Trào Ngược Dạ Dày Nôn Ra Máu Có Nguy Hiểm Không

Trào Ngược Dạ Dày Nôn Ra Máu Có Nguy Hiểm Không

Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa ngày càng ra tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Điều tra qua nội soi dạ dày tá tràng: Ở Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày chiếm 7.8%, trong 15 năm trở lại đây tần suất mắc bệnh trào ngược dạ dày có xu hướng tăng dần trong khi loét dạ dày tá tràng giảm dần. Bệnh gặp ở thành phố và cả nông thôn, gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là bệnh ít dẫn đến tử vong, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và đặc biệt khi xuất hiện trào ngược dạ dày nôn ra máu thì từ đó có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Trào ngược dạ dày nôn ra máu là gì?

Trao-nguoc-da-day-non-ra-mau-1

Trào ngược dạ dày nôn ra máu là gì và nó nguy hiểm như thế nào?

Trào ngược dạ dày là bệnh do thành phần dịch dạ dày trào ngược lên qua thực quản gây ra các triệu chứng và tổn thương ở đường tiêu hóa và hô hấp trên, gây kích ứng niêm mạc thực quản đến viêm thực quản, có thể gây khó khăn hoặc đau khi nuốt. Kích ứng thực quản liên tục cũng có thể dẫn đến chảy máu, thu hẹp thực quản hoặc tình trạng tiền ung thư gọi là thực quản Barrett.

Trào ngược dạ dày nôn ra máu là thành phần dịch được nôn ra do trào ngược có chứa máu, thường là từ thực quản hoặc dạ dày. Máu chảy ra có thể có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi. Màu sắc của máu nôn có thể cho biết thời gian máu lưu lại trong ống tiêu hoá.

Ví dụ, máu sẫm màu hơn thường thể hiện nguồn máu chảy chậm và ổn định. Còn máu đỏ tươi thường là dấu hiệu chảy máu cấp tính. Đi kèm theo triệu chứng nôn ra máu là đi ngoài phân đen như bã cà phê hay đen hắc ín.

Lượng máu chảy ra nhiều có thể dẫn đến sốc, tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

>>>> Xem thêm ngay: Acid Trào Ngược Dạ Dày, 6 Điều Mà Bạn Cần Biết

2. Nguyên nhân của trào ngược dạ dày nôn ra máu

Nguyên nhân trào ngược dạ dày nôn ra máu bao gồm những nguyên nhân làm cho dịch tiêu hoá di chuyển ngược từ dạ dày lên thực quản (cơ thắt thực quản dưới, do dạ dày hay một số nguyên nhân khác) và những yếu tố gây chảy máu đường tiêu hoá trên (giãn tĩnh mạch thực quản, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, giảm tiểu cầu…)

2.1. Nguyên nhân nào gây nên trào ngược dạ dày?

2.1.1. Do cơ thắt thực quản dưới

Cơ thắt thực quản dưới là cơ vòng nối giữa thực quản với dạ dày. Thông thường, nó mở ra để cho thức ăn đi vào dạ dày, sau đó đóng lại để giữ cho thức ăn và dịch vị có tính axit không bị trào lên thực quản ở trên. Khi cơ vòng giãn ra quá mức, dịch dạ dày bị kích thích trào ngược lên thực quản.

  • Suy cơ thắt thực quản

Do bẩm sinh, nhu động thực quản bị rối loạn, yếu tố làm giảm tiết nước bọt như hút thuốc lá, các chất kích thích (rượu, cafein, thuốc lá,..) hay thức ăn nhiều dầu mỡ.

  • Thoát vị hoành

Cơ hoành là một cơ dẹt hình vòm ngăn cách khoang ngực và khoang bụng.Bình thường cơ hoành nằm ngang mức với cơ thắt thực quản dưới, khi cơ hoành co góp phần tăng sức mạnh cho cơ thắt thực quản dưới ngăn trào ngược dạ dày thực quản.

Khi bị thoát vị hoành, một phần dạ dày ở bên trên cơ hoành nên dễ xảy ra trào ngược.

2.1.2. Nguyên nhân do dạ dày

Trao-nguoc-da-day-non-ra-mau-2

Dạ dày quá tải gây ra trào ngược

Dạ dày có thể bị quá tải sau một bữa ăn quá no, thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày làm chậm quá trình chuyển thức ăn xuống ruột non. Lượng thức ăn quá nhiều có thể làm tăng áp lực bên trong dạ dày, khiến dạ dày đẩy thức ăn và dịch axit quay ngược lại thực quản gây ra bệnh GERD.

2.1.3. Yếu tố làm tăng đột ngột áp lực trong ổ bụng

Các hoạt động như gắng sức mang vác các vật nặng hay khi hắt hơi, ho làm tăng áp lực trong ổ bụng và có thể dẫn đến trào ngược.

2.1.4. Một số nguyên nhân khác

  • Thừa cân, béo phì
  • Cân nặng quá mức có thể gây ra biến dạng giải phẫu bình thường.
  • Tuổi tác càng lớn thì cơ thắt thực quản dưới có thể càng suy yếu.
  • Hội chứng này cũng có thể xuất hiện trong thai kỳ do sự thay đổi về hormon progesteron và estrogen hay áp lực tâm lý kéo dài làm cho cơ thể tăng tiết cortisol, lượng axit cũng tăng theo và cơ dạ dày tăng co bóp đẩy dịch trào ngược lên thực quản
  • Các lựa chọn về chế độ ăn uống và lối sống có thể khiến tình trạng trào ngược axit trở nên tồi tệ hơn nếu bạn đã mắc chứng bệnh này: Hút thuốc, ăn một số loại thực phẩm và đồ uống, bao gồm socola và đồ ăn béo hoặc chiên, cà phê và rượu, ăn lượng thức ăn lớn trong mỗi bữa và ăn quá muộn vào ban đêm.
  • Sử dụng không hợp lý các loại thuốc kháng sinh không chứa steroid (NSAID) như aspirin.

Thông thường, dịch trào ngược dạ dày không chứa máu mà chỉ chứa acid, men tiêu hoá và thức ăn. Nhưng khi có một lý do nào đó làm xuất huyết ống tiêu hoá (có thể là dạ dày, thực quản hay ở khoang miệng), máu sẽ bị trộn lẫn cùng dịch trào ngược lên thực quản, khi người bệnh nôn thì thấy có máu. 

2.2. Trào ngược dạ dày nôn ra máu do đâu?

2.2.1. Do các bệnh về dạ dày

Viêm loét dạ dày

Bệnh gây nên do lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, làm xuất hiện nhiều ổ viêm loét to nhỏ khác nhau. Có nhiều tác yếu tố làm bệnh bùng phát như: Lạm dụng loại thuốc kháng viêm, giảm đau; nhiễm vi khuẩn HP, bị stress kéo dài, ăn uống không hợp lí, vệ sinh…

Đặc biệt nếu tình trạng viêm và ổ loét lớn ăn sâu, viêm loét dạ dày dễ tiến triển thành xuất huyết tiêu hóa, chảy máu gây trào ngược dạ dày nôn ra máu  thậm chí là tử vong do mất máu quá nhiều.

Nếu bạn nôn ra máu và kèm theo đau rát hoặc đau nhói ở thượng vị, rất có thể nguyên nhân là do loét dạ dày nghiêm trọng.

Xuất huyết dạ dày

Hiện nay, lượng người mắc xuất huyết dạ dày ngày càng cao do nhiều nguyên nhân như áp lực tâm lý kéo dài, thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh (rượu bia, thuốc lá..) và trên thực tế, tỷ lệ nam giới bị bệnh cao hơn nữ do sử dụng chất kích thích thường xuyên. Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh có các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài phân màu đen.

>>> Xem thêm: Xuất Huyết Bao Tử Có Nguy Hiểm Không?

Ung thư dạ dày

Trao-nguoc-da-day-non-ra-mau-3

Ung thư dạ dày

Nguyên nhân chủ yếu thường gây ung thư là do người bệnh để tình trạng bệnh viêm loét dạ dày thành mãn tính, vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)  phát triển mạnh trong dạ dày,…Bệnh thường xảy ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Các biểu hiện của bệnh này thường dữ dội và nghiêm trọng do đó, khi trào ngược dạ dày nôn noa máu, người bệnh có thể có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm nên cần có các biện pháp xử lý kịp thời.

2.2.2. Do các bệnh về thực quản

Nếu bị trào ngược dạ dày nghiêm trọng với lượng dịch acid trào lên thực quản nhiều, niêm mạc ở thực quản không giống dạ dày được bảo vệ bởi lớp nhầy nên sẽ bị acid tấn công gây kích ứng niêm mạc thực quản, gây viêm hay thậm chí là chảy máu thực quản. Máu ở thực quản lẫn vào dịch ở dạ dày khi trào ngược, qua khoang miệng và ra ngoài khi bệnh nhân nôn.

Hay bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thực quản do bệnh lý về gan

Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng các tĩnh mạch ở phần dưới của ống dẫn thức ăn (thực quản) bị giãn ra, thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh gan nghiêm trọng. Các tĩnh mạch này bị giãn ra khi dòng máu bình thường đến gan bị ngăn cản bởi một khối máu đông hay u trong gan.

Khi mạch máu lớn bị chặn, máu chảy vào các mạch máu nhỏ hơn nhưng do khối lượng máu quá lớn gây áp lực lên các mạch máu ở thực quản làm cho các mạch máu căng giãn ra có thể bị vỡ, gây chảy máu và nguy hiểm tính mạng.

Hội chứng Mallory-Weiss

Hội chứng Mallory-Weiss đề cập đến một vết rách thường gặp nhất ở điểm giao nhau giữa thực quản và dạ dày. Vết rách như vậy có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng từ đường tiêu hóa. Nguyên nhân chính của tổn thương thường là nôn mửa kéo dài.

2.2.3. Một số yếu tố khác

Mạch máu bị tổn thương

Đây là hiện tượng mạch máu ở ống tiêu hoá (thực quản, dạ dày, tá tràng) bị rách hay căng phình, giãn ra, dẫn đến vỡ gây tình trạng chảy máu. Tác nhân chính gây nên hiện tượng sang thương mạch máu là u máu trong gan, loạn sản mạch máu, …

Giảm số lượng tiểu cầu

Tiểu cầu và các yếu tố đông máu đóng vai trò quan trọng trong việc đông máu. Khi gặp tình trạng này, bệnh có những  biểu hiện liên quan đến tăng nguy cơ chảy máu.

Nếu tiểu cầu bị giảm nhẹ, người bệnh có thể không có bất cứ triệu chứng nào, tuy nhiên khi bệnh ở mức độ nghiêm trọng hơn, sẽ thể hiện ra ngoài biến chứng nặng như: dễ chảy máu cam, dễ bầm tím, xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc phân,…

Xơ gan

Gan có nhiệm vụ sản xuất prothrombin đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Khi bị xơ gan, chức năng gan suy giảm dẫn đến prothrombin thiếu hụt làm cho người bệnh dễ bị chảy máu.

Hơn nữa, xơ gan gây ra tình trạng tĩnh mạch thực quản và dạ dày bị căng phình tăng áp lực rồi tự vỡ ra gây chảy máu. Lúc này, người bệnh sẽ trào ngược dạ dày ra nôn máu tươi hoặc máu đen, đi ngoài ra phân đen, thối có mùi cóc chết.

Do dùng một số thuốc

Như thuốc chống đông (heparin, dicoumaron), một số thuốc có biến chứng ở dạ dày (các loại corticoid; thuốc viên giảm đau: aspirin, phenylbutazone; thuốc chữa huyết áp cao: reserpin).

Các thuốc trên có thể gây nên những tổn thương ở dạ dày và gây chảy máu hoặc làm cho những tổn thương có sẵn trở nên hoạt động và chảy máu. 

Thuoc-chong-dong

Thuốc chống đông

>>>> Tìm hiểu thêm: Bị Ho Do Trào Ngược Dạ Dày Liệu Có Nguy Hiểm

3. Triệu chứng của trào ngược dạ dày nôn ra máu

Khi bị trào ngược dạ dày ra nôn máu, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng khác nhau như: cơ thể thiếu máu, da xanh xao nhợt nhạt, toàn thân mệt mỏi, chóng mặt…

3.1. Cơ thể mệt mỏi, chán ăn

Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày nôn ra máu, người bệnh thường cảm thấy ăn không ngon, chướng bụng khó tiêu và buồn nôn do tác dụng của dịch axit. Việc không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng kèm theo các triệu chứng khó chịu như trên làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có năng lượng.

3.2. Nôn ra máu

Trào ngược dạ dày buồn nôn kèm theo xuất huyết tiêu hoá sẽ dẫn đến chất nôn chứa máu. Chất nôn ở đây có thể là nôn ra máu có màu nâu đen (do máu đọng lại một thời gian tiếp xúc với dịch tiêu hoá và vi khuẩn, máu được chuyển thành hematin) kèm theo thức ăn hoặc nôn máu tươi (nếu máu được tống ra ngay).

Với trường hợp nôn ra máu tươi, cần phân biệt với ho ra máu: máu ở đây không có bọt khác với ho ra máu có bọt. Giữa hai màu tươi và đen có thể có màu đỏ sẫm hoặc nâu tuỳ theo thời gian máu lưu lại trong ống tiêu hoá.

3.3. Thiếu máu

Nếu tình trạng trào ngược dạ dày nôn ra máu kéo dài sẽ làm mất một lượng máu lớn của cơ thể gây thiếu máu, suy nhược, huyết áp giảm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

3.4. Da trắng nhợt

Da tái nhợt, kém sức sống là biểu hiện của thiếu máu kéo dài giảm lượng máu cung cấp đến các cơ quan của cơ thể. Khi trào ngược dạ dày nôn ra máu xuất hiện thường xuyên mà không có biện pháp ngăn chặn làm giảm chảy máu, da xanh xao và người bệnh cảm thấy kiệt sức. 

3.5. Đau bụng dữ dội vùng thượng vị, nóng rát ngực

Dau-vung-thuong-vi

Đau vùng trên rốn dữ dội

Khi dạ dày bị kích thích mạnh bởi acid làm viêm loét niêm mạc dạ dày hay cơ dạ dày tăng co bóp đều là người bệnh cảm thấy bị đau dữ dội vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn) ngay dưới thực quản.

Axit trào ngược lên thực quản thì kích thích niêm mạc thực quản, người bệnh có thể cảm thấy đau hay nóng rát khi ợ lên. Khi massage vùng đau, cảm giác đau sẽ bớt đi nhưng khi bỏ ra thì cơn đau lại trở lại dữ dội, kèm theo đó là một số triệu chứng như: Rối loạn tiêu hóa, sốt hay trào ngược dạ dày…

3.6. Đại tiện phân có màu đen

Trong quá trình tiêu hóa, máu chảy từ dạ dày bị phân huỷ nhờ các enzyme rồi chuyển sang màu đen đào thải qua phân. Vì vậy, xuất huyết ống tiêu hoá cho phân có màu đen như nhựa đường, bồ hóng hoặc bã cà phê, phân có mùi khắm.

Kèm theo các triệu chứng trên có thể có ợ hơi thường xuyên, ợ chua đặc biệt xảy ra nhiều vào buổi sáng sớm, ợ nóng (cảm giác nóng rát ơ vùng ngực và lan lên cổ), khó nuốt và đau khi nuốt do thực quản bị tổn thương, đau rát vùng thượng vị, khản giọng , ho liên tục…

>>>> Xem thêm ngay: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Điều Trị Như Thế Nào Là Hiệu Quả

4. Chẩn đoán trào ngược dạ dày nôn ra máu như thế nào?

Khi có một trong những dấu hiệu của trào ngược nôn ra máu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và chữa bệnh. Sau khi dựa vào các triệu chứng thực thể và cơ năng ở trên, bác sĩ cần hướng đến các cận lâm sàng để chẩn đoán xác định bệnh trào ngược dạ dày nôn ra máu để có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời.

Sau đây là một số xét nghiệm, kỹ thuật dùng để chẩn đoán bệnh.

  • Nội soi dạ dày

Đây là một phương pháp chẩn đoán rất quan trọng và chính xác. Nhờ đó các bác sĩ xác định được nguyên nhân, vị trí chảy máu. Cùng với đó, bác sĩ có thể kiểm soát được máu chảy bằng cách tiêm hay đốt điện… để cầm máu giảm mất màu cho người bệnh.

  • Chụp X- quang có Baryt

Với kỹ thuật này bệnh nhân phải nhịn ăn 4-6 giờ và được cho uống thuốc cản quang trước khi chụp. Mục đích cận lâm sàng là để xác định xem bệnh có bị liệt ruột không, xác định các tổn thương và tìm ra nguyên nhân gây trào ngược dạ dày nôn ra máu.

  • Xét nghiệm máu

Những xét nghiệm máu giúp chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày. Dựa vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ kết luận được có bất thường trong công thức máu hay không của người bệnh.

Xet-nghiem-mau

Xét nghiệm công thức máu

  • Siêu âm

Sử dụng sóng có tần số cao để phát hiện những bất thường, dị vật, chảy máu ở trong dạ dày, viêm dạ dày, ung thư dạ dày hay viêm thực quản..

  • Thăm dò ổ bụng

Nếu người bệnh có tình trạng bệnh phức tạp mà các phương pháp trên chưa thể chẩn đoán chắc chắn được, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để quan sát các tổn thương trong ống tiêu hoá.

Chẩn đoán sớm, kịp thời và chính xác trào ngược dạ dày nôn ra máu giúp người bệnh được điều trị một cách kịp thời tránh gây nguy hiểm tính mạng

>>>> Tìm hiểu ngay: Hiện Tượng Trào Ngược Dạ Dày Gây Khó Thở Như Thế Nào

5. Một số lời khuyên để phòng ngừa trào ngược dạ dày nôn ra máu 

  • Ăn thực phẩm có tính kiềm giúp trung hòa lượng axit làm giảm tác động bào mòn của axit lên niêm mạc dạ dày : thực phẩm từ tinh bột ( bột mì, bột yến mạch,… )
  •  Hạn chế tối đa những thực phẩm kích thích dạ dày tăng tiết axit: các loại trái cây có hàm lượng axit cao (chanh, dứa, cam, …), nước có gas, đồ ăn cay nóng như ớt tỏi, sô cô la…
  • Tránh xa các chất kích thích gây hại cho dạ dày, thực quản (rượu bia, cà phê, thuốc lá). Không mặc quần áo chật, không ăn muộn vào buổi tối hay ăn quá no, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn.
  • Tư thế ngủ: đầu cao hơn 15cm so với chân.

Mong rằng bài viết trên của Scurma Fizzy đã mang đến cho quý đọc giả một số thông tin hữu ích về “Trào ngược dạ dày nôn ra máu” bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán của bệnh. Nếu gặp vấn đề cần được giải đáp hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091