Trào Ngược Dạ Dày Ban Đêm Là Gì Và Cách Để Cải Thiện Giấc Ngủ

Trào Ngược Dạ Dày Ban Đêm Là Gì Và Cách Để Cải Thiện Giấc Ngủ

trao-nguoc-da-day-ban-dem-va-nhung-dieu-lien-quan

Trào ngược dạ dày ban đêm và những điều liên quan

Trào ngược dạ dày vào ban đêm hiện nay đang là một tình trạng bệnh khá phổ biến xuất hiện ở nhiều lứa tuổi . Vậy nên, hiểu rõ về trào ngược dạ dày ban đêm, bao gồm các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị và dự phòng có thể giúp những người mắc tình trạng này kiểm soát chúng được hiệu quả hơn. Bởi vì giấc ngủ là vàng, kiểm soát được trào ngược dạ dày vào ban đêm sẽ giúp giảm các triệu chứng và cải thiện giấc ngủ, đảm bảo được sức khỏe của chúng ta. 

1.Trào ngược dạ dày ban đêm là gì? 

Bệnh trào ngược dạ dày ban đêm là trình trạng xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào thực quản vào ban đêm. Khi nuốt, thức ăn sẽ đi qua thực quản và vào dạ dày thông qua một dải cơ được gọi là cơ vòng thực quản. Bình thường, cơ vòng thực quản sẽ hoạt động như một van thông với dạ dày-một rào cản đóng lại ngăn không cho axit từ dạ dày trào ngược lên, nhưng nếu cơ vòng thực quản yếu hoặc không đóng kín thì có thể xảy ra hiện tượng trào ngược. 

co-che-trao-nguoc-da-day-ban-dem

Cơ chế trào ngược dạ dày ban đêm

Axit dịch vị trào ngược này có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản và dẫn đến một số tác hại nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Ngoài các triệu chứng khó chịu xảy ra tức thời, trào ngược dạ dày trong thời gian dài có thể gây ra tổn thương đáng kể cho thực quản và thậm chí có thể tăng nguy cơ gây nên ung thư thực quản. 

2.Nguyên nhân nào gây nên tình trạng trào ngược dạ dày ban đêm? 

2.1.Do cấu tạo giải phẫu và trọng lực: 

Hiện tượng trào ngược sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn vào ban đêm, sau khi đi ngủ. Điều đó là do khi nằm, trọng lực không còn giúp giữ cho axit trong dạ dày đi xuống, khiến trào ngược dễ xảy ra hơn. Đồng thời, giảm nuốt khi đi ngủ cũng sẽ làm giảm đi một lực tác động quan trọng để đẩy axit dạ dày xuống. Bên cạnh đó, nước bọt có thể giúp trung hòa axit dạ dày, nhưng việc sản xuất nước bọt bị giảm trong giai đoạn ngủ sẽ làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. 

Sự kết hợp của những yếu tác động này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trào ngược axit dạ dày vào thực quản và làm cho axit lưu lại lâu hơn, có khả năng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng  đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vấn đề có thể còn nghiêm trọng hơn nếu chúng ta đi ngủ sớm sau khi ăn no hoặc ăn các loại thực phẩm có tính axit. 

2.2.Do thuốc

Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc đang dùng để điều trị bệnh có thể góp phần gây nên tình trạng trào ngược dạ dày ban đêm như: 

 -Thuốc kháng Cholinergic 

-Thuốc chẹn kênh canxi, giúp giảm huyết áp 

-Thuốc chống trầm cảm ba vòng 

-Thuốc (NSAID) chống viêm non-steroid như Indomethacin, Ibuprofen…

2.3.Do lối sống

Ăn quá no trước khi đi ngủ và ăn quá gần giờ ngủ; các yếu tố kích thích chế độ ăn uống, chẳng hạn như thức ăn cay; béo phì; do căng thẳng; hút thuốc hoặc uống rượu; mặc quần áo quá chật;… 

3.Biểu hiện của trào ngược dạ dày ban đêm là gì? 

trieu-chung-trao-nguoc-da-day-ban-dem

Một số triệu chứng của trào ngược dạ dày ban đêm

Biểu hiện đầu tiên cần phải kể đến khi nhắc đến trào ngược dạ dày vào ban đêm đó chính là thức giấc vào giữa đêm. Khoảng 50% những người bị trào ngược vào ban đêm sẽ có chất lượng giấc ngủ thấp và tỉnh dậy và giữa đêm, nếu nghiêm trọng hơn nữa sẽ khó vào lại giấc ngủ hoặc thậm chí sẽ trằn trọc, không ngủ được cho đến sáng hôm sau. Tần suất xuất hiện trào ngược về đêm càng nhiều thì giấc ngủ sẽ càng bị rối loạn.

Ngoài ra một số triệu chứng khác không thể không kể đến như viêm thanh quản, ho mạn tính, hen suyễn, nóng rát ở thực quản, ợ chua, tức ngực khó thở, khó nuốt, buồn nôn.

>>> Xem thêm Ợ chua là gì? Và những điều liên quan đến ợ chua

Những biểu hiện này không chỉ xuất hiện vào ban đêm mà chúng ta cũng có thể nhận biết vào lúc sáng sớm như:  cảm giác mệt mỏi uể oải dù mới thức dậy; cảm giác buồn nôn, nôn đặc biệt khi súc miệng; cảm thấy đắng chát ở cổ họng; khàn giọng, khàn tiếng hay có thể có đờm ở cổ họng.

Các triệu chứng điển hình của bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày ban đêm có khác với triệu chứng của các bệnh nhân trào ngược dạ dày vào các thời điểm khác trong ngày không? 

Nhìn chung, các triệu chứng trào ngược dạ dày phổ biến nhất ở những người bị cả ban ngày và /hoặc ban đêm là chứng ợ nóng và nôn trớ. Một số người bị trào ngược dạ dày vào ban đêm có xu hướng tăng các triệu chứng ngoài thực quản như nôn trớ so với những người bị trào ngược dạ dày ban ngày. Nếu bị trào ngược dạ dày vào ban đêm có xu hướng thức dậy thường xuyên, giấc ngủ bị ngắt quãng hoặc thậm chí bị nghẹt thở, ngáy, ho, nôn trớ (do có axit hoặc vị chua trong miệng) vào ban đêm và khàn giọng vào sáng hôm sau . 

Bên cạnh đó, qua một số nghiên cứu, những người bị trào ngược dạ dày vào ban đêm sẽ có chất lượng cuộc sống kém hơn khi xét đến một số lĩnh vực khác nhau về sức khỏe chung, hoạt động thể chất và cảm xúc, tình cảm. 

4.Mức độ nguy hại của trào ngược dạ dày ban đêm đến sức khỏe con người như thế nào? 

Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng trào ngược dạ dày về đêm lớn hơn đáng kể ở những người bị trào ngược vào ban đêm so với trào ngược vào ban ngày. Đồng thời chúng cũng có khả năng gây tổn thương niêm mạc thực quản nhiều hơn so với  ban ngày. 

Nếu cơ thể đang bị trào ngược axit trong dạ dày vào ban đêm, thời gian và mức độ tiếp xúc với niêm mạc axit sẽ nhiều hơn. Đây là một vấn đề cần đáng được chú ý vì thời gian tiếp xúc với niêm mạc axit càng lâu sẽ tạo điều kiện cho sự khuếch tán ngược của các ion hydro vào niêm mạc thực quản càng nhiều, gây tổn thương thực quản càng trầm trọng. Do đó, có nhiều dữ liệu đáng kể cho thấy trào ngược vào ban đêm là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản và các biến chứng hô hấp như ho mãn tính, thở khò khè hay đợt cấp của bệnh hen phế quản. 

5.Các yếu tố nguy cơ nào dẫn đến trào ngược dạ dày ban đêm

5.1.Béo phì: 

Qua một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng người có chỉ số BMI cao có mối liên quan đến chứng trào ngược dạ dày vào ban đêm khi ngủ. 

5.2.Mất ngủ:

Đôi khi mất ngủ không được xem là kết quả của chứng trào ngược về đêm mà nó có thể chính là yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược về đêm 

5.3.Do thuốc:

-Dùng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn kênh canxi, benzodiazepin,… 

5.4.Do bệnh lý:

-Bệnh tăng huyết áp 

-Hen phế quản vì nó gây tăng áp lực giữa lồng ngực và ổ bụng 

yeu-to-nguy-co-dan-den-trao-nguoc-da-day-ban-dem

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày ban đem

6.Các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày ban đêm 

Nếu đang gặp phải tình trạng thường xuyên bị trào ngược axit vào ban đêm, một số biện pháp điều trị sau đây sẽ giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon, đảm bảo được chất lượng giấc ngủ cũng như cải thiện được sức khỏe, giảm tần suất và cường độ của trào ngược axit, cũng như giảm thiểu các biến chứng đi kèm với tình trạng trào ngược vào ban đêm.  

Tùy tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người, có thể áp dụng một hoặc một số phương pháp điều trị như: 

6.1.Dùng thuốc: 

Các thuốc không kê đơn (OTC) đôi khi có thể giúp giảm triệu chứng như: 

-Thuốc kháng axit hoạt động bằng cách trung hòa axit trong dạ dày, giúp giảm các triệu chứng như Phosphalugel và Maalox,… 

Thuốc tác dụng làm giảm sản xuất axit trong dạ dày. Có hai loại chất giảm axit chính: chất ức chế bơm proton (PPI) và chất đối kháng histamine (chất đối kháng H2). 

-Thuốc kháng Histamin H2, chẳng hạn như Cimetidin, Famotidin, Nizatidin,  giúp làm giảm sản xuất axit dạ dày nhưng nhìn chung tác dụng sẽ không hiệu quả so với thuốc ức chế bơm Proton (PPI) 

-Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) như Omeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Dexlansoprazol,… giúp ngăn chặn và giảm sản xuất axit dạ dày 

Đối với các trường hợp trào ngược dạ dày vào ban đêm nghiêm trọng hơn có thể sử dụng đến thuốc  kê đơn. Nếu thường xuyên sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) nên có sự tư vấn của chuyên gia y tế, đặc biết đối với thuốc ức chế bơm Proton (PPI) nên được sử dụng dưới sự kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ. 

Nếu xác định được nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày là do các loại thuốc như đã nêu ở trên, hãy tìm đến các chuyên gia y tế để nhận được lời khuyên và bác sĩ sẽ thay đổi thuốc hay chế độ điều trị (nếu cần thiết). 

>>> Xem thêm Thuốc Giảm Axit Dạ Dày Với 5 Nhóm Thuốc Hiệu Quả Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

6.2.Thay đổi chế độ ăn uống giúp giảm trào ngược dạ dày ban đêm 

Theo Ekta Gupta, bác sĩ tiêu hóa của Johns Hopkins Medicine: “Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của trào ngược axit và là phương pháp điều trị đầu tiên được áp dụng cho những người bị trào ngược” 

6.2.1.Thực phẩm có thể gây trào ngược về đêm:  

+Các thực phẩm có nhiều chất béo, muối hoặc gia vị như, đồ chiên, thức ăn nhanh, pizza, khoai tây chiên và các đồ ăn nhẹ chế biến khác 

+Các món ăn cay có chứa ớt, hạt tiêu

+Các loại thịt giàu chất béo như thịt xông khói hay xúc xích 

+Thức uống chứa cồn như rượu, bia 

+Đồ uống chứa caffein 

+Phô mai 

+Các loại thực phẩm khác có thể gây ra vấn đề tương tự bao gồm: nước sốt cà chua, trái cây họ chanh quýt, Sô cô la, bạc hà, hành, tỏi, đồ uống có gas,… 

Gupta cũng nói rằng: “Điều độ là chìa khóa giải quyết vấn đề vì nhiều người có thể không hoặc không muốn loại bỏ hoàn toàn những loại thực phẩm này ra khỏi bữa ăn, nhưng hãy cố gắng tránh ăn những thực phẩm này vào buổi tối gần giờ đi ngủ, để chúng không ở trong dạ dày và sau đó trào lên thực quản khi chúng ta ngủ vào ban đêm. Bên cạnh đó cũng nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn ít bữa ăn lớn và tránh ăn vào lúc tối muộn”. 

6.2.2.Thực phẩm giúp giảm tình trạng trào ngược: 

thuc-pham-tranh-trao-nguoc-da-day-ban-dem

Các loại thực phẩm giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày ban đêm

 

-Thực phẩm giàu chất xơ: các loại thực phẩm này làm cho chúng ta có cảm giác no, do đó ít có khả năng ăn quá nhiều, điều này có thể góp phần giảm chứng trào ngược. Bổ sung chất xơ lành mạnh từ những thực phẩm sau: các loại ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, hạt diêm mạch và gạo lứt, các loại rau củ như khoai lang, cà rốt và củ cải đường, các loại rau xanh như măng tây, bông cải xanh và đậu xanh,… 

-Thực phẩm có tính kiềm: Những loại thực phẩm có độ pH thấp có tính axit nên dễ gây trào ngược hơn. Những loại có độ pH cao hơn có tính kiềm sẽ giúp trung hòa axit trong dạ dày. Một số loại thực phẩm có tính kiềm như:  chuối, dưa hấu, súp lơ trắng, thì là, các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, macca, hạt điều, đậu phộng,… 

-Thực phẩm chứa nhiều nước: Giúp pha loãng và giảm độ mạnh của axit trong dạ dày. Các loại thực phẩm chứa nhiều nước như: Rau cần tây, dưa chuột, rau diếp, dưa hấu, trà thảo mộc,… 

-Một số loại nước uống giúp giảm trào ngược vào ban đêm như: 

+Trà thảo mộc: Trà thảo mộc giúp cải thiện tiêu hóa và làm dịu nhiều vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như đầy hơi và buồn nôn như trà hoa cúc, trà cam thảo,… Cam thảo giúp tăng lớp phủ chất nhầy của niêm mạc thực quản, giúp làm dịu tác động của axit dạ dày. Nên tránh các loại trà bạc hà vì nó gây ra trào ngược axit đối với nhiều người.  

+Sữa có nguồn gốc từ thực vật : Đặc biệt đối với những người không dung nạp lactose thì sữa có nguồn gốc thực vật là một giải pháp tốt như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa hạt óc chó,… 

Ví dụ như sữa hạnh nhân có tính kiềm nên có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng trào ngược axit. Sữa đậu nành có hàm lượng chất béo ít hơn hầu hết các thực phẩm từ sữa khác nên nó được coi là sự lựa chọn phù hợp hơn đối với những người mắc trào ngược dạ dày. 

+Nước ép trái cây, sinh tố: Lựa chọn các loại nước ép hay sinh tố có ít tính axit như nước ép cà rốt, nước ép nha đam, dưa hấu, bơ 

+Nước dừa: Nước dừa không đường có thể là một lựa chọn tuyệt vời khác cho những người bị trào ngược axit vì đây là một nguồn cung cấp các chất điện giải hữu ích như kali- thúc đẩy cân bằng độ pH trong cơ thể, kiểm soát trào ngược axit. 

thuc-uong-giup-giam-trao-nguoc-da-day-ban-dem

Các loại thức uống giúp giảm trào ngược dạ dày ban đêm

 

6.2.3.Các biện pháp khắc phục ngay nếu bị trào ngược dạ dày ban đêm

Một số loại thực phẩm có thể giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng trào ngược như: 

-Sữa: 

-Gừng: gừng là một trong những thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa tốt vì nó có tính kiềm và chống viêm, giúp giảm kích ứng trong đường tiêu hóa. Nhấp một ngụm trà gừng khi rào ngược có thể giúp giảm nhanh triệu chứng 

-Giấm táo: nên cho một lượng nhỏ vào nước ấm và uống, tuy nhiên không nên uống quá nhiều vì ở nồng độ cao nó là một axit mạnh có thể gây kích ứng thực quản 

-Nước chanh và mật ong: nước chanh tuy chua, nhưng một lượng nhỏ nước chanh pha với nước ấm và mật ong có tác dụng kiềm hóa giúp trung hòa axit trong dạ dày. Ngoài ra, trong mật ong còn có nhiều chất chống oxy hóa giúp nâng cao và bảo vệ sức khỏe. 

6.2.Thay đổi lối sống: 

thay-doi-loi-song-giam-trao-nguc-da-day-ban-dem

Thay đổi lối sống giúp giảm trào ngược dạ dày ban đêm

 

6.2.1.Thói quen ăn uống:

-Ăn chậm nhai kỹ giúp thức ăn nhỏ hơn và có thể giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Tránh ăn vặt đêm khuya vì nếu ăn quá khuya cũng có thể khiến các triệu chứng bùng phát vì cần có thời gian để thức ăn đi qua dạ dày và tiếp tục vào hệ tiêu hóa sau khi ăn. 

-Ăn các bữa ăn nhỏ hơn thay thế các bữa ăn lớn 

-Ăn xong không nên nằm ngay, tốt nhất nên ăn trong khoảng thời gian 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ. Cũng nên lưu ý răng sau khi ăn cũng không nên tập luyện thể dụcmạnh ngay lập tức, cần chờ ít nhất 2 giờ trước khi tập thể dục 

6.2.2.Bỏ thuốc lá

 Hút thuốc có thể gây kích ứng thực quản, đường hô hấp và có thể gây ho, có thể kích hoạt trào ngược axit hoặc làm cho bệnh trầm trọng hơn. 

6.2.2. Mặc quần áo thoải mái

Tránh mặc quần áo quá chật sẽ gây áp lực lên bụng cũng sẽ tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ban đêm 

6.2.3.Luyện tập nhẹ nhàng

Đi bộ nhẹ nhàng sau bữa tối để giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ axit dạ dày trào ngược lên thực quản. 

6.2.4.Giảm căng thẳng:

Yoga, thiền,..sẽ góp phần cải thiện tâm trạng và giải quyết căng thẳng, giúp giảm trào ngược axit 

6.2.5.Duy trì cân nặng hợp lý: 

Béo phì hoặc thừa cân có thể ảnh hưởng đến tần suất bị trào ngược do trọng lượng tăng thêm, đặc biệt là xung quanh bụng, gây áp lực lên dạ dày gây nên hiện tượng trào ngược. Duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm các triệu chứng. 

>>> Xem thêm Thuốc Đông Y Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Để Điều Trị

6.3.Các tư thế ngủ nên và không nên khi bị trào ngược dạ dày ban đêm: 

Tư thế ngủ là một yếu tố cực kỳ quan trọng để kiểm soát các triệu chứng trào ngược axit vào ban đêm, giúp giữ cho axit dạ dày ở nơi nó thuộc về-trong dạ dày để tránh các vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

Trọng lực và giải phẫu học đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày vào ban đêm. Vào thời điểm ban ngày, rất có thể là do chúng ta đang đứng hoặc ngồi dậy nên khi axit trong dạ dày thoát ra ngoài, trọng lực và nước bọt sẽ nhanh chóng giúp đưa axit vào lại dạ dày. Ngoài ra, khi đứng thẳng, axit bị trào ngược vào thực quản theo tự nhiên sẽ chảy xuống lại dạ dày. Sự trở về nhanh chóng của axit về dạ dày thường làm cho các triệu chứng xảy đến ngắn hơn, cũng như giảm thiểu tác hại tiềm ẩn mà axit có thể gây ra cho lớp niêm mạc mỏng manh của thực quản và một số tác hại khác nghiệm trọng hơn thế nữa. 

Tuy nhiên, ban đêm lại là một câu chuyện khác. Tùy thuộc vào cách chúng ta ngủ, nếu thực quản nằm dưới dạ dày, axit dịch vị từ trong dạ dày sẽ bị trào ngược vào thực quản, phổi, cổ họng hay thậm chí là các xoang trong cơ thể. Việc này sẽ gây tác động không tốt đến sức khỏe. Theo thời gian, axit tích tụ trong thực quản có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như loét dạ dày tá tràng, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn là Barrett thực quản. Trên thực tế, nếu cơ thể bị trào ngược axit dịch vị vào ban đêm, nguy cơ phát triển ung thư thực quản sẽ tăng gấp 11 lần so với những người không bị trào ngược axit vào ban đêm. 

Điều đó không có nghĩa là chúng ta phải đứng hoặc ngồi khi ngủ để dựa vào trọng lực hay giải phẫu học vào ban đêm. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi đáng kể giấc ngủ vào ban đêm của mình bằng cách thay đổi cách mà chúng ta ngủ. 

6.3.1.Tư thế ngủ nằm ngửa: Nên tránh  

Ngủ nằm ngửa là tư thế ngủ cần tránh nhất đối với những người bị trào ngược axit vào ban đêm. Khi axit thoát ra khỏi dạ dày và chúng ta nằm ngửa khi ngủ, nó có thể chảy tự do vào thực quản và xa hơn nữa như phổi, cổ họng hay thậm chí là các xoang và ở lại đó. Nằm ngửa không cho phép trọng lực di chuyển thức ăn và axit xuống thực quản và qua hệ tiêu hóa, do đó axit sẽ đọng lại tại chỗ.  

Các nghiên cứu chỉ ra rằng ở tư thế ngủ này, các triệu chứng sẽ xảy ra thường xuyên hơn và có xu hướng kéo dài hơn vì axit không còn có thể đi đâu nữa. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng có thể tăng lên nếu có mỡ dạ dày, chất này đẩy xuống dạ dày buộc các chất trong dạ dày thoát ra ngoài. Nằm ngửa là vị trí cần tránh đầu tiên vào ban đêm, nếu bị trào ngược axit về đêm. 

6.3.2.Nằm nghiêng sang bên phải: Tư thế không phù hợp với sự trào ngược axit 

Vị trí thứ hai cần tránh vào ban đêm là ngủ nghiêng về bên phải. Khi nằm nghiêng sang bên phải, dạ dày của chúng ta sẽ nằm trên thực quản, sẽ gây trào ngược axit dạ dày vào lớp niêm mạc mỏng manh của thực quản. Điều này đặc biệt xảy ra khi dạ dày chúng ta đầy, nghĩa là sau khi ăn no. Một điều nữa cần lưu ý là khi nằm nghiêng sang bên phải, các triệu chứng trào ngược có xu hướng dẫn đến nôn trớ, ho và nghẹt thở, rất nguy hiểm vào giữa đêm. Và tất nhiên không có tác động của trọng lực nên thời gian axit đọng lại trong thực quản sẽ lâu hơn vì vậy hãy tránh nằm nghiêng bên phải. 

 

Vậy ngủ nằm ngửa là không tốt, ngủ nghiêng bên phải cũng dễ gây trào ngược, ngủ tư thế nào là tốt để tránh trào ngược? 

6.3.3.Nằm nghiêng sang bên trái: Giúp làm giảm sự trào ngược dạ dày ban đêm 

Nếu nằm ngủ nghiêng về bên trái, trọng lực sẽ có lợi vì dạ dày của bạn bây giờ nằm bên dưới thực quản, điều này làm cho việc trào ngược trở nên khó xảy ra hơn. Nếu axit trong dạ dày bị trào ngược vào thực quản, trọng lực có thể đưa nó trở lại dạ dày nhanh hơn so với khi chúng ta nằm nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa, đó là lý do tại sao bên trái thường là bên tốt nhất để ngủ để tránh trào ngược dạ dày vào ban đêm.

Trường hợp nằm nghiêng phía bên phải sẽ thường tạo ra trào ngược ở dạng chất lỏng, trong khi ở phía bên trái của bạn, các triệu chứng trào ngược có xu hướng ở dạng khí hơn, nó cũng có thể gây khó chịu nhưng sẽ ít khó chịu hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các triệu chứng ít xảy ra hơn và ít nghiêm trọng hơn khi nằm nghiêng bên trái so với nằm nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa,cho nên đây là một trong những tư thế nên nằm khi ngủ để tránh trào ngược axit dịch vị. Vị trí ngủ lý tưởng này mang lại hiệu quả gấp đôi trong việc giảm các triệu chứng trào ngược và bảo vệ khỏi sự tiếp xúc lâu dài của axit với thực quản, cổ họng, phổi và xoang. 

tu-the-ngu-tranh-trao-nguoc-da-day-ban-dem

Nằm nghiêng sang bên trái giúp giảm trào ngược dạ dày về đêm

 

6.3.4.Nằm ngửa và kê một chiếc gối cao đầu: 

Ngủ trên một chiếc gối kê cao đầu khoảng 15 đến 20 cm sao cho phần dạ dày của chúng ta nằm dưới thực quản sẽ có hiệu quả trong việc ngăn trào ngược dạ dày vào ban đêm. Điều đó sẽ giúp tạo ra khả năng chống lại sự trào ngược của axit, hạn chế việc gây áp lực lên bụng khiến trầm trọng thêm các triệu chứng ợ chua và trào ngược. 

Ngoài ra chúng ta cũng có thể kê cao đầu giường lên trên bằng cách nâng chân giường ở phía đầu nằm, điều đó sẽ giúp nâng cao đầu, đồng nghĩa với việc giúp giảm nguy cơ axit dạ dày trào ngược vào thực quản vào ban đêm. 

ke-cao-dau-tranh-trao-nguoc-da-day-ban-dem

Kê gối cao đầu khi ngủ cũng góp phần giảm trào ngược dạ dày về đêm

 

Với những kiến thức trên đây, hy vọng Scurma Fizzy có thể cung cấp được các kiến thức về bệnh trào ngược dạ dày ban đêm, về các biểu hiện, triệu chứng, nguyên nhân, những hậu quả nguy hại của nó tới sức khỏe con người cũng như các biện pháp điều trị và phòng ngừa trào ngược dạ dày ban đêm để có thể đảm bảo được chất lượng giấc ngủ và sức khỏe chúng ta một cách tốt nhất. Nếu cần thêm thông tin hay có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia Scurma Fizzy tư vấn nhé.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091