Trào Ngược Dạ Dày Nghẹn Cổ Họng Và Các Triệu Chứng Liên Quan
Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là một triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản, gây cho người bệnh nhiều cảm giác khó chịu, ảnh hưởng xấu đến lối sống và sinh hoạt hằng ngày, do vậy cần phát hiện và điều trị kịp thời để tránh dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
1.Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng
1.1. Nguyên nhân
Một thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh sẽ dễ dàng dẫn đến trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng. Điển hình là việc ăn quá no, ăn đêm, ăn quá nhiều trái cây chứa hàm lượng acid cao ( như cam, chanh,…) khi đói, thường xuyên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán,…Đây là nguyên nhân gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản, làm cơ này suy yếu, dẫn đến chứng trào ngược. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản kéo dài sẽ gây tổn thương các mô ở thực quản, từ đó hình thành các mô sẹo làm hẹp thực quản, khiến người bệnh có cảm giác nghẹn ở cổ họng.
Ngoài ra, có thể kể đến các yếu tố làm tăng nguy cơ gây trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng như: thừa cân, béo phì, phụ nữ mang thai, lạm dụng các loại thuốc tây, stress, uống rượu, hút thuốc lá, nhiễm vi khuẩn Hp,….
1.2. Biểu hiện
Triệu chứng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng biểu hiện ở các mức độ khác nhau tùy theo từng đối tượng, có trường hợp người bệnh cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn rắn nhưng vẫn có thể nuốt thức ăn dạng lỏng một cách dễ dàng. Ngược lại, có trường hợp người bệnh có thể nuốt thức ăn rắn bình thường nhưng lại cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn lỏng, thậm chí là nước bọt.
Triệu chứng kèm theo của trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng rất đa dạng, có thể kể đến như: người bệnh cảm thấy đau khi nuốt, đau họng, nghẹt thở, ho, ợ, có cảm giác thức ăn bị kẹt lại ở sau xương ức, cảm giác nóng rát sau xương ức, khàn tiếng,…
1.3. Tác hại
Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng thường không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời, lâu dài sẽ dẫn đến các biến chứng khác:
- Các biến chứng liên quan đến đường hô hấp: do cơ thắt thực quản bị suy yếu, một lượng acid dạ dày sẽ tràn vào đường hô hấp làm cho người bệnh nghẹt mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, thậm chí viêm phổi.
- Barrett thực quản: Lớp niêm mạc của thực quản bị biến đổi gần giống như lớp lót ruột. Đây được coi là tình trạng tiền ung thư thực quản , vì nguy cơ dẫn đến ung thư thực quản khá cao.
- Ung thư thực quản: Đây là giai đoạn biến chứng cuối cùng và nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày thực quản.
>>> Tìm hiểu thêm: Cơ Chế Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản – 6 Vấn Đề Hữu Ích Bạn Nên Biết
2. Các triệu chứng liên quan đến trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng
Người bị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng thường không biểu hiện đơn lẻ mà kèm theo các triệu chứng phổ biến sau:
2.1. Ợ hơi, ợ chua
Thông thường, hơi sinh ra trong đường tiêu hóa sẽ được đưa ra khỏi cơ thể qua đường hậu môn, tuy nhiên khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, vùng cơ thắt tại thực quản yếu sẽ không thể giữ khí hơi trong dạ dày, hơi này từ dạ dày thoát lên miệng khiến người bệnh bị ợ hơi, đồng thời khí hơi cũng mang theo một lượng acid dạ dày tạo cho người bệnh cảm giác chua ở cuống họng.
2.2. Ợ nóng
Dịch acid tại dạ dày trào ngược lên thực quản dẫn đến ợ nóng. Người bệnh có cảm giác khó chịu, nóng rát từ vùng thượng vị lan dần lên phía sau xương ức, thậm chí đến cổ họng. Đặc biệt nếu người bệnh nằm hay cúi xuống ngay sau khi ăn sẽ càng cảm thấy khó chịu hơn. Triệu chứng ợ nóng có thể đi kèm với ợ chua và ợ thức ăn.
2.3. Đau tức ngực
Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ bị đau tức ngực, cảm giác đau này hình thành do acid dạ dày trào ngược lên thực quản làm kích thích đầu mút các sợi thần kinh trên niêm mạc thực quản. Người bệnh thường có cảm giác bị đè ép, đau quặn thắt ở vùng ngực, lan ra lưng và cánh tay, triệu chứng khá giống với các bệnh tim mạch và phế quản.
2.4. Tiết nhiều nước bọt
Phản xạ tự nhiên của cơ thể với tình trạng acid từ dạ dày trào ngược là tăng cường tiết nước bọt nhiều hơn để trung hòa các acid này. Đây là triệu chứng phổ biến và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Nước bọt lúc này có thể có vị chua, do trào ngược dạ dày thường đi kém với triệu chứng ợ chua, ợ hơi.
2.5. Ho
Ho không được xem là triệu chứng điển hình cho trào ngược dạ dày, tuy nhiên giữa chúng tồn tại mối liên kết. Ho là phản xạ tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể, khi một lượng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, phản xạ ho xảy ra với mục đích bảo vệ đường thở. Mặc khác, nếu dịch trào ra khỏi thực quản, vài giọt nhỏ acid dạ dày rơi vào cổ họng cũng gây kích ứng ho. Nếu acid dạ dày tiếp xúc lâu dài với cổ họng, gây viêm dẫn đến các triệu chứng kèm theo khác như khàn tiếng, trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng hay viêm amidan kéo dài.
2.6. Nôn, buồn nôn
Nguyên nhân của triệu chứng này được cho là do lượng acid từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản nhiều, dẫn đến chúng không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình là tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, gây ra các tình trạng khó tiêu, đầy hơi, đầy bụng tạo cảm giác buồn nôn cho người bệnh. Mặc khác trào ngược dạ dày cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình co bóp nhu động ở dạ dày, những cơn co thắt bất thường có thể gây ra cảm giác buồn nôn. Các triệu chứng kèm theo như trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng, ợ nóng, ợ chua, ho,…cũng góp phần khiến người bệnh buồn nôn, nôn.
Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ có cảm giác buồn nôn khi ăn quá no, ăn thức ăn có tính acid và ăn thức ăn cay nóng, cúi người hay nằm ngay sau khi mới ăn xong. Nếu xuất hiện triệu chứng nôn ra máu, điều này báo hiệu bệnh trào ngược dạ dày đã tiến triển đến giai đoạn nặng, có biến chứng viêm loét chảy máu niêm mạc thực quản.
2.7. Đắng miệng
Đây là triệu chứng thường xuất hiện vào buổi sáng, ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dịch mật tràn từ tá tràng sang dạ dày do hoạt động bất thường của van môn vị. Khi xảy ra trào ngược, dịch mật này theo acid từ dạ dày tràn lên thực quản rồi dẫn đến khoang miệng, khiến người bệnh có cảm giác đắng ở miệng.
3. Phòng ngừa và chữa trị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng và các triệu chứng liên quan
Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng và các triệu chứng kèm theo như : ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau tức ngực,… bắt nguồn từ việc người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản, do vậy để phòng ngừa và chữa trị các triệu chứng trên thực chất là phòng ngừa và chữa trị trào ngược dạ dày thực quản.
3.1. Phòng ngừa
Phương pháp tối ưu nhất để phòng ngừa trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng và các triệu chứng liên quan là xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, thói quen sinh hoạt lành mạnh như:
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý vì thừa cân hay béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Bỏ thuốc lá và rượu bia.
- Sau khi ăn nên vận động nhẹ, không nên nằm xuống ngay, đợi khoảng ba tiếng đồng hồ sau đó hãy nằm hoặc đi ngủ.
- Ăn chậm, nhai kỹ. Ăn đúng giờ , có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để hoạt động tiêu hóa ở dạ dày được tốt hơn.
- Tránh các thực phẩm có tính acid cao, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, thực phẩm cay nóng.
- Tránh mặc các trang phục, quần áo ôm, bó sát. Đặc biệt là vùng eo, quần áo quá bó sát sẽ gây áp lực lên vùng cơ ở dạ dày.
Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản. Viên sủi Scurma Fizzy là sản phẩm tiêu biểu cho chức năng này. Nhờ vào công nghệ Nano hướng đích, Scurma Fizzy chứa các hạt nano có hàm lượng curcumin trên 20%, độ hòa tan cao giúp tăng sinh khả dụng lên tới 95%, hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm nhanh các cơn đau dạ dày, hồi phục các vết loét, phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản.
>>> Tìm hiểu thêm: VTV1 – Curcumin Hướng đích tập trung mạnh gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường – SCurma Fizzy New
3.2. Chữa trị
3.2.1. Mẹo vặt và các kỹ thuật thực hiện đơn giản tại nhà
Sử dụng baking soda: Để trung hòa lượng acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản có thể sử dụng baking soda, làm giảm cảm giác nóng rát ở khu vực thượng vị. Đồng thời, baking soda còn có khả năng sát khuẩn, chống viêm, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa viêm loét dạ dày gây ra bởi tình trạng trào ngược acid. Cách thực hiện đơn giản như sau : Pha một thìa baking soda với 200ml nước, khuấy cho đến tan hoàn toàn thành dung dịch rồi uống, nên uống như vậy 2-3 lần mỗi ngày, uống không quá 7 ngày do hàm lượng muối trong baking soda khá cao, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến tích nước, buồn nôn và các tác dụng phụ khác.
Nhai kẹo cao su: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc nhai kẹo cao su trong vòng 30 phút sau bữa ăn giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Việc nhai kẹo cao su sẽ kích thích tuyến nước bọt tăng tiết các enzym tăng cường tiêu hóa thức ăn, từ đó dạ dày có thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm quá trình tăng tiết acid tại dạ dày. Kẹo cao su không đường thường được khuyến khích cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Kê cao đầu khi ngủ: Trào ngược dạ dày xảy ra vào ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ bởi các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, tức ngực khó thở. Tình trạng này có thể được giảm thiểu đáng kể bằng cách nâng cao đầu giường khi ngủ hoặc có thể sử dụng gối mềm để kê cao phần đầu cao hơn phần thân dưới trong lúc ngủ.
Các kỹ thuật thư giãn, giảm căng thẳng như: tập yoga, ngồi thiền, hít thở sâu khi căng thẳng, nghe nhạc thư giãn, nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh,… giúp thả lỏng tâm trí, góp phần hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
3.2.2. Thực phẩm
Trà gừng: Gừng từ lâu được dân gian cho là vị thuốc đem đến nhiều tác dụng tích cực cho hệ tiêu hóa. Đây là phương thuốc giúp xoa dịu cơn đau dạ dày, đồng thời cải thiện tiêu hóa, giảm tình trạng nghẹn cổ họng, đầy bụng, buồn nôn. Cách thực hiện : chuẩn bị gừng rửa sạch, thái thành từng lát nhỏ, đun lửa nhỏ với 300ml nước trong 10 phút, rồi uống, có thể duy trì thành thói quen uống một ly nhỏ trà gừng trước các bữa ăn giúp phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản, cải thiện tiêu hóa.
Mật ong và nghệ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nghệ và mật ong có tác động tích cực trong việc trung hòa acid dịch vị, kháng khuẩn, kháng viêm làm giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản. Các phối hợp sử dụng nghệ và mật ong: Pha 1 thìa mật ong, 3 thìa bột nghệ với 100ml nước ấm, khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau rồi uống. Duy trì thói quen này 3 lần mỗi ngày trước các bữa ăn 30 phút giúp cải thiện chức năng, phòng ngừa các bệnh liên quan đường tiêu hóa.
Tía tô: Lá tía tô chứa các nhóm hoạt chất tanin và glucosid, 2 nhóm chất này bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tổn hại bởi acid dịch vị và vi khuẩn gây bệnh, đồng thời cũng làm giảm sản xuất acid ở dạ dày. Cách dùng: Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi, rửa sạch , ngâm 15 phút với nước muối pha loãng, sau đó xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt chia uống 2 lần trong ngày. Bạn cũng có thể bổ sung lá tía tô vào chế độ ăn hằng ngày.
Tỏi: không chỉ nổi bật bởi tác dụng diệt khuẩn mà còn có tác dụng chống viêm loét dạ dày thực quản, cải thiện các triệu chứng gây ra bởi trào ngược dạ dày thực quản như nghẹn cổ họng, ợ hơi, khó tiêu,… Cách dùng : Tỏi bóc bỏ vỏ, rửa sạch, nghiền nát, đem ngâm với mật ong theo tỉ lệ 15g tỏi thì ứng với 100ml mật ong, sau 3 tuần thì có thể sử dụng. Nên dùng 1 thìa tỏi ngâm mật ong trong các bữa ăn.
>>> Tìm hiểu bài viết: Chữa đau dạ dày tại nhà bằng tỏi hiệu quả không ngờ
3.2.3. Sử dụng thuốc theo Đông Y
Song song với sự ra đời của nhiều loại thuốc Tây điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản thì những năm gần đây, các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy y học cổ truyền có nhiều lợi thế trong chữa trị trào ngược dạ dày thực quản:
- Hậu phác (Magnolia officinalis) chứa hoạt chất chính là Magnolol và Honokiol. Nghiên cứu của bệnh viện Đại học Y Trung Quốc năm 2005 cho thấy 2 hoạt chất này cải thiện quá trình làm rỗng dạ dày. Đồng thời, nghiên của của Đại học quốc gia Seoul năm 2008 cũng chỉ ra Honokiol làm giảm đáng kể lượng acid dịch vị, làm tăng pH và tăng hàm lượng chất nhầy tại dạ dày.
- Trong một nghiên cứu ở 58 người lớn bị trào ngược dạ dày thực quản, sử dụng chiết xuất rễ cam thảo có chứa hàm lượng thấp acid glycyrrhetinic kết hợp với điều trị tiêu chuẩn trong 8 tuần cho kết quả cải thiện triệu chứng đáng kể. Một nghiên cứu khác ở 58 người lớn bị trào ngược dạ dày thực quản ghi nhận người bệnh giảm đáng kể triệu chứng khi sử dụng rễ cam thảo hằng ngày trong khoảng thời gian 2 năm so với việc sử dụng các thuốc kháng acid.
Sau đây là 2 bài thuốc Đông y được sử dụng điều trị dựa theo triệu chứng tổn thương tạng phủ:
- Can vị bất hòa: điển hình bởi các triệu chứng đau vùng thượng vị, tức ngực, đầy trướng bụng, nghẹn cổ họng, ợ hơi nhiều. Thực hiện sắc nước uống hằng ngày với bài thuốc sau:
Sài hồ 10g | Xuyên khung 6g | Tô ngạnh 10g |
Bạch thược 10g | Hương phụ 10g | Trần bì 10g |
Chỉ xác 10g | Uất kim 10g | Huyền hồ 10g |
Diên hồ sách 10g | Ô tặc cốt 15g | Cam thảo 6g |
- Can vị uất nhiệt: với triệu chứng điển hình là ợ nóng, nóng rát sau xương ức, cảm giác đắng ở miệng. Thực hiện sắc nước uống hằng ngày, uống khi ấm với bài thuốc sau:
Đan bì 10gram | Chi tử 10gram | Sài hồ 10gram |
Bạch thược 10gram | Xích thược 10gram | Trần bì 10gram |
Chỉ thực 10gram | Hoàng liên 10gram | Ngô thù du 3gran |
Bạch truật 15gram | Ô tặc cốt 15gram | Phục linh 15gram |
Bán hạ 10gram | Đương quy 10gram |
>>> Tìm hiểu thêm về: Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Bằng Đông Y Hiệu Quả Ra Sao
3.2.4. Sử dụng thuốc theo Tây Y
Thuốc ức chế bơm proton : được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc này ức chế các bơm proton làm giảm lượng acid có trong dạ dày góp phần giảm các triệu chứng nghẹn cổ họng, ợ nóng, giảm tổn thương niêm mạc thực quản do acid trào ngược, giảm cảm giác đắng miệng,…Ngoài ra, thuốc cũng tạo điều kiện thuận lợi làm lành các vết loét ở vùng niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Các thuốc trong nhóm bao gồm : Omeprazol, omeprazol, lansoprazol, pantoprazol, rabeprazol,…trong đó omeprazol được sử dụng khá rộng rãi. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng nhóm thuốc này có thể kể đến như đau đầu, chóng mặt, nổi mề đay,…
Thuốc kháng histamin H2: nhóm thuốc này cho hiệu quả khá rõ, làm giảm nhanh các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản nhờ tác dụng ức chế bài tiết acid dịch vị. Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm. Các thuốc điển hình trong nhóm này bao gồm: Ranitidin, Famotidin, Cimetidin,…
Thuốc kháng acid dịch vị: Nhóm thuốc này có thể được chỉ định để giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản trong trường hợp bệnh nhẹ. Thuốc trung hòa acid dịch vị làm giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu. Các thuốc trong nhóm này hiện có trên thị trường như : Maalox, Varogel,…
Pepsane: Thuốc được bào chế dưới dạng gel gồm 2 thành phần là Guaiazulene và Dimethicone, thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng : đầy hơi, ợ chua, ợ nóng, đau rát thượng vị. Thuốc còn được sử dụng để bảo vệ niêm mạc dạ dày khi dùng chung với các nhóm thuốc tăng kích thích dạ dày.
>>> Xem ngay bài viết: Uống Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Vào Lúc Nào Thì Tốt Nhất
Metoclopramide: là thuốc được chỉ định để điều trị một số tình trạng về dạ dày và đường ruột. Thuốc này có thể sử dụng ngắn hạn ( 4 – 12 tuần) điều trị triệu chứng ợ nóng dai dẳng, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh chóng nhờ cơ chế tăng nhu động ruột, tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, thuốc làm giảm buồn nôn, nôn mửa, cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Domperidon: thuộc nhóm thuốc điều hòa nhu động cơ thắt dạ dày và thực quản với cơ chế làm tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản, ngăn cản acid từ dạ dày trào ngược lên vùng thực quản. Thuốc làm giảm các triệu chứng nôn, buồn nôn.
Gastropulgite: thuốc có dạng bột pha được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đường tiêu hóa. Thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị, làm giảm các triệu chứng nghẹn cổ họng, ở nóng,… gây ra bởi trào ngược dạ dày thực quản. Hơn nữa, thuốc cũng giúp làm lành vết loét, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc thực quản và dạ dày, ngăn ngừa biến chứng.
Các nhóm thuốc trên có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp để mang lại hiệu quả tốt hơn. Theo khuyến cáo hiện nay, nhóm thuốc ức chế bơm proton được cho là có hiệu quả tốt nhất trong điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản.Tùy theo mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng góp phần tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.
Hãy nhanh chóng liên hệ HOTLINE 18006091 để được các bác sĩ, dược sĩ tư vấn chi tiết hơn về tình trạng dạ dày, phương pháp điều trị và các lời khuyên giúp điều chỉnh chế độ ăn hợp lý thay đổi lối sống lành mạnh góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn!