Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Điều Trị Như Thế Nào Là Hiệu Quả
Các tình trạng của trào ngược ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị GERD hay trào ngược dạ dày thực quản. Vấn đề trào ngược dạ dày thực quản điều trị như thế nào cho hợp lí cũng đang là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc. Phương pháp điều trị GERD, bao gồm thuốc, phẫu thuật và thay đổi lối sống. Thông thường, bệnh nhân đáp ứng tốt với sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và dùng thuốc. Một số bệnh nhân không đáp ứng từ các phương pháp đó và cần can thiệp phẫu thuật. Các bệnh nhân khác có thể chọn phẫu thuật thay thế việc dùng thuốc suốt đời.
1.Trào ngược dạ dày thực quản điều trị cần đạt mục tiêu gì ?
Việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hướng tới những mục tiêu dưới đây:
- Kiểm soát các triệu chứng để bệnh nhân cảm thấy tốt hơn
Một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, hơi thở có mùi hôi, chướng bụng, đầy hơi,… khiến người bệnh có cảm giác vô cùng khó chịu.
Vì vậy mục tiêu đầu tiên trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản là kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh, làm giảm tối đa các triệu chứng để mang lại cuộc sống dễ chịu cho người bệnh
- Chữa lành thực quản bị viêm hoặc tổn thương
Khi acid dịch vị và thức ăn trào ngược lên thực quản, acid có thể gây bào mòn và tổn thương niêm mạc thực quản, hậu quả là có thể gây ra tình trạng viêm thực quản.
Do đó mục tiêu thứ hai trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản mà chúng ta quan tâm là chữa lành tình trạng viêm và tổn thương tại niêm mạc thực quản, giúp cho quá trình đưa thức ăn vào trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn
- Ngăn ngừa triệt để hoặc kiểm soát các biến chứng
Mục tiêu cuối cùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản là kiểm soát các biến chứng như thực quản Barrett… và duy trì các triệu chứng GERD giai đoạn thuyên giảm để sinh hoạt hàng ngày không bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng tối thiểu bởi trào ngược.
>>>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản và những điều nên biết
2. Trào ngược dạ dày thực quản điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc được kê đơn để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới, thuốc chẹn H2 và thuốc ức chế bơm proton.
2.1. Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới
Nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là do suy yếu cơ thắt thực quản dưới, khiến cho acid và thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản
Do đó việc cần thiết trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản là phải phục hồi và tăng cường chức năng của cơ thắt thực quản này.
Một loại thuốc được sử dụng trong trường hợp này là thuốc Baclofen.
Baclofen có tác dụng làm giảm tần suất giãn của cơ thắt thực quản dưới, do đó có thể làm giảm các triệu chứng của GERD.
Tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm buồn ngủ, mệt mỏi hoặc buồn nôn.
2.2. Trào ngược dạ dày thực quản điều trị bằng thuốc chẹn H2
Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là do dư thừa acid trong dạ dày, do đó trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, người ta quan tâm đến các loại thuốc có tác dụng hạn chế hoặc làm giảm lượng acid tiết ra ở dạ dày
Thuốc chẹn H2 là thuốc có tác dụng làm giảm lượng axit được sản xuất trong dạ dày, do đó có vai trò trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Thuốc chẹn H2 thường được sử dụng là các thuốc Cimetidin, Ranitidine, Famotidin…
Các thuốc này nên được sử dụng 30 phút trước khi ăn
>>>> Xem thêm: Thuốc điều trị trào ngược dạ dày – Tác dụng và lưu ý
2.3. Trào ngược dạ dày thực quản điều trị bằng PPIs
Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) chống bài tiết axit trong dạ dày. Chúng giải quyết nhanh chóng các triệu chứng và chữa lành thực quản ở 80-90% bệnh nhân.
Thuốc cũng hữu ích trong việc kiểm soát nghiêm ngặt một số biến chứng nghiêm trọng của GERD.
Một số thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng : Esomeprazole, Lansoprazole …
Nên sử dụng trước bữa ăn ít nhất 1h
Sử dụng thuốc kéo dài – cho dù theo toa hay không kê đơn bạn nên dùng dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ. Tác dụng phụ rất hiếm; tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc nào cũng có khả năng có tác dụng phụ.
3. Trào ngược dạ dày thực quản điều trị bằng việc thay đổi thói quen hằng ngày
Trào ngược dạ dày thực quản điều trị bằng việc thay đổi lối sống có nghĩa là thay đổi những điều chúng ta có quyền kiểm soát.
Nó liên quan đến các yếu tố có thể làm tăng sự xuất hiện các triệu chứng hoặc làm cho chúng tồi tệ hơn, chẳng hạn như thay đổi thực đợn ăn uống , thay đổi thói quen hàng ngày.
Mặc dù chế độ ăn uống không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), nhưng trào ngược và biểu hiện ợ nóng lại có thể trở nên trầm trọng hơn bởi sự kích hoạt từ thực phẩm.
Một số loại thuốc có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Bạn nên cung cấp thông tin về việc việc đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bác sĩ đang điều trị của bạn.
Ợ nóng là cảm giác nóng rát ở ngực phía sau xương ức mà chúng ta cảm thấy khi axit dạ dày trào ngược trở lại thực quản (ống thức ăn).
Nếu bạn có triệu chứng này, có một số điều là nguyên nhân khiến chúng xảy ra và một số điều bạn có thể làm để giúp ngăn chúng.
>>>> Xem thêm: Ợ nóng – Do đâu mà có hiện tượng này
3.1. Thay đổi tư thế
Trọng lực đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát trào ngược. Nếu bạn có cơ thắt thực quản dưới (LES) yếu sẽ thấy rằng nếu chúng ta nằm xuống ngay sau khi tiêu thụ một bữa ăn lớn, thức ăn sẽ trở lại thực quản và ợ nóng xảy ra.
Nếu bạn bị ợ nóng, hãy đặc biệt chú ý xem nó xảy ra sau bữa ăn, khi bạn nằm trên giường vào ban đêm hay không.
Duy trì tư thế thẳng đứng cho đến khi bữa ăn được tiêu hóa có thể ngăn ngừa chứng ợ nóng.
Nếu chứng ợ nóng xảy ra thường xuyên vào ban đêm, hãy cân nhắc việc nâng đầu giường hoặc chèn một cái nệm hình tam giác kèm gối cao để giữ thực quản của bạn nằm cao hơn dạ dày so với mặt phẳng giường.
Tránh làm việc gắng sức sau bữa ăn. Nó làm tăng co thắt các cơ bụng và buộc thức ăn trào qua cơ thắt đang suy yếu.
Điều này đặc biệt đúng với các hoạt động đòi hỏi phải uốn người như nâng vật gì đó hoặc lau nhà sàn nhà chả hạn. Không nên nằm ngay sau ăn ít nhất khoảng 3h.
Đó là khi axit dạ dày đang ở mức đỉnh cao, vì vậy hãy lên kế hoạch cho bữa tối sớm và tránh đồ ăn nhẹ trước khi ngủ.
3.2. Thay đổi cách ăn
Cách bạn ăn có lẽ quan trọng hơn những gì bạn ăn, chúng góp phần vào việc trào ngược dạ dày thực quản điều trị sao cho hiệu quả.
Một bữa ăn lớn sẽ khiến dạ dày cần thời gian lâu hơn để tiêu hóa và gây áp lực lên LES. Một bữa ăn nhẹ vào trước giờ đi ngủ khiến trào ngược có cơ hội xảy ra nhiều hơn khi bạn nằm.
Tốt nhất là ăn tối sớm hơn để bữa ăn kịp được tiêu hóa trước khi đi ngủ. Bạn có thể thử thực đơn bữa ăn chính vào buổi trưa và bữa ăn nhẹ hơn vào giờ ăn tối. Tất cả các bữa ăn nên được dùng bữa trong môi trường thoải mái không căng thẳng xung quanh.
Các lần đi đến nhà bếp để lấy thức ăn hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác như để tâm đến trẻ em nên được loại bỏ và bữa ăn thì chỉ nên tập trung chính cho việc ăn uống.
Nên chuẩn bị sẵn tất cả đồ ăn trên bàn để bữa ăn không bị giãn đoạn. Nếu bạn có em bé, bạn có thể cho bé ăn trước, điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc duy trì thói quen này. Chia thành các bữa ăn nhỏ hơn và giữ tư thế thẳng lưng, thư giãn sẽ giúp giảm trào ngược.
3.3. Thay đổi thực phẩm
Một số loại thực phẩm làm ảnh hưởng không tốt đến chức năng co giãn của cơ thắt thực quản dưới LES góp phần gây trào ngược và tốt nhất nên tránh ăn chúng trước khi nằm xuống hoặc gắng sức. Những điều này có thể diễn biến khác nhau ở mỗi người.
Nhiều người cho rằng chất béo, hành tây và sô cô la đặc biệt gây khó khăn cho việc tiêu hóa của họ. Rượu thường ảnh hưởng đến LES bằng cách gây kích ứng thực quản kích thích sản xuất axit dạ dày.
Các đồ uống phổ biến như cà phê (cả caffein và decaffeinated), trà, cola, nước ép cà chua và nước ép cam quýt có thể làm nặng thêm các triệu chứng bằng cách tương tự.
Một số loại thực phẩm khác có thể không phù hợp với một số người khi họ phát hiện ra sau một khoảng thời gian tránh hoặc giảm tần suất tiêu thụ chúng.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách giảm sử dụng thực phẩm béo, hành tây và sô cô la. Một số loại thuốc uống bổ sung kali hoặc kháng sinh tetracycline cũng có thể gây trào ngược, để an toàn, bạn nên nuốt thuốc khi cổ họng ở vị trí thẳng đứng và uống nhiều nước.
3.4. Các yếu tố khác bạn cần lưu ý
Thừa cân có thể thúc đẩy trào ngược xảy ra. Mỡ tích trữ dưới da bụng dư thừa gây áp lực lên dạ dày. Đối với vấn đề này thì ngay cả chỉ giảm được 1-2 kg cũng có thể khiến nhiều người cảm thấy tốt hơn.
Người mẹ mang thai mắc GERD có thể gặp nhiều rắc rối do ợ nóng, đặc biệt là trong ba tháng đầu.
Một số hormone cũng có thể làm giảm chức năng của cơ thắt thực quản dưới LES. Nói chung, nếu không tăng cân quá nhiều, chứng ợ nóng của phụ nữ mang thai sẽ cải thiện sau khi sinh.
Căng thẳng hoặc cảm xúc biểu hiện quá mạnh mẽ cũng có thể ảnh hưởng đến chứng ợ nóng.
4. Trào ngược dạ dày thực quản điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là một giải pháp thay thế thường được áp dụng khi trào ngược dạ dày thực quản điều trị bằng thuốc lâu dài không hiệu quả hoặc không đạt được kết quả mong muốn, hoặc khi có một số biến chứng của GERD.
Trước khi thực hiện phẫu thuật cần tuyệt đối chú tâm tới một số lưu ý được nhắc tới ngay sau đây:
- Nên ăn các loại thực phẩm lỏng trong vòng 1-2 ngày trước khi làm phẫu thuật
- Không nên ăn vào ngày thực hiện phẫu thuật
- Nên uống thuốc làm sạch ruột một ngày trước khi làm phẫu thuật
Khi xem phẫu thuật như một phương pháp điều trị cho GERD, nên xem xét kỹ lưỡng tất cả các khía cạnh lợi hại của thủ thuật với bác sĩ ngoại tiêu hóa thực hiện phẫu thuật cho bạn.
Tác dụng phụ hoặc biến chứng liên quan đến phẫu thuật xảy ra ở 5-20% bệnh nhân. Phổ biến nhất là khó nuốt hoặc giảm khả năng ợ hơi theo phản xạ thông thường hoặc nôn. Những tác dụng phụ thường là tạm thời, nhưng đôi khi chúng vẫn tồn tại.
>>>> Tìm hiểu thêm: Phương pháp điều trị phẫu thuật cho GERD
Tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật chưa được xác định rõ nhưng có thể nằm trong khoảng 10-30% trong 20 năm. Một số yếu tố kích hoạt có thể góp phần gây tái phát.
Ở một số người, ngay cả sau khi phẫu thuật, các triệu chứng trào ngược có thể vẫn tồn tại và việc sử dụng thuốc có thể cần phải tiếp tục.
Hiệu quả và tác dụng phụ hoặc rủi ro liên quan đến điều trị và phẫu thuật cho GERD đã được nghiên cứu kỹ. Một số người đáp ứng tốt bởi liệu pháp dược lý (thuốc), nhưng những người cần điều trị lâu dài, sẽ thích lựa chọn không phẫu thuật, không dược lý hay không dùng thuốc để điều trị các triệu chứng của họ.
Điều này đã thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các thủ thuật nội soi mới được ra đời để điều trị GERD. Tuy nhiên, sự an toàn và hiệu quả của các thủ thuật này vẫn chưa được xác định rõ như sự an toàn, chi phí, có phải là liệu pháp lâu dài hay không và có thể tái phát không vẫn là một dấu hỏi lớn.
Hiện tại không có chỉ định xác định trong việc điều trị nội soi với GERD. Trước khi trào ngược dạ dày thực quản điều trị bằng bất kì thủ thuật chống trào ngược bằng phương pháp nội soi nào, cần xem xét cẩn thận các lựa chọn thay thế với bác sĩ để hiểu rõ về các tác dụng phụ đã biết, không có nguy cơ dài hạn và nguy cơ biến chứng lớn.
5. Nên và không nên ăn các loại thực phẩm có đặc điểm gì
5.1 Thực phẩm không nên ăn
Góp phần vào việc trào ngược dạ dày thực quản điều trị có hiệu quả hơn, bạn cần biết về những thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng này.
Thực phẩm thường được gọi là kích hoạt chứng ợ nóng khiến cơ thắt thực quản giãn và làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày, để thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn. Thực phẩm giàu chất béo, muối hoặc gia vị như:
- Thực phẩm chiên
- Thức ăn nhanh
- Pizza
- Khoai tây chiên, đồ ăn vặt nhẹ chế biến sẵn
- Bột ớt và hạt tiêu (trắng, đen, cayenne)
- Thịt xông khói và xúc xích
- Pho mát
Đồ ăn khác có thể gây ra vấn đề tương tự bao gồm:
- Sốt cà chua
- Trái cây họ cam quýt
- Sôcôla
- Bạc hà
- Đồ uống có ga
Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn các bữa ăn nhỏ thay vì các bữa ăn chính lớn, cần nhiều thời gian để dạ dày tiêu hóa và tránh bữa tối muộn và đồ ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
5.2.Thực phẩm giúp ngăn ngừa trào ngược axit
Có rất nhiều thứ bạn có thể ăn để giúp ngăn ngừa trào ngược axit có thể giúp trào ngược dạ dày thực quản điều trị tốt hơn. Bạn có thể dự trữ trong nhà bếp thực phẩm từ ba loại sau:
5.2.1. Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm xơ làm cho bạn cảm thấy no nên bạn ít có khả năng ăn quá nhiều, điều này có thể góp phần gây ợ nóng. Vì vậy, nạp chất xơ lành mạnh từ các loại thực phẩm này:
- Ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, couscous (một loại thực phẩm giống như gạo) và gạo nâu.
- Rau củ: khoai lang, cà rốt và củ cải đường.
- Rau xanh: măng tây, bông cải xanh, đậu xanh.
5.2.2. Thực phẩm kiềm
Thực phẩm có tính kiềm theo thang đo pH (một chỉ số về nồng độ axit). Những thực phẩm có độ pH thấp tức là có tính axit và có nhiều khả năng gây trào ngược.
Những thực phẩm có độ pH cao hơn là kiềm thì ngược lại,có thể giúp trung hòa axit dạ dày mạnh. Thực phẩm kiềm có thể là một cách khác khá hay trong vấn đề trào ngược dạ dày thực quản điều trị tại gia bao gồm:
- Chuối
- Dưa lưới
- Hoa lơ
- Tiêu, hồi hương
- Hạt
5.2.3. Thực phẩm nhiều nước
Ăn thực phẩm chứa nhiều nước có thể làm loãng nồng độ axit dạ dày. Chọn các loại thực phẩm như:
- Cần tây
- Dưa chuột
- Rau diếp
- Dưa hấu
- Súp
- Trà thảo dược
5.3. Trào ngược dạ dày thực quản điều trị tại nhà
Những người bị ợ nóng thường được dùng thuốc kháng axit, thuốc không kê đơn trung hòa axit dạ dày. Nhưng một số biện pháp bạn có thể thực hiện tại nhà với nguyên liệu đơn giản, cũng có thể giúp giảm các triệu chứng. Cân nhắc thử những điều sau đây
- Gừng
Gừng là gia vị dễ tìm, là một trong những chất hỗ trợ tiêu hóa tốt vì đặc tính dược liệu của nó. Đó là kiềm trong tự nhiên và có tính chống viêm, làm giảm kích ứng trong đường tiêu hóa. Hãy thử thưởng thức một ly trà gừng khi bạn ợ nóng.
- Giấm táo
Mặc dù không có đủ nghiên cứu để chứng minh rằng uống giấm táo có tác dụng đối với trào ngược axit, nhiều người cho rằng nó khá giúp ích.
Tuy nhiên, bạn không nên uống nó ở nồng độ nguyên chất vì nó là một axit mạnh có thể gây kích ứng thực quản. Thay vào đó, bạn hãy cho một lượng nhỏ khoảng 1 đến 2 thìa pha loãng với nước ấm và uống.
- Sữa
Sữa có giúp giảm chứng ợ nóng không? Nhiều người cho rằng sữa có thể làm giảm chứng ợ nóng. Nhưng bạn phải nhớ rằng sữa có nhiều loại khác nhau – sữa nguyên chất với đầy đủ lượng chất béo, 2% chất béo và sữa tách kem hoặc sữa nonfat tức là không có chất béo.
Chất béo trong sữa có thể làm nặng thêm trào ngược axit. Nhưng sữa nonfat có thể hoạt động như một bộ đệm tạm thời giữa niêm mạc dạ dày và axit dịch vị dạ dày, có thể giảm ngay lập tức các triệu chứng ợ nóng. Sữa chua ít béo cũng thể làm dịu cùng với nhiều lợi ích từ men vi sinh (vi khuẩn tốt giúp tăng cường tiêu hóa).
- Nước chanh
Nước chanh thường được coi là rất axit, nhưng một lượng nhỏ nước chanh pha với nước ấm và mật ong có tác dụng kiềm hóa trung hòa axit dạ dày. Ngoài ra, mật ong có chất chống oxy hóa tự nhiên, bảo vệ sức khỏe của các tế bào.
Nếu bạn bị ợ nóng hai hoặc nhiều lần một tuần và thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen ăn uống của bạn không giúp được gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Một bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa có thể chỉ định cho bạn làm các xét nghiệm để đo độ axit trong dạ dày của bạn và xem liệu trào ngược axit thường xuyên có đang làm tổn thương thực quản của bạn không.
GERD thường có thể điều trị được thông qua sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và thuốc men. Nhưng các triệu chứng trào ngược dai dẳng cần được đánh giá kỹ lưỡng bởi các bác sĩ chuyên khoa, người có thể tìm ra nguyên nhân cơ bản và đưa ra các lựa chọn điều trị có sẵn phù hợp với bệnh nhân.
5. Lời kết
Scurma Fizzy tin rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu thêm về các lựa chọn trong vấn đề trào ngược dạ dày thực quản điều trị như thế nào cho hiệu quả phù hợp với bản thân. Liên hệ ngay HOTLINE 1800 6091 để được tư vấn miễn phí về tình trạng trào ngược dạ dày thực quản của bạn với chuyên gia, dược sĩ Scurma Fizzy. Trân trọng !