Uống Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Vào Lúc Nào Thì Tốt Nhất

Uống Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Vào Lúc Nào Thì Tốt Nhất

Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý thường gặp trên hệ thống đường tiêu hóa. Khi gặp phải tình tình trạng trào ngược dạ dày, nhiều người tìm đến những thuốc chữa trào ngược dạ dày, nhưng không phải ai cũng biết nên uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất hay uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào để phòng tránh tác hại mà thuốc có thể gây ra. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích để trả lời câu hỏi nên uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào?

1. Tổng quan về bệnh lý trào ngược dạ dày.

Trước khi đi tìm hiểu việc uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào thì ta cần hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

1.1. Trào ngược dạ dày là gì?

uong-thuoc-trao-nguoc-da-day-vao-luc-nao-1

Khái niệm về trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày (GERD) được định nghĩa là tình trạng dịch dạ dày (acid dịch vị, thức ăn, đồ uống, thuốc, …)  ở dạ dày trào ngược lên thực quản gây lên tình trạng tổn thương thực quản cùng các triệu chứng liên quan.

Trong điều kiện bình thường, mỗi khi chúng ta ăn hoặc uống thì thức ăn, đồ uống được đưa từ miệng vào thực quản, khi đó thì cơ vòng dưới sẽ mở ra giúp đẩy thức ăn xuống dạ dày và sau đó đóng lại ngay nhằm ngăn hiện tượng trào ngược của thức ăn, acid dịch vị ở trong dạ dày.

Tuy nhiên khi cơ vòng thực quản dưới không còn hoạt động như bình thường, gây ra tình trạng giãn mở bất thường, không đóng chặt lại được sau khi đẩy thức ăn xuống dạ dày có thể khiến dịch acid và thức ăn trào ngược lại lên phía trên thực quản.

>>> XEM THÊM: Trào Ngược Dạ Dày Cách Chữa Hiệu Quả Và An Toàn

1.2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày

1.2.1. Suy giảm chức năng cơ vòng dưới thực quản

Cơ vòng dưới thực quản là cơ thấp nhất của thực quản, nằm tại vị trí nối giữa thực quản và dạ dày, có vai trò quan trọng trong việc ngăn trào ngược dịch dạ dày.

Suy giảm chức năng cơ vòng dưới có thể gặp trong các tình trạng bệnh lý khác nhau như:

  • Rối loạn nhu động ruột thực quản (gây ra mất sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ trơn đường tiêu hóa),
  • Giảm tiết nước bọt (giảm trung hòa acid dịch vị gây ra sự đóng mở cơ vòng bất thường)
  • Hoặc có thể do sử dụng một số loại thuốc là giảm co thắt cơ vòng dưới thực quản như: nhóm thuốc kích thích beta giao cảm, nhóm thuốc ức chế alpha giao cảm, nhóm thuốc kháng tiết cholin, theophylin, …

Một số yếu tố nguy cơ khác gây nên tình trạng suy giảm chức năng cơ vòng dưới thực quản như: uống rượu, cafe, hút thuốc lá, ăn thức ăn nhiều mỡ, chocolat, … 

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân gây trào ngược dạ dày phổ biến

1.2.2. Thoát vị hoành

Cơ hoành là một cơ vân dẹt hình vòm, nằm phân chia giữa khoang bụng và khoang ngực. Khi co cơ hoành sẽ làm tăng cường sức mạnh cho cơ vòng dưới thực quản co lại ngăn cản sự trào ngược dạ dày.

Trong bệnh lý thoát vị hoành, cơ hoành không nằm cùng mức với cơ vòng thực quản nên giảm ảnh hưởng của sự co cơ hoành đối với cơ vòng dưới thực quản. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.

1.2.3. Tình trạng dạ dày

  •  Ứ đọng thức ăn tại dạ dày

Tình trạng ứ đọng thức ăn tại dạ dày có thể gặp trong một số tình trạng bệnh lý như: viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, …

Việc thức ăn đọng lại trong dạ dày lâu mà không đẩy xuống được ruột non sẽ làm cho tăng áp lực trong dạ dày, từ đó góp phần gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày để làm giảm áp lực trong dạ dày.

  • Tăng áp lực ổ bụng đột ngột

Tăng áp lực ổ bụng đột ngột cũng giống như việc ứ đọng thức ăn tại dạ dày đều gây ra sự trào ngược dạ dày nhằm giảm áp lực trong dạ dày, ổ bụng.

Tăng áp lực ổ bụng thường gặp trong tình trạng như: ho, hắt hơi hoặc gắng sức… 

1.2.4. Yếu tố nguy cơ của trào ngược dạ dày

  • Tình trạng căng thẳng thần kinh

Khi căng thẳng thần kinh kéo dài, cơ thể sẽ tiết ra cortisol giúp chống stress. Việc tăng tiết hormone cortisol có thể gây tăng tiết acid dịch vị dạ dày và tăng trương lực cơ co bóp ở dạ dày làm đẩy nhanh dịch dạ dày lên phía trên thực quản.

Căng thẳng thần kinh kéo dài cũng làm rối loạn nhu động thực quản khiến cơ vòng dưới thực quản đóng mở thất thường, từ đó gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

  • Thói quen sinh hoạt ăn uống

Ăn quá ít hoặc quá nhiều, ăn quá nóng hoặc quá lạnh, ăn uống thất thường, không đúng bữa, vận động nhiều sau khi ăn… sẽ khiến cho acid dịch vị tiết ra thất thường kích thích đóng mở cơ vòng dưới thực quản thất thường, gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

  • Tình trạng thừa cân béo phì

Tình trạng thừa cân, béo phì gây áp lực cho dạ dày và cơ vòng dưới thực quản, làm trương lực cơ vòng dưới thực quản trở nên yếu đi khiến dịch dạ dày dễ bị trào ngược hơn so với ở những người có thể trạng bình thường.

1.3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những biểu hiện gì

Triệu chứng

Ợ hơi, ợ chua, nôn và buồn nôn là triệu chứng của trào ngược dạ dày

1.3.1. Thường xuyên xuất hiện tình trạng ợ

Ợ hơi có thể là trạng thái sinh lý bình thường sau khi ăn một lượng thức ăn đem theo không khí từ bên ngoài. Nhưng ợ hơi trong trào ngược dạ dày thường xảy ra khi đói với tần suất thường xuyên. 

Ợ chua vào buổi sáng mỗi sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn no có thể là dấu hiệu thường thấy trong trào ngược dạ dày.

Ợ nóng là cảm giác nóng rát xảy ra ở dạ dày hướng lên thực quản mỗi khi ợ. Ợ nóng thường hay đi kèm cùng triệu chứng ợ chua, bệnh nhân mỗi khi ợ thường cảm thấy nóng rát kèm theo vị chua trong miệng.

>>> XEM THÊM: Ợ Hơi Ợ Chua Và Những Điều Cần Biết

Các triệu chứng ợ kể trên có thể tăng lên sau khi ăn uống, đầy bụng, khó tiêu, khi cúi gập người xuống hoặc khi nằm ngủ vào ban đêm.

1.3.2. Nôn và buồn nôn

Nôn và buồn nôn hay gặp trong trường hợp ăn quá no hoặc nằm xuống ngay sau khi ăn do khi đầy bụng mà cơ vòng dưới thực quản đóng không chặt sẽ gây ra tình trạng nôn và buồn nôn.

Bệnh nhân cũng dễ bị nôn và buồn nôn hơn khi say tàu xe, ốm nghén hoặc khi sử dụng một số loại thuốc, … 

1.3.3. Ăn không ngon và rát họng

Trong bệnh lý trào ngược dạ dày thì acid dịch vị sẽ được đưa từ dạ dày qua thực quản và lên đến miệng. Acid dịch vị trào ngược lên miệng sẽ gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản, miệng gây nên triệu chứng khó nuốt, rát họng cho bệnh nhân.

Ngoài ra khi trào ngược dạ dày cũng kèm theo acid mật khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng, ăn không ngon.

1.3.4. Khàn giọng và ho

Khi acid dịch vị trào ngược lên và tiếp xúc với dây thanh quản làm dây thanh quản trở lên sưng tấy gây ra tình trạng khản giọng, khó nói kèm theo ho.

Lưu ý: các triệu chứng kể trên có thể không điển hình và xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau, nhưng nếu thấy những triệu chứng đó ở bản thân thì bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị sớm, chấm dứt tình trạng trào ngược dạ dày (nếu có).

2. Uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào?

Việc uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào còn phụ thuộc vào nhóm thuốc, loại thuốc bạn đang sử dụng. Dưới đây là một vài nhóm thuốc hay được sử dụng trong chữa trị trào ngược dạ dày.

2.1. Uống nhóm thuốc antacids chống trào ngược dạ dày vào lúc nào?

Nhóm thuốc chống acid (antacids) hay còn gọi là nhóm thuốc trung hòa acid dịch vị có tác dụng giúp trung hòa lượng acid dịch vị làm giảm các triệu chứng như đau dạ dày, trào ngược dạ dày ngay khi sử dụng.

Tuy nhiên, hiện nay nhóm thuốc chỉ còn được sử dụng để giảm đau tạm thời khi quá đau do loét dạ dày. Dù vậy, nhóm thuốc vẫn được liệt kê trong danh sách điều trị trào ngược dạ dày vì trào ngược dạ dày và loét dạ dày có liên quan trực tiếp đến nhau và đều chịu ảnh hưởng bởi sự tăng tiết acid.

Các antacids thường có thành phần từ hỗn hợp chứa Nhôm hoặc Magnesi hoặc cả hai. 

2.1.1. Nhóm thuốc chống acid chứa Magnesi

Nhóm thuốc chứa magnesi

Nhóm thuốc chứa magnesi giảm triệu chứng của trào ngược dạ dày

  • Loại thuốc

Kháng acid (Gồm: Magnesi hydroxyd, Magnesi oxyd, Magnesi carbonat, … ).

  • Dạng thuốc và hàm lượng

Magnesi hydroxyd: dạng hỗn dịch 40 mg/ml, 800 mg/ml, 1,2mg/ml; dạng viên nén 300 mg, 600 mg.

Magnesi oxyd: dạng viên nang 140 mg; dạng viên nén 400 mg, 420 mg.

Magnesi carbonat: Dạng bột.

  • Chỉ định

Các thuốc chống acid chứa Magnesi được chỉ định sử dụng để bổ trợ cùng với nhóm thuốc kháng H2 và omeprazol trong điều trị giảm đau do loét dạ dày – tá tràng và thúc đẩy để liền loét.

Thuốc cũng được dùng để giảm tình trạng đầy bụng do tăng acid, ợ nóng, khó tiêu và ợ chua (trào ngược dạ dày).

  • Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định trong trường hợp suy thận, các trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc, chống chỉ định với trẻ nhỏ. 

  • Thận trọng

Các thuốc chống acid chứa Magnesi thường gây nhuận tràng nên hầu như không được dùng một mình, khi dùng liều nhắc lại sẽ gây tiêu chảy làm mất nước và điện giải.

Thuốc làm giảm hấp thu của một số thuốc khi dùng kèm như: nhóm thuốc kháng H2; digitoxin; tetracyclin; atenolol; cloroquin; … 

Không dùng thuốc liên tục quá 2 tuần nếu không có chỉ định của thầy thuốc.

  • Thời kỳ mang thai

Nhìn chung các thuốc chống acid chứa Magnesi khá an toàn với liều thấp và thời gian dùng ngắn. Cũng có báo cáo về phản ứng có hại của thuốc (ADR) như thay đổi Magnesi huyết, tăng phản xạ gân ở bào thai và trẻ sơ sinh khi người mẹ sử dụng thuốc lâu dài với liều cao.

  • Thời kỳ cho con bú

Chưa có tài liệu nào ghi nhận về ADR của thuốc trong thời kỳ cho con bú.

  • Tác dụng không mong muốn – ADR

Tác dụng thường gặp (ADR > 1/100): miệng đắng, khó nuốt, tiêu chảy.

Tác dụng ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100): buồn nôn, nôn, cứng bụng.

  • Cách dùng và liều dùng

Cách dùng

Vậy ta nên uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào và uống như thế nào khi sử dụng nhóm thuốc antacids chứa Magnesium? 

Đối với các thuốc dạng uống và viên cần phải nhai kỹ khi trước nuốt. 

Để điều trị ở người bệnh loét dạ dày tá tràng không có biến chứng nên sử dụng thuốc vào khoảng 1-3 giờ sau khi ăn và trước khi đi ngủ, điều trị từ 4-6 tuần/đợt hoặc tới khi liền vết loét. 

Để điều trị ở người bệnh trào ngược dạ dày, chảy máu dạ dày hoặc loét do stress thì được dùng 1 lần/giờ (cần điều chỉnh liều để đưa đến pH dạ dày lên đến 3.5 ở người bị chảy máu dạ dày).

Liều dùng

Magnesi hydroxyd dùng liều 300-600 mg/ngày với tác dụng chống acid; tác dụng tẩy nhẹ dùng liều 2-4 g.

Magnesi oxyd với tác dụng chống acid dùng liều 250mg – 4g/ngày.

Magnesi carbonat dùng liều 500 mg – 2g/liều, 4 lần/ngày.

2.1.2. Nhóm thuốc chống acid chứa Nhôm hydroxyd

Nhóm thuốc chống acid chứa nhôm hydroxyd

Nhóm thuốc chống acid chứa nhôm hydroxyd

  • Loại thuốc

Kháng acid.

  • Dạng thuốc và hàm lượng

Dạng viên nang 475 mg; viên nén 300, 500, 600 mg; viên nén bao phim 600 mg; hỗn dịch 320 mg/ 5 ml, 450 mg/ 5 ml, 600 mg/ 5 ml, 675 mg/ 5ml.

  • Chỉ định

Làm giảm các triệu chứng do tăng acid dịch vị, điều trị tăng acid dịch vị do loét dạ dày – tá tràng, điều trị loét dạ dày – tá tràng do stress, điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản, điều trị tăng phospho huyết kết hợp với chế độ ăn giảm phosphat (tuy nhiên không nên sử dụng do có thể gây nhiễm độc nhôm ở người suy thận).

  • Chống chỉ định

Chống chỉ định trong các trường hợp mẫn cảm với thuốc, không dùng trong các trường hợp giảm phospho máu, chống chỉ định với trẻ nhỏ. Không dùng thuốc quá mạnh và kéo dài vì dễ gây viêm dạ dày do base hóa.

  • Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc với những người bị suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan, có chế độ ăn ít Natri và những người mới bị chảy máu đường tiêu hóa, thận trọng trên người cao tuổi.

Nên kiểm tra định kỳ nồng độ phosphat máu 2 tháng/lần khi sử dụng thuốc lâu dài.

  • Thời kỳ mang thai

Thuốc được coi là an toàn trong thời kỳ mang thai nhưng cũng cần tránh sử dụng liều cao và kéo dài.

  • Thời kỳ cho con bú

Mặc dù vẫn có lượng nhỏ thuốc bài tiết qua sữa nhưng không gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

  • Tác dụng không mong muốn – ADR

Dùng kéo dài có thể làm săn niêm mạc ruột và gây táo bón do kết hợp với protein niêm mạc ruột. Các tác dụng nhuyễn xương, bại não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ đã được ghi nhận ở người suy thận mãn tính.

Tình trạng giảm phosphat máu được ghi nhận khi dùng ở liều cao và kéo dài. Ngộ độc nhôm và tình trạng nhuyễn xương có thể xảy ra ở người mắc hội chứng ure máu cao.

Tác dụng thường gặp (ADR > 1/100): táo bón, phân trắng, chát miệng, cứng bụng, buồn nôn và nôn.

Tác dụng ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100): giảm phosphat, magnesi máu.

  • Cách dùng và liều dùng

Cách dùng:

Để chống acid dịch vị thì liều dùng phụ thuộc tùy theo người bệnh, tùy theo lượng acid dịch vị tiết ra. Vậy uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào là phù hợp nhất?

Nếu uống lúc đói thì thời gian tác dụng của thuốc từ 20-60 phút, còn uống sau ăn thì thời gian tác dụng có thể đạt tới 3 giờ. Dùng dạng viên nén phải nhai kỹ trước khi uống, ưu tiên sử dụng bột. Không nên dùng quá 2 tuần.

Để điều trị loét dạ dày – tá tràng thì không có liều cụ thể mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của thầy thuốc. Đối với bệnh nhân loét không có biến chứng ở hành tá tràng nên sử dụng thuốc từ 1 đến 3 giờ sau khi ăn và trước khi đi ngủ đến kéo dài tác dụng chống acid.

Nếu cần có thể thêm liều giữa các liều quy định để giảm đau do loét. Thuốc được dùng từ 4-6 tuần hoặc sử dụng đến khi hết loét ở người bị loét tại dạ dày.

Để điều trị trào ngược dạ dày nên sử dụng thuốc 1 giờ/lần hoặc 30 phút/lần nếu triệu chứng kéo dài. Trong trường hợp điều trị lâu dài nên sử dụng 1 đến 3 giờ sau khi ăn và khi đi ngủ.

Để điều trị chảy máu do loét nên sử dụng 1 giờ/lần.

Liều dùng:

Để điều trị loét dạ dày tá tràng nên dùng liều 15-45 ml với người lớn và liều 5-15 ml ở dạng hỗn dịch với trẻ em. Dùng 3-6 giờ/lần hoặc 1-3 giờ sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

Để phòng chảy máu đường tiêu hóa nên dùng liều 30-60 ml với người lớn và liều 2-15 ml với trẻ em. Dùng 1-2 giờ/lần.

Để điều trị tăng phosphat máu dùng liều 30-40 ml. Dùng 3 -4 lần/ngày.

  • Tên thương mại

Nhôm hydroxyd: Alumina II.

>>>XEM THÊM: Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và Nguyên Nhân

2.2. Uống nhóm thuốc kháng thụ thể H2 chống trào ngược dạ dày vào lúc nào?

Nhóm thuốc kháng thụ thể H2

Nhóm thuốc kháng thụ thể H2

  • Loại thuốc

Kháng acid

  • Dạng thuốc và hàm lượng

Dạng viên nang 475 mg; viên nén 300, 500, 600 mg; viên nén bao phim 600 mg; hỗn dịch 320 mg/ 5 ml, 450 mg/ 5 ml, 600 mg/ 5 ml, 675 mg/ 5ml.

  • Chỉ định

Làm giảm các triệu chứng do tăng acid dịch vị, điều trị tăng acid dịch vị do loét dạ dày – tá tràng, điều trị loét dạ dày – tá tràng do stress, điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản, điều trị tăng phospho huyết kết hợp với chế độ ăn giảm phosphat (tuy nhiên không nên sử dụng do có thể gây nhiễm độc nhôm ở người suy thận).

  • Chống chỉ định

Chống chỉ định trong các trường hợp mẫn cảm với thuốc, không dùng trong các trường hợp giảm phospho máu, chống chỉ định với trẻ nhỏ. Không dùng thuốc quá mạnh và kéo dài vì dễ gây viêm dạ dày do base hóa.

  • Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc với những người bị suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan, có chế độ ăn ít Natri và những người mới bị chảy máu đường tiêu hóa, thận trọng trên người cao tuổi.

Nên kiểm tra định kỳ nồng độ phosphat máu 2 tháng/lần khi sử dụng thuốc lâu dài.

  • Thời kỳ mang thai

Thuốc được coi là an toàn trong thời kỳ mang thai nhưng cũng cần tránh sử dụng liều cao và kéo dài.

  • Thời kỳ cho con bú

Mặc dù vẫn có lượng nhỏ thuốc bài tiết qua sữa nhưng không gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

  • Tác dụng không mong muốn – ADR

Dùng kéo dài có thể làm săn niêm mạc ruột và gây táo bón do kết hợp với protein niêm mạc ruột. Các tác dụng nhuyễn xương, bại não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ đã được ghi nhận ở người suy thận mãn tính.

Tình trạng giảm phosphat máu được ghi nhận khi dùng ở liều cao và kéo dài. Ngộ độc nhôm và tình trạng nhuyễn xương có thể xảy ra ở người mắc hội chứng ure máu cao.

Tác dụng thường gặp (ADR > 1/100): táo bón, phân trắng, chát miệng, cứng bụng, buồn nôn và nôn.

Tác dụng ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100): giảm phosphat, magnesi máu.

  • Cách dùng và liều dùng

Cách dùng

Để chống acid dịch vị thì liều dùng phụ thuộc tùy theo người bệnh, tùy theo lượng acid dịch vị tiết ra. Vậy uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào là phù hợp nhất?

Nếu uống lúc đói thì thời gian tác dụng của thuốc từ 20-60 phút, còn uống sau ăn thì thời gian tác dụng có thể đạt tới 3 giờ. Dùng dạng viên nén phải nhai kỹ trước khi uống, ưu tiên sử dụng bột. Không nên dùng quá 2 tuần.

Để điều trị loét dạ dày – tá tràng thì không có liều cụ thể mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của thầy thuốc. Đối với bệnh nhân loét không có biến chứng ở hành tá tràng nên sử dụng thuốc từ 1 đến 3 giờ sau khi ăn và trước khi đi ngủ đến kéo dài tác dụng chống acid.

Nếu cần có thể thêm liều giữa các liều quy định để giảm đau do loét. Thuốc được dùng từ 4-6 tuần hoặc sử dụng đến khi hết loét ở người bị loét tại dạ dày.

Để điều trị trào ngược dạ dày nên sử dụng thuốc 1 giờ/lần hoặc 30 phút/lần nếu triệu chứng kéo dài. Trong trường hợp điều trị lâu dài nên sử dụng 1 đến 3 giờ sau khi ăn và khi đi ngủ.

Để điều trị chảy máu do loét nên sử dụng 1 giờ/lần.

Liều dùng

Để điều trị loét dạ dày tá tràng nên dùng liều 15-45 ml với người lớn và liều 5-15 ml ở dạng hỗn dịch với trẻ em. Dùng 3-6 giờ/lần hoặc 1-3 giờ sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

Để phòng chảy máu đường tiêu hóa nên dùng liều 30-60 ml với người lớn và liều 2-15 ml với trẻ em. Dùng 1-2 giờ/lần.

Để điều trị tăng phosphat máu dùng liều 30-40 ml. Dùng 3 -4 lần/ngày.

  • Tên thương mại

Nhôm hydroxyd: Alumina II.

2.3. Uống nhóm thuốc ức chế bơm proton chống trào ngược dạ dày vào lúc nào

uong-thuoc-trao-nguoc-da-day-vao-luc-nao-tot-nhat-8

Nhóm thuốc ức chế bơm proton chữa trào ngược dạ dày

  • Loại thuốc

Chống loét dạ dày – tá tràng, ức chế bơm proton (Gồm: omeprazol, lansoprazol, … ).

  • Dạng thuốc và hàm lượng

Omeprazol: dạng viên nén và viên bao tan trong ruột 20 mg.

Lansoprazol: dạng viên nang 30 mg.

  • Chỉ định

Dùng thuốc trong điều trị loét dạ dày tiến triển hoặc trong các trường hợp dùng nhóm thuốc kháng thụ thể H2 không có hiệu quả. Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison, điều trị trào ngược dạ dày. 

  • Chống chỉ định

Chống chỉ định trong các trường hợp loét dạ dày ác tính, mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

  • Thận trọng

Dùng omeprazol có thể che đi các dấu hiệu của loét ác tính làm chẩn đoán tình trạng bệnh ác tính muộn. Dùng lansoprazol cần giảm liều ở người bị bệnh gan.

  • Thời kỳ mang thai

Mặc dù chưa có ghi nhận về ADR trên người sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai nhưng vì thời gian theo dõi chưa đủ để đánh giá nên chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.

  • Thời kỳ cho con bú

Vì thuốc có phân bố trong sữa nên cần cân nhắc giữa việc ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc.

  • Tác dụng không mong muốn – ADR

Tác dụng thường gặp (ADR > 1/100): rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón), ức chế chuyển hoá của 1 số thuốc khác.

Tác dụng ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100): rối loạn thần kinh trung ương (chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà), ung thư dạ dày.

  • Cách dùng và liều dùng

Với các thuốc ức chế bơm proton việc uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào rất quan trọng. Khi sử dụng các thuốc PPIs theo đường uống có thể đạt sinh khả dụng lên tới 70% nếu được sử dụng lặp lại.

Omeprazol

Điều trị loét dạ dày – tá tràng và trào ngược dạ dày dùng liều 20-40 mg/ngày (dùng trong 4-6 tuần để điều trị loét và dùng trong 4-12 tuần để điều trị trào ngược dạ dày);

Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison dùng liều trên 120 mg/ngày, chia nhỏ ra 2-3 lần/ngày, dùng vào buổi sáng trước khi ăn, dùng trong 4 ngày.

Lansoprazol

Dùng 1 viên/ngày trong 4 tuần đề điều trị loét dạ dày.

  • Tên thương mại

Omeprazol: Losec, Mopral.

Lansoprazol: Lanzor.

Trên đây là bài viết về trào ngược dạ dày, hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh lý trào ngược dạ dày, nhóm thuốc điều trị và việc nên uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào. Để mang lại kết quả tối ưu nhất thì ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của chỉ định của bác sĩ về thời gian sử dụng cũng như dùng liều thế nào, dùng liều thế nào, … thì bạn cũng nên kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh cùng chế độ ăn hợp lý. 

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về việc nên uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào hãy gọi điện đến số hotline 1800 6091 để được chúng tôi tư vấn và khám miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091