Cơ Chế Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản, 6 Vấn Đề Hữu Ích

Cơ Chế Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản, 6 Vấn Đề Hữu Ích

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một hiện tượng sinh lý bình thường đặc biệt sau bữa ăn nhưng cũng có thể là biểu hiện bệnh lý. Cơ chế trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản quá mức giới hạn gây ra các triệu chứng đi kèm tổn thương niêm mạc thực quản. Có nhiều cơ chế trào ngược dạ dày thực quản, bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích.

1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản – Định nghĩa, bản chất

Trước khi tìm hiểu về cơ chế trào ngược dạ dày thực quản, cần phải hiểu định nghĩa và bản chất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

1.1. Định nghĩa

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease) viết tắt là GERD là tình trạng chất lỏng hoặc chất đặc chứa trong dạ dày vượt quá giới hạn bình thường bị trào ngược lên thực quản từ dạ dày. Điều này có thể gây ra biểu hiện triệu chứng do kích ứng niêm mạc thực quản, khiến người bệnh có cảm giác nóng rát vùng thượng vị sau xương ức đi kèm với triệu chứng khác.

Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường đặc biệt sau bữa ăn no. Hầu hết đều được trải qua bởi mọi người.

1.2. Bản chất 

Trào ngược thực quản dạ dày (GERD) là tình trạng tổn thương cơ thắt thực quản dưới (LES) từ đó ảnh hưởng đến hoạt động đóng mở. Sau khi ăn, dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn làm tăng áp lực dạ dày làm cho chất dịch và axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản do cơ thắt thực quản yếu không đóng kín.

Tình trạng này kéo dài lâu ngày, nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cho niêm mạc thực quản viêm tấy dưới tác dụng của axit đi từ dạ dày lên.

Đặc điểm của bệnh lý này thường có những diễn biến thầm lặng, kéo dài, người bệnh thường chủ quan trong điều trị và theo dõi nên khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt, cảm giác khó chịu người bệnh mới đến cơ sở y tế thăm khám.

Chính sự chủ quan này khiến cho bệnh gây ra những biến chứng trầm trọng, tổn thương khó hồi phục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

1.3. Tình trạng 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa với tỷ lệ mắc bệnh cao. GERD khá phổ biến với tần suất dao động trong khoảng 20-32% dân số ở các nước phương Tây, ở các nước Châu Á tỷ lệ này dao động 6-15%. 

Bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, người thừa cân béo phì…

Mỗi đối tượng mắc bệnh lại do nguyên nhân và cơ chế trào ngược dạ dày thực quản riêng nên cần được kiểm tra và điều trị bằng phương pháp thích hợp nhằm chữa lành tổn thương và phòng ngừa biến chứng.

>>>> Tìm hiểu ngay: Điều Trị Trào Ngược Cá Nhân Hóa Như Thế Nào Để Hiệu Quả

2. Cơ chế trào ngược dạ dày thực quản 

Cơ chế trào ngược dạ dày thực quản do: Sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ niêm mạc thực quản và yếu tố tấn công.

co-che-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-1

Cơ chế trào ngược dạ dày thực quản

2.1. Yếu tố bảo vệ niêm mạc thực quản

Yếu tố bảo vệ niêm mạc thực quản là một trong số những cơ chế trào ngược dạ dày thực quản quan trọng, phổ biến ở người bệnh.

2.1.1. Cơ thắt dưới thực quản (LES)

Cơ thắt dưới thực quản là phần cơ thấp nhất của thực quản, cấu tạo bởi 2 lớp cơ: một  lớp cơ trơn lót bên trong và lớp cơ vân bao bọc bên ngoài, cơ thắt dưới thực quản nối trực tiếp với dạ dày.

Hoạt động của cơ thắt dưới thực quản là yếu tố rất quan trọng quyết định đến việc bảo vệ niêm mạc thực quản trước sự tấn công của axit HCL của dịch dạ dày trong hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Cơ thắt dưới thực quản (LES) giống như một cái van ngăn giữa thực quản và dạ dày Bình thường,khi nuốt thức ăn hoặc nước bọt cơ thắt sẽ giãn ra trong vài giây cho đến khi vào đến dạ dày sẽ co thắt và đóng kín van có tác dụng ngăn không cho dịch dạ dày và thức ăn trào ngược trở lại thực quản.

LES làm nhiệm vụ duy trì trương lực cơ 15-30mmHg cao hơn trong dạ dày. Tuy nhiên, vẫn có lúc trương lực cơ bị giảm và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản do tình trạng bệnh lý gây nên.

  • Suy cơ thắt dưới thực quản

Chúng giãn ra trong thời gian dài dưới áp lực co bóp dạ dày thức ăn sẽ bị trào ngược lại thực quản.

Tình trạng cơ thắt bị giãn xảy ra thường xuyên và kéo dài nếu không được phát hiện và áp dụng phương pháp điều trị hợp lý có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như: Viêm thực quản, ung thư thực quản, Barrett thực quản,…

  • Thoát vị hoành

Khi đó cơ thắt dưới thực quản và một phần trên của dạ dày chui lên cơ hoành. Lúc này cơ thắt không nằm cùng với lỗ tâm vị nên dễ dàng xảy ra tình trạng trào ngược.

co-che-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-2

Tình trạng suy cơ thắt dưới thực quản gây ra trào ngược

2.1.2. Nhu động của thực quản

cơ chế trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến do sự co bóp cơ vòng thực quản từ trên xuống dưới có tác dụng đẩy thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Cơ chế này chính là cơ chế “tự làm sạch” của thực quản.

Phản ứng nuốt và sự kích thích thức ăn ở niêm mạc miệng tạo ra nhu động thực quản dưới sự kiểm soát trung tâm nuốt nằm ở hành não.

Nuốt có vai trò quan trọng trong việc “làm sạch” loại bỏ axit trong thực quản, đẩy toàn bộ thức ăn, nước bọt đang trong thực quản xuống dạ dày. Nhu động là cơn co thắt thực quản từ thực quản trên.

Tình trạng co thắt bị rối loạn hoặc cơ co thắt yếu làm rối loạn quá trình “làm sạch” axit ở thực quản gây ra kích ứng niêm mạc: sưng, viêm.

2.1.3. Bicacbonat trong nước bọt và dịch nhầy thực quản

2 thành phần bicacbonat và dịch nhầy có tính kiềm nên chúng có khả năng trung hòa axit của dịch vị dạ dày. Nhờ đó mà tác dụng của axit lên niêm mạc thực quản giảm hoặc mất, ngăn chặn sự xâm nhập vào sâu bên trong lớp niêm mạc.

Trong thực quản, dịch nhầy có độ pH cao hơn trong dạ dày nên có khả năng trung hòa lượng axit trong dịch vị từ dạ dày trào ngược lên. Tuy nhiên một lượng axit tồn đọng lại, sự có mặt bicacbonat trong nước bọt sẽ trung hòa lượng axit này.

Vì vậy mà niêm mạc thực quản được bảo vệ nhờ sự phối hợp hoạt động bicacbonat và dịch nhầy.

2.1.4. Hệ thống đề kháng của lớp niêm mạc thực quản

Nhờ sức đề kháng của tế bào có khả năng tái sinh khá nhanh mà lớp niêm mạc có thể chống lại tác nhân xâm nhập, ngăn chặn tổn thương sưng, viêm thực quản.

2.2. Yếu tố tấn công 

Cơ chế trào ngược dạ dày thực quản ngoài rối loạn yếu tố bảo vệ, còn chịu sự ảnh hưởng của yếu tố tấn công như: axit, hoạt động cơ thắt,…

2.2.1. Axit và pepsin trong dịch vị dạ dày

Dịch vị chứa hai tác nhân làm phá hủy lớp niêm mạc thực quản:

  • Các ion H+ trong axit HCL dịch vị dạ dày sẽ đi ngược lên tiếp xúc với tế bào niêm mạc ở ⅓ dưới thực quản gây nên các tổn thương sưng, viêm. 
  • Pepsin làm tăng cường khả năng trào ngược của dạ dày khiến chất nhầy – “lớp áo” bảo vệ bám quanh niêm mạc dạ dày bị phá hủy tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc của ion H+.

Bên cạnh đó, tình trạng này kéo dài, dai dẳng khiến lượng dịch tồn đọng ngày càng nhiều, khiến lớp áo bảo vệ không còn sức chống lại trước sự tấn công của ion H+.

2.2.2. Tình trạng ứ đọng thức ăn quá lâu

Do hẹp môn vị tình trạng ứ đọng thức ăn chưa được tiêu hóa quá lâu trong dạ dày, làm chậm lưu thông xuống tá tràng, ruột non, ruột già. Làm tăng áp lực dạ dày do sự co bóp liên tục lớp cơ (dọc, vòng, chéo ) điều này gây ra chênh lệch kích thích cơ thắt dưới thực quản giãn ra, thức ăn trào ngược lên thực quản.

2.2.3. Rối loạn hoạt động cơ thắt dưới thực quản

Hoạt động đóng, mở của cơ thắt không bình thường, thời gian mở kéo dài do cơ thắt bị giãn làm các chất chứa trong dạ dày: thức ăn hòa lẫn dịch vị dễ dàng đi ngược lên từ đó làm tổn thương niêm mạc.

2.3. Yếu tố thần kinh

Yếu tố thần kinh, kích thích vùng hầu, họng-thanh quản cũng là một trong số những cơ chế trào ngược dạ dày thực quản làm áp lực ổ bụng tăng lên đột ngột: Khi ho, hắt hơi,… cơ thắt giãn có thể gây hiện tượng trào ngược và vòng xoáy.

3. Triệu chứng bệnh

Từ cơ chế trào ngược dạ dày thực quản sẽ có biểu hiện triệu chứng điển hình bao gồm: 

  • Đau tức ngực

Người bệnh có cảm giác đè ép, đau thắt ngực lan lên vai, cánh tay, sau lưng. Triệu chứng này là do axit trong dạ dày trào ngược lên gây kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây cảm giác đau.

  • Ợ nóng

Niêm mạc thực quản bị kích thích bởi ion H+ hoặc dịch mật trong dịch dạ dày làm bệnh nhân có cảm giác nóng rát ở thượng vị sau xương ức lan lên vùng hầu họng.

Triệu chứng này thường xuất hiện theo tư thế cúi gập người về trước đặc biệt sau bữa ăn, cơn ho ban đêm do tư thế nằm. Các triệu chứng trên tăng khi uống rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng, các loại quả chứa nhiều axit.

  • Nôn, buồn nôn

Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do axit trào ngược lên thực quản gây kích thích hầu miệng, người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn, nôn.

Khi bệnh ở giai đoạn nặng, không được điều trị đúng cách người bệnh thường xuyên bị nôn sau bữa ăn, ảnh hưởng rất lớn đến chế độ dinh dưỡng và sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh.. Tuy nhiên, hiện tượng này không thường xuyên xảy ra.

  • Khó nuốt

Khi tiếp xúc nhiều với axit niêm mạc thực quản có thể bị viêm, sưng phù gây ra hiện tượng khó nuốt. Khi phần niêm mạc bị viêm lành, để lại sẹo làm chít hẹp thực quản hiện tượng khó nuốt trầm trọng hơn.

>>>> Tham khảo thêm: Nuốt Vướng Là Hiện Tượng Gì? Mức Độ Nguy Hiểm Thế Nào?

  • Tăng tiết nước bọt

Nhằm bảo vệ vùng niêm mạc và trung hòa độ pH.

Khi biến chứng có thể gặp biểu hiện sau:

  • Khàn giọng, đau họng: Axit trong dịch vị ảnh hưởng đến dây thanh âm gây sưng viêm.
  • Ho khan, hen suyễn: Không kèm theo triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường, do hít phải dịch dạ dày trong thời gian dài có thể dẫn đến hen, xơ phổi.

Ở trẻ sơ sinh, trào ngược dạ dày thực quản có thể nhận biết với những dấu hiệu sau

  • Bỏ bú, chán ăn, quấy khóc, khó chịu trong hoặc sau ăn.
  • Thở nhanh,co kéo hô hấp (phập phồng cánh mũi) khi trẻ nằm sau khi ăn.
  • Khó nuốt: Triệu chứng diễn biến nặng làm tổn thương niêm mạc họng, hình thành sẹo chít hẹp thực quản .
  • Khó ngủ: Trẻ hay tỉnh dậy giữa giấc, ngủ không sâu do trào ngược acid thực quản gây cảm giác khó chịu.
  • Ho và viêm phổi: Tổn thương họng khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý về phổi, triệu chứng ho kéo dài, dai dẳng, không thuyên giảm.
  • Chậm phát triển, sụt cân: Do trẻ chán ăn ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, sự phát triển của trẻ.

4. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra biến chứng nào?

Theo thời gian, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra biến chứng:

bien-chung-benh

Ung thư thực quản

  • Hẹp thực quản

Tổn thương cơ thắt dưới thực quản do axit dạ dày gây ra hình thành mô sẹo. Các mô sẹo thu hẹp thực quản khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày dẫn đến khó nuốt.

  • Loét thực quản

Hình thành một vết loét hở trong thực quản. Do axit dạ dày có thể làm mòn lớp biểu mô niêm mạc trong thực quản, gây ra vết loét hở. Vết loét thực quản có thể gây đau, chảy máu và khó nuốt.

  • Barrett thực quản

Đây là dấu hiệu tiền ung thư thực quản, biến chứng ít gặp nhưng cũng không coi thường triệu chứng đơn giản. Triệu chứng này là do axit gây ra những thay đổi trong mô lót dưới thực quản. Những thay đổi này làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản, gây ra biến chứng như viêm, loét, chít hẹp, chảy máu thực quản, nặng hơn là Barrett thực quản dẫn đến ung thư. Do vậy việc phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng.

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản thường được thực hiện bằng sự kết hợp của các triệu chứng lâm sàng và thăm khám thực thể, chẩn đoán sơ bộ nguyên nhân, cơ chế trào ngược dạ dày thực quản, phản ứng với ức chế axit cũng như kiểm tra khách quan với nội soi trên và theo dõi pH thực quản.

Ví dụ, sự kết hợp của các triệu chứng điển hình từ trung bình đến nặng và những thay đổi trong nội soi (viêm thực quản ăn mòn hoặc thực quản Barrett) có độ đặc hiệu cao (97%) đối với GERD (được xác nhận với xét nghiệm pH).

Tuy nhiên, chỉ riêng tiền sử có thể chứng minh rất có giá trị trong chẩn đoán, đặc biệt trong trường hợp ợ chua và trào ngược axit có độ đặc hiệu rất cao (tương ứng là 89% và 95%), mặc dù độ nhạy thấp (38% và 6%). ) cho GERD.

Điều này có thể cho phép người khám đưa ra chẩn đoán sơ bộ và bắt đầu điều trị theo kinh nghiệm, do đó tránh được việc đánh giá toàn diện và tốn kém ở mọi bệnh nhân có các triệu chứng không biến chứng.

Tuy nhiên, xét nghiệm bổ sung có thể là cần thiết, đối với những người không đáp ứng với ức chế axit, những người có các triệu chứng báo động (ví dụ: khó nuốt, đau mắt, thiếu máu do thiếu sắt, sụt cân, v.v. ) và những người đã bị bệnh một khoảng thời gian kéo dài do lo lắng về thực quản của Barrett.

Cơ sở lý luận để theo đuổi xét nghiệm bổ sung bao gồm xác nhận GERD cũng như đánh giá các biến chứng liên quan đến GERD hoặc các chẩn đoán thay thế.

Dưới đây là xét nghiệm chẩn đoán và chỉ định dạ dày thực quản:

  • Thử nghiệm PPI (Thuốc ức chế bơm proton): Các triệu chứng GERD cổ điển không có triệu chứng báo động.
  • Theo dõi pH thực quản: Các triệu chứng khó chịu trong trường hợp chẩn đoán GERD, đánh giá trước phẫu thuật đối với bệnh không ăn mòn.
  • Nội soi: Các triệu chứng báo động ( ví dụ: khó nuốt), bệnh nhân không đáp ứng với PPI, nguy cơ cao bị Barrett thực quản.
  • X-quang: Đánh giá chứng khó nuốt
  • Đo áp lực thực quản:Trước khi phẫu thuật trào ngược để loại trừ rối loạn chức năng thực quản ( ví dụ: chứng đau thắt lưng, xơ cứng bì).
chan-doan-trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Phương pháp nội soi thực quản

6. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản được điều trị như thế nào?

6.1. Điều trị bằng thuốc

Phương pháp điều trị chính của GERD là ức chế axit có thể đạt được bằng một số loại thuốc bao gồm thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc đối kháng histamin thụ thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chữa lành hoàn toàn hơn chứng viêm thực quản ăn mòn và giảm chứng ợ nóng với PPIs tác dụng này xảy ra nhanh hơn gần gấp đôi (tốc độ chữa lành và giảm ợ chua là 11,7%/tuần và 11,5%/tuần so với 5,9%/tuần và 6,4%/tuần. 

Do đó, nên điều trị bệnh trào ngược ăn mòn bằng liệu pháp PPI duy trì ở liều thấp nhất có hiệu quả vì hầu hết sẽ tái phát sau khi ngừng điều trị.

Nhìn chung, các PPI được cho là có hiệu quả như nhau và bệnh nhân nên được hướng dẫn dùng các loại thuốc này 30-60 phút trước bữa ăn; ngoại lệ cho điều này là dexlansoprazole có thể được thực hiện bất kể lượng thức ăn.

Dựa vào cơ chế trào ngược dạ dày thực quản để kê đơn và áp dụng liệu pháp điều trị hiệu quả.

Tác dụng các loại thuốc

  • Thuốc trung hòa axit dạ dày: Có tác dụng giảm đau và giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Hạn chế tiết axit dịch vị dạ dày.
  • Thuốc phục hồi, làm lành thực quản: Là các dòng thuốc PPI, ức chế axit dạ dày và thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương thực quản.
  • Thuốc uống kê đơn: Các loại thuốc này đều cần sử dụng đúng liều lượng, dưới sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc uống kê toa thường chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản gồm: Famotidine, lanzoprazole, Ranitidine, Baclofen, omeprazole,…

>>>> Tham khảo thêm: Trào Ngược Dạ Dày, Điều Trị Chính Xác Theo Phác Đồ Bộ Y Tế Ban Hành

6.2. Điều trị bằng phẫu thuật

Dựa vào nguyên nhân, cơ chế trào ngược dạ dày thực quản để áp dụng liệu pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng người bệnh. Liệu pháp phẫu thuật là một lựa chọn điều trị khác cho liệu pháp điều trị lâu dài ở bệnh nhân GERD và trở nên thuận tiện hơn kể từ khi áp dụng phẫu thuật nội soi chống trào ngược.

Chỉ định phẫu thuật chống trào ngược, thường bao gồm phẫu thuật nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật cắt lớp bao gồm các trường hợp: Không muốn tiếp tục điều trị y tế suốt đời, không dung nạp liệu pháp y tế, các triệu chứng khó chữa trị với bằng chứng của GERD khi nội soi hoặc theo dõi độ pH hoặc GERD trong bối cảnh thoát vị gián đoạn lớn.

6.3. Thay đổi lối sống, sinh hoạt

Ở người bị trào ngược dạ dày thực quản, một số loại thực phẩm và đồ uống làm tăng các triệu chứng bao gồm:

  • Thực phẩm cay nóng, giàu chất béo.
  • Trái cây họ cam quýt, cà chua, dứa.
  • Rượu, bia, cà phê, trà.
  • Đồ uống có gas.

Những thói quen sinh hoạt lành mạnh dưới đây sẽ giúp kiểm soát tốt triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản:

che-do-dinh-duong-hop-ly

Hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ

  • Từ bỏ chất kích thích: Hút thuốc, rượu bia, cà phê,…
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Chia nhỏ các bữa ăn, ăn đủ 3 bữa/ngày, không nên ăn quá no.
  • Tránh nằm ngay sau khi ăn.
  • Hạn chế ăn những đồ ăn, thực phẩm: đồ cay nóng, nhiều axit, dầu mỡ,… làm tăng các triệu chứng.
  • Tránh mặc quần áo chật.
  • Giảm stress, áp lực công việc. Dành thời gian cho các hoạt động thuộc lĩnh vực giải trí, thư giãn.
  • Tập thể dục, rèn luyện sức khỏe tốt.

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Scurma Fizzy chúng tôi muốn gửi đến độc giả qua bài viết “Cơ chế trào ngược dạ dày thực quản – 5 vấn đề hữu ích bạn nên biết” để giải đáp thắc mắc của quý độc giả. Mong rằng bài viết giải đáp thắc mắc quý độc giả cũng như cung cấp thêm kiến thức về cơ chế trào ngược dạ dày thực quản hữu ích với bạn.

Hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800 6091 để được tư vấn miễn phí về những vấn đề mà bạn gặp phải .

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091