Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tháng Tuổi, Chăm Sóc Như Thế Nào

Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tháng Tuổi, Chăm Sóc Như Thế Nào

Hiện nay trào ngược dạ dày là một căn bệnh rất thường gặp ở đường tiêu hóa trên. Trào ngược dạ dày được biết đến với khả năng gây những cơn trào ngược rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không điều trị và có chế độ sinh hoạt khoa học bệnh lý này rất dễ gây những biến chứng nguy hiểm. Vậy trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi liệu có nguy hiểm và cách chăm sóc trẻ như thế để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ. Trẻ nhỏ mỏng manh nên cần phải có những chế độ chăm sóc đặc biệt. Hãy cùng Scurma Fizzy yêu trẻ và có được những hiểu biết cơ bản về trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi.                           

1. Bản chất của trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Trào ngược dạ dày thực quản (GER: Gastroesophageal Reflux) được định nghĩa một cách đơn giản là hiện tượng trào ngược thức ăn trộn lẫn với dịch từ dạ dày vào thực quản, có thể lên đến miệng và có thể kèm theo trớ

  • Ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ em dưới một tuổi tình trạng trào ngược dạ dày thực quản được xem là một rối loạn chức năng vận động không rõ nguyên nhân.
  • GER có thể được xem là hiện tượng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ với khoảng 38% trẻ nhỏ sức khỏe khỏe mạnh mang những biểu hiện này trong khoảng 5 ngày.
  • Trong đó sự chuyển thành biến chứng của tình trạng GER chỉ xuất hiện với tần suất 1/300 –1/1000 trẻ. Trong đó theo những thống kê số liệu thì trẻ nam có tỷ lệ mắc nhiều hơn trẻ nữ khoảng 60%.
  • Tuy nhiên may mắn ¾ trẻ hết hoàn toàn những triệu chứng GER trước khoảng 18 tháng tuổi, 20% tiếp tục duy trì tình trạng cho đến 4 tuổi.
  • Trong khoảng hai thập kỷ gần đây, trào ngược dạ dày GER ở trẻ nhỏ được xem là một vấn đề về hệ tiêu hóa được đưa ra bàn luận nhiều nhất ở những cuộc họp hay những cuộc thảo luận y khoa về những vấn đề thường gặp ở bệnh nhi.
  • Về mặt thực tế, trào ngược dạ dày thực quản GER nói về sự rò rỉ của khe thực quản( hiatushernia hay Achalasia), giải thích cho hiện tượng này là do sự rối loạn chức năng của cơ vòng thực quản dưới khiến lỗ tâm vị bị hở gây trào ngược.
  • Hiện nay, lâm sàng và nghiên cứu thấy rằng, GER không chỉ là một bệnh lý mà gây nên một hội chứng bao gồm nhiều biểu hiện, triệu chứng và dấu hiệu bệnh lý liên quan mật thiết với nhau là chuỗi nguyên nhân và hệ quả của nhau.

Trào ngược dạ dày thực quản có thể phân loại thành ba loại chính phổ biến là trào ngược dạ dày chức năng, trào ngược dạ dày thứ phát và trào ngược dạ dày bệnh lý.

Ở trẻ hai tháng tuổi, tình trạng trào ngược dạ dày thường thuộc phân loại trào ngược dạ dày chức năng. Vậy lý do nào mà Scurma Fizzy có thể đưa ra được nhận xét trên.

>>>> Xem thêm: Dấu Hiệu Cần Chú Tâm Của Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

2. Các biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

  • Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi thường được nhận biết là tình trạng trớ từ hai lần sau khi bú sữa mẹ.
  • Ngoài ra, ở trẻ có tháng tuổi lớn hơn sáu tháng tuổi, trẻ có thể có những đợt nôn kéo dài ngay cả trong khi đang bú mẹ.
  • Đây được xem là tình trạng trào ngược dạ dày chức năng mà không phải gây ra do một cơ chế nào khác như sự kích thích thần kinh.
  • Theo một số nghiên cứu, trẻ trước hai tháng tuổi có tỷ lệ trào ngược dạ dày GER lên đến khoảng 40% đến 50%, tỷ lệ trẻ mắc mới sẽ giảm nhanh theo độ tuổi và chỉ còn khoảng 4% ở trẻ trên 6 tháng tuổi.
  • Theo chia sẻ của nhiều bác sĩ, nếu trẻ có tình trạng trớ nhiều, dai dẳng kéo dài thì sẽ là căn cứ lâm sàng để các bác sĩ đưa ra nghi vấn về trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tuy nhiên nếu trẻ có tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài có thể trẻ đã mắc trào ngược dạ dày bệnh lý. Tuổi thường được lấy làm mốc là thời gian kết thúc thời kỳ nhũ nhi của trẻ tức sau một tuổi.
  • Và nếu trẻ không đáp ứng với những phương pháp điều trị thông thường thì có thể trẻ đã mắc trào ngược dạ dày thứ phát.

Vậy những biểu hiện thường thấy ở trẻ mắc trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi bao gồm:

2.1. Nôn trớ

Trớ là biểu hiện tình trạng sữa và dịch từ dạ dày trào lên miệng và bị nôn ra ngoài. Một điều khó khăn trong việc nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi là hiện tượng trẻ bị trớ không phải là một triệu chứng đặc hiệu cho trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ. 

Trớ thường gặp trong trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Trớ thường gặp trong trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Có thể gặp trớ trong hiện tượng sinh lý bình thường nếu trẻ khóc hoặc cười nhiều khi đang ăn, nô đùa ngay sau ăn hoặc khi trẻ bị nấc. Trớ cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý lồng ruột rất thường gặp và nguy hiểm ở trẻ.

Theo thống kê, biểu hiện nôn trớ xuất hiện nhiều khi bị trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi. Trong trường hợp trẻ chỉ mắc trào ngược dạ dày sinh lý thì hiện tượng nôn trớ xuất hiện nhiều trong tuần đầu tiên sau khi sinh với tỷ lệ xuất hiện lên tới 85%, tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần và tự khỏi mà không cần áp dụng bất kỳ một biện pháp điều trị y tế nào.

Nếu phụ huynh nhận thấy trớ xảy ra ở trẻ 2 tháng tuổi chỉ xảy ra sau khi bú sữa hoặc trẻ nô đùa, cho trẻ bú quá nhiều, chỉ trớ một hoặc hai lần sau ăn thì không nên lo lắng do đó có thể chỉ là những hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ.

Tuy nhiên để chắc chắn phụ huynh nên theo dõi thêm để nắm rõ tình trạng của con. Nếu sau sáu tháng tuổi, tình trạng nôn trớ ở trẻ không được cải thiện thì phụ huynh nên đưa con đến những cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ đưa ra những tham vấn phù hợp.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi thường gặp là trào ngược dạ dày sinh lý nhưng không ít những trường hợp những biểu hiện này dần trở thành dạng bệnh lý hoặc tự phát.

Khi đó GERD sẽ gây hại lên sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

2.2. Trẻ chậm phát triển 

Nếu tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra với một tần số thường xuyên sẽ khiến trẻ chán ăn, quấy khóc từ đó khiến trẻ bị sụt cân và chậm phát triển hơn những trẻ cùng tháng tuổi khác.

Theo nhiều nguồn thông tin, có đến ⅔ trường hợp trẻ trào ngược dạ dày bị chậm phát triển. Con số này như đưa ra một nhận xét về một sự thật đó là tình trạng thờ ơ với những biểu hiện lạ ở trẻ của một số phụ huynh.

Có thể biểu hiện của tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi là trớ nên đa số phụ huynh không để ý. Phần lớn phụ huynh sẽ nghĩ rằng đây chỉ là một tình trạng thường gặp mà mọi đứa trẻ đều mắc phải đó là quấy khóc dẫn đến nôn trớ.

Khi đó phụ huynh thường ép trẻ bú hoặc ăn nhiều lên. Điều này vô tình làm tình trạng trào ngược dạ dày của trẻ nặng hơn.

Trong 100ml sữa mẹ có thành phần dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển toàn diện của trẻ khoảng: 68 calo; 6,7 gram carbohydrate (chủ yếu là đường sữa lactose) giúp trẻ dễ tiêu hóa, 1,3 gram protein với đủ các loại acid amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ, giá trị chất béo trong sữa dao động từ 2 gram/100mL đến 5 gram/100mL.

Ngoài ra DHA (giúp kích thích sự phát triển não bộ ở trẻ) có nồng độ trong sữa mẹ cao hơn trong các loại sữa thành phẩm khác.

Do đó thử làm một phép tính, trẻ bị trào ngược nôn trớ khoảng 50ml sữa, mọi thành phần dinh dưỡng, lượng calo trẻ hấp thụ sẽ giảm khoảng 50%.

Mặt khác mọi quá trình chuyển hóa, hấp thu dinh dưỡng trong cơ thể, lượng dinh dưỡng được hấp thụ và đưa đi nuôi cơ thể nhỏ hơn 100% lượng chất vốn có.

Do đó nếu tình trạng nôn trớ ở trẻ kéo dài, trẻ sẽ gầy còm, kém phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ.

2.3. Viêm thực quản

Một điều quan trọng trong hội chứng trào ngược dạ dày thực quản nếu xảy ra lâu dài, niêm mạc thực quản có thể bị viêm loét do ảnh hưởng của men trong thức ăn hay acid dạ dày hay lượng vi khuẩn có trong thức ăn chưa bị tiêu hủy hết trong dạ dày.

Ngay trong hai tháng đầu sau khi sinh, trào ngược dạ dày ở trẻ vẫn là những phản ứng bình thường của cơ thể do đó sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến trẻ nếu tình trạng này rút lui khi trẻ lớn thêm.

Tuy nhiên nếu tình trạng trào ngược dạ dày không hết và trẻ vẫn có những biểu hiện của trào ngược dạ dày thì phụ huynh cần lưu ý để không xảy ra tình trạng viêm thực quản.

Nếu viêm thực quản không được điều trị đúng cách ở trẻ có thể sẽ gây hẹp thực quản, gây nghẹn hay đau rát khiến trẻ quấy khóc khó chịu và thường xuyên ốm vặt.

>>>> Xem thêm: Những Vấn Đề Liên Quan Tới Viêm Thực Quản, Làm Gì Để Giải Quyết?

Trẻ quấy khóc nếu trào ngược kéo dài

Trẻ quấy khóc nếu trào ngược kéo dài

2.4. Tình trạng trẻ khó thở, khò khè, thở gấp

Một biểu hiện thường gặp ở trẻ mắc trào ngược dạ dày là trẻ khó thở, thở khò khè do cổ họng bị tổn thương do dịch dạ dày.

Ở trẻ nhỏ rất nhiều phụ huynh bỏ qua việc vệ sinh khoang miệng cho trẻ đặc biệt là ở trẻ dưới hai tháng tuổi do đó những vi khuẩn có thể xâm nhập, phát triển và gây bệnh cho trẻ.

Trẻ bị trào ngược dạ dày, sữa và dịch trong dạ dày sẽ trào lên miệng, trong dạ dày sữa đã được chuyển hóa một phần, đây là một dinh dưỡng phong phú cho nhiều chủng vi khuẩn khác nhau trong đó có những vi khuẩn gây viêm phổi, viêm họng, viêm amidan hoặc thấp tim.

Với trẻ nhỏ bị viêm họng, sự sung lên của tổ chức vòm họng sẽ chèn ép đường thở khiến trẻ bị khó thở, phải thở bằng miệng nên dẫn đến tình trạng trẻ thở khò khè, mệt mỏi, thở gấp.

Trào ngược dạ dày lâu ngày cũng gây nên tình trạng viêm amidan mạn tính, viêm VA mạn, co thắt thanh quản, ngưng thở về đêm hay biểu hiện chậm nhịp tim.

Một số những biểu hiện khác xuất hiện với tỷ lệ nhỏ hơn khi trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi là viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa tái diễn do sự liên thông của ba tổ chức tai- mũi- họng.

Những biến chứng có thể gặp phải nếu trẻ bị trào ngược dạ dày kéo dài.

Những biến chứng có thể gặp phải nếu trẻ bị trào ngược dạ dày kéo dài.

Những biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi thường mang mức độ nhẹ có thể hình thành cơn cấp tính. Thường tình trạng trào ngược dạ dày sẽ hết sau khi trẻ đến sáu tháng tuổi, muộn là sau một tuổi.

Tuy nhiên một số ít trẻ, tình trạng trào ngược diễn ra dai dẳng không hết khi trẻ lớn và hình thành nên trào ngược dạ dày bệnh lý hoặc thứ phát.

Vậy những cơ chế nào gây trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi mà không có những yếu tố bổ trợ như stress, lối sống, ăn uống không lành mạnh.

3. Cơ chế trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Trong điều kiện bình thường, để thức ăn có thể đi theo một chiều từ miệng qua hầu họng, qua thực quản xuống dạ dày rồi vào ruột non, phần dưới thực quản có một hệ thống bảo hay hiểu là hàng rào ngăn không cho thức ăn từ dạ dày trở lại thực quản.

Hàng rào bảo vệ này có thể được chia thành hàng rào giải phẫu và hàng rào chức năng. Vậy thực chất hoạt động của mỗi hàng rào là gì và hoạt động của chúng ở trẻ hai tháng tuổi là gì mà tình trạng trào ngược dạ dày chức năng có thể xảy ra đến 50% trẻ khỏe mạnh.

>>>> Xem thêm: 6 Vấn Đề Hữu Ích Mà Bạn Nên Biết Xung Quanh Cơ Chế Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

3.1. Hàng rào chức năng

3.1.1. Cơ thắt thực quản dưới

Trong tuần đầu sau sinh của trẻ đủ tháng hoặc vài tuần với trẻ sinh non, áp lực của cơ vòng thực quản dưới còn thấp. Theo ghi nhận, ở những người bình thường, áp lực thực quản dưới khoảng 21.5 mmHg.

Tuy nhiên ở trẻ trào ngược dạ dày GER, áp lực thấp hơn và chỉ khoảng 19.5mmHg với trẻ đáp ứng tốt với những biện pháp điều trị nội khoa và dưới 12.5 mmHg ở trẻ không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc cần đến điều trị ngoại khoa.

  • Ở trẻ nhỏ mới sinh, áp lực cơ vòng thực quản dưới còn thấp kèm theo cấu trúc cơ vòng thực quản chưa trưởng thành, khả năng co giãn còn yếu do đó dễ dẫn đến tình trạng hở tâm vị gây trào ngược dạ dày thực quản.
  • Vì cơ thắt còn yếu do đó nếu khi ăn phụ huynh nô đùa hay cho trẻ hoạt động mạnh để dỗ trẻ sẽ vô tình làm tình trạng trào ngược nặng hơn.

Lấy một ví dụ, dạ dày của trẻ co bóp khi trẻ ăn hay uống sữa, sự co bóp của dạ dày tạo một lực khiến cơ thắt tâm vị bị tác động. Do sự co của cơ thắt hạn chế, tâm vị đóng không kín, kết hợp với tính chất lỏng của sữa sẽ dễ làm sữa bị trào lên.

Mặt khác nếu khi đó trẻ cười nhiều hoặc nô đùa sẽ khiến xóc này dạ dày, tạo một áp lực lớn hơn, khiến cơ thắt tâm vị không duy trì được mở ra gây nôn trớ.

3.1.2. Nhu động thực quản

  • Kết hợp với động tác nuốt thức ăn, nhu động thực quản vừa có tác dụng đẩy thức ăn xuống dạ dày vừa có tác dụng làm sạch lòng thực quản.
  • Ngoài ra, nhu động thực quản còn tạo một lực để triệt tiêu bớt lực co bóp của dạ dày, từ đó ngăn chặn việc trào ngược thức ăn và dịch từ dạ dày vào thực quản.
  • Tuy nhiên ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới hai tháng tuổi và ở trẻ đẻ non, nhu động thực quản còn rất yếu do đó tình trạng trào ngược rất dễ xảy ra.

3.1.3. Sự hoạt động của nhu động dạ dày là một yếu tố trong hàng rào chức năng

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng hoặc những rối loạn vận động là bệnh lý tiên phát của dạ dày cũng như của thực quản hoặc là những rối loạn vận động dạ dày là nguyên nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược trầm trọng đủ để gây nên những rối loạn vận động của thực quản gây trào ngược dạ dày thực quản.

Ở trẻ nhỏ đặc biệt là những trẻ trong những tháng đầu tiên khi trẻ được sinh ra, hoạt động của dạ dày không ổn định do đó rất dễ xảy ra tình trạng rối loạn nhu động dạ dày.

Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, rối loạn chỉ ở mức độ nhẹ do đó ít gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý.

Vấn đề lớn nhất khi nói về trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi là hoạt động các cơ quan của trẻ chưa hoàn thiện do đó những rối loạn chức năng xảy ra và gây nhiều tình trạng của cơ thể.

Tuy nhiên theo sự tăng lên về tuổi đời của trẻ, hoạt động chức năng của các cơ quan, đặc biệt đối với trào ngược dạ dày thực quản là dạ dày và cơ thắt dưới thực quản dần hoàn thiện. Các biểu hiện rối loạn, rối loạn sẽ mất.

Kết hợp với hàng rào chức năng, hàng rào giải phẫu cũng tham gia vào việc đảm bảo thức ăn, dịch trong dạ dày không vào lại thực quản sau khi đã vào dạ dày.

3.2. Hàng rào giải phẫu 

Hệ thống hàng rào giải phẫu là sự phối hợp của dây chằng cơ hoành – thực quản, dạ dày, cơ hoành, lỗ thông tâm vị và cơ vòng dưới của thực quản.

Chính sự kết hợp hoạt động của những thành phần trên đã tạo thành một van tự đóng lại khi áp lực tăng.

Thành phần của hàng rào chống trào ngược dạ dày thực quản

Thành phần của hàng rào chống trào ngược dạ dày thực quản

Bình thường sự hoạt động của hàng rào giải phẫu sẽ duy trì một khoảng áp lực cao để chống lại áp lực dương của ổ bụng.

Tuy nhiên, trẻ còn quá nhỏ do đó mà hoạt động cũng như cấu trúc của hệ thống này không hoàn chỉnh do đó không đủ để chống lại áp lực dương trong dạ dày.

Do đó theo xu hướng bình thường, dịch sẽ tràn từ nơi có áp lực cao về nơi có áp lực thấp nên thức ăn trong dạ dày sẽ trào ngược vào thực quản.

Ngoài ra, một yếu tố nữa ở trẻ nhỏ cũng khiến gây ra tình trạng trào ngược dạ dày là vị trí của dạ dày. Ở trẻ nhỏ, dạ dày nằm ngang do đó vùng thượng vị không đủ cong để chống lại tình trạng trào ngược khi trẻ thay đổi tư thế từ đứng sang nằm.

Trẻ nhỏ, hai tháng tuổi, đây là độ tuổi trẻ chưa biết lẫy hay biết bò, biết lật, biết đi do đó trẻ duy trì tình trạng nằm một thời gian dài, điều này khiến tình trạng trào ngược dạ dày dễ xảy ra hơn.

Việc chăm sóc hay một số mẹo nhỏ giúp trẻ giảm bớt tình trạng trào ngược được đúc rút từ kinh nghiệm truyền miệng của dân gian và từ lời khuyên của bác sĩ được Scurma Fizzy tổng hợp lại những mẹo hay nhất sau.

4. Những cách chăm sóc trẻ hiệu quả làm giảm trào ngược dạ dày

Điều đầu tiên mà các bác sĩ Scurma Fizzy đưa ra để trẻ hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là việc cho trẻ bú đúng cách.

Nên cho trẻ bú đứng, đầu cao hơn ngực

Nên cho trẻ bú đứng, đầu cao hơn ngực

Thay đổi tư thế cho trẻ bú

  • Theo quán tính bình thường, các bà mẹ thường cho trẻ bú khi nằm hoặc ôm nằm trẻ cho bú. Việc này khiến vị trí của dạ dày và thực quản ngang với nhau, rất dễ gây nên trào ngược dạ dày thực quản.
  • Để hạn chế trẻ bị trào ngược, mẹ nên ôm đứng cho trẻ bú, không để trẻ bú quá no hay bú ngủ. Đối với trẻ dùng bú bình, phụ huynh cần kích tia sữa để đảm bảo áp lực ra của sữa phù hợp nhất với trẻ.

Không nên rung lắc khi trẻ bú

  • Ngoài ra khi cho trẻ bú, phụ huynh không nên rung lắc hay xóc trẻ.
  • Tuy đây là những hành động từ lâu đời để dỗ trẻ ăn hay bú nhưng những hành động này lại là yếu tố tăng cường của tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ.

Sau khi trẻ bú nên cho trẻ ợ hơi

  • Sau khi trẻ bú, mẹ nên làm trẻ ợ hơi để tránh tình trạng đầy bụng hơi ở trẻ gây trào ngược.
  • Dạ dày của trẻ mới sinh còn rất nhỏ, dung tích còn hạn chế, ở hai tháng tuổi chỉ khoảng trên 150ml do đó, nếu trẻ quá no hoặc dạ dày đầy hơi sẽ dễ xảy ra nôn trớ.
  • Việc làm trẻ ợ hơi tương đối dễ, là một mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh. 
  • Sau khi trẻ bú tầm 15 phút, mẹ đặt một chiếc khăn sạch lên vai, ôm đứng trẻ và áp đầu trẻ lên vai, bàn tay chụm lại xoa nhẹ và vỗ nhẹ lên lưng trẻ đến khi thấy trẻ ợ hơi và thoải mái.
  • Một cách nữa giúp trẻ ợ hơi mà ba mẹ có thể áp dụng là, mẹ đặt một chiếc khăn sạch lên đùi rồi cho trẻ ngồi tựa vào người mình.
  • Một tay mẹ giữ đầu, một tay chụm lại và xoa theo hình tròn, vỗ nhẹ lên lưng trẻ cho đến khi trẻ ợ hơi. Một lưu ý nhỏ là nên đặt trẻ ngồi ngả về trước để giúp quá trình ợ hơi được dễ dàng hơn.

                                       

Một số cách vỗ giúp trẻ ợ hơi

Một số cách vỗ giúp trẻ ợ hơi

  • Một cách khác là mẹ có thể đặt bé nằm lên cánh tay, đảm bảo đầu ở vị trí cao hơn ngực, tay khum lại và vỗ nhẹ lưng bé như hai cách trên.
  • Một số lưu ý khi ba mẹ vỗ ợ hơi cho trẻ là phải chụm tay lại vỗ sao nghe thấy tiếng bụp bụp, nhưng không được quá mạnh sẽ làm trẻ đau, sợ và nôn trớ.
  • Với trẻ thường xuyên nôn trớ ba mẹ có thể thay động tác vỗ lưng thành động tác vuốt dọc sống lưng trẻ. Sau khi trẻ ợ hơi ba mẹ có thể cho con ăn tiếp.

Một số lưu ý khác

  • Ngoài ra khi cho trẻ ăn, ba mẹ không được cho trẻ đùa nghịch vì hành động này sẽ làm nhu động dạ dày hoạt động mạnh hơn và gây trào ngược.
  • Tuy nhiên nếu tình trạng trào ngược xảy ra nhiều, ba mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám để nhận tư vấn từ bác sĩ để tránh những biến chứng xảy ra.

Lời kết

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi thường là tình trạng trào ngược sinh lý, tuy nhiên không ít những trường hợp vì chủ quan, lơ là mà trở thành hiện tượng bệnh lý. Do đó ba mẹ phải quan sát sự thay đổi của trẻ ngay cả những thay đổi nhỏ nhất để đưa ra những biện pháp chăm sóc cũng như điều trị phù hợp. Trẻ em như búp trên cành do đó mà việc chăm sóc trẻ cũng rất khó khăn vất vả. xin chúc cho mọi trẻ em đều luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và phát triển toàn diện nhất. Nếu có bất cứ câu hỏi nào về trào ngược dạ dày ở trẻ, đừng lo lắng, hãy gọi ngay đến HOTLINE 180006091 để nhận được những sự tư vấn tốt nhất và chính xác nhất từ đội ngũ bác sĩ nhà Scurma Fizzy.

Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng bài viết của chúng tôi.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091