Top 10 Thuốc Tráng Bao Tử Phổ Thông Hay Gặp
Hiện nay, các bệnh dạ dày ngày càng phổ biến. Chính vì vậy mà nhu cầu dùng thuốc cũng tăng cao. Thuốc tráng bao tử hay thuốc tráng niêm mạc dạ dày là cái tên rất quen thuộc với những người hay mắc chứng đau dạ dày khi tác dụng đúng với tên của nó: “tráng bao tử”, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các tác nhân tấn công. Ngoài ra, loại thuốc này cũng được dùng phổ biến khi phối hợp với các loại thuốc khác như thuốc giảm đau chống viêm. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin cho độc giả về loại thuốc này cũng như một số biệt dược phổ biến trên thị trường.
1. Thế nào là thuốc tráng bao tử?
Thuốc tráng bao tử hay tên thông dụng trên thị trường là thuốc dạ dày, nghĩa là thuốc có tác dụng tại dạ dày, giúp dạ dày được bổ sung lớp bảo vệ khỏi sự tấn công của các tác nhân như acid dịch vị, vi khuẩn,… Trong điều kiện bình thường, yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ tại dạ dày cân bằng với nhau.
Nhưng trong những trường hợp bất lợi như căng thẳng, stress, thức ăn có nhiều chất béo, sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm trong thời gian dài,… sẽ khiến cơ thể tăng tiết acid dạ dày hoặc khả năng tiết nhầy bảo vệ niêm mạc giảm đi đáng kể. Từ đó, yếu tố tấn công chiếm thế thượng phong, làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày và dẫn đến đau bụng, có thể loét dạ dày.
Thuốc tráng bao tử là loại thuốc giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày, do nó có chứa các muối hay kiềm có khả năng phản ứng với acid, làm tăng độ pH trong môi trường dạ dày. Sử dụng nhóm thuốc này giúp niêm mạc dạ dày không bị tổn thương bởi acid khi chất nhầy tiết ra không đủ để bảo vệ. Các chế phẩm trên thị trường thường được sản xuất dưới dạng dịch gel dễ uống và tác dụng nhanh.
>>> Xem thêm: Thuốc Dạ Dày Tá Tràng Nên Sử Dụng Để Điều Trị Hiệu Quả
2. Khi nào cần sử dụng thuốc tráng bao tử?
Thuốc tráng bao tử mang tính hỗ trợ, điều trị triệu chứng nhưng vẫn cần đến những chỉ dẫn của bác sĩ để sử dụng hợp lý, hiệu quả. Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng khi chưa rõ nguyên nhân của bệnh dạ dày.
2.1. Những trường hợp NÊN sử dụng thuốc tráng bao tử:
- Khi acid dịch vị tăng tiết áp đảo sự tiết nhầy, gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày.
Thường gặp trong các trường hợp căng thẳng dài ngày khiến thần kinh mệt mỏi, phản ứng chậm chạp với tình trạng bất thường như độ pH dạ dày hạ thấp; khi đó cơ thể không thể đưa ra đáp ứng kịp thời là tiết nhầy bảo vệ. Hay chế độ ăn uống thất thường, ăn quá nhiều khiến dạ dày phải tiết ra lượng lớn acid để tiêu hóa thức ăn.
- Xuất hiện các yếu tố tấn công bổ sung khiến acid dễ tiếp xúc với niêm mạc dạ dày.
Thuốc tráng bao tử sử dụng trong trường hợp này để điều trị triệu chứng, giảm tác hại của acid lên thành dạ dày chứ không điều trị được nguyên nhân, nên thường sử dụng kết hợp với các loại thuốc điều trị căn nguyên khác.
Ví dụ như nhiễm vi khuẩn HP, khiến lớp chất nhầy bị phá hủy và làm acid có thể tác động lên thành bao tử. Những đơn thuốc thường được kê để trị bệnh thường bao gồm kháng sinh diệt vi khuẩn HP + thuốc tráng bao tử.
Ngoài ra, uống rượu bia cũng là nguyên nhân gây phá hủy kết cấu chất nhầy, vì vậy thuốc dạ dày là một sự lựa chọn tố hạn chế thương tổn.
- Sử dụng kết hợp để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị
Khi sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm loại non steroid – NSAIDs sẽ thường xảy ra các tác dụng không mong muốn trên dạ dày do sự ức chế enzym hình thành nên lớp bảo vệ.
Việc sử dụng thuốc tráng bao tử nhằm bổ sung sự bảo vệ bị thiếu hụt trong quá trình dùng thuốc, giúp việc điều trị được tối ưu.
2.2. Thời điểm sử dụng thuốc tráng bao tử tốt nhất vào lúc nào?
- Trường hợp loét dạ dày- tá tràng gây đau: sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng. Uống khi có cơn đau dạ dày hoặc sau bữa ăn 1-2 tiếng.
- Uống thuốc tráng bao tử trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ (lúc đói) khi sự tăng tiết dịch vị dạ dày không thể kiểm soát, hay khi những cơ chế bảo vệ bị ức chế như dùng thuốc NSAIDs, nhiễm vi khuẩn HP,..
3. TOP 10 loại thuốc tráng bao tử phổ biến trên thị trường hiện nay
3.1. Thuốc Phosphalugel
Phosphalugel hay tên thông dụng thường gọi là “thuốc dạ dày chữ P” là biệt dược vô cùng nổi tiếng trên thị trường.Thuốc do công ty Boehringer Ingelheim International GbmH từ Đức sản xuất.
Thành phần
Thành phần của thuốc bao gồm Colloidal aluminium phosphate dưới dạng gel và các thành phần tá dược bổ sung làm tăng mùi vị, dễ uống bao gồm Calcium sulphate dihydrate, Pectin, Agar 800, hương vị cam, Potassium sorbate, Sorbitol, nước tinh khiết.
Công dụng
Phosphalugel là thuốc kháng acid tại dạ dày. Thuốc hoạt động theo cơ chế hóa học cơ bản là AlPO4 tác dụng với HCl tại dạ dày tạo thành muối AlCl3. Nhờ đó, lượng acid bị trung hòa bớt để pH không quá thấp làm hại đến môi trường trong dạ dày
Chỉ định
Phosphalugel được sử dụng để điều trị cơn đau và tình trạng khó chịu do axit gây ra ở dạ dày hoặc thực quản.
Liều dùng
Thông thường sử dụng 1-2 gói và uống 2 đến 3 lần mỗi ngày. Nên uống thuốc khi xuất hiện cơn đau hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. 6 gói là liều dùng tối đa có hiệu quả, nên việc sử dụng hơn 6 gói mỗi ngày mà không có tiến triển thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia.
Thuốc có tác dụng tốt nhất khi uống trực tiếp, không nên pha loãng với nước. Tùy vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng cá nhân (độ tuổi) mà có liều dùng thích hợp
Chống chỉ định
Các trường hợp quá mẫn với Aluminium phosphate hay bất kì thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân suy thận nặng cũng không nên sử dụng Phosphalugel.
Tác dụng phụ
Thuốc tráng bao tử chứa ion nhôm nói chung và Phosphalugel nói chung đều gây ra tác dụng không mong muốn là táo bón. Việc sử dụng dài ngày còn có thể gây tình trạng xốp xương do nhôm dễ dàng tạo phức với phosphate.
Tương tác thuốc
Các thuốc tráng bao tử thuộc loại chứa ion nhôm, magie, canxi dễ tạo phức với các kháng sinh nhóm Quinolon, nhóm Cyclin nên thường không dùng trong phối hợp điều trị. Đồng thời nó làm tăng pH dạ dày, không nên phối hợp với các thuốc tác dụng phụ thuộc pH dạ dày.
3.2. Thuốc Yumangel
Một loại thuốc tráng bao tử được nhiều người biết tới, xuất hiện trên quảng cáo khá nhiều là Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y. Đây là loại thuốc nằm trong danh mục không kê đơn có xuất xứ từ Hàn Quốc – quốc gia châu Á có lĩnh vực dược phẩm vô cùng phát triển.
Thành phần
Hiện tại loại thuốc này đang có hai chế phẩm trên thị trường: Yumangel và Yumangel-F. Điểm khác biệt của hai thuốc này nằm ở nồng độ thành phần chính của nó là almagate. Yumangel có chứa 1g almagate/15ml hỗn dịch trong khi lượng almagate ở Yumangel-F là 1,5g.
Công dụng
Almagate có chứa các ion Mg và OH giúp trung hòa acid, ổn định pH dạ dày. Đồng thời, Almagate dạng hỗn dịch có khả năng tạo một lớp màng nhầy bảo vệ tương tự vai trò của lớp chất nhầy ở thành dạ dày, vì thế nó giúp các tế bào biểu mô thành dạ dày không bị tác động bởi acid.
Chỉ định
Hỗ trợ loét dạ dày-tá tràng, viêm dạ dày, hạn chế các biểu hiện tăng tiết acid (ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn, đau dạ dày); bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.
Liều dùng
- Người lớn: Uống 1 gói, mỗi ngày 4 lần. Uống vào lúc sau bữa ăn 1-2 giờ và trước khi đi ngủ.
- Trẻ em (6-12 tuổi): Dùng một nửa liều so với người lớn.
Có thể điều chỉnh liều dựa vào tình trạng cá nhân.
Tác dụng phụ
Có thể gây tiêu chảy do ion Mg hoặc táo bón.
Tương tác thuốc
Tương tự thuốc tráng bao tử Phosphalugel, không nên kết hợp với kháng sinh Tetracyclin hay các thuốc hấp thu phụ thuộc độ pH trong dạ dày.
3.3. Thuốc Gastropulgite
Thành phần
Nếu như Phosphalugel hay Yumangel chỉ gồm một thành phần chứa hoạt tính thì với Gastropulgite là ba dược chất gồm Attapulgite, Aluminium hydroxide và magnesi carbonat. Sự kết hợp này không chỉ giúp khả năng tráng dạ dày của thuốc hiệu quả hơn mà còn giúp giảm các tác dụng không mong muốn (do dung hòa giữa ion Al gây táo bón và Mg gây tiêu chảy ở người sử dụng).
Công dụng
- Các ion Al, Mg, OH kết hợp với acid => Giảm nồng độ acid
- Attapulgite tạo lớp phủ trên bề mặt dạ dày
Chỉ định
Điều trị các triệu chứng đau do rối loạn chức năng ở thực quản – dạ dày – tá tràng; Điều trị triệu chứng trong trào ngược dạ dày – thực quản., cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua,…
Liều dùng
1 gói hòa với nửa ly nước, uống khi có cơn đau hoặc sau bữa ăn khi mắc phải trào ngược dạ dày – thực quản. Liều cao nhất có tác dụng là 6 gói/ngày (giống với Phosphalugel).
Tác dụng phụ
Tuy hạn chế được những ảnh hưởng trên tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy (vẫn có thể xuất hiện tình trạng này chứ không khắc phụ được hoàn toàn), song loại thuốc tráng bao tử này vẫn tồn tại khuyết điểm gây xốp xương của nhôm.
Tương tác thuốc
Làm tăng nồng độ của dẫn xuất Quinidin trong huyết tương => Dẫn đến nguy cơ quá liều; Làm tăng độ thanh thải qua thận của Salicylat do nước tiểu kiềm => Giảm thời gian tác dụng của dẫn xuất Salicylat.
>>>Xem thêm: Thuốc Dạ Dày Tá Tràng Nên Dùng Để Điều Trị Hiệu Quả
3.4. Gaviscon
Thành phần
Gaviscon là thuốc tráng bao tử do công ty Reckitt Benckiser Healthcare từ Anh sản xuất. Khác với các thuốc tráng bao tử đã nêu, Gaviscon có thành phần không bao gồm ion nhôm hay Magie mà gồm Natri Alginate, natri bicarbonat và calci carbonat. Tuy nhiên, cơ chế tráng dạ dày cũng tương tự là sự kết hợp của muối kiềm với acid dịch vị.
Chỉ định
Hội chứng dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng
Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 1-2 gói/lần, mỗi ngày có thể uống tối đa 4 lần. Uống khi xuất hiện tình trạng đau hay xa bữa ăn.
Tác dụng phụ
- Có ion natri trong thành phần chính → Cần điều chỉnh lượng muối nạp vào khi sử dụng thuốc. Cẩn trọng nếu có bệnh thận.
- Thành phần muối canxi gây nguy cơ tích tụ sỏi thận
- Gốc bicarbonat và carbonat khi phản ứng tạo khí CO2 → Gây tình trạng đầy hơi
3.5. Thuốc Maalox
Thuốc Maalox do công ty Sanovi – Aventis sản xuất, hiện đã có trụ sở tại Việt Nam. Maalox thuộc nhóm thuốc tráng bao tử chứa Magnesi và Aluminium nên cơ chế tác dụng, chỉ định và tác dụng phụ, tương tác thuốc có phần tương tự với những thuốc đã nêu như Gastropulgite.
Chỉ định
Điều trị triệu chứng rối loạn do tăng acid dịch vị trong viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, thoát vị hoành, khó tiêu.
Liều dùng
Với dạng viên nhai, người lớn nhai kỹ 1 – 2 viên sau bữa ăn hoặc khi có cơn đau (hay khó chịu). Không dùng quá 12 viên/ngày – tương đương 6 lần một ngày.
Tác dụng phụ
Rối loạn nhu động ruột (tiêu chảy hoặc táo bón); Mất phospho khi dùng kéo dài hoặc liều cao.
Tương tác thuốc
Ngoài tương tác đã nêu với Quinidin và Salicylat đã nêu, cần sử dụng thuốc tráng bao tử này xa các thuốc kháng H2, thuốc kháng sinh nhóm Cyclin, thuốc kháng lao, thuốc an thần do có thể làm giảm hấp thu thuốc.
3.6. Thuốc Varogel
Thành phần
Varogel ngoài thành phần chủ chốt trong trung hòa acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày là Aluminium dưới dạng oxide và Magnesi hydroxide thì còn bổ sung thêm Simethicon.
Chất này có tác dụng hỗ trợ giảm độ pH thông qua cơ chế ợ hơi hoặc trung tiện, tức là đào thải bớt acid bằng đường khí do nó thay đổi sức căng bề mặt của các bóng hơi trong hệ tiêu hóa.
Chỉ định
Viêm loét dạ dày – tá tràng cấp, mạn tính; Hội chứng dạ dày kích thích; Trào ngược dạ dày – thực quản; Những biểu hiện của tăng tiết acid như ợ chua, nóng rát thực quản,…
Liều dùng
Người lớn: 1 gói/lần, ngày có thể dùng 2-4 lần
Uống xa bữa ăn 30 phút – 2 giờ, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng như đau bụng, ợ hơi không dứt.
Tác dụng phụ
Do phối hợp hài hòa giữa nhôm và magnesi hydroxide nên nhìn chung, các triệu chứng tiêu chảy/táo bón ít gặp.
Dùng trong điều trị cấp tính, nên có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng do dùng nhôm liều cao, thiếu phospho (Ngộ độc nhôm, nhuyễn xương, tác động lên hệ thần kinh trung ương – sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ).
Tương tác thuốc
Tương tự các thuốc Gastropulgite, Maalox
3.7. Thuốc Alusi
Thành phần
Là chế phẩm có thành phần nhôm hydroxyd và magnesi trisilicat.
Dạng bào chế
Alusi được bào chế ở dạng bột khô pha để uống hoặc viên nén nhai được. Các thuốc antacid bào chế ở dạng viên nhai thì cần lưu ý phải nhai kỹ trước khi nuốt để thuốc đạt hiệu quả cao nhất, tránh nuốt thẳng như viên nén uống thông thường.
Về liều dùng
Với dạng viên nén nhai: mỗi lần 2 viên, tối đa 6 viên. Sử dụng sau ăn hay trị triệu chứng tức thì của tăng tiết acid.
Dạng bột pha uống: mỗi lần pha 2,5g (nửa gói) với lượng nước vừa đủ, dùng tối đa 1 gói trong ngày. Thời điểm sử dụng tương tự dạng viên nhai.
Tương tác thuốc
Muối citrate tăng hấp thu nhôm từ đường tiêu hóa và bệnh nhân suy thận → Tránh dùng chung với các thuốc chứa nhóm chức citrate. Một số báo cáo nhận thấy Acid ascorbic cũng tăng cường hấp thu nhôm.
3.8. Thuốc dạ dày Nhất Nhất
Đây là chế phẩm nguồn gốc Đông Y, đã được nghiên cứu và thẩm định bởi hội đồng chuyên môn.
Thành phần chính
Bán hạ, cam thảo, chè dây, can khương, hương phụ, khương hoàn, mộc hương, trần bì cùng các tá dược khác. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng viên nén bao phim.
Công dụng
Theo Đông Y, thuốc có tác dụng hành khí, hoà vị, tán hàn, chỉ thống – điều hòa khí, ổn định dạ dày, xua lạnh, hết đau.
Chỉ định
- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính
- Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, trướng bụng
Liều dùng
Hơi khác với các thuốc Tây y, Dạ dày Nhất Nhất uống tốt nhất vào lúc đói. Sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần uống 2 viên.
Tác dụng phụ
Chưa có báo cáo về các tác dụng phụ của thuốc.
3.9. Thuốc Simelox
Simelox là thuốc tráng bao tử có thành phần tương tự Varogel khi cũng bổ sung thêm Simethicone nhằm mục đích trị đầy hơi, trướng bụng.
Liều dùng
1-2 gói/lần; có thể sử dụng sau bữa ăn, trước khi đi ngủ để phòng tiết acid ban đêm hoặc dùng trực tiếp lúc đau. Liều tối đa là 6 gói/ngày.
3.10. Dạ dày – tá tràng PV
Thêm một thuốc được sản xuất và bào chế bởi công ty tại Việt Nam. Dạ dày – tá tràng PV cũng áp dụng những vị thuốc Đông y cổ truyền chuyên trị dạ dày với các thành phần chính như lá khôi, bồ công anh,… và bào chế dưới dạng viên nén bao đường dễ uống.
Thành phần chính
- Lá khôi, bồ công anh – 480mg
- Khổ sâm – 380mg
- Chỉ thực – 290mg
- Hương phụ, hậu phác, uất kim – 190mg
- Cam thảo, uất hương – 140mg
Chỉ định
Điều trị viêm loét dạ dày – hành tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn tính, viêm đại tràng.
Các triệu chứng khó chịu ở dạ dày, đường tiêu hóa: ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.
Liều dùng
Thuốc có thể sử dụng cho cả trẻ em
- Người lớn: 5-7 viên/lần. Sáng uống trước bữa ăn, trưa và tối sau bữa ăn
- Trẻ em: 3-5 viên/lần, ngày uống 3 lần. Sáng uống trước bữa ăn, trưa và tối sau bữa ăn
>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Và Biểu Hiện Viêm Loét Dạ Dày Nên Biết
3.11. TPBVSK SCurma Fizzy New Hỗ trợ giảm đau bao tử hiệu quả
Ngoài các thuốc tráng báo tử kể trên, hiện nay trên thị trường còn có những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về dạ dày và bảo vệ dạ dày.
Scurma Fizzy là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế dưới dạng viên sủi chứa thành phần hoạt chất chính là curcumin (nguồn gốc từ củ nghệ) dành cho người bị viêm loét dạ dày – tá tràng và trào ngược dạ dày – thực quản.
Sản phẩm uống dạng lỏng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu nhanh, nhất là thời điểm acid dịch vị tiết nhiều gây khó chịu, đau đớn. Ngoài tác dụng tạo ra lớp bảo vệ dạ dày như các thuốc tráng bao tử, nano curcumin còn có nhiều tác dụng khác rất tốt đối với người bị bệnh dạ dày đã được các nhà khoa học nghiên cứu chứng minh như sau:
- Chống viêm tại chỗ: curcumin ức chế sản sinh các chất gây viêm trong niêm mạc dạ dày (như cytokine, chemokine…). Tác dụng chống viêm của curcumin là chọn lọc, không gây tác dụng phụ như các thuốc chống viêm hóa dược, giúp làm giảm các vết viêm loét.
- Làm giảm bài tiết acid dịch vị nhờ ức chế bơm tiết dịch vị giúp giảm yếu tố tấn công, giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua.
- Ức chế hoạt động của vi khuẩn H.Pylori, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Tăng tiết mucin tạo lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày, giúp làm lành các vết loét, giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày.
- Chống lại khả năng gây loét dạ dày của các thuốc hóa dược như phenylbutazone, indomethacin… và các tác nhân gây hại dạ dày khác như rượu bia, đồ ăn cay nóng…
- Chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do ….
Đặc biệt nano curcumin trong Scurma Fizzy là dạng nano curcumin hướng đích giúp tập trung nano curcumin đến các tế bào viêm, tổn thương dạ dày mạnh gấp 70 lần so với nano curcurmin thông thường tăng hiệu quả làm lành các tổn thương.
Do đó, sản phẩm Scurma Fizzy giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh, tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời giảm tác dụng không mong muốn khi dùng dài ngày.
Scurma Fizzy rất thích hợp đối với những người bị viêm loét dạ dày – tá tràng và trào ngược dạ dày – thực quản với các triệu chứng do dư thừa acid dịch vị như ợ hơi, ợ chua, nóng rát cổ họng, đau bụng khi đói, đau sau ăn no, đau tức vùng ngực kèm nóng rát, đầy bụng khó tiêu …
Sử dụng Scurma Fizzy 2 – 3 viên mỗi ngày với liệu trình từ 3 đến 10 tuần kết hợp cùng một chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng, phục hồi tổn thương giúp người bệnh có một dạ dày khỏe mạnh hơn. Tìm hiểu thêm về sản phẩm Scurma Fizzy tại đây
Trên đây là một số nét về thuốc tráng bao tử và các chế phẩm lưu hành trên thị trường. Qua bài viết này, mong rằng độc giả có thêm những thông tin bổ ích. Đã là thuốc thì luôn có ba phần độc, mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh để không phải đau đầu vì thuốc.
Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến các bệnh về dạ dày hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 18006091 để được tư vấn cụ thể về tình trạng dạ dày, các loại thuốc tráng bao tử và cách sử dụng phù hợp . Cảm ơn các bạn đã đón đọc!