Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Đờm Do Đâu

Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Đờm Do Đâu

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY GÂY HO ĐỜM DO ĐÂU ?

Tình trạng trào ngược dạ dày gây ho đờm ít phổ biến và ít trường hợp gây nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp chữa trị phù hợp sẽ có thể gây ra những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và những người xung quanh. Vì vậy, việc tìm hiểu, tích lũy kiến thức về nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị trào ngược dạ dày gây ho đờm là cần thiết.

 

trào ngược dạ dày

1.Trào ngược dạ dày.

Bị chứng dạ dày trào ngược có nguy hiểm không? Trào ngược dạ dày có thể được hiểu đơn giản là tình trạng trào ngược các chất trong dạ dày ( thức ăn, thuốc, nước, dịch dạ dày,..)  lên trên theo con đường qua tâm vị vào thực quản, nếu các chất này tiếp tục đi lên đến khoang miệng sẽ gây nôn, còn nếu các chất ( acid dịch vị ) đi vào thanh quản, họng, đường hô hấp trên có thể gây ho ( ho khan hoặc ho đờm ), đau họng, globus,…

1.1 Phân loại trào ngược dạ dày.

1.1.1 Trào ngược dạ dày – thực quản ( GERD ).

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một rối loạn tiêu hóa mãn tính đặc trưng bởi sự trào ngược của các chất trong dạ dày vào thực quản.
  • Biểu hiện thường gặp nhất là ợ chua, nôn trớ. Ngoài ra còn có các biểu hiện có thể xảy ra bao gồm: khó nuốt, các triệu chứng hô hấp trên, khó phát âm, khàn tiếng, trào ngược bên phải (về đêm), nóng rát trước ngực, làm sạch acid chậm ( là khả năng loại bỏ acid dịch vị khỏi thanh quản sau trào ngược ), viêm thực quản.

1.1.2 Trào ngược ngoài thực quản ( LPR ).

  • LPR là tình trạng niêm mạc thanh quả tiếp xúc với acid dịch vị và pepsin đã hoạt hóa gây tổn thương niêm mạc thực quản.
  • Các triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược ngoài thực quản:  khó nuốt vùng cổ, globus, các triệu chứng đường hô hấp trên ( ho, rát họng, đau họng, vướng họng ), khó phát âm, khàn tiếng, trào ngược bên phải (ban ngày), làm sạch acid bình thường.

>>>> Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Là Bệnh Lý Gây Ra Mức Độ Nguy Hiểm Thế Nào

1.2 Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.

1.1.1 Sử dụng thuốc sai liều, sai cách, lạm dụng.

Việc sử dụng thuốc Tây không hợp lí có thể là nguy cơ gây  triệu chứng trào ngược hiện có. Các thuốc này gây ra bệnh bằng các cơ chế:

  • Trực tiếp gây tổn thương niêm mạc:  bisphosphonates ( thuốc chống loãng xương ), doxycycline ( một loại kháng sinh ), ferrous sulfate ( bổ sung sắt), ascorbic acid ( vitamin C ), aspirin / NSAIDs ( giảm đau, hạ sốt, chống viêm ) và các tác nhân hóa trị liệu. 
  • Giảm áp lực cơ vòng thực quản dưới (LESP) bao gồm: nitroglycerin ( điều trị đau thắt ngực ), thuốc kháng cholinergic, chất chủ vận beta-adrenergic, aminophylline ( thuốc giãn phế quản ) và benzodiazepine ( thuốc an thần ).
  • Tác động trực tiếp đến nhu động thực quản.

1.1.2 Chế độ ăn uống, lối sống kém lành mạnh.

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 37442 người ở Trung Quốc từ năm 2009 đến 2016 về mối liên quan giữa lối sống và điểm số GerdQ ( điểm số đánh giá mức độ trào ngược dạ dày ). Trong số 37 442 cá nhân đăng ký từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 3 năm 2016, 7 449 người (19,89%) có điểm GerdQ ≥8 điểm và 29 993 (80,11%) có điểm GerdQ <8 điểm. Tỷ lệ nam giới nghi ngờ mắc bệnh cao hơn đáng kể so với tỷ lệ phụ nữ nghi ngờ mắc ( χ 2 = 111,571, P ≤ 0,001), và tỷ lệ mắc ở nhóm dân số trẻ và trung niên cao hơn nhóm dân số cao tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần khi tăng cân ( χ 2 = 145.227, P≤ 0,001). Về lối sống, tỷ lệ mắc ở những đối tượng hút thuốc ( χ 2 = 119,361, P ≤ 0,001), uống rượu quá mức, thiếu hoạt động thể chất ( χ 2 = 86,916, P ≤ 0,001) và ăn quá nhiều dầu. , thịt, cá và trứng có xu hướng tăng dần ( χ 2 = 105,388, P≤ 0,001). Ngược lại, ăn đầy đủ rau (≥300g / ngày) và trái cây (≥200g / ngày) có liên quan đến tỷ lệ mắc trào ngược thấp hơn đáng kể. Vì vậy, lối sống, chế độ ăn không lành mạnh có liên quan mật thiết đến tỷ lệ nghi ngờ mắc.

  • lối sống không lành mạnh: uống rượu, hút thuốc ( thuốc lá, thuốc là, vape,…), lười vận động, thức khuya… sẽ tác động đến cơ vòng thực quản dưới…
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn nhiều đồ ăn sẵn, đồ chiên rán ngập dầu, đồ ăn quá cay, chua ( kích thích niêm mạc dạ dày, tăng co bóp dễ gây trào ngược ), sử dụng nhiều đồ ngọt, ăn ít rau xanh, hoa quả,…

1.1.3 Áp lực, stress gây trào ngược dạ dày.

Áp lực công việc, áp lực học tập, áp lực cuộc sống tạo sự căng thẳng, mệt mỏi. Khi stress  thần kinh bị tác động làm dạ dày bị kích thích tăng tiết dịch vị, đồng thời quá trình tạo lớp nhầy bảo vệ niêm mạc cũng bị ức chế, nhu động dạ dày kích thích tăng co bóp. Các cơ chế  làm cho dạ dày, niêm mạc dạ dày tổn thương, nhu động dày co bóp mạnh ảnh hưởng cơ tâm vị cũng có thể dẫn đến trào ngược. Ngoài ra chức năng tiêu hóa rối loạn làm thức ăn còn tồn đọng trong dạ dày sản sinh hơi tăng áp lực trào ngược.

stress

 

 

Để hiểu đúng nhất về trào ngược dạ dày gây ho đờm, chúng ta cần tìm hiểu về ho có đờm là như thế nào?

1.1.4. Nhiễm vi khuẩn Hp là một trong các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường acid của dạ dày. Nhiều bằng chứng đã chứng minh vi khuẩn Hp chính là nguyên nhân gây trào ngược acid cũng như viêm loét dạ dày, gây ra các tình trạng buồn nôn và nôn, phân có màu đen…

Hp cũng được biết đến là nguyên nhân chính gây loét dạ dày và nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư dạ dày nếu không được điều trị kịp thời. Nó cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản và các triệu chứng liên quan.

1.1.5 Cơ vòng thực quản dưới suy yếu là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày

 Cơ vòng thực quản dưới là lớp cơ ngăn cách giữa dạ dày và thực quản. Bình thường, trong quá trình tiêu hóa,  khi thức ăn được đưa vào cơ thể, cơ vòng thực quản sẽ mở ra cho phép thức ăn di chuyển từ thực quản xuống dạ dày. Sau khi thức ăn đã được đưa xuống dạ dày, cơ vòng thực quản sẽ tự động đóng lại để ngăn cản thức ăn và acid dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Tuy nhiên khi cơ vòng thực quản bị suy yếu hoặc không còn khả năng thực hiện tốt chức năng thì sẽ gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ( các chất trong dạ dày đi ngược vào thực quản).

1.1.6.Béo phì là một trong các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Người bị béo phì có thể dẫn đến tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dưới làm cơ vòng thực quản dưới bị giãn rộng, làm cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trở nên càng thậm tệ hơn. Sự liên kết giữa béo phì và trào ngược dạ dày thực quản chưa được hiểu rõ và chưa có bằng chứng trên lâm sàng, nhưng béo phì được xem là một tác nhân quan trọng và là yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm bệnh trào ngược dạ dày

1.1.7.Có thai cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Sự tăng đáng kể hormon estrogen và progesterone trong thời kỳ mang thai, cũng như sự tăng lên của vòng hai làm cơ vòng thực quản dưới dãn rộng hơn, do đó phụ nữ thời kỳ mang thai có thể có các triệu chứng ợ nóng và có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản

2.Ho có đờm.

  • Ho là hiện tượng tống vật thể lạ ra khỏi đường hô hấp, có thể là phản xạ tự nhiên hoặc do tác động môi trường, bệnh lý. Đây là cơ chế bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây hại sức khỏe ( bụi, vi khuẩn,.. ) đi qua đường hô hấp.
  • Đờm ( đàm ) có dạng thể chất nhầy, là chất tiết của đường hô hấp gồm: chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu,…Có màu vàng, xanh, hoặc trong tùy vào thành phần đờm.
  • Ho có đờm là hiện tượng cơ thể tống đờm ra khỏi cơ thể thông qua họng, miệng, mũi.

3. Trào ngược dạ dày gây ho đờm.

Ho có đờm có thể do nhiều nguyên nhân: viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phổi, hen,.. và trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân đó. Dù khả năng gây ra biến chứng nghiêm trọng chưa xuất hiện nhiều nhưng cũng cần chú ý vì nó ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như những người xung quanh. Đặc biệt, biến chứng thực quản Barrett cần được chú tâm.

3.1 Ho có đờm gây ra bởi trào ngược dạ dày.

Bệnh là một trong những nguyên nhân phổ biến của ho có đờm. trào ngược dạ dày gây ho đờm ít biến chứng nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

3.2 Cơ sở khẳng định “ trào ngược dạ dày gây ho đờm.

Các cơ chế của ho có đờm liên quan đến trào ngược bao gồm tổn thương thanh quản và phản xạ qua trung gian một cách không rõ ràng do tiếp xúc với acid ở thực quản. Khi trào ngược xảy ra thì acid dịch vị có trong thành phần của chất trong dạ dày nhờ tác động đẩy của nhu động dạ dày đi vào thực quản và tiếp xúc niêm mạc thực quản tại đây gây tổ thương niêm mạc, thêm vào đó acid có thể tiếp tục di chuyển và gây tổn thương đến các vị trí khác của đường hô hấp trên từ đó kích thích gây ho. Biểu hiện của trào ngược ngoài thanh quản.

 

4. Các biến chứng của trào ngược dạ dày gây ho đờm.

Cấu trúc cơ vòng thực quản trên (Upper Esophageal Sphincter)

  • Dạng  hình chữ C bám vào sụn nhẫn: cơ họng-nhẫn
  • Cơ giáp-họng
  • Thực quản đoạn cao chi phối bởi mạng họng: thần kinh X ( thần kinh thanh quản trên, thần kinh quặt ngược ) thần kinh IX; thần kinh giao cảm từ hạch cổ trên.

trào ngược dạ dày gây ho đờm

Các biến chứng có thể gặp:

  • Gia tăng mạch máu ( đỏ, xung huyết, phù nề: dây thanh giả ở hạ thanh môn, lan tỏa ). xóa thanh thất. 
  • Quá phát niêm mạc.
  • Loét, u hạt, sẹo, hẹp thanh quản.
  • Ăn mòn thực quản
  • Hẹp đường tiêu hóa.trào ngược dạ dày gây ho đờm
  • Thực quản Barrett: là một tình trạng trong đó biểu mô thực quản vảy phân tầng phát triển dị sản có thể phát hiện qua nội so nó xảy ra ở 2% dân số trưởng thành nói chung và là biến chứng đáng sợ nhất của GERD vì nó có khuynh hướng dẫn đến ung thư biểu mô tuyến thực quản, nguyên nhân phát triển nhanh nhất của tỷ lệ tử vong do ung thư.

viêm thanh quản

 

 

  • Viêm thanh quản sau ( phù nề, khe sau và sụn nhẫn )

5.Phương pháp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày gây ho đờm.

Trào ngược dạ dày gây ho có đờm khá dễ dàng để nhận biết bằng mắt thường vì vậy ở đây ta quan tâm chủ yếu đến các phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày.

5.1 Chẩn đoán lâm sàng. trào ngược dạ dày

Sử dụng các triệu chứng trên lâm sàng của GERD và LPR để chẩn đoán:

Ợ chua

trào ngược dạ dày gây ho đờm

  • Nôn trớ, trào ngược acid dịch vị
  • Các triệu chứng ở đường hô hấp trên: ho, đau họng, vướng họng.
  • khó nuốt
  • Khàn tiếng, mất tiếng
  • Trào ngược bên phải

5.2 Chẩn đoán cận lâm sàng bệnh trào ngược dạ dày.

5.2.1 Nội soi dạ dày.

  •  Trên nội soi, hình ảnh nội soi niêm mạc bị vỡ là bằng chứng đáng tin cậy nhất của viêm thực quản trào ngược. Các phát hiện mô học cổ điển của GERD là tăng sản vùng đáy, kéo dài nhú và thâm nhiễm bạch cầu trung tính
  • .Độ nhạy của phát hiện mô học tăng lên nếu thực hiện nhiều lần sinh thiết – lấy mẫu ở thực quản giữa và xa. 
  • Các tiện ích trong việc sử dụng nội soi bao gồm: loại trừ các rối loạn khác có thể giả dạng GERD, chẳng hạn như viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan; xác định các biến chứng của bệnh trào ngược; và đánh giá thất bại việc điều trị theo kinh nghiệm.

5.2.2 GerdQ

 là một công cụ hữu ích tiềm năng cho các bác sĩ gia đình và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác trong việc chẩn đoán và điều GERD mà không cần giới thiệu chuyên khoa ban đầu hoặc nội soi. Bộ câu hỏi này có thang chấm điểm riêng để đánh giá mức độ trào ngược, người trả lời câu hỏi chính là bệnh nhân.

5.2.3 Peptest.

 Pepsin trong dịch trào ngược dạ dày là chất đánh dấu sự kiện trào ngược xảy ra trước đó và có thể phát hiện nhanh chóng bằng cách sử dụng Peptest, một thiết bị y tế chẩn đoán in vitro ( trong ống nghiệm ). 

5.2.4 Xét nghiệm. 

Theo dõi pH trở kháng ( pH – MII ): sử dụng sự thay đổi trong trở kháng để đo chuyển động ngược dòng của chất lỏng, chất rắn và không khí trong thực quản. Trở kháng nội tâm âm đa kênh kép pH (pH-MII) có thể: phát hiện trào ngược bất kể giá trị pH, phát hiện dòng ngược dòng, do đó phân biệt giữa nuốt và trào ngược, xác định chiều cao của chất hồi lưu, và phân biệt giữa chất lỏng, khí hoặc hỗn hợp trào ngược. 

  • Theo dõi pH thực quản 24 giờ đo tần suất và thời gian của trào ngược axit thực quản.
  • Điều này có thể được thực hiện bằng cách đặt một ống thông mũi, hoặc bằng cách kẹp một cảm biến không dây vào niêm mạc thực quản qua nội soi.
  •  Sự giảm pH trong thực quản <4 được coi là tiếp xúc với axit ( có trào ngược ).

Áp kế độ phân giải cao: Các phát hiện trên áp kế thực quản không nhạy hoặc đặc hiệu để chẩn đoán GERD, nhưng có thể xác định các rối loạn vận động thay thế có thể biểu hiện tương tự như GERD. Rối loạn vận động thực quản có ở một tỷ lệ bệnh nhân GERD, với rối loạn chức năng vận động của cả cơ thắt thực quản dưới và cơ thực quản là những yếu tố chính dự đoán của bệnh trào ngược ở trẻ em.

6.Điều trị bệnh – Các biện pháp được sử dụng hiện nay.

Trào ngược dạ dày gây ho đờm sẽ được điều trị bằng cách điều trị nguyên nhân. Do đó, điều trị bệnh tương đương với việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản ( GERD ), và trào ngược ngoài thực quản ( LPR ).

6.1 Sử dụng thuốc ức chế bơm proton ( PPI ), Thuốc đối kháng thụ thể histamin-2 (H2RA).

  • Chất ức chế bơm proton (PPI)

PPI là chất ức chế axit mạnh nhất. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn bước cuối cùng trong quá trình tiết axit: H + / K + -adenosine triphosphatase (ATPase) trong dạ dày , gây tái hấp thu ion K + và bài tiết ion H +.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng về tác dụng phụ do ức chế axit kéo dài, do giảm clohydric. Vì lý do này, chỉ nên sử dụng liều ức chế axit hiệu quả nhỏ nhất trong một khoảng thời gian cần thiết. Hypochlorhydria làm suy giảm khả năng hấp thụ vitamin B12, canxi và sắt. Liệu pháp PPI có liên quan đến gãy xương ở người lớn bị loãng xương, cũng như gãy xương ở thanh niên.

  • Thuốc đối kháng thụ thể histamin-2 (H2RA)

Tế bào thành tiết ra axit để đáp ứng với ba kích thích: histamin tại thụ thể H2, acetylcholine và gastrin. H2RA ức chế tiết axit dạ dày bằng cách ức chế cạnh tranh histamin tại thụ thể H2 của tế bào thành. Ở liều lượng thích hợp, H2RAs có hiệu quả trong điều trị bệnh tiêu hóa và chữa lành bệnh viêm thực quản ăn mòn so với giả dược. uy nhiên, những bệnh nhân cần sử dụng nhiều lần có thể xảy ra sốc phản vệ nhanh chóng. Tùy theo tuổi, yêu cầu về liều lượng sẽ có những điểm khác nhau nhưng yêu cầu liều tương đối cao hơn ở trẻ em so với người lớn.

  • Thuốc trung hòa acid dịch vị(antacid)

Antacid là nhóm gồm các thuốc kháng acid – những hợp chất có khả năng trung hòa được lượng acid hydroclorid (HCl) tiết ra bên trong lòng bao tử bằng các phản ứng tạo muối và nước, do đó ngăn cản được quá trình tạo pepsin nhờ sự biến đổi pepsinogen (do các tế bào thành bao tử tiết ra). Có 2 loại thuốc thuộc nhóm kháng acid đã được sử dụng đó là: antacid tại chỗ và antacid toàn thân.

  • Antacid toàn thân là nhóm thuốc dạ dày kháng acid có thể hấp thu được vào máu bao gồm NaHCO3CaCO3.
  • Antacid tại chỗ là các cation (ion mang điện dương) có thể tạo phức base không tan, rất ít hoặc không hấp thu được vào máu như Al3+, Mg2+,…

Antacid có thể sử dụng để điều trị các triệu chứng do thừa acid dạ dày gây ra như:

  • trào ngược acid, có thể bao gồm nôn mửa, đắng miệng, ho khan, đau khi nằm và chứng khó nuốt.
  • ợ nóng ( triệu chứng do trào ngược acid gây tình trạng nóng ở cổ họng và ngực)
  • khó tiêu

Chống chỉ định

  • Đối với trường hợp người bệnh bị suy thận nặng, Không dùng nhóm thuốc antacid.
    Không dùng kéo dài và dùng liều cao antacid bởi hậu quả kiềm hóa có thể sẽ xảy ra gây viêm dạ dày.

>>>> Tham khảo thêm: Thuốc Chữa Trào Ngược Nên Được Uống Vào Thời Điểm Nào Là Phù Hợp Nhất

6.2 Thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

  • Thay đổi tư thế ngủ, nên kê cao đầu giường. Nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc, đảm bảo đồng hồ sinh học giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng và khỏe mạnh.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, không hút thuốc.
  • Không ăn đồ giàu mỡ nhiều, chiên rán, đồ quá cay, quá chua, đồ nướng.
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, chất xơ: rau xanh các loại (≥300g / ngày), hoa quả theo mùa (≥200g / ngày)
  • Ăn uống đúng bữa, không nên ăn quá muộn vào ban đêm.
  • Tăng cường vận động, chơi thể thao, đối với người già nên vận động nhẹ nhàng ( có thể tập các bài dưỡng sinh, hoặc đơn giản là quét nhà nhẹ nhàng ).
  •  Ăn chậm, nhai kỹ 
  • Không nằm ngay sau khi ăn. Nên chờ ít nhất 3 tiếng sau khi ăn rồi mới nằm lên giường, tốt nhất nên tập thể dục nhẹ nhàng sau khi ăn. tránh ăn các bữa ăn nhiều dầu mỡ, chất béo vào ban đêm trước khi đi ngủ
  • Tránh mặc quần áo quá chật, nhất là ở quanh vùng bụng, điều này sẽ kích thích thức ăn từ dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quảnthể dục

 

  • Với trẻ nhỏ ( trẻ sơ sinh ) hiện tượng nôn trớ ( một trong các biểu hiện của bệnh) khá bình thường khi xảy ra và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, người chăm sóc cũng nên thay đổi vị trí, tư thế của bé khi thức ( không nên để bé nằm mãi một tư thế ), giảm bớt  khối lượng thức ăn, sử dụng thực phẩm đặc (ví dụ: ngũ cốc gạo), sữa công thức chống nôn trớ, sữa công thức chứa axit amin hoặc thủy phân rộng rãi, và ở trẻ bú mẹ, loại bỏ sữa bò và trứng chế độ ăn của mẹ.

 

trào ngược dạ dày gây ho đờm
6.3 Phẫu thuật 

Nội soi ổ bụng chỉ nên cân nhắc khi điều trị nội khoa không thành công hoặc không được dung nạp thuốc. Do sau phẫu thuật gây ra chứng khó nuốt và đầy hơi. Để giảm chứng khó nuốt và đầy hơi sau phẫu thuật, các biện pháp được sử dụng bao gồm phẫu thuật nội soi Toupet, và phẫu thuật nội soi Dor.

trào ngược dạ dày gây ho đờm

6.4 Luyện tập thở bằng bụng.

  • Trong số các phương thức điều trị không phẫu thuật, không dùng thuốc, việc luyện thở bằng có thể đóng một vai trò quan trọng đối với những bệnh nhân được chọn để kiểm soát các triệu chứng của GERD. Thở bằng bụng cho thấy lợi ích trong việc tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới ở những bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi GERD, do đó làm giảm các triệu chứng.
  • Hướng dẫn thở bằng bụng ( Kiểu thở bằng bụng cơ bản nhất được thực hiện bằng cách hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng ). Các bước:
  1. Ngồi ở tư thế thoải mái hoặc nằm thẳng trên sàn, giường hay một bề mặt  bằng phẳng, thoải mái khác.
  2. Thư giãn vai ( thả lỏng vai ).
  3. Đặt một tay lên ngực, tay kia đặt lên bụng để cảm nhận hơi thở của bạn.
  4. Hít vào bằng mũi trong khoảng hai giây. Bạn sẽ cảm nhận luồng không khí di chuyển qua lỗ mũi vào bụng, làm cho dạ dày của bạn phình ra. Trong khi thở kiểu này, hãy đảm bảo rằng dạ dày của bạn hướng ra ngoài trong khi ngực vẫn giữ nguyên.
  5. Mím môi (như khi bạn sử dụng ống hút để uống nước), ấn nhẹ vào bụng và thở ra từ từ trong khoảng hai giây.
  6. Lặp lại các bước này nhiều lần để có kết quả tốt nhất, mang lại sức khỏe tốt.

>>>> Tham khảo ngay: Những Bài Tập Phổ Biến Hỗ Trợ Phòng Và Giảm Trào Ngược Hiệu Quả

Trào ngược dạ dày gây ho có đờm với biểu hiện trào ngược chất trong dạ dày kèm ho có đờm không quá nguy hiểm, chủ yếu ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân, khó khăn trong sinh hoạt liên quan đến hô hấp, bộ phận tiêu hóa, làm bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi, dễ cáu. Nguyên nhân chủ yếu là trào ngược dạ dày: do lạm dụng thuốc, căng thẳng, lối sống,sinh hoạt không khoa học. Chữa bệnh cần trị nguyên nhân nên phương pháp chẩn đoán và điều trị cần quan tâm là các phương pháp của bệnh trào ngược dạ dày. Để biết thêm thông tin chi tiết về trào ngược dạ dày gây ho đờm xin liên hệ hotline 18006091 để được tư vấn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091