Vi Khuẩn HP Ở Dạ Dày Gây Bệnh Như Thế Nào

Vi Khuẩn HP Ở Dạ Dày Gây Bệnh Như Thế Nào

Vi khuẩn HP là tác nhân gây ra các bệnh lý dạ dày ở người. Chúng sống và phát triển được trong dạ dày với khả năng phá hủy, làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày – tá tràng ở những người bị bệnh. Vi khuẩn HP ở dạ dày gây bệnh với cơ chế như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới bài bài viết này.

1. Vi khuẩn HP ở dạ dày – Tác nhân gây viêm loét dạ dày thầm lặng

Vi khuẩn Hp với tên đầy đủ Helicobacter pylori (H. pylori) là loại vi khuẩn hình xoắn ốc tìm thấy trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này luôn sống thầm lặng và có nguy cơ lây nhiễm cao. Chúng chủ yếu lây qua đường ăn uống, nước bọt, phân, dịch tiêu hóa,.. giữa những người bệnh và những người khỏe mạnh. Hiện nay, theo nhiều nghiên cứu cho thấy: – Ước tính tỷ lệ người bị nhiễm vi khuẩn HP chiếm 50% dân số thế giới. Trong số đó có 10-15% người nhiễm vi khuẩn HP sẽ bị các bệnh về dạ dày và 1% người bệnh có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày. – Cứ 100 người mắc bệnh loét tá tràng thì có đến 70-80 người nguyên nhân xuất phát từ vi khuẩn HP, với người bệnh viêm loét dạ dày thì chiếm 90% do vi khuẩn HP và khoảng 90% các ca ung thư dạ dày có liên quan vi khuẩn HP ở dạ dày. Tuy nhiên, việc nhiễm vi khuẩn HP có chuyển sang giai đoạn ung thư dạ dày hay không còn phù thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, sức khỏe mỗi người, chế độ ăn uống sinh hoạt và độc tính của vi khuẩn trong cơ thể người bệnh. Vi khuẩn HP ở dạ dày được Tổ chức Ung thư Quốc tế xem như thủ phạm số một gây ra ung thư dạ dày và khuyến cáo nên điều trị vi khuẩn HP sớm nhất để hạn chế tối đa nguy cơ nguy hiểm này.

Vi khuẩn HP ở dạ dày gây bệnh như thế nào?

Vi khuẩn HP ở dạ dày gây bệnh như thế nào?

>>>Xem thêm: Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày- tá tràng là gì ?

2. Cơ chế gây viêm loét dạ dày ở người như thế nào?

Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn rất di động, nhờ sự hoạt động của các tiêm mao và cấu trúc hình xoắn của vi khuẩn giúp dễ dàng xâm nhập qua lớp nhầy và xâm lấn niêm mạc dạ dày để sinh sống và phát triển. Chúng gắn chọn lọc một vị trí đặc hiệu của chất nhầy và 1 vị trí glycerolipids của màng niêm mạc để sản sinh một lượng lớn của enzyme urease. Với các hoạt chất trong enzym giúp vi khuẩn phân giải urê thành amoniac. Amoniac có phản ứng kiềm làm tăng tạm thời pH tại chỗ tạo môi trường kiềm để chống lại acid dịch vị giúp vi khuẩn HP ở dạ dày sống sót được.

Vi khuẩn HP ở dạ dày gây bệnh như thế nào?

Vi khuẩn HP ở dạ dày gây bệnh như thế nào?

>>>Xem thêm: Hp Trong Dạ Dày, Cách Phòng Tránh Và Các Phác Đồ Điều Trị

                         Viem Da Day Hp Gây Ảnh Hưởng Xấu Nghiêm Trọng Tới Sức Khỏe

Ngoài ra, chất này còn kết hợp với các chất độc tế bào cytokine làm giảm chất nhầy bảo vệ thành dạ dày khiến acid dịch vị tác động trực tiếp lên thành dạ dày, niêm mạc dạ dày gây nên tình trạng tổn thương, gây viêm, loét dạ dày cho người bệnh. Sau khi đi qua lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn làm tăng giải phóng ra các yếu tố trung gian gây viêm (interleukin-IL, gốc tự do) làm phù nề, sưng niêm mạc tạo môi trường để HCL và pepsin ăn mòn, gây ra các vết trợt, loét trên niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày tá tràng ở người bệnh. Nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu, triệu chứng của các bệnh lý về dạ dày thì hãy liên hệ ngay Hotline 1800.6091 (miễn phí cước gọi) hoặc để lại ngay SĐT dưới phần bình luận để được các chuyên gia tiêu hóa đầu ngành tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091