Ợ Chua Đầy Bụng, Top 7 Thực Phẩm Chữa Trị Đơn Giản, Hiệu Quả

Ợ Chua Đầy Bụng, Top 7 Thực Phẩm Chữa Trị Đơn Giản, Hiệu Quả

Top 7 thực phẩm chữa trị ợ chua đầy bụng đơn giản, hiệu quả và nhanh chóng tại nhà

Ợ chua đầy bụng là triệu chứng thường gặp ở người mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Ợ chua đầy bụng mang đến cảm giác khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt hằng ngày . Vậy nguyên nhân gây ra ợ chua đầy bụng là gì? Người bệnh nên ăn gì và kiêng gì khi thường xuyên bị ợ chua đầy bụng ? Bài viết sau sẽ làm rõ thắc mắc của bạn.

1. Ợ chua đầy bụng và các bệnh lý liên quan

1.1. Ợ chua đầy bụng là gì ?

Ợ chua là tình trạng acid hay enzym sau khi được tiết ra tại dạ dày trào ngược lên cơ vòng dưới của thực quản, cơ này có chức năng ngăn cách dạ dày với thực quản. Triệu chứng ợ chua thường xảy ra sau bữa ăn, khi cúi người hay nằm.

 Người bị đầy bụng thường có biểu hiện bụng trương lên, căng cứng tròn, cảm giác bụng không thể chứa thêm thức ăn, đồ uống, và có cảm giác bị ứ hơi trong bụng. Nếu cố gắng ăn uống thêm nữa sẽ dẫn đến triệu chứng buồn nôn, khó tiêu,…

>>>> Tìm hiểu thêm: Nỗi Trăn Trở Của Các Bậc Phụ Huynh Khi Bé Con Bị Ợ Hơi, Đầy Bụng Là Gì?

1.2. Nguyên nhân gây ra ợ chua đầy bụng

Một chế độ ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến  triệu chứng ợ chua đầy bụng :

  •       Ăn nhiều thực phẩm làm tăng tính acid dạ dày, ăn quá nhiều các loại quả chua như cam, chanh, bưởi,….
  •       Đồ uống có ga, cồn hay caffeine. Đặc biệt, uống rượu bia lúc dạ dày rỗng, cồn sẽ kích thích niêm mạc dạ dày phát sinh tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ngoài ra thói quen uống rượu bia thường xuyên gây ảnh xấu đến chức năng dạ dày, lâu ngày dẫn đến viêm dạ dày cấp tính.

Thói quen xấu trong ăn uống cũng dẫn đến triệu chứng ợ chua đầy bụng :

  •       Thức ăn thiếu an toàn, không hợp vệ sinh
  •       Ăn xong nằm ngay
  •       Ăn không đúng bữa, ăn nhanh

Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân như chế độ sinh hoạt hằng ngày thiếu khoa học: lười tập thể dục, vận động, thức khuya, sử dụng chất kích thích, áp lực công việc, căng thẳng kéo dài, tác dụng phụ của thuốc…

Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, người béo phì là 2 yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ xảy ra triệu chứng ợ chua đầy bụng.

1.3. Các bệnh lý liên quan đến ợ chua đầy bụng

Một số bệnh lý có thể gây ra triệu chứng ợ chua là thoát vị hoành, xơ cứng bì, u hạt, rối loạn nhu động ruột, rối loạn khuẩn, trào ngược dạ dày,…Điển hình nhất là trào ngược dạ dày thực quản, đây là bệnh lý phổ biến dẫn đến tình trạng ợ chua đầy bụng.

>>>> Tìm hiểu thêm: Những Bệnh Lý Gì Có Thể Tiềm Ẩn Đằng Sau Tình Trạng Ợ Hơi, Đầy Bụng?

2. 7 thực phẩm giúp chữa trị ợ chua đầy bụng đơn giản tại nhà

2.1. Gừng

Gừng là một gia vị quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, hơn thế, gừng được cho là vị thuốc góp phần cải thiện chức năng đường tiêu hóa, giảm các triệu chứng gây ra bởi trào ngược acid dạ dày như ợ chua đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,…Theo nghiên cứu của các nhà khoa học gừng chứa nhiều hợp chất có tác động tích cực đến hệ tiêu hóa như :  Cineol có khả năng chống co thắt cơ trơn ruột và khả năng diệt khuẩn tốt. 2 hợp chất shogaol và gingerol giúp chống nôn, chống co thắt, giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.

Dưới đây là 4 cách làm giảm triệu chứng ợ chua đầy bụng từ gừng được nhiều người tin dùng bởi tính an toàn và hiệu quả :

Cách 1 : Uống nước gừng ấm : Chuẩn bị củ gừng đã rửa sạch, đem thái thành từng lát mỏng, sau đó cho vào cốc , thêm 100ml nước sôi, đậy kính sau 5 phút thì có thể dùng. Nên dùng ngay khi còn ấm và uống thành từng ngụm nhỏ

Cách 2 : Sử dụng trực tiếp :  nhai gừng sống là cách đơn giản nhất được áp dụng để chữa ợ chua đầy bụng. Cách làm đơn giản như sau: chuẩn bị củ gừng, rửa sạch, thái thành lát mỏng, đem bảo quản. Mỗi lần xuất hiện triệu chứng ợ chua đầy bụng thì nhai sống vài lát gừng, có thể kèm thêm chút muối để tạo cảm giác dễ ăn.

Cách 3: Phối hợp trà gừng và mật ong: Gừng đem rửa sạch, gọt vỏ, thái thành từng lớp mỏng, sau đó lấy 3-4 lá trà xanh đem đun với gừng trong khoảng 200ml nước đến khi sôi thì vớt bỏ lá, lấy nước cho vào cốc. Thêm 1 thìa mật ong vào cốc, khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện thì có thể dùng. Uống khi còn ấm và uống từ từ.

Cách 4: Tổ hợp gừng tươi – mật ong – chanh : Gừng tươi đem rửa sạch, gọt vỏ, đem xay nhuyễn hoặc giã nát, sau đó đem đun sôi với 200ml nước trong 5 phút. Bỏ thêm mật ong và nước cốt chanh vào sau đó khuấy thật đều là có thể dùng được. Cách làm này sẽ tạo ra hương vị thơm ngon hơn, giúp người bệnh dễ uống hơn.

2.2.  Nghệ

Từ xưa đến nay, nghệ được là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng để chữa trị nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng nghệ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày, cải thiện chức năng tiêu hóa, góp phần giảm các triệu chứng gây ra bởi trào ngược dạ dày, thực quản. Hoạt chất chính trong nghệ là curcumin, có tác dụng kháng viêm, lợi mật, hỗ trợ tiêu hóa làm giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Sau đây là 3 cách đơn giản sử dụng nghệ tươi để chữa trị chứng ợ chua đầy bụng:

Cách 1: Sử dụng tinh bột nghệ: So với nghệ tươi thì tinh bột nghệ tiện dụng hơn do không mất nhiều thời gian để sơ chế, ngoài ra khi ở dạng bột, nghệ sẽ cho hiệu quả cao hơn. Cách thực hiện đơn giản như sau: Pha 2 thìa tinh bột nghệ với 250ml nước ấm, khuấy đều cho đến khi tan hết rồi uống khi còn ấm. Có thể duy trì thói quen này vào mỗi buổi sáng, góp phần cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

Cách 2: Kết hợp nghệ và mật ong: Nhờ có tính kháng khuẩn tiêu viêm, mật ong được kết hợp với nghệ để làm gia tăng hiệu quả chữa trị. Cách thực hiện như sau : Củ nghệ tươi đem ngâm, rửa sạch , thái thành từng lớp mỏng. Ngâm nghệ với mật ong trong lọ thủy tinh theo tỉ lệ 100 gam nghệ tươi ứng với 200ml mật ong nguyên chất. Bảo quản nơi thoáng mát, sau khoảng 15 ngày thì có thể sử dụng, có thể ăn trực tiếp 2-3 thìa, hoặc pha với nước ấm để uống. Nên duy trì sử dụng 1-2 lần/ ngày để cho hiệu quả tốt hơn.

Cách 3: Sữa chua và nghệ : Sữa chua không chỉ bổ sung hàm lượng protein và khoảng chất cần thiết mà còn chứa số lượng lớn các lợi khuẩn đường tiêu hóa. Do vậy phối hợp nghệ và sữa chua làm gia tăng tác động cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, giảm nhanh triệu chứng ợ chua đầy bụng, khó tiêu,… Cách thực hiện: chuẩn bị 1 thìa tinh bột nghệ, 1 hũ sữa chua. Trộn đều hỗn hợp tinh bột nghệ và sữa chua rồi ăn trực tiếp. Có thể ăn kèm với một ít ngũ cốc như yến mạch, hạt óc chó,…

Ngoài ra trên thị trường hiện nay đã có mặt các thực phẩm chức năng có chiết xuất từ nghệ hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản, giảm nhanh tình trạng ợ chua đầy bụng, khó tiêu, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Điển hình là sản phẩm Scurma Fizzy New với công nghệ nano curcumin hướng đích tập trung, mạnh gấp 70 lần so với nano curcumin, ngoài ra sản phẩm còn được bào chế dạng sủi, giúp hấp thụ nhanh, tiện lợi, dễ uống, phù hợp với nhiều đối tượng như người già, trẻ em, người khó nuốt.

2.3. Tỏi

Tỏi là hương vị quen thuộc trong các món ăn gia đình hằng ngày. Bên cạnh đó, tỏi còn được dân gian áp dụng trong chữa trị các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như ợ chua đầy bụng, khó tiêu. Theo nhiều nghiên cứu trong tỏi chứa hàm lượng cao allicin là hợp chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, ngoài ra tỏi còn chứa tinh dầu, vitamin, khoáng chất giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Sau đây là 3 cách đơn giản sử dụng tỏi giúp chữa các bệnh lý liên quan đường tiêu hóa:

Cách 1: Sử dụng trực tiếp: Ăn tỏi sống được xem là cách mang lại hiệu cao nhất bởi các hợp chất như vitamin, carbohydrate, khoáng chất,…trong tỏi sống chưa bị phân hủy bởi nhiệt độ.

Cách 2 : Nước ép tỏi : một lượng khá lớn các hoạt chất kháng khuẩn được bảo lưu trong nước ép tỏi, uống nước ép tỏi giúp kích thích phân hủy lượng khí thừa trong ống tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Cách thực hiện : Chuẩn bị 2-3 củ tỏi, gọt vỏ, đem ép thành nước, lọc bỏ bã, lấy nước cốt. Nên sử dụng một ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối.

Cách 3 : Tỏi ngâm mật ong : Kết hợp với mật ong làm gia tăng tác động của tỏi lên hệ thống tiêu hóa. Cách thực hiện: chuẩn bị tỏi đã bóc vỏ sạch, ngâm tỏi với mật ong trong lọ thủy tinh theo tỉ lệ 15g tỏi ứng với 100ml mật ong nguyên chất. Đem bảo quản sau 20 ngày thì có thể sử dụng. Nên sử dụng 2 lần/ ngày.

2.4. Bạc hà

Bạc hà với khả năng làm thư giãn các cơ co bóp ở ruột, tạo điều kiện cho khí và chất thải di chuyển nhanh hơn giúp giảm đầy hơi, chướng bụng, ngoài ra bạc hà cũng là giúp giảm chứng ợ chua. Sử dụng bạc hà đơn giản theo những cách sau : Hái lá bạc hà đem rửa sạch, cho vào ly, rót nước sôi vào, khuấy  đều trong 5 phút. Uống khi còn ấm, sẽ giảm ngay triệu chứng ợ chua đầy bụng.

>>>> Tham khảo thêm: Nên Làm Gì Cho Đầy Bụng Mau Chóng Khỏi?

2.5. Trà hoa cúc

Ngoài tác dụng an thần, dịu thần kinh, trà hoa cúc còn giúp ổn định nhu động đường ruột, tránh bị rối loạn, cải thiện triệu chứng đau, sưng viêm niêm mạc dạ dày thực quản, làm giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong hoa cúc với hàm lượng cao tinh dầu chứa levomenol, là một hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn, chống kích ứng. Để giảm triệu chứng ợ chua đầy bụng, bạn cần chuẩn bị 1 nắm trà hoa cúc hoặc hoa cúc khô, đem hãm với nước sôi, sau đó đợi nước âm ấm thì có thể dùng. Nên uống một cốc trà hoa cúc khi xuất hiện triệu chứng ợ chua, đầy bụng, nóng rát sưng đau nọng hoặc có thể duy trì thói quen uống trà hoa cúc 30 phút hay 1 tiếng trước khi đi ngủ, thói quen này có tác động tích cực đến hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các triệu chứng có thể xảy đến từ hiện tượng trào ngược

2.6. Đu đủ

Đu đủ được biết đến là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng ợ chua đầy bụng, ợ nóng, khó tiêu,…gây ra bởi trào ngược dạ dày thực quản. Đu đủ chứa papain là một loại enzym giúp các thức ăn giàu protein dễ dàng được tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể giảm nhanh triệu chứng đầy hơi. Nếu bạn không thích ăn đu đủ sống, có thể sử dụng ở dạng sinh tố kết hợp với các loại trái cây khác để làm tăng mùi vị thơm ngon và tốt cho sức khỏe.

2.7. Tía tô

Tía tô có vị cay, tính ấm theo Đông Y và thường được dùng để chữa chứng đầy bụng khó tiêu và ngộ độc thức ăn. Nghiên cứu khoa học cho thấy toàn cây tía tô chứa nhiều hợp chất flavonoid và 0.5% tinh dầu gồm perilla andehyd, limonene,…Các hợp chất này có tác dụng điều hòa chức năng dạ dày, làm thư giãn ruột góp phần giảm triệu chứng ợ chua đầy bụng, khó tiêu, táo bón,… 2 cách sử dụng lá tía tô như sau:

Cách 1 : chỉ cần lấy 30g lá tía tô, rửa sạch, đem xay nhuyễn rồi lược bỏ xác lá, lấy phần nước uống.

Cách 2: Chuẩn bị 200g lá tía tô tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Sau đó rửa lại 2-3 lần rồi để ráo nước. Đun sôi 2.5l nước, rồi cho lá tia tô vào, đợi 5 phút thì tắt bếp. Sau khi nước tía tô đã nguội, lọc lấy phần nước và cho 2 lát chanh tươi vào, đậy nắp và uống trong ngày.

3. Ợ chua đầy bụng không nên ăn gì ?

Song song với việc sử dụng các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm triệu chứng ợ chua đầy bụng thì bạn nên kiêng cử các loại thực phẩm sau đây để góp phần ngăn ngừa triệu chứng lặp lại:

 _ Thực phẩm giàu dầu mỡ: Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ khiến cơ vòng dưới thực quản giãn ra, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho acid dịch vị được sản sinh ra trong lòng dội ngược lên trên thực quản. Ngoài ra những thực phẩm dầu mỡ cũng gây khó tiêu, tăng cân, béo phì.

_ Thức ăn cay nóng:Sa tế, mù tạt, các món ăn được chế biến với nhiều ớt sẽ gây kích ứng dạ dày, khiến người ăn bị ợ chua. Do đó nếu sử dụng ớt khi nêm vào nước chấm hay món ăn, nên cân nhắc mức độ vừa phải.

__ Chocolate: có chứa methylxanthine là chất gây giãn cơ vòng dưới thực quản, gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Mặc dù là món ăn vặt khoái khẩu nhưng bạn nên cắt giảm ở mức độ nhiều nhất có thể.

_ Thức uống có cồn, có gas, caffeine : các loại thức uống này gây tăng tiết acid tại dạ dày, gây ảnh hưởng xấu đến lớp niêm mạc dạ dày.

_ Đồ ăn nhiều muối mặn: Muối gây nên tình trạng tích nước trong cơ thể, tăng nguy cơ gây chướng bụng, đầy hơi, ngoài ra còn thúc đẩy vi khuẩn HP hoạt động mạnh. Thức ăn giàu muối mặn có thể kể đến như: các món kho mặn, đồ đóng hộp, cà muối, cá muối,…

4.Sử dụng thuốc trong điều trị ợ chua đầy bụng

4.1. Đông Y

Triệu chứng ợ chua đầy bụng 4cùng với các triệu chứng kèm theo được Đông Y cho là do can nhiệt hoặc hàn hư, do đó có 2 bài thuốc điều trị tương ứng như sau:

Bài thuốc : Tả kim hoàn. Áp dụng cho người bệnh có triệu chứng : ợ chua, nôn, tâm phiền, họng khô, miệng đắng.

Ngô thù du 4g Hoàng liên 24g

 

Bài thuốc : Hương sa lục quân. Áp dụng cho người bệnh có triệu chứng ợ chua đầy bụng, ngực sưng trướng khó chịu, ợ hơi.

Sa sâm 8-12g Bạch truật 8-12g Bạch linh 12g Bán hạ
Cam thảo 4g Trần bì 8g Xa nhân 6g Mộc hương

 

4.2. Tây Y

Điều trị ợ chua đầy bụng bao gồm: điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân bệnh sinh. Điều trị triệu chứng để mang lại cảm giác dễ chịu tạm thời, người bệnh có thể tiếp tục công việc sau đó. Song song, điều trị nguyên nhân bệnh sinh ( điển hình là bệnh trào ngược dạ dày gây ra triệu chứng ợ chua đầy bụng) để tránh triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời sống hằng ngày, góp phần cải thiện cuộc sống người bệnh.

  •       Simethicone : làm xẹp các bóng khí này, giúp sự tống hơi trong ống tiêu hóa trở nên dễ dàng, giảm nhanh tình trạng chướng hơi, đầy bụng do nó có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các bong bóng hơi trong niêm mạc ống tiêu hóa.
  •       Cisaprid : là một thuốc kích thích tăng vận động cơ trơn, có cấu trúc hóa học giống metoclopramid. Thuốc tăng cường đẩy thức ăn ra khỏi dạ dày, phối hợp với sự vận động của môn vị và tá tràng, đại tràng giúp giảm triệu chứng đầy bụng do có khả năng kích thích làm tăng nhu động thực quản và trương lực cơ thắt tâm vị. Cisaprid thường được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, táo bón mạn tính, tối loạn chức năng tiêu hóa.
  •       Thuốc kháng acid : nhóm thuốc này làm giảm nhanh triệu chứng ợ chua đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng gây ra bởi trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc hoạt động theo cơ chế trung hòa acid dịch vị, làm tăng độ pH dạ dày. Tác dụng của thuốc nhanh nhưng chỉ duy trì trong thời gian ngắn, điều trị triệu chứng tức thời, do vậy cần phối hợp các thuốc khác để điều trị nguyên nhân bệnh sinh. Các thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm các thuốc chứa magie, thuốc chứa nhôm và thuốc phối hợp giữa nhôm và magie.
  •       Nhóm thuốc ức chế bơm proton : Nhóm thuốc này được chỉ định để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản từ đó ngăn ngừa chứng ợ chua đầy bụng xảy ra. Nhóm thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế enzyme trong thành dạ dày làm giảm sản xuất các acid dạ dày. Các thuốc trong nhóm này thường được sử dụng phổ biến như: Dexlansoprazole (Dexilant), Omeprazole ( Zegerid), Esomeprazole ( Nexium) , Lansoprazole ( Prevacid),…Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng nhóm thuốc này là đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn,…
  •     Nhóm thuốc kháng H2 – histamin: điển hình như famotidin, cimetidin, ranitidin,… được chỉ định dùng khá nhiều trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản với mục đích làm giảm triệu chứng ợ chua, đầy bụng, ợ nóng,…

Kết luận: Ợ chua đầy bụng thường xảy ra bởi một khẩu phần ăn không hợp lý, thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Do vậy, khi xuất hiện triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị nhưng cũng đồng thời cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học hơn. Hãy nhanh chóng liên hệ HOTLINE 18006091 để được đội ngũ bác sĩ, dược sĩ tư vấn chi tiết hơn về tình trạng, triệu chứng và nhận những lời khuyên bổ ích giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091