Trị Đau Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả – 6 Bài Thuốc Dân Gian
Đau dạ dày là một tình trạng bệnh lý thường gặp của các bệnh về dạ dày như: viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm hang vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày, … . Đau dạ dày dễ điều trị nhưng cũng rất dễ tái phát trở lại. Liệu có bài thuốc nào có thể điều trị đau dạ dày lâu dài, không lo tái phát trở lại? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích để quý khán giả có thể giải đáp câu hỏi trên. Mời các bạn cùng đón đọc.
1.Nguyên nhân và triệu chứng của đau dạ dày
1.1. Nguyên nhân của đau dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày, có thể kể đến như:
1.1.1. Vi khuẩn H.pylori
Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày cả ở trẻ em và người lớn. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào dạ dày sẽ sinh sống trong lớp chất nhầy của dạ dày. Chúng tiết ra men urease, phân hủy ure thành amoniac để trung hòa với acid trong dạ dày nên có thể tránh khỏi sự tiêu diệt của acid dạ dày. Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn tiết ra men catalase, lipase và các loại độc tố khác để làm tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu ngày sẽ tạo thành các ổ viêm loét, dẫn đến tình trạng đau dạ dày.
1.1.2. Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDS)
Đau dạ dày có thể là tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDS). Loại thuốc này được sử dụng rất nhiều để điều trị các bệnh viêm khớp dạng thấp, đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, … .
Tuy nhiên, khi được hấp thu vào trong cơ thể, các hoạt chất trong thuốc sẽ ức chế lên một số enzym để làm giảm hiện tượng viêm, trong đó có enzym COX1 – enzym tiết ra PGE2 bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó, nếu sử dụng thuốc NSAIDS kéo dài mà không phối hợp cùng các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày, gây đau dạ dày.
Bao bì hướng dẫn sử dụng của thuốc thường sẽ liệt kê những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Mọi người cũng có thể hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các tác dụng không mong muốn của thuốc để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
1.1.3. Thường xuyên bị stress
Quá mệt mỏi, căng thẳng, stress gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở hệ tiêu hóa, làm rối loạn chức năng tiêu hóa của dạ dày và ruột non. Thần kinh căng thẳng sẽ làm giảm sự co bóp của dạ dày và làm tăng tiết dịch dạ dày, gây dư thừa acid, dẫn đến đau dạ dày.
Không phải tất cả các trường hợp đau dạ dày đều do stress gây ra, nhưng stress có thể khiến bệnh đau dạ dày trở nên tồi tệ hơn, nếu tình trạng này diễn ra quá thường xuyên và liên tục thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
1.1.4. Ăn uống không khoa học và lành mạnh
Thói quen ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng và sức khỏe của dạ dày.
Những thói quen không tốt, có thể gây đau dạ dày là:
– Ăn quá nhanh, nhai không kỹ
– Ăn quá no
– Thường xuyên vận động mạnh ngay sau khi ăn
– Ăn nhiều thực phẩm không tốt cho dạ dày: Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, quá chua, quá cay
– Uống nhiều bia, rượu, nước giải khát có gas, …
1.2. Triệu chứng của đau dạ dày
Đặc điểm của các cơn đau dạ dày là:
– Cơn đau thường âm ỉ, có thể đau quặn
– Thường xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn xong, đặc biệt là khi ăn quá no
– Có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác: nôn, buồn nôn, chán ăn, ợ hơi, ợ chua, chảy máu tiêu hóa,…
Đau dạ dày nếu không được điều trị tận gốc sẽ thường xuyên tái phát, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra bệnh còn có thể tiến triển thành các biến chứng nặng nề, nguy hiểm như: thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày, …
2. Ưu – nhược điểm của các phương pháp trị đau dạ dày
2.1. Trị đau dạ dày bằng thuốc Tây
2.1.1. Ưu điểm
– Giúp làm các giảm cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng
– Thuốc chữa dạ dày có thể dễ tìm mua tại nhà thuốc
– Liều dùng rõ ràng, thường được ghi trên bao bì hướng dẫn sử dụng
2.1.2. Nhược điểm
– Chỉ làm giảm các triệu chứng của đau dạ dày nhưng không trị tận gốc nguyên nhân gây đau dạ dày nên dễ bị tái phát trở lại.
– Thường có nhiều tác dụng không mong muốn như: nôn, buồn nôn, suy gan, suy thận, … ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh, nhất là khi sử dụng thuốc Tây để trị đau dạ dày trong thời gian dài.
– Sử dụng không đúng, đủ liều lượng dễ gây nhờn thuốc, không đạt hiệu quả điều trị mong muốn.
>>> Xem thêm: Uống Thuốc Đau Dạ Dày Có Tác Dụng Phụ Gì Và Biện Pháp Khắc Phục
2.2. Trị đau dạ dày bằng thuốc Đông y
2.2.1. Ưu điểm
– Nguyên liệu của các bài thuốc Đông y đều đến từ các loại thảo dược tự nhiên, an toàn đối với sức khỏe người bệnh.
– Tác dụng không mong muốn ít hơn thuốc Tây, không gây suy gan, suy thận,…
– Trải qua bề dày lịch sử hàng nghìn năm, thuốc Đông y đã được chứng minh là có tác dụng trị đau dạ dày tận gốc nên có thể điều trị dứt điểm, không gây tái phát trở lại.
2.2.2. Nhược điểm
– Thuốc Đông y thường cho tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây nên phải sử dụng trong một khoảng thời gian dài, không thích hợp cho các cơn đau dạ dày cấp.
– Độc tính: Các loại thảo dược được sử dụng trong Đông y thường có rất nhiều hoạt chất, việc kết hợp nhiều loại thảo dược hoang dã để trị đau dạ dày khi chưa được nghiên cứu kỹ càng có thể gây độc cho người bệnh. Do đó đòi hỏi người thầy thuốc phải có tay nghề cao.
– Thuốc Đông y thường có vị đắng và khó uống nên nhiều người còn e ngại sử dụng, đặc biệt là trẻ em.
– Nhiều bài thuốc phải đun sắc lỉnh kỉnh và tốn nhiều thời gian.
2.3. Trị đau dạ dày bằng các bài thuốc dân gian
2.3.1. Ưu điểm
– Nguyên liệu của các bài thuốc dân gian đều là những nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, dễ mua, dễ tìm.
– Rất lành tính và an toàn cho sức khỏe người bệnh, có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài mà không cần lo lắng về tác dụng phụ như thuốc Tây.
– Tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với phương pháp trị đau dạ dày bằng thuốc Tây y và thuốc Đông y
– Mùi vị hầu hết đều rất quen thuộc với mọi người nên dễ uống hơn.
2.3.2. Nhược điểm
– Để thấy được hiệu quả điều trị đau dạ dày rõ rệt, người bệnh cần phải kiên trì sử dụng các bài thuốc dân gian trong khoảng thời gian dài.
– Đối với trường hợp bệnh nặng, phương pháp trị đau dạ dày bằng các bài thuốc dân gian không giúp cải thiện nhiều, người bệnh cần tìm đến các phương pháp khác để việc điều trị đạt hiệu quả hơn.
3. Trị đau dạ dày tại nhà bằng các bài thuốc dân gian
3.1. Trị đau dạ dày nhờ uống nước gừng tươi
Gừng là một loại thực phẩm quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt Nam. Hàng ngày, các chúng ta thường sử dụng gừng như một loại gia vị để làm tăng thêm hương vị của các món ăn mà không biết rằng gừng còn là một vị thuốc quý, chữa được rất nhiều bệnh về tiêu hóa, hô hấp: đau dạ dày, ho, viêm họng, …
Theo Đông y, gừng là vị thuốc có tính ấm, vị cay và nồng. Trong củ gừng có chứa các thành phần Oleoresin, Zingiberol, Tecpen nên có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất cao, góp phần tiêu diệt những vi khuẩn gây hại trong dạ dày, từ đó có tác dụng trị đau dạ dày rất tốt. Ngoài ra, gừng còn làm giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn, … gây ra bởi các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa.
Có rất nhiều cách chế biến gừng để trị đau dạ dày, cách phổ biến và dễ thực hiện nhất đó là uống nước gừng tươi.
Cách làm nước gừng tươi:
– Lấy một củ gừng tươi đem đi gọt vỏ, rửa sạch và thái thành lát mỏng
– Để gừng vào ly, sau đó đổ nước ấm vào và nhâm nhi từng ngụm nhỏ cho đến khi hết.
Nước gừng tươi giúp kích thích hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng của dạ dày nên có thể được sử dụng như một loại thức uống hàng ngày, giúp cho việc trị đau dạ dày đạt hiệu quả tốt hơn. Duy trì thói quen uống nước gừng tươi vào mỗi sáng không chỉ mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe người bị đau dạ dày mà còn làm tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh khác cho cơ thể.
>>> Xem thêm: Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà
3.2. Trị đau dạ dày bằng trà gừng mật ong
Ngoài những công dụng trị đau dạ dày tuyệt vời mà gừng mang lại. Mật ong cũng được xem là thần dược chữa trị bệnh, đặc biệt là điều trị đau dạ dày.
– Trong mật ong có chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó mật ong còn giúp làm lành các ổ viêm loét, từ đó làm giảm tình trạng đau dạ dày
– Hoạt tính kháng khuẩn của mật ong có hiệu quả ngăn sự phát triển của các vi khuẩn có hại bên trong dạ dày và đường ruột.
– Không chỉ vậy, với việc tác động lên lớp niêm mạc dạ dày mật ong sẽ giúp giảm nồng độ axit, giúp cho việc điều trị đau dạ dày đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời đây cũng là một trong những yếu tố giúp cải thiện các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, …
– Ngoài ra trong mật ong có nhiều chất dinh dưỡng có thể cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể: đường, các loại vitamin B và vitamin C, …
Cách làm trà gừng mật ong trị đau dạ dày:
Bước 1: Rửa sạch 1 củ gừng, sau đó gọt vỏ và thái thành lát mỏng
Bước 2: Đun gừng với khoảng 200ml nước. Khi sôi thì vớt gừng ra, chỉ lấy nước để dùng
Bước 3: Thêm 1 – 2 thìa mật ong vào cốc nước gừng vừa đun và khuấy đều. Để trà nguội một lúc rồi uống từ từ từng ngụm nhỏ. Uống trà gừng mật ong khi còn ấm sẽ khiến dạ dày trở nên dễ chịu hơn, giảm thiểu tình trạng đau dạ dày.
3.3. Trị đau dạ dày bằng tinh chất nghệ vàng và mật ong
Nghệ vàng là cây thuộc họ gừng được trồng nhiều trong vườn của nhiều gia đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Từ xa xưa, nghệ đã được biến đến là một vị thuốc có thể trị được rất nhiều bệnh, đặc biệt là trị đau dạ dày rất hiệu quả.
Ngày nay với công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra thành phần Curcumin có trong nghệ. Đây là một hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa rất tốt.
Kết hợp tinh chất nghệ vàng với mật ong sẽ làm tăng tác dụng trị đau dạ dày, cụ thể là:
– Giúp giảm tiết acid dịch vị và trung hòa acid trong dạ dày.
– Hàm lượng cao tinh chất Curcumin trong nghệ giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây hại trong dạ dày.
– Nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Cách làm tinh chất nghệ mật ong trị đau dạ dày:
– Pha 2 thìa cafe tinh chất nghệ với 1 thìa mật ong nguyên chất vào 200ml nước ấm.
– Hòa tan hỗn hợp rồi uống.
Thời điểm uống tinh bột nghệ và mật ong để trị đau dạ dày đạt hiệu nhất là trước mỗi bữa ăn từ 15 – 20 phút, ngày uống 3 lần trước mỗi bữa ăn sáng, trưa, tối. Không nên uống dồn quá nhiều trong một lần vì cả hai thành phần: tinh chất nghệ và mật ong đều có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, sẽ gây hại cho dạ dày.
3.4. Dùng nước lá tía tô để trị đau dạ dày
Tía tô là một loại thảo dược có vị cay và tính ấm, có tác dụng chống viêm, trị phong hàn. Trong dân gian, người ta thường dùng tía tô để trị bệnh cảm cúm, trị ho, trị đau dạ dày, …
Trong tía tô có chứa hàm lượng cao quercetin, axit rosmarinic, … . Đây là những hoạt chất có tính kháng khuẩn mạnh, giúp sát trùng, kháng viêm, ngăn chặn sự hoạt động của vi khuẩn gây hại ở niêm mạc các cơ quan tiêu hóa.
Ngoài ra, vitamin C và nhiều loại hoạt chất khác cũng được tìm thấy trong tía tô, làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Cách làm nước tía tô để trị đau dạ dày rất đơn giản, gồm các bước sau:
– Chuẩn bị lá tía tô (khoảng 1 nắm), mang đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối để sát trùng trong khoảng 15 – 20 phút sau đó vớt ra, để ráo nước.
– Cho lá tía tô đun cùng với khoảng 500ml nước, đun với lửa nhỏ trong vòng 10 phút thì tắt bếp
– Bỏ phần lá tía tô đi, chỉ thu lấy nước để dùng. Nước lá tía tô thu được có thể chia làm nhiều lần để uống trong ngày và nên uống khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt hơn.
Ngoài cách ăn sống hoặc hãm lấy nước uống, lá tía tô còn có thể kết hợp với các loại thảo dược khác như gừng hoặc nấu với cháo để làm tăng hiệu quả trị đau dạ dày.
3.5. Bài thuốc trị đau dạ dày từ nha đam và đường phèn
Nha đam là một loại thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc chữa lành vết thương, giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể.
Ngoài ra, nha đam còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Bên cạnh đó, nha đam còn cung cấp một lượng chất xơ, vitamin, chất khoáng dồi dào. Bởi thế mà việc dùng nha đam đem lại nhiều tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn chặn được các biểu hiện ợ nóng, ợ chua, trào ngược, mang lại hiệu quả tích cực khi trị đau dạ dày.
Nước nấu từ nha đam và đường phèn cũng được coi là giải pháp cải thiện các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây nên. Nước nha đam và đường phèn vừa giúp giải độc cơ thể vừa giúp kiểm soát triệu chứng bệnh đau dạ dày.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị 2 lá nha đam to, gọt vỏ và sơ chế sạch sẽ bằng muối.
– Cho 2 lít nước lọc, 200g đường phèn vào nồi rồi đun sôi.
– Khi nước sôi cho nha đam vào rồi tắt bếp, đổ ra ly để nguội rồi uống
– Chỉ nên uống mỗi ngày tối đa 2 ly, vì nha đam gây nhuận tràng dẫn đến tiêu chảy.
3.6. Trị đau dạ dày bằng trà quế mật ong
Quế là một loại thảo dược chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như: Cinnamaldehyd, C. camphora, Eugenol, … . Các thành phần này có tác dụng chống viêm, làm giảm nguy cơ bị viêm loét dạ dày, tá tràng rất tốt.
Ngoài ra, quế còn giúp trung hòa acid dịch vị, do đó làm giảm các triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu, … do đau dạ dày gây nên.
Để giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày, bệnh nhân có thể thử ăn một mẩu quế nhỏ. Bột quế nguyên chất cũng rất tốt khi bạn thêm vào món ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể pha trà quế với mật ong để uống. Thường xuyên uống trà quế 1 -2 lần mỗi ngày có thể đem lại nhiều lợi ích cho dạ dày và đường tiêu hóa.
Cách pha trà quế mật ong trị đau dạ dày
– Chuẩn bị 3 – 4 khúc quế tươi hoặc quế khô đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn
– Cho quế vào ấm đun sôi với lượng nước vừa đủ để thu được nước có chứa tinh dầu quế.
– Khi nước chuyển sang màu nâu đỏ, tắt bếp và lọc bỏ quế đi, chỉ lấy nước để pha trà.
– Cho nước quế và 25ml mật ong vào ly khuấy đều và uống. Nên uống khi trà quế còn ấm sẽ cho tác dụng tốt hơn.
Nước trà quế ấm ngoài hỗ trợ các bệnh dạ dày, còn giúp tinh thần trở nên bớt căng thẳng và giảm âu lo. Do đó, loại trà này đặc biệt hữu ích đối với những bệnh nhân bị đau dạ dày do căng thẳng, stress.
Những điều cần lưu ý dùng trà quế mật ong để trị đau dạ dày:
– Không nên dùng khi đói bụng vì sẽ gây khó chịu do cả quế và mật ong đều có hoạt tính kháng khuẩn.
– Không nên dùng quá nhiều mật ong vì sẽ gây nóng, ảnh hưởng tiêu hóa.
4. Nguyên tắc khi điều trị đau dạ dày
4.1. Điều chỉnh lại cách ăn uống, sinh hoạt hàng ngày
– Ăn đủ bữa: Dù không cảm thấy đói thì việc ăn đủ 3 bữa/ ngày là vô cùng quan trọng đối với dạ dày. Thức ăn sẽ lấp đầy các khoảng trống trong dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động bởi nồng độ acid cao trong dạ dày, từ đó tránh được những tổn thương không đáng có cho dạ dày và giảm bớt được các cơn đau dạ dày khó chịu.
– Không ăn uống quá nhanh, nên nhai kỹ trước khi nuốt để việc tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn.
– Không ăn quá no, có thể chia nhỏ ra làm nhiều bữa trong ngày, tránh gây áp lực cho dạ dày, giúp cho việc điều trị đau dạ dày.
– Không vận động hoặc làm việc ngay sau khi ăn, nên để cơ thể nghỉ ngơi khoảng 30 phút để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
4.2. Tránh ăn những thực phẩm không tốt cho dạ dày
Người bị đau dạ dày cần tránh ăn những thực phẩm sau:
– Thực phẩm chứa nhiều chất béo và dầu mỡ: đây là những loại thực phẩm rất khó tiêu, nó đòi hỏi một lượng lớn enzym và acid dịch vị dạ dày để tiêu hóa hết. Thức ăn chưa được tiêu hóa, ở lại lâu trong dạ dày gây áp lực lớn lên dạ dày, tăng nguy cơ bị đau dạ dày trở lại. Ngoài ra, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ còn ảnh hưởng không tốt đến hệ tuần hoàn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
– Thực phẩm có vị cay thường chứa một hợp chất là Capsaicin. Chất này ngoài gây ra chứng nóng rát bụng và đầy hơi còn làm sưng tấy niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau dạ dày.
– Bia rượu và đồ uống có gas là một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đồ uống có gas sẽ kích thích tăng tiết acid dịch vị, làm viêm loét bề mặt niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, khí CO2 trong những loại đồ uống này cũng tích tụ trong dạ dày, gây cảm giác đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn.
>>> Xem thêm: Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả Tại Nhà
4.3. Tránh để cơ thể mệt mỏi, căng thẳng
Tâm lý thoải mái, dễ chịu giúp cho hệ thần kinh hoạt động tốt hơn, điều hòa hoạt động tiết acid dịch vị, từ đó làm giảm tình trạng dư acid dạ dày – nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.
4.4. Chăm chỉ luyện tập để nâng cao sức khỏe
Ngoài điều trị bằng thuốc, ăn uống khoa học hơn, bạn cũng nên thay đổi những thói quen không tốt cho dạ dày và chăm chỉ luyện tập thể dục hoặc một vài bài tập Yoga với cường độ nhẹ nhàng để điều trị đau dạ dày tốt hơn:
Một số bài tập Yoga có tác dụng trị đau dạ dày:
– Tư thế con thuyền: Tư thế con thuyền tác động nhiều lên vùng bụng, cơ thắt lưng, hỗ trợ ngăn chặn và giảm thiểu các cơn đau dạ dày nhanh chóng.
Cách thực hiện
Bước 1: Nằm ngửa trên sàn hoặc thảm tập, hai tay duỗi thẳng, lòng bàn tay úp, hai chân duỗi thẳng, hai gót chân chạm nhau, thở bình thường.
Bước 2: Hít thở chậm và sâu qua mũi, luôn giữ nhịp thở bình thường. Duỗi hai chân và căng hết mức rồi từ từ nâng hai chân lên cao 30 độ so với thảm tập.
Bước 3: Vươn hai tay ra phía trước, song song với sàn nhà, hai lòng bàn tay úp vào nhau. Giữ cho ngực cao và bụng hóp. Duy trì tư thế trong khoảng 30 giây t.
– Tư thế con châu chấu: là một trong những bài tập trị đau dạ dày hiệu quả và dễ thực hiện nhất, thực hiện thường xuyên và đúng kỹ thuật tư thế con châu chấu sẽ giúp làm giảm các vấn đề liên quan đến dạ dày và tiêu hóa.
Cách thực hiện
Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế nằm úp trên thảm tập, hai tay duỗi thẳng, đặt sát người và thả lỏng cơ thể.
Bước 2: Nâng đầu lên một cách nhẹ nhàng và tì cằm trên sàn nhà, giữ chặt bàn tay và cánh tay, sau đó ngẩng mặt lên và nhìn về phía trước.
Bước 3: Giữ chặt hai chân và nâng lên càng cao càng nhanh càng tốt, giữ nguyên tư thế này trong 5 – 6 giây và thở ra từ từ.
Bước 4: Hạ hai chân xuống, nghiêng đầu, đặt má xuống sàn nhà. Để cơ thể thư giãn trong khoảng 5 – 10 giây và bắt đầu thực hiện lại động tác trong vài lần.
Bước 5: Hạ chân và tay xuống để thoát thế.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh đau dạ dày, cách điều trị đau dạ dày từ các bài thuốc dân gian và những nguyên tắc khi trị đau dạ dày. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào còn thắc mắc liên quan đến đau dạ dày, hãy liên hệ đến HOTLINE 18006091 để được đội ngũ Bác sĩ và Dược sĩ của Scurma Fizzy tư vấn thêm. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!