Thuốc Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày, Tác Dụng Và Lưu Ý

Thuốc Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày, Tác Dụng Và Lưu Ý

Trào ngược dạ dày là một hội chứng tiêu hóa rất dễ mắc phải và gây nên sự phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Để cải thiện bệnh và phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra, rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đã ra đời, cả trong Tây Y, Đông Y hay những liệu pháp dân gian. Trong đó, thuốc Tây là giải pháp rất được ưa chuộng bởi khả năng tác dụng nhanh. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu những loại thuốc trào ngược dạ dày thường được dùng, và cả những thận trọng khi sử dụng thuốc.

1. Trào ngược dạ dày

1.1. Khái niệm

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng mà dịch vị dạ dày, thường là acid HCl, bị trào ngược lên ống tiêu hóa trên – thực quản và gây ra tổn thương niêm mạc thực quản cùng các triệu chứng liên quan khác.

1.2. Cơ chế trào ngược

Ở đây, trào ngược dạ dày thực quản được gây ra bởi hai yếu tố xảy ra đồng thời: sự dư thừa acid dịch vị và sự dãn cơ thắt thực quản dưới. Khi lượng acid trong túi dạ dày quá dư thừa, cơ thể sẽ phản ứng để điều chỉnh bằng cách làm giãn cơ thắt ngăn giữa thực quản và dạ dày. Kết quả là trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản. Các thuốc trào ngược dạ dày sẽ tác dụng vào hai cơ chế trên để từ đó điều trị được triệu chứng. Nhóm thuốc tác dụng lên acid có xu hướng được sử dụng phổ biến hơn, khi có những thuốc chỉ hoạt động trên bề mặt niêm mạc mà không hấp thu gây những tác dụng phụ khác ( ví dụ như nhóm antacid), trong khi nhóm thuốc tác dụng vào cơ thắt cần sự chỉ định của bác sĩ một cách cẩn trọng.

>>>> Đọc thêm: 6 Vấn Đề Hữu Ích Về Cơ Chế Gây Trào Ngược Mà Bạn Cần Biết

1.3. Triệu chứng nhận biết

Trào ngược dạ dày thực quản đặc trưng nhất bởi các biểu hiện ợ nóng – ợ hơi – ợ chua. Những tình trạng này đặc biệt tăng cao sau bữa ăn hay vào lúc đêm, thời điểm mà hoạt động tiết acid của dạ dày diễn ra mạnh nhất. Ngoài ra, cũng có thể có những biểu hiện khác như đau họng, nôn hay buồn nôn, đắng miệng,… Việc nhận biết được sớm các triệu chứng sẽ giúp bạn tìm ra thuốc điều trị trào ngược phù hợp, hoặc tìm đến bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất

1.4. Biến chứng của trào ngược dạ dày

Đừng chủ quan khi nghĩ rằng trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh thông thường mà không chịu sử dụng thuốc điều trị trào ngược một cách dứt điểm. Nó có thể trở thành tình trạng mạn tính gây phiền toái trong cuộc sống thường ngày hay nguy hiểm hơn là gây ra những biến chứng khôn lường. Những biểu hiện thông thường như đắng miệng, hôi miệng , khàn giọng do căn bệnh này gây ra cũng gây bất tiện không nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Một trong các biến chứng phổ biến nhất của trào ngược dạ dày là viêm thực quản có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra, tình trạng trào ngược mạn tính có thể khiến một lượng acid thâm nhập được vào đường thở, gây chít hẹp đường dẫn khí và nhiều khả năng dẫn tới hen. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Có Thể Gây Nhiều Biến Chứng Nguy Hiểm, Đừng Chủ Quan

 

2. Các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày phổ biến trên thị trường hiện nay

Như đã nhắc tới phía trên, cơ chế chính của các thuốc dùng trong trào ngược dạ dày thực quản chính là tác dụng lên acid dịch vị và cơ thắt thực quản dưới. Trong đó, nhóm thuốc tác dụng lên acid còn có thể chia ra thành các nhóm antacid (thuốc kháng acid), nhóm kháng Histamin H2, nhóm PPI (thuốc ức chế bơm proton),… Mỗi loại đều có cơ chế tác dụng khác nhau, đồng thời cần có một số lưu ý trong sử dụng thuốc.

2.1. Thuốc kháng acid

thuoc-trao-nguoc-da-day-3

Các thuốc kháng acid trên thị trường

Đây là nhóm thuốc khá lành tính do nó chỉ tác dụng trên bề mặt đường tiêu hóa bằng cách trung hòa acid và không hấp thụ vào trong cơ thể. Chính vì vậy, nhóm thuốc này thường không cần kê đơn và chiếm thị phần rất lớn trong các thuốc điều trị trào ngược dạ dày. Các thuốc kháng acid – hay còn gọi là thuốc antacid – về bản chất là các bazơ yếu có khả năng trung hòa acid như nhôm oxit, magie oxit,… Các thuốc này khi đi vào trong đường tiêu hóa, được tiếp xúc với acid HCl sẽ ngay lập tức xảy ra những phản ứng hóa học, tạo thành các muối vô cơ có thể đào thải ra ngoài. Đồng thời, nhiều loại thuốc được thiết kế để có thể tráng phủ niêm mạc, bảo vệ và làm dịu các tổn thương do acid ăn mòn. Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua các chế phẩm của nhóm thuốc này trên thị trường. Các biệt dược phổ biến gồm có: Phosphalugel, Alusi,…

Những lưu ý khi sử dụng antacid làm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Tác dụng phụ của nhóm thuốc này chủ yếu là tiêu chảy và táo bón. Điều này do các ion nhôm hay magie / các sản phẩm muối gây nên. Ngoài ra, việc sử dụng thời gian dài có thể có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như xốp xương.
  • Cần tránh sử dụng loại thuốc này với tần suất quá cao trong ngày hay uống kéo dài. Acid dịch vị đóng một vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn, việc lượng acid trong dạ dày quá thấp có thể gây tình trạng khó tiêu. Ngoài các tác dụng phụ do dùng kéo dài, antacid có thể là yếu tố khiến dạ dày càng tiết ra nhiều HCl.
  • Tránh sử dụng các thuốc có tác dụng phụ thuộc pH cùng với antacid do nhóm kháng acid này làm thay đổi pH dạ dày, ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc. Các nhóm thuốc tránh dùng đồng thời hoặc cần uống xa nhau: kháng sinh nhóm cyclin, thuốc kháng lao, thuốc an thần, thuốc kháng H2,…

2.2. Thuốc kháng histamin 2 (H2)

Khác với nhóm antacid, thuốc kháng histamin 2 là loại thuốc kê đơn không thể tự ý sử dụng. Cơ chế của nhóm thuốc này bắt nguồn từ tác dụng sinh lý của histamin loại 2 là gắn với thụ thể của chúng ở các tế bào viền, gây kích thích tiết acid. Như vậy, thuốc sẽ gắn vào thụ thể của H2, ngăn chặn H2 tiếp xúc với receptor để gây tác dụng sinh lý tiếp theo, ở đây là sự tiết acid. Nhóm này là thuốc điều trị trào ngược dạ dày có tác dụng giảm các cơn ợ nóng, ợ chua vào buổi tối do hoạt động tiết acid nền rất hiệu quả, nhưng lại không có khả năng khắc phục cơn nóng rát, viêm nhiễm ở thực quản do không có tác dụng bảo vệ niêm mạc. 

Chỉ định thời điểm dùng thuốc kháng H2 thường là trước bữa ăn 30 phút vì thuốc cần thời gian để hấp thu vào cơ thể và gây tác dụng lên tế bào viền. Tuy vậy, các chỉ định trước ăn bây giờ đã hạn chế vì nhóm thuốc này có tác dụng giảm acid bài tiết do ăn yếu, có thể sử dụng những loại khác có tác dụng mạnh hơn. Chỉ định chính của thuốc trào ngược dạ dày kháng H2 là vào buổi tối nhằm làm giảm tiết acid nền. Các chế phẩm thuốc hay được bác sĩ kê đơn bao gồm Cimetidine (Tagamet), Famotidine (Pepcid) và Nizatidine.

thuoc-trao-nguoc-da-day-4

Tuy nhiên loại thuốc này không chỉ đặc hiệu trên dạ dày mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác khi thụ thể của receptor H2 có ở nhiều nơi trên cơ thể. Hậu quả là nó gây ra những tác dụng không mong muốn nhiều, từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Thuốc ức chế H2 có thể mang tới một vài tác dụng phụ gồm có nhức đầu, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, đau họng, đầy hơi, chảy nước mũi và chóng mặt. Đặc biệt có ranitidine (Zantac) đã bị loại bỏ khỏi thị trường vào năm 2020 vì bị phát hiện có chứa tác nhân gây ung thư. Việc sử dụng loại thuốc này lâu dài cũng ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể, đặc biệt là các biểu hiện sinh dục, may mắn là những biểu hiện này có thể giảm khi ngừng dùng thuốc.

2.3. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Đây là nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày cũng tác động điều khiển sự sản xuất acid. Ở tế bào viền, acid được bài tiết thông qua một kênh vận chuyển được gọi là bơm proton. Các thuốc PPI sẽ đi vào trong cơ thể, và chặn hoàn toàn kênh đó, ngăn không cho ion H+ được vận chuyển ra ngoài. Kết quả là độ pH trong dạ dày được tăng lên.

Thuốc ức chế bơm proton hiện tại được sử dụng rất phổ biến với các bệnh liên quan đến việc tiết acid như các chứng loét dạ dày – tá tràng – thực quản không kể nguyên do, hội chứng Zollinger-Ellison. Chỉ định nổi bật của nhóm thuốc này là điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP kết hợp với kháng sinh. Bạn có thể tìm đọc các liệu pháp điều trị HP và tìm thấy rằng nó có mặt trong hầu hết chỉ định.

Thuốc PPI có tác dụng ngăn sản xuất axit sau ăn hiệu quả hơn so với thuốc kháng H2. Thuốc thường được bào chế dưới dạng base yếu và được bọc bằng bao có tính acid yếu để bảo vệ thuốc qua được môi trường dạ dày. Các loại thuốc PPI dùng tốt nhất vào trước bữa ăn khoảng một giờ, đồng thời tránh phối hợp với các thuốc làm tăng pH dạ dày khác như nhóm antacid. Các chế phẩm thuốc điều trị trào ngược dạ dày phổ biến trên thị trường là: 

  • Omeprazole (Prilosec, Zegerid)
  • Esomeprazole (Nexium)
  • Lansoprazole (Prevacid)
  • Pantoprazole (Protonix)

Lưu ý rằng nhóm thuốc này cũng là thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ. Các tác dụng phụ của thuốc PPI có nhiều biểu hiện, thậm chí có những biểu hiện rất nghiêm trọng (hiếm gặp). Thường gặp nhất là các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi,… nhưng cũng có những triệu chứng trên vị trí khác như phát ban, sốt, đau đầu.

>>>> Tham khảo thêm: Chữa Nhanh Trào Ngược Cùng 8 Bài Thuốc Dân Gian An Toàn

2.3.1. Thuốc trào ngược dạ dày Omeprazol

thuoc-trao-nguoc-da-day-5

Omeprazol là nhóm thuốc PPI có công dụng làm giảm lượng acid có trong dạ dày hạn chế các biểu hiện dư thừa acid trong trào ngược như ợ nóng, ợ chua, đau rát họng, đồng thời cũng làm giảm các hậu quả liên quan như hôi miệng, khàn giọng do acid dạ dày không thể tấn công lên các vị trí trên được nữa. Do vậy, nó là chỉ định đầu tay cho các bệnh liên quan đến tiết acid tại dạ dày, đặc biệt là hội chứng trào ngược dạ dày thực quản – mục tiêu muốn nói đến trong bài này.

Ngoài ra, thuốc giúp hỗ trợ hồi phục những thương tổn trên tế bào niêm mạc (cả dạ dày và thực quản), là một biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày hoặc ung thư thực quản gây nên bởi tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài.

Cách sử dụng:

  • Bắt đầu với liều 10mg/ngày để cơ thể làm quen với thuốc. Nếu có những phản ứng bất thường, hãy tìm lời khuyên từ bác sĩ chứ đừng lập tức bỏ thuốc. Sau đó dùng theo chỉ định. Nếu tình trạng trào ngược dạ dày rất nghiêm trọng, liều tối đa có thể sử dụng là 40mg/ngày.
  • Liều điều trị thường được bác sĩ kê: 10-20mg/ngày

Các triệu chứng không mong muốn có thể xuất hiện khi dùng thuốc:

  • Chóng mặt, đau đầu, có cảm giác buồn nôn
  • Táo bón hoặc tiêu chảy, khó tiêu,… (các triệu chứng tiêu hóa rất hay xảy ra)
  • Các tình trạng hô hấp: nghẹt mũi, đau rát họng.
  • Mẩn đỏ, phát ban da hoặc niêm mạc

2.4. Thuốc tác dụng lên cơ thắt

Những thuốc này sẽ tác động lên các cơ, không chỉ ở cơ thắt thực quản dưới, mà còn tác động lên nhu động ruột, cơ môn vị,… để làm giảm áp lực trong bao tử, hạn chế tình trạng trào ngược.

thuoc-trao-nguoc-da-day-6

2.4.1. Metoclopramide – Thuốc chống trào ngược dạ dày

Đây là nhóm thuốc không chỉ được sử dụng trong điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản mà còn rất được ưa chuộng trong các bệnh liên quan đến nhu động tiêu hóa khác. Cơ chế của thuốc trào ngược dạ dày này là làm tăng nhu động ruột, nhanh chóng đẩy thức ăn từ dạ dày xuống, cùng với đó là hạn chế sự giãn của cơ thắt trên, giúp hơi acid không thể thoát theo đường thực quản. Metoclopramide được dùng để cải thiện các triệu chứng của trào ngược như bộ ba ợ nóng – ợ chua – ợ hơi, nóng rát họng

Liều lượng và cách dùng:

  • Dùng 10 – 15 mg mỗi ngày, có thể chia làm 3-4 lần uống. Sử dụng trước ăn và trước lúc đi ngủ khoảng 30 phút. Liều trước giấc ngủ có tác dụng ngăn chặn việc trào ngược ban đêm do tư thế nằm và hoạt động tiết acid nền.
  • Chỉ được sử dụng thuốc tối đa trong vòng 12 tuần. Nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm hay chấm dứt, cần nghe tư vấn của bác sĩ. Việc sử dụng kéo dài sẽ gây các tác dụng không mong muốn rất nặng

Khi sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải một vài tác dụng phụ được liệt kê sau đây:

  • Trên thần kinh:  cảm giác buồn nôn khó chịu, có thể gặp ảo giác, cơn choáng.
  • Trên tim mạch: Tim đập nhanh.
  • Trên hô hấp: Khó thở

Các tác dụng này đều do cơ chế của thuốc trên các cơ khác nhau.

Chống chỉ định

  • Những người có tiền sử hay nguy cơ thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày. Vì việc thít cơ thực quản góp phần làm tăng áp lực thành dạ dày, là một yếu tố nguy cơ gây thủng dạ dày.
  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc. Đây là chống chỉ định ở hầu hết mọi thuốc bởi phản ứng của cơ thể mỗi người với cùng một loại thuốc là khác nhau. Nguy cơ lớn nhất là sốc phản vệ, nên hay tìm ngay đến người có chuyên môn khi có những biểu hiện bất thường.

>>>> Đọc ngay: Lúc Nào Là Thời Điểm Tốt Nhất Để Uống Thuốc Chữa Trào Ngược

2.4.2. Domperidon

Là một thuốc khác nằm trong nhóm tác dụng lên cơ thắt, Domperidon có dược tính là kháng Dopamin, một tiền chất dẫn truyền thần kinh, có vai trò điều khiển các hoạt động co cơ, ở đây là cơ vòng đoạn dưới thực quản. Từ đó thuốc giúp ngăn chặn con đường mà acid có thể tràn ngược lên, gây hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Sử dụng thuốc

  • Thuốc dùng điều trị trào ngược dạ dày: liều 10 – 20mg mỗi ngày, chia làm 3 lần uống. Trước bữa ăn 30 phút là thời gian để uống thuốc này.

Một số tác dụng không mong muốn trong giai đoạn dùng thuốc

  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Dị ứng, phát ban, nổi mề đay trên da hoặc niêm mạc .
  • Gây rối loạn kinh nguyệt tạm thời ở nữ giới (Ít gặp).
  • Các rối loạn trên thần kinh gây đau đầu, khô miệng, chán ăn.

Tương tự với các thuốc tác dụng lên cơ thắt khác, Domperidon cũng chống chỉ định trên trường hợp có nguy cơ xuất huyết, thủng thành dạ dày

2.5. Các thuốc khác

2.5.1. Axit Alginic

Về bản chất, Axit Alginic là một polysacarid có khả năng ngậm nước và tạo thành một chất đặc như keo, có khả năng bám, trám phủ thành trong ống tiêu hóa. Chính vì vậy, đây là một trong những loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản thông dụng trên thị trường bây giờ. Để tăng thêm khả năng trung hòa acid, loại thuốc này sẽ được dùng dưới dạng muối kết hợp với ion Natri hoặc Canxi tạo thành dạng gọi là alginate. Hiệu quả của nhóm thuốc này trong điều trị chứng trào ngược là khá rõ ràng, khi nó sẽ tạo thành một lớp bảo vệ ngăn không cho axit tiếp xúc với niêm mạc thực quản, từ đó giảm thiểu các thương tổn cùng lúc với trung hòa bớt acid như các antacid với các ion kiềm mạnh. Các thành phẩm nổi tiếng trên thị trường có thể kể đến Yumangel, Gastropulgite (kết hợp với antacid có trong thành phần) và hoàn toàn có thể sử dụng không cần chỉ định của bác sĩ – dạng thuốc điều trị trào ngược không kê đơn.

thuoc-trao-nguoc-da-day-7

Sử dụng:

  • Thường được bào chế dưới dạng hỗn dịch có thể uống trực tiếp hoặc bột pha hỗn dịch
  • Giống với antacid, thuốc thường được sử dụng sau ăn hoặc ngay khi có cơn trào ngược (thường biểu hiện bởi các cơn ợ nóng ợ chua, có thể kết hợp với nôn ra dịch vị)
  • Liều lượng sử dụng: 1-2 gói/ ngày. Không sử dụng liên tục quá 6 tuần

Triệu chứng không mong muốn – Tác dụng phụ

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
  • Rối loạn sinh lý: ở nữ có thể gây mất kinh
  • Các phản ứng dị ứng: nổi mề đay, mẩn đỏ trên da

Có khá nhiều lựa chọn trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản theo phương pháp Tây Y: từ những thuốc có thể dễ dàng tìm mua được như Phosphalugel cho đến các thuốc trào ngược dạ dày cần kê đơn. Như vậy, căn bệnh này hoàn toàn có thể được điều trị triệt để khi kết hợp giữa uống thuốc và chế độ sinh hoạt hợp lý. Đừng bao giờ bỏ qua một triệu chứng nhỏ, bởi nó có thể là khởi đầu cho những chứng bệnh khó chữa về sau.

Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến các triệu chứng liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa, cần tìm và tư vấn về thuốc trào ngược dạ dày hãy liên hệ trực tiếp đến HOTLINE 18006091. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Vũ Hồng Ngọc

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091