệnh có liên quan đến vi khuẩn H. Pylori cần sử dụng thêm các loại kháng sinh để tiêu diệt H. Pylori.

Đa số các trường hợp, thay đổi lối sống kết hợp với dùng thuốc là đủ để ngăn ngừa và làm giảm các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản.

Nhưng đôi khi, trong một số trường hợp, bệnh nặng xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật để hạn chế các biến chứng phát triển.

4.3. Các biến chứng có thể gặp phải của trào ngược dạ dày thực quản GERD

Ở hầu hết các bệnh nhân, trào ngược dạ dày thực quản chỉ gây ra các biểu hiện khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, hiếm khi gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

“Biến chứng có thể gặp phải của trào ngược dạ dày như tình trạng viêm loét, xuất huyết tiêu hóa, barrett thực quản, ung thư thực quản,…” – Theo nguyên trưởng khoa tiêu hóa của bệnh viện Bạch Mai, GS. Đào Văn Long chia sẻ.

Các biến chứng có thể gặp phải của bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

  • Viêm thực quản

Viêm thực quản là tình trạng thực quản viêm loét do acid dịch vị trào ngược lên thực quản gây ra tình trạng nóng rát, đồng thời thực quản sẽ bị sưng phồng

  • Hẹp thực quản

Hẹp thực quản là tình trạng thực quản bị sưng phồng dẫn đến lòng thực quản bị thu hẹp, đây là tình trạng khá nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng

  • Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

  • Hen suyễn

Trào ngược dạ dày thực quản có thể làm cho các triệu chứng của hen suyễn trầm trọng hơn. Tuy nhiên hen suyễn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

  • Có thể gặp thêm các vấn đề trên răng miệng

Để giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, vấn đề quan trọng là cần phải phát hiện để điều trị bệnh kịp thời, đồng thời cần có các biện pháp hợp lý để phòng tránh tái phát trào ngược dạ dày thực quản.  

5. Các biện pháp cải thiện biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản 

Việc điều chỉnh chế độ ăn và thay đổi lối sống cũng là biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản; rút ngắn thời gian điều trị bệnh. 

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái

  • Trong một số trường hợp, tình trạng ợ chua xuất hiện có thể do việc mặc quần áo quá chật, gây tăng áp lực lên dạ dày.
  • Vì vậy, ưu tiên hàng đầu với các bệnh nhân là nên mặc quần áo thoải mái.
  • Không nên mặc đồ hoặc thắt lưng quá chật vì sẽ khiến các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện thường xuyên hơn.

Tư thế đứng

  • Nhiều người có thói quen đứng cong lưng, gù lưng. Tư thế đứng không hợp lý cũng có thể là nguyên nhân gây ợ chua, ợ hơi.
  • Tư thế đứng nên thẳng đứng, khi đó áp lực nên cơ thắt thực quản dưới là thấp nhất.
  • Cơ vòng thực quản dưới chính là yếu tố giúp ngăn acid dạ dày di chuyển lên thực quản.

Thói quen khi ngủ

  • Không nên nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn xong do có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Khi ngủ, nên điều chỉnh tư thế, sử dụng gối để kê cao phần đầu và phần phía trên của cơ thể.

Sử dụng gừng để cải thiện các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản

  • Gừng từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc có tác dụng tốt với các bệnh dạ dày, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản.
Gừng cải thiện biểu hiện

Gừng cải thiện biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản

  • Đơn giản nhất có thể uống một ly trà gừng, hoặc có thể bổ sung gừng thông qua chế độ ăn, các món ăn có gừng như gà kho gừng cũng là một lựa chọn hợp lý.

Sử dụng Cam thảo

  • Rễ cam thảo là vị thuốc được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Rễ cam thảo giúp tăng lớp màng nhầy của niêm mạc, qua đó giúp bảo vệ lớp niêm mạc khỏi các tổn thương do acid dạ dày gây ra. 
  • Tuy nhiên, việc uống cam thảo quá thường xuyên có thể gây nguy cơ tăng huyết áp, giảm kali huyết, và ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc.
  • Do đó, khi sử dụng cam thảo cần lưu ý, cần thiết nên hỏi ý kiến của nhân viên y tế.

Sử dụng giấm táo

  • Sử dụng giấm táo cũng có thể là một giải pháp có thể tham khảo để cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Giấm táo nên được pha loãng cùng nước ấm và uống sau bữa ăn.

Kẹo cao su

  • Nhai kẹo cao su nửa giờ sau khi ăn cũng có thể giúp giảm chứng ợ nóng.
  • Nguyên nhân là do, nhai kẹo cao su sẽ kích thích tiết nước bọt giúp làm loãng acid dạ dày khỏi thực quản, và hạn chế ảnh hưởng lên lớp niêm mạc thực quản.

Hạn chế hút thuốc lá và khói thuốc lá thụ động

  • Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe, tác động nên hệ hô hấp mà chúng cũng là nguyên nhân góp phần gây bệnh trào ngược dạ dày.
  • Do đó, không chỉ bệnh nhân đang mắc trào ngược dạ dày, mà tất cả mọi người nên tránh xa thuốc lá. 

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả điều trị bệnh và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
  • Tránh xa các đồ ăn cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ.
  • Thay đổi các thói quen ăn uống không tốt như nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn. Trước khi đi ngủ không nên ăn vì sẽ gây nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản. Hạn chế nói chuyện trong khi ăn. Không uống nước sử dụng ống hút,…
  • Nên ăn đủ bữa trong ngày, tránh bỏ bữa. Trong bữa ăn, nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá no, có thể chia ra ăn nhiều bữa trong ngày. Khi ăn nên nhai kỹ để giảm áp lực co bóp lên dạ dày. 
  • Chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau và các loại trái cây. Tuy nhiên cần tránh xa các loại trái cây có vị chua như cam, bưởi,… Nên bổ sung đủ nước mỗi ngày, trung bình mỗi người cần uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế các loại nước ngọt có ga, rượu, bia, đồ uống có cồn và các loại chất kích thích.
  • Chế độ ăn uống

    Chế độ ăn uống trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Kết luận

Bài viết trên đây của Scurma Fizzy hy vọng có thể giúp các bệnh nhân hiểu thêm về các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh có thể hiếm khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh sẽ gây nên cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Do đó, việc nắm rõ các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp các bệnh nhân phát hiện bệnh kịp thời để đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị hợp lý

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Scurma Fizzy với thành phần là Curcumin chiết xuất từ củ nghệ vàng, sản phẩm ứng dụng công nghệ hướng đích giúp tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần so với Nano Curcumin thông thường. Để tìm hiểu thêm về tác dụng bảo vệ dạ dày của Scurma Fizzy, bệnh nhân có thể tham khảo ngay tại đây.

Scurma Fizzy

Scurma Fizzy

Trong trường hợp gặp phải các biển hiện trào ngược dạ dày thực quản, hoặc nghi ngờ mắc bệnh, hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị từ các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia của Scurma Fizzy.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091