Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Nên Tránh Ăn Gì

Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Nên Tránh Ăn Gì

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản là một trong những căn bệnh nguy hiểm và gây nhiều phiền toái nhất. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống và việc chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bệnh nhân trào ngược dạ dày là rất quan trọng, vì nó không những góp phần rút ngắn thời gian điều trị mà còn là phương pháp phòng ngừa sự tái phát hiệu quả nhất. Cùng Scurma Fizzy tìm hiểu trào ngược dạ dày nên ăn gì và nên tránh ăn những loại thực phẩm nào để việc điều trị được hiệu quả nhất nhé!

1. Trào ngược dạ dày thực quản – Triệu chứng và nguyên nhân

nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trào ngược bao tử

Triệu chứng và nguyên nhân

1.1. Triệu chứng

  • Đau tức vùng thượng vị

Khi bị acid dạ dày trào ngược lên vùng niêm mạc thực quản, các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc sẽ bị kích thích, gây ra các cơn đau tức vùng thượng vị, cơ quan cảm ứng đau sẽ phát ra tín hiệu đau ở vùng ngực, dễ khiến bệnh nhân nhầm lẫn với bệnh tim mạch. Cơn đau thường ở vùng bụng trên và đi kèm với ợ nóng

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Triệu chứng chúng ta thường gặp nhất là ợ, khi ăn quá no hoặc uống nước có ga thì ngay cả những người có thể không mắc chứng trào ngược bao tử vẫn có thể gặp. Nhưng ợ nóng (cảm giác nóng rát từ dạ dày lan đến cổ), ợ chua (thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại mùi vị chua trong miệng), ợ hơi thường xuyên xuất hiện bất thường thì là dấu hiệu bạn mắc trào ngược dạ dày thực quản. Các dấu hiệu này thường xảy ra khi nằm, cúi ngược hoặc khi ăn no, thường xuất hiện vào ban đêm.

  • Buồn nôn, nôn

Sự trào ngược kích thích họng miệng gây ra cảm giác buồn nôn cho bệnh nhân. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường xuyên xuất hiện khi nằm và ban đêm lúc thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh.

  • Nuốt khó, nuốt đau

Hiện tượng này là do acid dạ dày trào ngược lên nhiều và mạnh gây các triệu chứng viêm, xung huyết niêm mạc thực quản. Ngoài ra còn cảm giác như khàn giọng, đau họng, dễ nhầm tưởng với viêm họng, thường xảy ra vào sáng sớm.

1.2. Các nguyên nhân

Tự chữa bệnh tại nhà và lạm dụng thuốc Tây: Các loại thuốc thông thường khi bệnh nhân tự mua ở các nhà thuốc như thuốc giảm đau, kháng sinh… Những thuốc này có thể có các tác dụng bất lợi gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột. Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc chữa bệnh để tránh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trên đường tiêu hóa, nhất là viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Chế độ ăn với thức ăn nhanh cho kịp tốc độ công việc hay các món nhiều dầu mỡ, cay nóng, ít rau xanh,… là nguyên nhân kích thích dạ dày hàng đầu. Thống kê cho thấy gần như tất cả các trường hợp mắc bệnh trào ngược bao tử thực quản đều xuất phát từ chế độ ăn uống và làm việc không khoa học.

Căng thẳng, stress: Căng thẳng trong công việc và cuộc sống kéo dài làm thức ăn bị tồn đọng trong dạ dày, từ đó mà hơi sẽ được sinh ra, làm tăng áp lực lên thành dạ dày, tăng nguy cơ gây trào ngược dạ dày – thực quản. Acid dạ dày cũng sẽ bị tiết ra quá nhiều làm dạ dày co bóp mạnh gây trào ngược.

>>> Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Nôn Ra Máu Có Nguy Hiểm

2. Trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Trào ngược dạ dày ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là chế độ ăn uống hằng ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng. Quá trình ăn uống có thể tác động đến trình trạng bệnh, vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc điều trị thì người bệnh cần có những kiến thức về lựa chọn thức ăn cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Dựa trên nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản là mất cân bằng giữa yếu tố gây bệnh (là acid dạ dày) và yếu tố bảo vệ mà chúng ta rút ra được nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người trào ngược dạ dày thực quản là: làm giảm acid dạ dày và tăng cường yếu tố bảo vệ thực quản.

2.1. Trào ngược dạ dày nên ăn gì – Rau xanh

Rau xanh là thực phẩm đứng đầu danh sách ưu tiên sử dụng nhiều ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Bởi trong các liệu rau xanh có rất nhiều chất xơ, ít chất béo và đường, có tính kiềm cao, có khả năng trung hòa lượng acid dư trong dạ dày, làm giảm các triệu chứng trào ngược nên có thể sử dụng nhiều trong giai đoạn điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Các loại rau xanh thường được sử dụng là: cải xoăn, súp lơ, rau bina, măng tây,…

trào-ngược-dạ-dày-nên-ăn-gì2

Trào ngược dạ dày nên ăn gì – Các loại rau xanh rất tốt cho bệnh nhân trào ngược

2.2. Trào ngược dạ dày nên ăn gì – Gừng

Gừng là một loại dược liệu thông dụng và sử dụng nhiều cho bệnh nhân có bệnh lý ở đường tiêu hóa.

Gừng có tính ấm, có chứa hợp chất phenolic có khả năng chống viêm làm giảm dịu cơn kích ứng đường hô hấp, giảm co thắt dạ dày từ đó làm giảm triệu chứng trào ngược acid từ dạ dày sang thực quản. Ngoài ra, gừng còn có khả năng làm lành các vết loét dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Gừng có nhiều cách chế biến và sử dụng như: hãm nước trà, chế biến thức ăn với gừng, gừng kết hợp với mật ong cũng được sử dụng rất nhiều trong nhân gian.

trào-ngược-dạ-dày-nên-ăn-gì3

Trào ngược dạ dày nên ăn gì – Các món ăn với gừng

2.3. Trào ngược dạ dày nên ăn gì – Các loại trái cây noncitrus

Các loại trái cây không có tính acid như chuối, táo, dưa, lê,…. Là những loại trái cây có hàm lượng acid thấp, giúp tạo một lớp màn bảo vệ dạ dày thực quản. Nhờ vậy làm giảm triệu chứng khi có hiện tượng trào ngược ở thực quản.

Ngoài ra, những loại trái cây này có hàm lượng chất xơ cao, giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Vì vậy không chỉ tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản mà cũng được sử dụng nhiều ở bệnh nhân đau dạ dày tá tràng.

Các loại trái cây này chúng ta có thể sử dụng ở dạng nước ép.

2.4. Trào ngược dạ dày nên ăn gì – Các loại hạt đỗ

Là những loại hạt chứa nhiều chất xơ và các acid amin thiết yếu. Chúng có khả năng trung hòa acid dạ dày khá tốt.

Các loại hạt khi sử dụng chúng ta cần phải lưu ý trong quá trình chế biến, cần phải ngâm các loại hạt đỗ qua đêm trước khi chế biến và khi sử dụng không nên ăn một lượng quá nhiều cùng một lúc sẽ gây tình trạng đầy bụng.

>>> Tìm hiểu thêm: Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Bằng Đông Y Hiệu Quả Ra Sao

2.5. Trào ngược dạ dày nên ăn gì – Bánh mì và bột yến mạch

Đây là hai loại thực phẩm được lựa chọn cho người bị trào ngược dạ dày thực quản đặc biệt là đang lúc đói. Vì bánh mì hay bột yến mạch đều là những thực phẩm có khả năng hút acid dạ dày tốt, giảm acid dạ dày đáng kể sau khi sử dụng, tránh được tình trạng trào ngược dạ dày thực quản cấp tính.

Bột yến mạch có thể chế biến thành nhiều món ăn. Là một trong những thực phẩm tạo cảm giác no lâu sau khi sử dụng giúp người bệnh không ăn quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động dạ dày. Bên cạnh tác dụng trên dạ dày thỉ bột yến mạch còn có tác dụng tốt trên các bệnh lý trên đường tiêu hóa như táo bón, tăng cường sức khỏe cho đường ruột.

Bánh mỳ và bột yếu mạch rất tốt cho bệnh nhân trào ngược

Trào ngược dạ dày nên ăn gì – Bánh mì và bột yến mạch

2.6. Trào ngược dạ dày nên ăn gì – Sữa và sữa chua

Sữa: bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nên ưu tiên lựa chọn sữa tươi. Vì sữa tươi có khả năng trung hòa acid dạ dày tốt, cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng sữa tươi cần lưu ý không nên uống lúc đói, không nên uống quá nhiều trong ngày (>400ml/ngày), sử dụng sữa đã tách béo, nên uống ấm và sau bữa ăn 2 giờ là tốt nhất

Sữa chua: không chỉ bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản mà những bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hóa điều nên sử dụng sữa chua. Sữa chua là loại thực phẩm cung cấp một lượng lớn probiotic, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa cho người bệnh. Sử dụng sữa chua sau mỗi bữa ăn no có thể cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày cho người bệnh, không ăn khi bụng đói.

Bệnh nhân trào ngược nên ăn sữa chua

Sữa chua là thực phẩm rất tốt trong điều trị trào ngược

2.7. Trào ngược dạ dày nên ăn gì – Các loại chất đạm dễ tiêu

Các loại chất đạm dễ tiêu sử dụng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt gà, các loại hải sản,…chúng có khả năng giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên sử dụng phần nạt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tránh ăn mỡ sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Thịt gà và các loại hải sản có chứa chất đạm nhưng lại có tính hàn và nhiều protein lạ nên khi sử dụng chất ta cũng hạn chế và không sử dụng khi dạ dày yếu.

Cách chế biến tốt nhất ở những thực phẩm nảy là luộc để có thể giữ nguyên được dưỡng chất và hạn chế chất béo.

Trứng: cũng là một loại thực phẩm cung cấp chất đạm mà ta có thể sử dụng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Trứng cung cấp nhiều dưỡng chất nhưng chỉ nên sử dụng lòng trắng trứng vì lòng đỏ chứa nhiều chất béo và chất đạm khó tiêu.

2.8. Trào ngược dạ dày nên ăn gì – Kẹo cao su

Đây là mẹo giúp làm giảm các triệu chứng của cơn trào ngược dạ dày cấp tính. Khi nhai kẹo cao su thì sẽ giúp tiết một lượng nước bọt lớn, nước bọt có tính kiềm sẽ trung hòa với lượng acid thừa trong dạ dày. Tuy nhiên, đây chỉ là giúp giảm triệu chứng một cách tạm thời, không thể sử dụng để giảm đau lâu dài và khi nhai lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ hàm. Vì vậy cần cân nhắc khi sử dụng keo cao su trong quá trình giảm triệu chứng trào ngược ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.

3. Trào ngược dạ dày không nên ăn gì – Những món ăn cần phải tránh xa

Sau khi tìm hiểu những thực phẩm khi bị trào ngược dạ dày nên ăn gì thì bên cạnh đó cũng tồn tại song song những thực phẩm không tốt mà chúng ta cần tránh hoặc hạn chế sử dụng. Điều này sẽ giúp việc cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa nhanh chóng hơn. Vậy những thực phẩm nào mà người bị trào ngược dạ dày không nên sử dụng, hãy cùng tìm hiểu.

>>> Xem thêm ngay: 13 Cách Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Nhất 

3.1. Những thực phẩm cay nóng, gia vị gây kích ứng dạ dày

Các loại gia vị có tính cay như tiêu, ớt, mù tạt… giúp tăng hương vị món ăn, nhưng những gia vị này cũng là một trong những thực phẩm gây kích ứng và làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày. Đồng thời những thực phẩm này còn gây tăng co thắt cơ thực quản dưới, làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ợ nóng, buồn nôn, nóng rát thượng vị… Hành và tỏi cũng là nguyên nhân gây ợ nóng cho người bị trào ngược dạ dày thực quản.

Bạc hà là thực phẩm có tính mát nhưng nó vẫn được xếp vào loại những thực phẩm không tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Về mặt hóa học nó có thể khiến cơ thắt thực quản dưới nới lỏng, gây ra trào ngược acid.

Tuy nhiên không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn các loại gia vị này ra khỏi khẩu phần ăn của bạn. Cố gắng giảm lượng gia vị cay xuống mức thấp nhất và thay đổi khẩu vị của bạn dần dần để đảm bảo quá trình hồi phục của bạn khi bị trào ngược dạ dày thực quản.

trào-ngược-dạ-dày-nên-ăn-gì6

Những thực phẩm cay nóng, gia vị gây kích ứng dạ dày

3.2. Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo

Những loại thức ăn chứa nhiều chất béo thường khó tiêu hóa. Đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản việc thức ăn tồn tại lâu trong dạ dày, quá trình làm rỗng dạ dày chậm sẽ gây áp lực lên cơ thắt thực quản do đó các triệu chứng trào ngược sẽ nghiêm trọng hơn. Vì thế trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày thực quản bạn nên hạn chế ăn những thức ăn chứa quá nhiều chất béo như mỡ động vật, thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh, sữa nguyên chất, sô cô la…

Điều này không có nghĩa là bạn không được ăn những loại thức ăn chứa chất béo, tuy nhiên bạn phải cẩn thận khi ăn chúng và nên hạn chế đến mức thấp nhất có thể.

>>> Xem thêm ngay: Trẻ Sơ Sinh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và Những Điều Cần Lưu Ý

3.3. Những thực phẩm chứa acid

Thực phẩm chứa acid có thể kể đến tiêu biểu như trái cây chua, các loại dưa muối chua, dấm chua…

Mặc dù các loại trái cây như cam, chanh, dứa,… đều là những loại thực phẩm có hàm lượng vitamin cao, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên acid trong chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến những người bị trào ngược dạ dày thực quản.. Acid trong chúng có thể gây kích ứng niêm mạc và kích thích tăng tiết acid dịch vị dạ dày làm nặng thêm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Việc sử dụng những thực phẩm chứa acid khi dạ dày đang tổn thương sẽ tăng khả năng bào mòn niêm mạc gây tổn thương và tăng nguy cơ viêm loét đường tiêu hóa.

3.4. Những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Đây là khuyến cáo của các chuyên gia đối với người bị trào ngược dạ dày. Việc ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây kích ứng với đường tiêu hóa làm tăng tiết dịch vị gây mất tính ổn định trong dạ dày. Vậy nên những người có vấn đề về dạ dày nên ăn những thức ăn có nhiệt độ vừa phải nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.

3.5. Rượu bia, nước có gas, cà phê, trà và một số chất kích thích khác

Các thức uống như rượu bia, nước có gas, các chất kích thích sẽ tăng áp lực lên dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa.

Rượu bia gây kích ứng niêm mạc và làm nặng thêm tình trạng viêm loét, các thức uống có gas có chứa carbonat có thể khiến dạ dày bị căng và phình ra, gây căng thẳng thêm cho cơ thắt thực quản dưới. Đồng thời chúng đều là thức uống có hàm lượng carbonate cao nên những loại thức uống này còn gây suy giảm chức năng hệ tiêu hóa, cản trở quá trình trao đổi chất.

Cafein có trong cà phê và trà cũng là một chất kích thích làm tăng tần suất co bóp dạ dày, ngoài ra cafein còn làm tăng tiết acid dạ dày. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại, đặc biệt là nicotin chúng là những chất gây tăng tiết acid, làm cản trở sự hồi phục của niêm mạc. Những điều này thúc đẩy các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản đồng thời gây cản trở quá trình điều trị cho bệnh nhân.

trào-ngược-dạ-dày-nên-ăn-gì7

Rượu bia, nước có gas, các chất kích thích

Một số thói quen xấu mà bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nên tránh:

Ăn quá no

Nằm ngay sau khi ăn

Hoạt động ngay sau khi ăn

Tắm sau khi ăn

Thức khuya, làm việc quá sức

Những thói quen này đều gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày của bạn, đặc biệt đối với những người bị trào ngược thì những thói quen là sẽ làm trầm trọng hơn các vấn đề người bệnh đang gặp phải và gây cản trở quá trình hồi phục của bệnh nhân.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều kiện bắt buộc của những người mắc phải bệnh đau dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày thực quản nói riêng. Tuy nhiên điều này chỉ hỗ trợ một phần giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh, tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc và hạn chế tổn thương dạ dày. Nên thăm khám và có phương thuốc hiệu quả để điều trị dứt điểm bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

 

Trên đây là các những thông tin cần thiết về các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị trào ngược dạ dày thực quản. Việc ăn uống điều độ và lựa chọn thực phẩm phù hợp là vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị, hồi phục và phòng ngừa mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Mong rằng những kiến thức mà Scurma Fizzy cung cấp có thể trang bị cho bệnh nhân và người thân các loại thức ăn nên ăn và nên tránh để giúp việc điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả nhất.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 18006091, để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe miễn phí, cũng như theo dõi chúng tôi để xem được nhiều bài viết chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành về bệnh dạ dày. Scurma Fizzy là lựa chọn đơn giản và tiết kiệm giúp bạn có một dạ dày khỏe mạnh.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091