Thuốc Giảm Axit Dạ Dày Với 5 Nhóm Hiệu Quả Được Khuyên Dùng

Thuốc Giảm Axit Dạ Dày Với 5 Nhóm Hiệu Quả Được Khuyên Dùng

Axit dạ dày (hay axit dịch vị) là một chất lỏng, quánh, không màu, được tạo ra bởi niêm mạc dạ dày của bạn. Nó giúp phân hủy thức ăn để tiêu hóa dễ dàng hơn. Điều này giúp cơ thể bạn hấp thụ chất dinh dưỡng một cách thuận lợi khi thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa của bạn. Tuy nhiên, khi cơ thể mắc phải những bệnh lí đường tiêu hóa như: loét dạ dày-tá tràng, viêm dạ dày….thì sự axit dịch vị quá cao sẽ làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Bài viết này sẽ cung cấp 5 nhóm thuốc giảm axit dạ dày thường dùng nhất hiện nay.

1. Axit dạ dày là gì?

thuoc-giam-axit-da-day

Axit dạ dày bản chất là một dung dịch axit có độ pH từ 1 đến 3, bao gồm chủ yếu là axit clohydric – HCl. HCl là một loại axit hình thành khi hydro và clorua kết hợp trong dạ dày của bạn. 

Cơ thể bạn sử dụng HCl trong giai đoạn đầu của quá trình tiêu hóa. Cùng với nước và các chất bài tiết khác của dạ dày, HCl tạo thành dịch vị được trộn đều với thức ăn dưới tác động cơ học của dạ dày sau khi bạn ăn. 

Dạ dày của bạn được bao phủ bởi một dạng chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc chống – lại một loại axit mạnh như vậy. Nếu không, HCl sẽ tiêu hóa dạ dày của bạn cùng với các chất chứa trong nó. 

Và HCl được bài tiết bởi một loại tế bào trên lớp niêm mạc dạ dày gọi là tế bào viền.

Nhiệm vụ của axit dạ dày là phá vỡ các protein thực phẩm để chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày của bạn.

Nó chuyển đổi enzyme pepsinogen không hoạt động thành enzyme pepsin hoạt động – enzym chịu trách nhiệm tiêu hóa protein, làm rỗng dạ dày bằng cách thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và giữ vai trò quan trọng trong việc đóng – mở các van môn vị và tâm vị.

Cuối cùng, HCl được trung hòa bởi các hóa chất tiết ra trong ruột non của bạn.

>>>> Tham khảo thêm: Thuốc Kháng Viêm Không Ảnh Hưởng Dạ Dày Tốt Nhất

2. Vì sao cần sử dụng thuốc giảm axit dạ dày?

Axit dạ dày là điều kiện quan trọng để đảm bảo quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.

Việc dư axit trong dạ dày sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực tới các chức năng tiêu hóa của dạ dày, sức khỏe người bệnh và trầm trọng thêm các bệnh lí liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày và tá tràng.

Cụ thể:  

Bình thường, các tế bào trên niêm mạc dạ dày sẽ được tái tạo, thay mới liên tục giúp bảo vệ dạ dày và các cơ quan nội tạng, nhưng khi lượng axit trong tăng sẽ phá hủy nhanh chóng làm lớp tế bào không kịp tái tạo lâu dần sẽ hình thành các ổ viêm loét.

Gây ra các bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh như: đau dạ dày, trào ngược dạ dày-thực quản, viêm loét, chảy máu, thủng dạ dày…thậm chí có thể dẫn tới ung thư dạ dày.

Chính vì vậy người bệnh sẽ sử dụng thuốc giảm axit dạ dày khi nồng độ axit quá cao, để điều trị hoặc phối hợp điều trị các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, ợ nóng, trào ngược thực quản… nhằm giảm đi lượng axit tăng cao giúp hạn chế tổn thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng hiệu quả của thuốc khác khi đồng phối hợp.

Và đối với một số thuốc này, người bệnh trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến hoặc được các bác sĩ thăm khám khi nghi ngờ với tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày-thực quản…

3. Năm nhóm thuốc giảm axit dạ dày được khuyên dùng.

Trước hết ta nên tìm hiểu về quá trình điều tiết HCl của dạ dày từ đó hiểu hơn về cơ chế tác dụng của các thuốc giảm axit  dạ dày.

Quá trình bài tiết dịch vị :

  • Điều hòa tiết HCl do histamin, acetylcholin, gastrin thông qua H+/ K+ ATPase (còn được gọi là bơm proton) :
  •  Histamin có tác dụng lên receptor H2 – histamin , hoạt hóa
  • Adenylcyclase (AC) làm tăng tổng hợp cAMP dẫn đến tăng bài xuất H+ qua bơm proton.
  • Acetylcholin và thuốc cường phó giao cảm làm tăng tính thấm của màng tế bào với Ca++ làm Ca++ vào trong tế bào tăng cao, kích thích H+ / K+ ATPase, tăng tiết H+.
  • Gastrin làm tăng tiết HCl: cơ chế như acetylcholin 

Dựa cơ chế đó ta có 5 nhóm thuốc giảm axit dạ dày một cách hiệu quả:

  • Thuốc kháng acid (antacid): maalox, gastropulgite…
  • Thuốc kháng receptor H2 – histamin: cimetidin, ranitidin…
  • Thuốc kháng acetylcholin ở receptor M1 – cholinergic: pirenzepine, telezapine…
  • Thuốc kháng gastrin: proglumide.
  • Thuốc ức chế bơm proton: omeprazol, lansoprazol..

3.1. Thuốc giảm axit dạ dày kháng receptor H2 – histamin.

Cơ chế tác dụng:

– Do công thức gần giống histamin nên các thuốc kháng cholinergic này tranh chấp với histamin tại receptor H2 ở tế bào viền nằm trên thành dạ dày, làm ngăn cản tiết dịch vị ( HCl, protease…)

co chế hoạt động

Thuốc giảm axit dạ dày kháng receptor H2 – histamin

3.1.1. Cimetidin

  • Thành phần:

Hoạt chất chính là cimetidin hydroclorid dưới nhiều dạng bào chế như: viên nén hoặc viên nén bao phim, thuốc tiêm, dịch truyền.

  • Công dụng:

Cimetidin là một thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin của tế bào thành dạ dày, làm giảm tiết, giảm nồng độ HCl cả ở điều kiện cơ bản (khi đói) và khi được kích thích bởi thức ăn…. Cimetidin giúp tạo điều kiện làm lành vết loét tá tràng đang hình thành, thế nhưng lại không ngăn cản được tái phát các ổ loét,rất có hiệu quả đối với loét dạ dày – tá tràng dương tính với H.P, điều trị viêm loét thực quản ở người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

  • Đối tượng sử dụng:

Điều trị ngắn ngày để làm liền loét tá tràng tiến triển, để dự phòng giảm tái phát ổ loét đã lành  ở người bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, các trạng thái bệnh lý tăng tiết ở đường tiêu hóa như hội chứng Zollinger-Ellison….

  •  Liều lượng và cách dùng:

Cimetidin dùng đường uống và tiêm, tuy nhiên tổng liều dung nạp vào cơ thể không quá 2,4g/ngày. 

Người lớn: Khi sử dụng đường uống

    • Đối với điều trị loét dạ dày-tá tràng: Dùng liều một liều duy nhất 800mg/ngày uống xa bữa ăn hoặc trước lúc đi ngủ buổi tối hoặc ngày 2 lần ( vào bữa sáng và bữa tối) mỗi lần 400mg.
    • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Sử dụng 400mg/1 lần, 4 lần/ 1 ngày (vào các bữa ăn: sáng, trưa, tối và trước lúc đi ngủ), hoặc 800mg/ 1 lần,  2 lần/ 1 ngày trong 4 đến 8 tuần
  • Lưu ý:
    • Giảm liều ở người bệnh suy gan, thận. 
    • Phụ nữ mang thai: Thuốc qua nhau thai, tuy chưa có bằng chứng về sự nguy hại đến thai nhi nhưng trong thời kỳ mang thai, nên tránh dùng cimetidin. 
    • Phụ nữ cho con bú: Thuốc bài tiết qua sữa và tích lũy đạt nồng độ cao hơn nồng độ trong huyết tương của người mẹ.
    • Lái xe và vận hành máy móc: tránh dùng thuốc vì thuốc có thể gây ảo giác, mất phương hướng.

3.1.2. Ranitidin.

  •  Thành phần:

Ranitidin hydroclorid, Tá dược.

  • Công dụng:

Tương tự cimetidin, ranitidin sẽ cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào viền, làm giảm lượng HCl được tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, histamin…

Ranitidin có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn cimetidin từ 3-13 lần nhưng tác dụng không mong muốn (ADR) lại ít hơn.

Các thuốc giảm axit dạ dày này có khả năng làm giảm lên tới 90% axit HCl tiết ra sau khi sử dụng 1 liều trị liệu, thúc đẩy làm phục hồi ổ viêm loét dạ dày tá tràng, và ngăn chặn bệnh tái phát. 

  • Đối tượng:

Bệnh nhân điều trị loét dạ dày- tá tràng, bị loét sau khi phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hay mắc hội chứng Zollinger-Ellison hoặc cần phòng chảy máu dạ dày-ruột tái phát ở người bệnh đã bị loét dạ dày-tá tràng có xuất huyết…

  • Liều dùng, cách dùng, đường dùng: 

Dùng 150mg/ 1 lần, 2 lần/ 1 ngày vào buổi sáng và tối hoặc 1 liều 300mg duy nhất uống vào buổi tối đối với người đang điều trị loét dạ dày lành tính, loét tá tràng và uống trong vòng từ 4 đến 8 tuần. Đối với nhóm người bị loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm không steroid ( NSAIDs), uống thuốc trong vòng 8 tuần

Dùng để duy trì sau khi điều trị là 150mg/ngày, uống trước khi đi ngủ.

    • Loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP:

Điều trị theo phác đồ 2 thuốc hoặc 3 thuốc kết hợp trong 2 tuần liên tục, sau đó dùng thêm ranitidin 2 tuần nữa.

Phác đồ điều trị bằng 3 thuốc, uống trong 14 ngày cho cả 3 loại thuốc như sau: Amoxicillin: 750 mg, 3 lần/ngày+Metronidazol: 500 mg, 3 lần/ngày, + Ranitidin: 300mg/ 1lần, ngày 1 lần uống tối liên tục trong 14 ngày.

    • Để phòng loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid:

Uống liều 150mg, ngày 2 lần. 

    • Điều trị trào ngược dạ dày- thực quản:

Uống 150mg/ 1 lần, 2 lần/ 1 ngày hoặc liều uống duy nhất 300 mg vào đêm, sử dụng trong vòng 8 đến 12 tuần. Khi đã khỏi, để duy trì điều trị dài ngày, uống 150mg ngày 2 lần.

    •  Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison:

Uống 150mg/ 1 lần, 3 lần/ 1 ngày

  • Lưu ý: 
    • Chống chỉ định dùng ranitidin khi người bệnh quá mẫn thuốc. Người bệnh suy thận, suy gan nặng cần giảm liều. Người bệnh có bệnh lí tim mạch có nguy cơ chậm nhịp tim. `
    •  Điều trị với các kháng histamin H2; có thể che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày và làm chậm chẩn đoán bệnh này do đó cần loại trừ khả năng bị ung thư dạ dày trước khi tiến hành điều trị bằng ranitidin. 
    • Tác dụng thường gặp nhất là đau đầu, ban đỏ da
    • Sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú: Ranitidin bài tiết qua sữa. Ranitidin chỉ dùng sau khi đã cân nhắc lợi ích nhiều hơn tác hại trong thời kỳ cho con bú. 
    • Vì thuốc có thể gây chóng mặt nên thận trọng khi dùng cho người lái xe và vận hành máy móc.

3.2. Thuốc giảm axit dạ dày ức chế bơm proton.

Bước cuối cùng để đưa acid hydrocloric vào trong lòng dạ dày được thực hiện bởi enzym H+/K + ATPase (bơm proton). Bơm này nằm ở màng của các tế bào nằm trên niêm mạc dạ dày.

Khi được hoạt hoá, nó bơm H+ vào trong lòng dạ dày và đưa ion K+ ra ngoài. Những chất có tác dụng ức chế bơm này gọi là thuốc ức chế bơm proton.

Thuốc ức chế bơm proton là những chất có tác dụng chống tiết acid mạnh nhất; làm lành loét tá tràng, viêm thực quản hồi lưu nhanh và tốt hơn thuốc kháng thụ thể H2, tác dụng tốt trong cả các trường hợp thuốc kháng thụ thể H2 không có tác dụng, giảm đau, và khi kết hợp với kháng sinh còn có tác dụng diệt H.pylori.

 Với tác dụng nào hiện tại có năm chất được dùng phổ biến nhất là omeprazol, esomeprazol, lansoprazol, pantoprazol và rabeprazol. Và ở bài viết này sẽ nói đến hai thuốc là: omeprazol, lansoprazol

>>>> Tìm hiểu thêm: Các Mẹ Bầu Nên Biết Các Loại Thuốc Kháng Axit Dạ Dày Nào

thuoc-giam-axit-da-day2

3.2.1. Omeprazol

thuoc-tri-viem-loet-da-day5

Omeprazol – ức chế bơm proton – thuốc giảm axit dạ dày

Thành phần:

Omeprazol

Công dụng:

Omeprazol là dẫn xuất của benzimidazol, khi vào trong cơ thể ở pH < 5 nó được proton hóa thành 2 dạng: acid sulphenic và sulphenamide.

Hai dạng chất được chuyển hoá gắn thuận nghịch vào nhóm sulfhydryl của H+/K+ ATPase ở tế bào niêm mạc dạ dày nên ức chế bài tiết HCl do bất kì nguyên nhân nào, do đó có thể duy trì việc giảm 80% acid dịch vị trong 24 giờ.

Đối tượng:

Người bị khó tiêu do tăng tiết acid, bị trào ngược dạ dày – thực quản, bị loét dạ dày – tá tràng, hội chứng Zollinger – Ellison, dự phòng loét do thuốc chống viêm non-steroid (NSAIDs)

Liều lượng và cách dùng

  • Omeprazol phải uống lúc đói, phải nuốt viên thuốc dưới dạng nguyên vẹn không nhai, nghiền. 
  • Để giảm bớt chứng khó tiêu ảnh hưởng bởi axit dạ dày, omeprazol được uống mỗi ngày với khoảng 10 hoặc 20mg/ 1 liều trong vòng từ 2 đến 4 tuần.
  • Điều trị bệnh trào ngược axit dạ dày – thực quản: Liều thường dùng là 20mg/ 1 lần/ 1 ngày trong 4 tuần, điều trị kéo dài thêm 4 đến 8 tuần nữa nếu chưa lành hẳn. 
  • Khi điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng: Uống 20mg/1 lần/ 1 ngày hoặc 40mg/ 1 lần/ 1 ngày trong trường hợp nặng. 
  • Điều trị loét liên quan đến dùng thuốc chống viêm non-steroid ( NSAIDs): Có thể dùng liều 20mg/ 1 lần/ 1ngày.
  • Người bệnh bị hội chứng Zollinger – Ellison: Liều khởi đầu là 60mg/ 1 lần/ 1 ngày, rồi điều chỉnh cho phù hợp.
  • Với trẻ em dưới 6 tuổi, vì sợ hóc do khó nuốt, có thể mở nang omeprazol rồi trộn với một loại thực phẩm hơi acid (pH < 5) 
  • Để điều trị bệnh trào ngược axit dạ dày ở trẻ em trên 1 tuổi, liều lượng được xác định theo thể trọng như sau:
    • Từ 5 đến < 10kg: Uống 5mg, ngày một lần.
    • Từ 10 đến 20kg: Uống 10mg, ngày một lần.
    • Trên 20kg: 20mg, ngày một lần.

Lưu ý:

Tác dụng phụ thường gặp là gây rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, táo bón hay tiêu chảy…Chống chỉ định khi mẫn cảm với thuốc, loét dạ dày ác tính và thận trọng khi sử dụng với mang thai hoặc thời kỳ cho con bú.

3.2.2. lansoprazol.

Thành phần:

Lansoprazole dạng vi hạt bao tan trong ruột

Công dụng:

Tác dụng điều trị tương tự Omeprazol và giúp điều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có loét ở người bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (dùng tới 8 tuần), điều trị loét dạ dày-tá tràng cấp, điều trị các chứng tăng tiết axit  bệnh lý như hội chứng Zollinger-Ellison, u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống. 

Đối tượng:

Dùng cho mọi đối tượng khi có các triệu chứng bệnh lí tiêu hóa trên trừ bệnh nhân bị suy gan nặng, phụ nữ có thai và cho con bú, mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.

Liều lượng và cách dùng:

  •  Điều trị triệu chứng trong tất cả các trường hợp viêm thực quản thì sử dụng trong thời gian ngắn, liều người lớn thường dùng là 30mg, 1 lần/ngay, trong 4-8 tuần, nếu chưa khỏi phải dùng kéo dài thêm 8 tuần nữa. Điều trị duy trì sau khi chữa khỏi viêm thực quản có loét để giảm tái phát: người lớn 15mg/ngày. 
  • Loét dạ dày: 15-30mg, 1 lần/ngày, dùng trong 4-8 tuần. Loét tá tràng: 15mg/1 lần/ngày, dùng hàng ngày trong 4 tuần hoặc đến khi hết các triệu chứng, khỏi bệnh. 
  • Dùng phối hợp với amoxicillin và clarithromycin trong điều trị nhiễm H.P thể hoạt động ở người bệnh loét tá tràng  
  • Tăng tiết axit khác ( hội chứng Zollinger – Ellison.): Liều thường dùng cho người lớn bắt đầu là 60mg/1 lần/ ngày nên uống vào buổi sáng trước bữa ăn sau đó điều chỉnh liều đối với từng bệnh nhân cụ thể sao cho tác dụng hiệu quả nhất.

 Lưu ý:

Các phản ứng phụ thường gặp nhất với Lansoprazole là ở đường tiêu hóa như ỉa chảy, đau bụng, ngoài ra một số người bệnh có thể bị đau đầu, chóng mặt.

3.3. Thuốc kháng acid (antacid).

Antacid là những thuốc OTC có tác dụng trung hòa acid dịch vị, nâng pH của dạ dày lên, ức chế hoạt tính của pepsin, tăng khả năng bảo vệ của hàng rào chất nhầy, tác dụng cắt cơn đau và giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng thời gian tác dụng tương đối ngắn (15 – 30 phút), nên trong ngày phải dùng liên tục nhiều lần.

Thuốc giảm axit dạ dày này hiện đang được dùng là các hydroxit của magie, nhôm, canxi hoặc natri…

thuoc-giam-axit-da-day3

3.3.1. Maalox

Thành phần:

Viên nén chứa 0,4g Al(OH)3 và 0,4g Mg(OH)2

Công dụng:

Tan trong acid dịch vị, giải phóng ra các anion có tác dụng trung hòa acid dạ dày, hoặc làm chất đệm cho dịch dạ dày, nhưng không tác động đến sự bài tiết ra dịch dạ dày. Như vậy sau khi dùng thuốc, pH dịch vị tăng lên làm giảm triệu chứng nóng rát, cải thiện bệnh….

Thuốc cũng làm giảm độ acid trong thực quản và làm giảm tác dụng của men pepsin.Uống khi đói, thuốc có thể đi qua dạ dày rỗng quá nhanh để tác dụng trung hòa axit của nó được tốt nhất.

Đối tượng:

Người đang điều trị trong loét dạ dày do tăng pepsin, hội chứng Zollinger – Ellison và trào ngược dạ dày – thực quản, chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.

Liều dùng, cách dùng:

Người lớn: (>16 tuổi) ngậm hoặc nhai 1- 2 viên, 1 giờ sau bữa ăn hoặc khi khó chịu lúc đau, tối đa 6 lần/ngày nhai kĩ viên thuốc càng lâu càng tốt.

Lưu ý:

Thận trọng với người bị suy thận nặng, có thể làm giảm hấp thu các thuốc khác khi dùng cùng với antacid, không nên dùng antacid quá mạnh và kéo dài thường xuyên vì dễ gây viêm do môi trường trong dạ dày bị bazo hóa.

3.3.2. Gastropulgite

Thành phần:

Gói bột uống có 2,5g attapulgite hoạt hoá + 0,5g gel khô nhôm hydroxyd và magnesi carbonat.

Công dụng:

Giống với Maalox, ngoài ra có thêm attapulgite có tác dụng bảo vệ bằng cách trải thành một màng đồng đều bao phủ khắp bề mặt niêm mạc ruột.

Đối tượng:

Bệnh nhân đang điều trị triệu chứng các bệnh đại tràng cấp và mãn tính đi kèm với tăng nhu động ruột, nhất là khi có chướng bụng và tiêu chảy. Thuốc có thể dùng cho trẻ em (> 6 tuổi)

Liều dùng, cách dùng:

2 đến 3 gói/ngày (pha trong nửa ly nước, thường trước bữa ăn).

Lưu ý:

Tác dụng phụ thường gặp là táo bón, không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi trừ trường hợp có sự theo dõi của bác sĩ vì nguy cơ mất nước do ỉa chảy, cân nhắc khi sử dụng với phụ nữ có thai và cho con bú.

>>>> Tìm hiểu thêm: Thuốc Trung Hòa Axit Dạ Dày, Tác Hại Và Lợi Ích

3.4. Thuốc kháng acetylcholin ở receptor M1 – cholinergic

Thuốc có tác dụng kháng acetylcholin, làm giảm tiết axit dịch vị. Thuốc làm giảm tiết dịch 40 – 50%, có thể phối hợp với các thuốc kháng H2. Đồng thời ức chế dây thần kinh số X từ đó giảm co thắt vùng hang vị và thân vị, giúp giảm đau hiệu quả.

3.4.1. Pirenzepine.

Thành phần:

Pirenzepine

Công dụng:

Ức chế chọn lọc thụ thể muscarinic ở tế bào viền trên niêm mạc dạ dày để ức chế tiết cả acid dịch vị và pepsi , giúp thúc đẩy sự liền sẹo trong loét dạ dày và tá tràng.

Đối tượng:

Bệnh nhân đang điều trị loét dạ dày, loét tá tràng.

Liều dùng:

50mg/lần X 2 – 3 lần/ngày.

Lưu ý:

Có nhiều tác dụng không mong muốn như: khô miệng, táo bón, bí tiểu tiện, tăng nhãn áp, tim đập nhanh…nên ít được sử dụng hơn so với các thuốc trên.

3.5. Thuốc giảm axit dạ dày kháng gastrin

Gastrin tiết ra ở dạ dày dưới tác dụng của thức ăn hay do kích thích lên dây thần kinh số X. Gastrin gắn vào receptor trên tế bào viền làm tiết dịch vị, pepsin và yếu tố nội dạ dày.

Vì vậy ,thuốc kháng gastrin sẽ giúp ức chế sản xuất axit dạ dày và pepsinogen….

thuoc-giam-axit-da-day4

3.5.1. Proglumide

Công dụng:

Thuốc giảm axit dạ dày là chất đối kháng thụ gastrin chứa các cấu trúc hóa học tương tự như của dịch dạ dày (G-17), và cholecystokinin (CCK) (hai loại bradykinin ruột).

Các nhóm có thể cạnh tranh trên các thụ thể tế bào gastrin từ đó ức chế sự tiết acid dạ dày và pepsin, đồng thời thúc đẩy tổng hợp glycoprotein bảo vệ niêm mạc dạ dày, có thể cải thiện các triệu chứng của loét dạ dày.

Đối tượng:

Bệnh nhân điều trị viêm tá tràng, viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, loét dạ dày.

Liều dùng, cách dùng: 

  • Người lớn: Mỗi 0,4g 3-4 lần mỗi ngày, uống 15 phút trước bữa ăn, sau 30 đến 60 ngày
  • Trẻ em: mỗi 10-15mg/kg, 3 lần một ngày, uống 15 phút trước bữa ăn, tùy thuộc vào quá trình của bệnh.

Lưu ý:

Có tác dụng phụ như: khô miệng thường xuyên, táo bón, ngứa, mất ngủ, đầy hơi…Chống chỉ định với bệnh nhân bị tắc nghẽn ống mật do thuốc sẽ bị mất tác dụng.

Trên đây là bài viết giới thiệu sơ bộ về axit dạ dày và 5 nhóm thuốc giảm axit dạ dày hiệu quả nhất được chuyên gia khuyên dùng.

Tùy từng loại thuốc với các cơ chế khác nhau sẽ giúp cho người bệnh cải thiện được tình trạng axit dạ dày tăng cao gây đau, nóng rát, hỗ trợ hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, chứng ợ nóng, trào ngược axit dạ dày…

Tuy nhiên một số thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ nếu không đảm bảo đúng liều điều trị và sẽ không đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, chính vì vậy hãy liên hệ HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Scurma Fizzy đưa ra lời khuyên phù hợp với tình trạng bệnh lí của bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091