Trào Ngược Thực Quản Dạ Dày Và Những Cảnh Báo Xung Quanh
Trào ngược thực quản dạ dày là có tỉ lệ mắc rất cao ở người dân Việt Nam, nhất là trong độ tuổi từ 30 đến 50 do phải chịu nhiều stress về cuộc sống, bệnh thường diễn biến thầm lặng nên thường bị bỏ qua dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Sau đây hãy cùng Scurma Fizzy mang đến cho bạn đọc những thông tin bạn cần biết và hiểu rõ về chúng
1. Bệnh trào ngược thực quản dạ dày được hiểu như thế nào?
Bệnh trào ngược thực quản dạ dày, còn được viết tắt là GERD, là tình trạng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản thường xuyên hoặc mãn tính một cách bất thường gây ra triệu chứng ợ nóng và một vài các triệu chứng khác làm đau rát vùng ngực người bệnh. Bệnh nhân thường trải qua các triệu chứng ít nhất hai lần một tuần, hoặc nhiều hơn nhiều hơn.
2. Nguyên nhân
Có thể gọi cơ chế của trào ngược thực quản dạ dày là “thùng đầy – nắp yếu”. Ở đây, dạ dày được hiểu là một “cái thùng” chứa thức ăn còn nắp đậy là cơ thắt thực quản dưới (LES) cũng chính là bộ phận ngăn cách giữa dạ dày và thực quản. Trong quá trình tiêu hóa bình thường, LES mở ra để cho phép thức ăn vào dạ dày. Sau đó, nó đóng lại để ngăn thức ăn và dịch vị có tính axit trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản của bạn. khi LES yếu hoặc giãn đồng thời axit dạ dày dư thừa, trào ngược thực quản dạ dày xảy ra gây nên các tổn thương cho thực quản.
một số nguyên nhân dẫn đến cơ thắt thực quản dưới yếu và hoạt động kém
2.1. Tác dụng phụ của thuốc tây
Việc lạm dụng một số loại thuốc, bao gồm cả những loại thuốc trị say biển, bệnh tim hoặc huyết áp cao, bệnh Parkinson (một bệnh của hệ thần kinh), chảy máu kinh, holecytokinin, ibuprofen, aspirin, glucagon cũng là những nguyên nhân thường gặp gây trào ngược thực quản dạ dày.
2.2. Bị thoát vị gián đoạn
Thoát vị Hiatal là tình trạng một phần của dạ dày đẩy lên qua cơ hoành (bình thường cơ hoành ngăn cách khoang ngực, nơi chứa phổi và tim, từ khoang bụng, nơi chứa dạ dày, ruột, gan, túi mật, lá lách, và cơ quan sinh sản).
2.3. Thói quen sống và ăn uống
Thói quen sử dụng các chất kích thích trong đời sống như: thuốc lá, cafein, rượu,…
Ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều, thường xuyên sử dụng các thực phẩm và đồ uống dễ gây đầy hơi khó tiêu như trứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, uống rượu, cafe, nước uống có ga…
2.4. Các bệnh lý
Một số tổn thương và bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược thực quản dạ dày như tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm của thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc hẹp môn vị dạ dày thực quản, viêm loét phù nề dạ dày, ung thư dạ dày thực quản….
2.5. Thai kỳ
Áp lực từ em bé đang phát triển trong tử cung đẩy dạ dày lên trong ổ bụng.
2.6. Thừa cân hoặc béo phì
béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng từ đó tăng áp lực lên dạ dày.
2.7. Hút thuốc
Không chỉ hoạt động hút thuốc mà ngay cả thường xuyên hít phải khói thuốc cũng là nguyên nhân gây trào ngược thực quản dạ dày. Hút thuốc lá khiến cho khả năng tiết nước bọt bị suy giảm, từ đó kích thích dạ dày tiết lượng axit nhiều hơn
2.8. Stress
Áp lực, stress, căng thẳng chính là ba nguyên nhân hàng đầu làm tăng các triệu chứng trào ngược dạ dày. Cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone khi căng thẳng như một phản xạ. Đó chính là Cortisol. Cortisol lại là tác nhân kích thích tăng tiết pepsine và HCL trong dạ dày, gián tiếp gây nên trào ngược thực quản dạ dày khó kiểm soát.
3. Triệu chứng thường gặp
3.1. Ợ
Các triệu chứng hay được thấy nhất ở trào ngược thực quản dạ dày chính là ợ hơi, ợ nóng, chua. Mức độ của chúng có thể tăng lên khi ăn no, uống nhiều nước, cúi gập người về phía trước hay khi ngủ ,đầy bụng khó tiêu.
Ợ hơi: Có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, gặp phải sau khi ăn no hoặc dùng đồ uống có ga, rượu, bia… Tuy nhiên, nó đồng thời cũng có thể là các dấu hiệu trào ngược thực quản dạ dày mà bạn cần lưu tâm. Thông thường khí được tạo ra trong quá trình tiêu hóa sẽ ra khỏi cơ thể qua đường hậu môn. Khi cơ thắt thực quản dưới không còn đóng kín nữa thì khí và hơi sẽ từ dạ dày mà đẩy lên vùng khoang miệng gây ra ợ hơi. Vì thế, bạn cần phân biệt các nhóm thực phẩm nên ăn để hạn chế triệu chứng và cải thiện bệnh.
Ợ chua Triệu chứng này thường xảy ra đặc biệt nhiều nhất vào buổi sáng. Ợ nóng và ợ chua thường đi cùng nhau, do hơi từ dạ dày trào ngược lên miệng thường kèm theo một ít axit trong dạ dày gây ra cảm giác chua ở phần cuống họng.
Ợ nóng Trào ngược thực quản dạ dày xảy ra khiến axit hoặc dịch mật trong dịch dạ dày tiếp xúc với niêm mạc thực quản nơi chứa nhiều đầu mút của sợi thần kinh gây nên cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới lan hướng lên cổ.
>>> Xem thêm Ợ chua là gì? Và những điều liên quan đến ợ chua
3.2. Trào ngược thực quản dạ dày gây đau ngực
Bệnh trào ngược thực quản dạ dày thường khiến người bệnh có cảm giác đè ép, thắt ở vùng ngực, xuyên ra lưng và cánh tay, triệu chứng này thường hay bị nhầm lẫn với bệnh tim mạch hay phế quản. Điều này xảy ra do axit dạ dày trào ngược lên thực quản kích thích vào đầu mút thần kinh trên niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng sẽ đưa ra tín hiệu đau ngực.
Triệu chứng đau tức ngực thường xảy ra sau khi ăn khoảng 30 phút. Kèm theo đó là cơn nóng rát ở ngực và vị chua trong miệng, cơn đau tăng lên khi nằm hoặc cúi xuống.
3.3. Khó nuốt
Khó nuốt xuất hiện ở 1/3 số bệnh nhân trào ngược, triệu chứng trào ngược thực quản dạ dày xảy ra lâu ngày với tần suất cao sẽ gây tổn thương cho thực quản. Niêm mạc của thực quản bị sưng tấy, phù nề do tiếp xúc phải axit dạ dày, từ đó dẫn đến khó nuốt, gây cảm giác ứ nghẹn, vướng ở cổ họng.
Sau khi niêm mạc được chữa lành để lại sẹo, gây chít hẹp thực quản dẫn đến ăn ít, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, từ đó có thể trở thành yếu tố nguy cơ dẫn đến các vấn đề về y tế khác.
3.4. Đau họng, ho và khản họng
Trào ngược thực quản dạ dày khiến axit trào lên từ dạ dày lên thực quản tiếp xúc với dây thanh quản, gây viêm, sưng và phù nề từ đó gây nên tình trạng đau họng, ho và khản giọng. Tình trạng này thường dễ nhầm lẫn với bệnh đường hô hấp. Triệu chứng này nếu không điều trị sớm có thể gây khàn giọng, khó nói.
Ho không phải là triệu chứng điển hình của trào ngược thực quản dạ dày , tuy nhiên ho mãn tính xảy ra ở 25 – 40% bệnh nhân bị trào ngược. khác với bị bệnh hô hấp, khàn giọng, ho, đau họng, thường xuất hiện sau bữa ăn. Đặc biệt là khi những triệu chứng trên không đi kèm với triệu chứng hắt hơi, sổ mũi như bệnh cảm lạnh.
3.5. Nôn và buồn nôn
Ban đầu, bạn có thể cảm thấy khó chịu vùng dạ dày gồm các cảm giác khó chịu sau ăn, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu và đau bụng trên. Cảm giác đầy bụng, khó tiêu này sẽ khiến người bệnh buồn nôn, chán ăn và không có cảm giác đói.
Nếu không điều trị bệnh trào ngược thực quản dạ dày sớm và đúng cách sẽ dẫn đến bệnh tiến triển nặng hơn. Chất trào ngược thực quản không chỉ là khí hơi, axit dạ dày mà cả thức ăn cũng có thể tràn lên bất cứ lúc nào. Triệu chứng này khá phổ biến, thường xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ và khi hệ thần kinh phó giao cảm tác động mạnh hơn.
Lưu ý, nôn trớ ở trẻ em là hiện tượng trào ngược dạ dày sinh lý,nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ em và trẻ sơ sinh là do hệ thống tiêu hóa và dạ dày của trẻ còn yếu, gây nôn trớ.
3.6. Đắng miệng
Triệu chứng trào ngược thực quản dạ dày cũng có thể mang đến cảm giác đắng miệng khi trong dịch trào ngược có lẫn dịch mật. Dịch mật được tiết ra để tiêu hóa các chất béo. Một số bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật, dạ dày, van môn vị có các bất thường về cấu trúc và chức năng… khiến dịch mật trào ngược lên cuống họng làm cho bệnh nhân cảm thấy đắng trong miệng.
3.7. Tiết nhiều nước bọt
Do axit dạ dày trào ngược lên, cơ thể sẽ có phản xạ tự nhiên là tiết ra nước bọt nhiều hơn bình thường nhằm mục đích trung hòa axit trào ngược. Đây là triệu chứng phổ biến trong trào ngược thực quản dạ dày, nó khiến người bệnh cảm thấy khó chịu do nước bọt tiết ra quá nhiều đi kèm các triệu chứng ợ chua, nóng.
3.8. Các triệu chứng khác
Trào ngược thực quản dạ dày nếu không điều trị sớm và đúng cách theo thời gian có thể dẫn đến các biến chứng. Nếu xuất hiện các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm sau đây bạn đừng chủ quan
Khó nuốt hoặc nghẹn kéo dài: Điều này biểu hiện sự tổn thương nghiêm trọng ở thực quản.
Phân có máu hoặc màu đen: Điều này có thể có nguyên nhân do xuất huyết ở thực quản hoặc dạ dày.
Đau bụng dai dẳng: Do tình trạng chảy máu, loét ở dạ dày hoặc ruột gây ra những cơn đau kéo dài.
Giảm cân đột ngột và không kiểm soát: Trào ngược thực quản dạ dày khiến bệnh nhân hấp thu kém dinh dưỡng, làm cho cơ thể suy kiệt, mệt mỏi, chóng mặt.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng trào ngược thực quản dạ dày, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời và đúng cách nhằm tránh những biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
4. Trào ngược thực quản dạ dày có thực sự gây nguy hiểm?
Phần dưới của thực quản nếu tiếp xúc lâu dài với axit có thể gây ra:
Viêm thực quản, loét thực quản. Viêm thực quản gây ra các triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược thực quản dạ dày nhưng nặng hơn. Nó cũng có thể khiến bệnh nhân bị đau mỗi khi nuốt. Một số người bị chảy máu thường nhẹ nhưng có thể nặng hơn. Máu có thể bị nôn ra hoặc có thể đi qua đường tiêu hóa, dẫn đến phân có màu sẫm, đen. Chảy máu nhẹ trong thời gian dài có thể gây thiếu sắt.
Hẹp thực quản Niêm mạc thực quản sẽ bị phù nề, sưng tấy do tiếp xúc axit, gây nên hiện tượng hẹp thực quản.
Ung thư. Các tế bào bất thường trong thực quản có thể trở thành ung thư
Barrett thực quản. Tình trạng kích ứng kéo dài khiến các tế bào lót trong thực quản thay đổi, dẫn đến tình trạng Barrett thực quản. Các thay đổi có thể diễn biến từ từ mà không ra bất kì triệu chứng nào. Những tế bào bất thường này chính là các tế bào tiền ung thư và có thể tiến triển trở thành ung thư.
5. Nên làm gì khi bị trào ngược thực quản dạ dày?
5.1.Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bên cạnh việc điều trị theo đơn thuốc người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt để phần nào cải thiện tình trạng trào ngược thực quản dạ dày của mình. Một vài thói quen nên được thay đổi như sau:
- Chọn các thực phẩm phù hợp. Tránh thực phẩm có vấn đề
- Ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế vừa ăn vừa nói để tránh đầy bụng, khó tiêu
- Không nên ăn quá muộn, quá no hoặc để bụng quá đói
- Không vận cúi người, động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn
- Không tự đoán bệnh, lạm dụng thuốc hoặc tự ý mua thuốc điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ
- Thực hiện lối sống lành mạnh và luyện tập thói quen ngủ đúng cách.Tránh căng thẳng, mệt mỏi, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
5.2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Mặc dù nhu cầu dinh dưỡng của mọi người khác nhau và hệ tiêu hóa của mọi người phản ứng theo một cách khác nhau, nhưng có một số loại thực phẩm giúp tình trạng trào ngược thực quản dạ dày của bạn cải thiện. đầu tiên bạn hãy cố gắng loại bỏ thực phẩm có hại ra khỏi thực đơn của mình, ngoài ra:
Tăng lượng chất xơ.
Tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột bằng các loại thực phẩm chứa probiotic và các chất bổ sung probiotic .
Giảm tỷ lệ ngũ cốc, đồng thời tăng chất đạm trong thực đơn hàng ngày.
Dùng các chất bổ sung hữu ích và tự nhiên như men vi sinh , magiê và men tiêu hóa
Việc thay đổi thực đơn như vậy cũng làm giảm một số yếu tố nguy cơ như viêm nhiễm, béo phì và các biến chứng của các bệnh mãn tính nặng.
5.2.1. Thực phẩm và đồ uống nên dùng
Một số loại đồ uống và thực phẩm giúp kiểm soát axit dạ dày một cách tự nhiên và làm giảm các triệu chứng của trào ngược thực quản dạ dày.
Một số loại đồ uống nên dùng:
Sữa chua giúp duy trì sự cân bằng của vi khuẩn có lợi trong dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa và làm dịu đường tiêu hóa. Chọn các sản phẩm có chứa các chất nuôi cấy sống đã được lên men trong 24 giờ.
Nước dùng nấu từ xương bò (nấu lâu trên lửa nhỏ) giúp thu được các hợp chất thiết yếu như collagen, glutamine, proline và glycine.
Nấm trà rất giàu vi khuẩn có lợi và men vi sinh.
Giấm táo điều chỉnh nồng độ axit trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược. Trộn một thìa giấm táo thô với một cốc (khoảng 240 ml) nước và uống năm phút trước bữa ăn.
Nước dừa rất giàu kali và các chất điện giải khác giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Uống nước dừa trong ngày và một ly trước khi đi ngủ giúp ngăn ngừa các chất chứa trong dạ dày quay trở lại. Bạn thậm chí có thể làm sữa chua và thạch từ nước dừa, cung cấp men vi sinh lành mạnh mà người bị trào ngược rất cần.
Thực phẩm nên ăn:
Dầu dừa là một nguồn chất béo lành mạnh tuyệt vời và cũng có khả năng chống viêm. Cố gắng tiêu thụ một muỗng canh chất béo dầu dừa hàng ngày. Ví dụ, bạn có thể phết nó lên bánh mì ngũ cốc hoặc thêm nó vào các loại thực phẩm khác. Nó chứa axit lauric và các hợp chất tự nhiên khác giúp tiêu viêm, tăng cường miễn dịch và tiêu diệt nấm Candida spp.
Các loại rau lá xanh, bắp cải, măng tây, dưa leo, chuối, bí đỏ và các loại bí khác.
Cá ngừ và cá hồi đánh bắt tự nhiên .
Chất béo lành mạnh bao gồm chất béo dừa và bơ đã được làm sạch.
Mật ong, nghệ.
Các loại thảo mộc khác, chẳng hạn như lô hội, mùi tây, gừng và thì là, để làm dịu đường tiêu hóa.
>>> Xem thêm Chè Dây Chữa Trào Ngược Dạ Dày Được Không
5.2.2. Thực phẩm và đồ uống cần tránh
Như đã đề cập sơ qua ở trên, một số loại thực phẩm dễ gây ra các triệu chứng trào ngược thực quản dạ dày hơn những loại khác. Các loại thực phẩm không thích hợp trong trường hợp bệnh trào ngược là các thức ăn nhanh, pho mát chế biến, sôcôla, rượu và cafein.
Đồ uống cần tránh:
Rượu. Tốt hơn là nên tránh uống rượu trước khi đi ngủ và với các loại thực phẩm được biết là gây ra các triệu chứng trào ngược.
Caffeine. Cà phê, trà và nước tăng lực có thể gây kích ứng thực quản bị viêm và ảnh hưởng đến chức năng của cơ vòng.
Nước giải khát có ga. Điều này bao gồm nước ngọt, rượu, nước tăng lực, thậm chí cả nước khoáng và nước có ga và những thứ khác.
Sữa và các sản phẩm từ sữa. Không phải tất cả các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa chua và pho mát, đều gây ra phản ứng tiêu cực, nhưng đối với một số người, chúng không phù hợp. Các sản phẩm từ sữa có chứa canxi, đường và thường là chất béo, tất cả đều có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn.
Các thực phẩm cần tránh:
Đường và chất làm ngọt nhân tạo. Cả hai đều là nguyên nhân phổ biến của chứng viêm và có thể dẫn đến ăn quá nhanh, ăn quá nhiều và tăng cân.
Đồ chiên rán. Thức ăn béo có xu hướng lưu lại lâu trong dạ dày và khó tiêu hóa. Điều này có thể kích hoạt sản xuất quá mức axit dịch vị.
Thực phẩm chế biến sẵn có chứa một lượng lớn ngô, khoai tây, bột mì và đặc biệt là muối. chúng bao gồm khoai tây chiên, bánh quy, ngũ cốc ăn sáng, v.v.
Socola. Trong nhiều trường hợp, việc bỏ ca cao và socola khỏi chế độ ăn uống sẽ làm giảm bớt các triệu chứng. Bởi vì nhiều sản phẩm sô cô la có chứa chất béo đã qua chế biến, caffein và đường
Thực phẩm cay nóng. Các loại gia vị như ớt đắng, ớt, quế và hạt tiêu làm trầm trọng thêm cảm giác nóng rát liên quan đến trào ngược dạ dày ở một số người bị bệnh trào ngược.
6. Nên làm gì để phòng ngừa trào ngược thực quản dạ dày
Các cách phòng ngừa sau có thể giúp ích nhưng lưu ý chỉ mang tính tham khảo, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh.
6.1. Hãy giảm cân
Béo phì là nguyên nhân phổ biến gây trào ngược thực quản dạ dày . Vì vậy, hãy giảm cân đúng cách nếu bạn thừa cân và duy trì cân nặng ổn định nếu bạn đang có cân nặng lý tưởng. Nên giảm 3-5% trọng lượng cơ thể, cần giảm từ từ, không nên quá 1,6 kg/tuần.
6.2. Tránh những thực phẩm có thể gây trào ngược thực quản dạ dày
Để giảm khả năng bị trào ngược thực quản dạ dày bạn hãy tránh: thực phẩm nhiều mỡ, thực phẩm có gia vị mạnh, thực phẩm có tính axit (như cà chua, cam, quýt, thực vật lên men…), bạc hà, sô-cô-la, hành, cà phê, rượu hoặc đồ uống tương tự có chứa caffein, đồ uống có ga,…
Dùng chế thực phẩm không có gluten. Thử loại bỏ gluten trong chế độ ăn của bạn (gluten có trong ngũ cốc như lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì) bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt.
6.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý giúp giảm trào ngược thực quản dạ dày
- Không ăn quá nhiều – ăn ít lại một lúc để thức ăn có thể được tiêu hóa đúng cách. Bữa ăn phong phú và ăn quá no gây thêm áp lực lên cơ vòng, do đó có thể dẫn đến trào ngược dịch vị và thức ăn chưa tiêu hóa lên thực quản.
- Không ăn ba giờ trước khi đi ngủ – để dạ dày tiêu hóa bữa ăn cuối cùng và uống trà thảo mộc với mật ong để giảm kích thích đường tiêu hóa.
- Hãy nhai kỹ thức ăn của bạn – hầu hết mọi người không có xu hướng nhai một bữa ăn đúng cách – đừng quên rằng quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng. Thức ăn càng nhỏ trước khi bạn nuốt thì dạ dày càng dễ tiêu hóa.
- Mặc quần áo thoải mái sau bữa ăn – tránh mặc quần áo chật và thắt lưng, đặc biệt là trong bữa ăn. Những điều này có thể làm cho các triệu chứng và cơn đau tồi tệ hơn do gây áp lực lên dạ dày.
- Nằm nghiêng để đầu cao hơn. Cố gắng kê đầu giường cao hơn 10 đến 15 cm vì nằm hoàn toàn bằng phẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Sử dụng các khối nâng tựa đầu, bàn, v.v., không chỉ gối, để điều chỉnh giá đỡ của đầu cao hơn. Tốt hơn là chỉ chất đống gối dưới đầu vì gối sau có thể gây ra các vấn đề về cổ. Kê đầu cao hơn giúp giữ dịch vị trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản dạ dày.
- Tránh cúi xuống. Rướn người về phía trước để giảm đau không có khả năng giúp ích. Ngược lại, cúi người về phía trước có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng do ép dạ dày.
- Đối phó với căng thẳng. Căng thẳng làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trào ngược do tăng sản xuất dịch vị. Vì vậy, bạn nên đưa các kỹ thuật thư giãn vào lịch trình hàng ngày của mình. Cân nhắc tập yoga, thiền, liệu pháp nghệ thuật hoặc bất kỳ kỹ thuật nào khác có thể giúp bạn Kiểm soát căng thẳng hiệu quả .
- Xoa bóp điểm. Bằng cách tác động đến một số điểm phản xạ nằm bên dưới lồng ngực và có liên quan đến tiêu hóa, các triệu chứng có thể được giảm bớt. Đừng chỉ dựa vào thuốc. Như đã nói ở trên, thuốc kê đơn chỉ làm giảm triệu chứng tạm thời. Chỉ thay đổi thực đơn và lối sống mới mang lại hiệu quả lâu dài. Nếu bạn thấy cần thiết phải dùng thuốc để giảm đau, hãy uống thuốc để có kết quả tốt nhất trước khi đi ngủ.
- Tập thể dục. Nên tập thể dục vừa phải. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể thao và chạy bộ có thể gây kích thích đường tiêu hóa và khiến dạ dày bị trào ngược trở lại. Thực hiện các môn thể thao vào nửa đầu của ngày.
- Hút thuốc . Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ nó càng sớm càng tốt. Hút thuốc lá có thể làm giãn cơ vòng, từ đó tạo điều kiện cho các chất trong dạ dày trở lại. Hít phải khói thuốc lá cũng có tác hại tương tự với hút thuốc vậy.
6.4. Xem xét lại những thuốc bạn đang dùng
Nhiều thuốc làm tăng nguy cơ bị trào ngược thực quản dạ dày. Chúng bao gồm: thuốc chống viêm không steroid (nonsteroidal anti-inflammatory drugs – NSAIDS), một số thuốc điều trị hen (bao gồm thuốc chủ vận Beta như albuterol), thuốc chẹn kênh canxi (thường dùng để điều trị tăng huyết áp), các bisphosphonate (được dùng để tăng mật độ xương), thuốc kháng cholinergic (được dùng để điều trị các bệnh như dị ứng theo mùa và tăng nhãn áp), thuốc an thần, thuốc giảm đau, kali, viên sắt và một số loại kháng sinh.
Nếu bạn đang dùng những loại thuốc kể trên, nên gặp bác sĩ để được chuyển sang dùng những thuốc khác có tác dụng tương tự nhưng không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không được tự ý ngừng thuốc đã kê đơn khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các cách kể trên chỉ giúp bạn phòng tránh các triệu chứng trào ngược thực quản dạ dày một cách tương đối, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình hình sức khỏe và thể trạng của bạn.
>>> Xem thêm Thuốc Đông Y Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Để Điều Trị
Trên đây Scurma Fizzy mang đến cho bạn đọc những thông tin về “Trào ngược thực quản dạ dày và những cảnh báo xung quanh” để giúp độc giả hiểu thêm về trào ngược thực quản dạ dày. Mong rằng bài viết có những thông tin về trào ngược thực quản dạ dày hữu ích với bạn.
Hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí về những vấn đề mà bạn gặp phải .