Bụng đầy hơi khó chịu có thể tiềm ẩn nguy cơ bệnh gì? 

Bụng đầy hơi khó chịu có thể tiềm ẩn nguy cơ bệnh gì? 

Bụng đầy hơi khó chịu là một vấn đề phổ biến của hệ thống đường ruột của con người. Có một quan điểm không đúng về đầy hơi cơ năng là người ta tin rằng nguồn gốc của đầy hơi cơ năng là các bệnh tâm lý, trong khi đó, đầy hơi cơ năng là sự kết hợp của tâm lý xã hội, sinh lý (chuyển động ruột, thay đổi hệ vi khuẩn), tác nhân di truyền và điều kiện môi trường. Tác động đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân cũng như cộng đồng.

Bụng đầy hơi khó chịu

Triệu chứng bụng đầy hơi khó chịu hé lộ điều gì?

1. Đầy hơi là gì?

Đầy hơi là cảm giác căng tức bụng liên tục và có thể liên quan đến nhiều bệnh như hội chứng ruột kích thích (IBS), táo bón chức năng, rối loạn tiêu hóa, không dung nạp lactose… 

Theo quan niệm truyền thống Iran, đầy hơi là kết quả của chứng khó tiêu trong dạ dày. Sự sản sinh khí trong khoang bụng bắt nguồn từ nhiệt độ dạ dày, độ ẩm của thức ăn hoặc độ ẩm bất thường trong đường tiêu hóa và sự tương tác của chúng. Nói một cách dân gian đầy hơi là tình trạng căng chướng bụng do đầy khí trong dạ dày.

2. Một số bệnh có liên quan biểu hiện bụng đầy hơi khó chịu

2.1 Hội chứng ruột kích thích

bụng đầy hơi khó chịu

IBS-Hội chứng ruột kích thích.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn chức năng của ruột, đặc trưng bởi đau bụng, phân không đều và bụng đầy hơi khó chịu. Các triệu chứng có thể là suy nhược ở nhiều người, nhưng có thể nhẹ hoặc trung bình ở những bệnh nhân khác.

Ngoài ra, IBS thường liên quan đến các bệnh đi kèm khác (ví dụ, hội chứng đau, bàng quang hoạt động quá mức và chứng đau nửa đầu), các tình trạng tâm thần (bao gồm trầm cảm và lo lắng) và nhạy cảm nội tạng. Tỷ lệ dân số mắc IBS cao (~ 11%) và ảnh hưởng đáng kể đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và người thân. IBS là một bệnh đa yếu tố. Do đó, cơ chế bệnh sinh được coi là phức tạp và sinh lý bệnh phân tử chính xác vẫn chưa được hiểu rõ.

Hơn nữa bệnh này hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi, chỉ có các phương pháp là giảm triệu chứng. Vì vậy, chúng ta cần thận trọng khi gặp biểu hiện bụng đầy hơi khó chịu là triệu chứng lâm sàng điển hình của hội chứng ruột kích thích để có thể phát hiện sớm bệnh nếu có nguy cơ mắc cao, tránh rủi ro đáng tiếc nếu không phát hiện kịp thời.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đầy Bụng Nên Làm Gì Và Những Thắc Mắc Thường Gặp

2.2 Không dung nạp lactose

Sữa, ngoài protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, còn chứa carbohydrate bao gồm lactose và các oligosaccharide quan trọng khác hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn probiotic, đặc biệt là vi khuẩn bifidobacteria, trong ruột của trẻ sơ sinh, để bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ khỏi nhiễm trùng.

Tuy nhiên, nó cũng là một loại thực phẩm hoàn chỉnh cho người lớn, vì nó chỉ thiếu một số vitamin và sắt. Vì vậy việc không dung nạp lactose sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu, tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể.

Bụng đầy hơi khó chịu

Lactose có chủ yếu trong sữa.

Không dung nạp lactose chủ yếu đề cập đến một hội chứng có các triệu chứng khác nhau khi tiêu thụ thực phẩm có chứa lactose. Đây là một trong những dạng không dung nạp thức ăn phổ biến nhất và xảy ra khi hoạt động của men lactase bị giảm ở viền bàn chải của niêm mạc ruột non.

Các cá nhân có thể không dung nạp lactose ở nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này và đặc thù cơ thể của mỗi cá thể. Quá trình tiêu hóa đường lactose cần một loại enzyme chuyên biệt, thường được gọi là lactase.

Lactase là một β-galactosidase có thể được tìm thấy ở bề mặt trên của các tế bào ruột trên vi nhung mao của ruột non, và nó được biểu hiện tối đa ở hỗng tràng trung bình (nơi có nồng độ vi khuẩn thấp và do đó, quá trình lên men xảy ra rất ít). Nó thủy phân một phân tử lactose thành hai monosaccharide, glucose và galactose, khi tiêu hóa, chúng được hấp thụ nhanh chóng bởi các tế bào ruột và sau đó được sử dụng; glucose được sử dụng như một nguồn năng lượng, trong khi galactose được sử dụng như một phần của glycoprotein và glycolipid.

Trong trường hợp thiếu hụt lactase, disaccharide không được tiêu hóa đúng cách (khó tiêu lactose) và do đó không thể được hấp thụ ở dạng không tiêu hóa được (kém hấp thu lactose) và được lên men bởi hệ vi sinh vật đường ruột dẫn đến các triệu chứng không dung nạp lactose bao gồm đau bụng, chướng bụng, bụng đầy hơi khó chịu và tiêu chảy. 

2.3 Bệnh celilac

bụng đầy hơi khó chịu

Bệnh celilac có triệu chứng bụng đầy hơi.

Bệnh Celiac (CD) là một nguyên nhân phổ biến của chứng kém hấp thu. Đây là một bệnh đường ruột dựa trên miễn dịch mãn tính được kích hoạt bởi Gluten trong chế độ ăn uống (một loại protein trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen) thường liên quan đến yếu tố di truyền.

Tiêu thụ gluten ở những người nhạy cảm về mặt di truyền (enzyme transglutaminase của mô đóng vai trò kháng thể tự động) dẫn đến phản ứng miễn dịch tế bào và cuối cùng làm tổn thương niêm mạc ruột. Bệnh Celiac có thể bao gồm các triệu chứng cổ điển của hội chứng kém hấp thu như bụng đầy hơi khó chịu, tiêu chảy mãn tính có hoặc không kèm theo tăng tiết mỡ, không dung nạp lactose hoặc thiếu các vi chất dinh dưỡng cụ thể như thiếu máu do thiếu sắt.

Trong một nghiên cứu của  Ganji và cộng sự. (2014) cho thấy 7,2% bệnh nhân Celiac ở đông bắc Iran bị bụng đầy hơi khó chịu. Trong số các nguyên nhân được trích dẫn cho sự gia tăng khí trong ruột (đầy hơi), bệnh Celiac là một trong những nguyên nhân chính mà nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như ung thư hạch, thiếu máu, loãng xương và bệnh ác tính.

Dù không quá phổ biến nhưng chúng ta cũng cần chú ý, không được chủ quan khi có triệu chứng bụng đầy hơi khó chịu có thể liên quan đến bệnh celilac.

2.4 Một số nguyên nhân khác gây bụng đầy hơi khó chịu

Ăn quá nhanh, ăn đồ cay nóng, uống nhiều nước có gas, nhai kẹo cao su (làm tăng lượng khí vào), hút thuốc lá, thuốc lào,…

Đặc biệt, loại thực phẩm gây bụng đầy hơi khó chịu thường gặp là các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành. Do chúng chứa các oligosaccharide không tiêu hóa được (NDO), chẳng hạn như alpha-galacto oligosaccharides raffinose và stachyose. Hầu hết các loài động vật có vú, bao gồm cả con người, thiếu men alpha-galactosidase (alpha-Gal) của tuyến tụy, cần thiết cho quá trình thủy phân các loại đường này.

Tuy nhiên, NDO đó có thể bị lên men bởi các vi sinh vật sinh khí có trong manh tràng và ruột già, do đó có thể gây ra đầy hơi và các rối loạn tiêu hóa khác ở những người nhạy cảm.

>>>> Tìm hiểu về: Hay Bị Đầy Bụng Có Nguy Hiểm Không Và Làm Thế Nào Để Điều Trị

3. Các đối tượng cần đặc biệt chú ý khi bị bụng đầy hơi khó chịu

3.1 Đối với trẻ sơ sinh

bụng đầy hơi khó chịu ở trẻ

Trẻ em-đối tượng cần chú ý khi xuất hiện triệu chứng đầy hơi.

Biểu hiện bụng đầy hơi khó chịu xuất hiện ở trẻ sơ sinh có thể do không dung nạp lactose như đã nên ở trên. Lactose là carbohydrate chính trong quá trình nuôi dưỡng trẻ sơ sinh nhưng tác động của nó giảm dần khi trẻ lớn hơn và tiêu thụ ít sữa và các sản phẩm từ sữa hơn. Không dung nạp lactose bẩm sinh là một tình trạng rất hiếm.

Tuy nhiên, hoạt động của lactase có thể thấp và cần phải phát triển trong những tuần đầu đời ở nhiều trẻ sơ sinh. Đường lactose được hấp thụ có tác dụng cải thiện sự hấp thụ canxi do đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trường hợp này có thể giảm dần khi trẻ lớn tuy nhiên cũng cần theo dõi chặt chẽ nếu tình trạng kém hấp thu lactose nói chung và đầy hơi nói riêng kéo dài sẽ ảnh hưởng sự phát triển của trẻ, cần hỏi ý kiến bác sĩ.

3.2 Bệnh nhân đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh toàn thân, ảnh hưởng đến bệnh nhân ở nhiều lứa tuổi. Tăng đường huyết gây ra tổn thương nội mô mạch máu, phát triển thành viêm mãn tính, tổn thương hữu cơ và chức năng trong một số hệ thống và cơ quan.

Các phàn nàn chính về đường tiêu hóa liên quan đến biểu hiện của bệnh bao gồm đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, bụng đầy hơi khó chịu và nôn mửa. Do vậy ta cần chú ý kĩ đối với những bệnh nhân đái tháo đường nếu có biểu hiện đầy hơi, đây có thể là tín hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa của bệnh nhân cần được xem xét kịp thời để tránh hậu quả khó lường.

4. Cách chữa bụng đầy hơi khó chịu

bụng đầy hơi khó chịu là một trong những triệu chứng tiêu hóa phổ biến nhất gây khó chịu cho người bệnh, nên việc xác định các phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này là rất quan trọng. Trong y học hiện đại, việc kiểm soát chứng đầy hơi thường không khả quan. Mặt khác, các hệ thống y học cổ truyền có thể được coi là nguồn tiềm năng tốt để tìm ra các phương pháp mới để ngăn ngừa và điều trị đầy hơi.

4.1 Biện pháp không sử dụng thuốc để chữa bụng đầy hơi khó chịu

  • Nên uống một cốc nước sôi trước bữa ăn sáng 30 phút giúp thanh lọc cơ thể, “dịu dàng” với dạ dày..
  • Vào giờ ăn sáng, khuyến khích sử dụng chanh, táo hoặc mộc qua và không uống bất kỳ đồ uống nào, chẳng hạn như trà hoặc sữa, có thể sử dụng nước lọc.
  • Sẽ tốt hơn cho những bệnh nhân bị đầy hơi nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, chẳng hạn như súp ít chất béo và thức ăn hầm.
  • Bệnh nhân nên ăn quả chuối tiêu, quả sung, bánh mì nguyên hạt để loại bỏ chứng táo bón sau khi giảm đầy hơi.
  • Trong trường hợp ăn cơm, thêm một số loại thảo mộc và gia vị, chẳng hạn như thì là, rau mùi.
  • Thêm một số loại thảo mộc, chẳng hạn như thì là, mùi tây ( Petroselinum crispum (Mill.) Fuss), húng quế ( Ocimum basilicum L.), bạc hà ( Mentha × spicata L.) vào chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Khi ăn sữa chua bạn nên thêm một ít muối vào đó.

>>>> Tìm hiểu thêm: Cách Giảm Đầy Bụng Và Các Mẹo Hiệu Quả Có Thể Áp Dụng

4.2 Một số mẹo dân gian chữa bụng đầy hơi khó chịu

4.2.1 Sử dụng tỏi-nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình

Tỏi (Allium sativum) từ lâu đã được sử dụng trong y học, làm giảm mức cholesterol và nguy cơ tim mạch, cũng như các đặc tính giúp chống ung thư và kháng khuẩn. 

Mẹo chữa đầy hơi dân gian.

Mẹo chữa đầy hơi dân gian.

Củ của cây tỏi được dùng làm thuốc. Nó có thể được sử dụng tươi, khô hoặc như một loại dầu (dầu tỏi)được chiết bằng cách chưng cất bằng hơi nước.

Có thể áp dụng bài thuốc chữa bụng đầy hơi với tỏi theo 2 cách sau:

Cách 1: nướng một củ tỏi rồi bọc vào băng gạc mỏng hoặc tấm vải thật mỏng (ví dụ: vải màn…) rồi đặt lên rốn.

Sau vài phút, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay, lúc này bụng sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.

Cách 2: Nghiền nát 30g tỏi tươi hoặc khô rồi trộn cùng với 5g đường.

Tiếp theo, thêm 100ml nước ấm (nước ấm để đường tan nhanh hơn, có thể sử dụng nước nguội thay thế nếu muốn) vào hỗn hợp tỏi đường, khuấy đều cho tới khi đường tan. Chia hỗn hợp nước tỏi đường này thành 2 phần, sử dụng sau bữa ăn chính. Lưu ý không được sử dụng khi bụng đói do có thể làm phản tác dụng do khi sử dụng tỏi nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, thay đổi hệ vi sinh.

4.2.2 Sử dụng gừng

Gừng (Zingiber officinale) là một thành viên của họ thực vật bao gồm thảo quả và nghệ. Gừng được trồng chủ yếu ở châu Á và các khu vực nhiệt đới, ngoài chức năng ẩm thực, gừng còn được sử dụng từ thời cổ đại cho nhiều bệnh khác nhau, bao gồm cảm lạnh, sốt và các vấn đề tiêu hóa, và như một chất kích thích sự thèm ăn.

Cách thực hiện: gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái thành các lát mỏng. Sử dụng 100ml nước sôi cho vào cốc, thả 2-3 lát gừng, chờ trong 5-7 phút cho gừng ngấm vào nước rồi uống.

Sau khoảng 15 phút, cảm giác chướng bụng của bạn sẽ dần được cải thiện.

4.2.3 Quế

Quế từ xa xưa đã được sử dụng làm gia vị và dược liệu chữa bệnh với vị cay, ngọt, quy kinh tỳ, tâm, can, thận. Có chứa các hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm.

Cách sử dụng quế chữa bụng đầy hơi khó chịu:

Đun sôi 250ml nước, thêm nửa thìa cà phê bột quế vào hòa tan trong nước. Chắt lấy nước uống sau bữa ăn, hoặc thêm nửa thìa bột quế vào trong ly sữa ấm, uống khi chướng bụng, đầy hơi.

4.2.4 Vỏ cam khô (trần bì)

Cách thực hiện: Rửa sạch vỏ cam khô bằng nước ấm rồi nấu trong ấm khoảng 15-20 phút. Sau đó sử dụng khi còn nóng là tốt nhất, bỏ bã.

4.3 Thuốc điều trị bụng đầy hơi khó chịu hiện nay-Simethicon

4.3.1 Chỉ định

Simethicone là một hợp chất silicone được sử dụng để điều trị chứng đầy hơi và chướng bụng. Nó làm giảm sự khó chịu do sự có mặt của khí dư thừa trong đường tiêu hóa. Kể từ đó, nó đã được nghiên cứu để sử dụng như một chất bảo vệ da, để điều trị Helicobacter pylori và gần đây nhất là ở các vận động viên sức bền để giảm các triệu chứng trên đường tiêu hóa (GI) liên quan đến tập thể dục.

4.3.2 Cơ chế hoạt động của thuốc

Simethicone là một hợp chất si-lo-côn có chức năng làm giảm sức căng bề mặt của bong bóng khí cấu tạo thành hơi trong trong đường tiêu hóa. Hoạt động này dẫn đến sự kết hợp và phân tán của các bong bóng khí cho phép loại bỏ chúng khỏi đường tiêu hóa dưới dạng xì hơi hoặc ợ hơi. Simethicone Dimethicone làm cho các bong bóng khí tích tụ và do đó dễ dàng đi qua đường tiêu hóa trên hoặc GI thấp hơn. Simethicone gần như không làm giảm sản xuất khí trực tiếp trong đường tiêu hóa. Simethicone không sử dụng cho tình trạng như không dung nạp lactose hoặc tác dụng phụ của thuốc làm tăng sản sinh bọt khí trong đường tiêu hóa.

Thuốc điều trị đầy hơi phổ biến.

Thuốc điều trị đầy hơi phổ biến.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đầy Bụng Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì, 13 Loại Thực Phẩm Nên Ăn

5. Phòng ngừa đầy hơi từ quan điểm y học cổ truyền

5.1 Thay đổi thói quen ăn uống như sau có thể được sử dụng để ngăn ngừa bụng đầy hơi khó chịu

  • Nên ăn chậm, nhai kỹ rồi mới nuốt để giúp nghiền kỹ thức ăn, giảm áp lực lên dạ dày
  • Chỉ ăn khi bạn cảm thấy đói và ngừng ăn trước khi cảm thấy no hoàn toàn (không nên ăn quá no)
  • Nên nói chuyện về những chủ đề thú vị, hài hước khi ăn, tránh những chuyện nhạy cảm, dễ xúc động hay gây suy nghĩ
  • Tránh sử dụng nước uống trong khi ăn, tránh sử dụng canh vì dễ gây đau dạ dày
  • Không nên sử dụng salad, sữa chua và các món ăn phụ khác cùng với thức ăn chính
  • Đồ uống, rau và trái cây nên được tiêu thụ ít nhất 1 – 1,5 giờ sau bữa ăn chính

5.2 Để ngăn ngừa bụng đầy hơi khó chịu nên tránh một số loại thực phẩm

Thực phẩm chiên và nhiều chất béo, thực phẩm rất chua, cay và lạnh, cà phê và ca cao, đá và đồ uống lạnh.

Thực phẩm nhão, ngũ cốc mọng nước, chẳng hạn như đậu ( Phaseolus vulgaris L.) và đậu lăng ( Lens culinaris Medikus), hạt lạc và rau bao gồm bắp cải ( Brassica oleracea L.), củ cải sống ( Beta vulgaris L.), củ cải ( Brassica rapa var. rapa L.) và hành tây ( Allium cepa L.).

Trái cây như đào ( Prunus persica (L.) Stokes), mận ( Prunus spp.), Dưa chuột ( Cucumis sativus L.), và bí ( Cucurbita pepo Mill.), Cam ( Citrus × sinensis (L.) Osbeck), và quýt ( Citrus quýt Tanaka), nước dừa.

Nhìn chung, triệu chứng bụng đầy hơi khó chịu xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Chúng có thể tự khỏi và không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh thì cần được chú ý xem xét đây có phải biểu hiện lâm sàng của một số bệnh có thể nguy hiểm nếu trở nặng như: hội chứng ruột kích thích (IBS), không dung nạp lactose (đặc biệt chú ý ở trẻ nhỏ), bệnh celilac,.. Từ đó giúp nhanh chóng phát hiện bệnh và có các biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả và hạn chế tối thiểu khả năng mắc bệnh mà không chẩn đoán sớm dẫn đến tình trạng nghiêm trọng.

Qua đây, chúng ta cũng tìm hiểu thêm được một số mẹo cũng như các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để loại bỏ biểu hiện bụng đầy hơi khó chịu. Những thông tin được cung cấp trong bài đọc này rất mong sẽ giúp ích cho bạn đọc, để tìm hiểu thêm các triệu chứng trên tiêu hóa có thể ẩn chứa nguy cơ tiềm ẩn nào hãy liên hệ ngay số hotline 18006091 để biết thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn và gia đình sức khỏe dồi dào!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091