Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Ợ Hơi

Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Ợ Hơi

Trào ngược dạ dày ợ hơi là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp ngày nay, bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên hiện nay bệnh chưa được quan tâm đúng mức, do các triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với viêm loét dạ dày, viêm thanh quản,… dẫn đến chẩn đoán sai, điều trị không hợp lý khiến tình trạng bệnh dai dẳng, kéo dài. Mặc dù trào ngược dạ dày ợ hơi thực tế hiếm khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh sẽ gây nên cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Việc theo dõi các triệu chứng để kịp thời phát hiện bệnh có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị, nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Vậy triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày ợ hơi là gì?

1. Bệnh trào ngược dạ dày ợ hơi

1.1 Bệnh trào ngược dạ dày ợ hơi

Bệnh trào ngược dạ dày ợ hơi, hay còn được gọi là trào ngược axit, GERD là bệnh biểu hiện bởi tình trạng chất lỏng từ trong dạ dày di chuyển lên thực quản, đặc trưng bởi triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… Dịch trào ngược thường chứa acid dịch vị và pepsin – enzym quan trọng trong quá trình tiêu hóa protein. Acid dịch vị có thể gây viêm và tổn thương lớp niêm mạc thực quản, mặc dù tình trạng này không phổ biến trên lâm sàng. 

trao-nguoc-da-day-o-hoi-1

Bệnh trào ngược dạ dày ợ hơi

Trào ngược dạ dày ợ hơi, GERD là bệnh mãn tính, có thể kéo dài nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mặc dù đã điều trị khỏi, nhưng bệnh vẫn có thể tái phát nếu chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, tạo điều kiện cho bệnh tiến triển và hình thành các tổn thương. Thực tế, trào ngược có thể xảy ra ở bất cứ ai, cả những người khỏe mạnh, đôi khi cũng sẽ gặp các triệu chứng này khi ăn quá no trước khi đi ngủ hoặc nằm ngay sau khi ăn. Tuy nhiên, ở các bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày ợ hơi, các triệu chứng của bệnh xuất hiện với tần suất cao hơn (trên hai lần trong một tuần), dịch trào ngược chứa nhiều acid dịch vị hơn, gây tổn thương niêm mạc thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày ợ hơi thường hay gặp ở độ tuổi trung niên, tuy nhiên ngày nay đối tượng mắc bệnh đã mở rộng, bất cứ ai cũng đều có nguy cơ. Trong thời kỳ đang mang thai, nồng độ hormon tăng cao có thể gây giảm áp lực ở cơ thắt thực quản dưới, và áp lực của thai nhi trong ổ bụng là nguyên nhân khiến người mẹ dễ bị trào ngược dạ dày.

Theo Giáo sư, bác sĩ Đào Văn Long, trưởng khoa tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai “Bệnh trào ngược dạ dày ợ hơi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ai cũng có thể mắc bệnh, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh và người béo phì tỷ lệ mắc cao hơn”.

Trào ngược dạ dày ợ hơi kéo dài có thể dẫn đến các tình trạng:

  • Barrett thực quản: Khoảng 10% bệnh nhân trào ngược dạ dày ợ hơi có thể gặp biến chứng barrett thực quản. Barrett thực quản có thể nhận biết bằng mắt thường khi tiến hành nội soi. Bệnh nhân cũng cần được giám sát sức khỏe định kỳ để theo dõi các tổn thương, và được chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.
  • Ho và hen suyễn: Các dây thần kinh ở thực quản dưới có thể bị kích thích bởi acid trào ngược gây nên tình trạng ho. Đồng thời có mối liên quan giữa trào ngược và bệnh hen suyễn, trào ngược dạ dày có thể làm tình trạng hen suyễn trầm trọng hơn.
  • Viêm họng và viêm thanh quản: Nếu acid dịch vị di chuyển lên phần cơ thắt thực quản trên, sẽ dẫn đến tình trạng viêm và gây đau họng, khàn giọng. 

>>> Xem thêm ngay: Hội Chứng Dạ Dày Thường Gặp Hiện Nay Và Cách Phòng Ngừa

1.2 Vai trò cơ vòng thực quản dưới 

Hoạt động của cơ vòng thực quản dưới là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng trào ngược. Cơ vòng thực quản dưới nằm ở vị trí dưới cùng của thực quản nối với dạ dày. Khi hoạt động bình thường, cơ vòng thực quản dưới sẽ mở khi ăn hoặc nuốt nước bọt. Quá trình này chỉ diễn ra trong vài giây, khi thức ăn và nước bọt xuống dạ dày, cơ vòng sẽ lập tức đóng lại. 

Ở các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, vì một nguyên nhân nào đó dẫn đến hoạt động của cơ vòng thực quản dưới không hợp lý, cơ vòng không đóng lại sau khi thức ăn đã xuống dạ dày sẽ gây nên hiện tượng trào ngược.

2. Triệu chứng trào ngược dạ dày ợ hơi

2.1 Đầy hơi và ợ hơi

Ợ hơi là cách mà có thể tống khí thừa ra khỏi đường tiêu  hóa. Hiện tượng này có thể xảy ra ở tất cả mọi người, có thể là một dấu hiệu sinh lý thông thường tuy nhiên khiến người gặp phải tình trạng này cảm thấy xấu hổ, không tự tin trong giao tiếp. Khi nói quá nhanh, nói chuyện trong khi ăn, hút thuốc lá, uống nhiều nước ngọt có ga, lượng không khí bị tích tụ trong dạ dày nhiều có xu hướng thoát lên trên ra ngoài, gây nên tình trạng ợ hơi. Tuy nhiên ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn.

trao-nguoc-da-day-o-hoi-2

Đầy hơi và ợ hơi

Ợ hơi thường đi kèm theo đó là triệu chứng đầy hơi do không khí bị tích tụ trong đường tiêu hóa gây ra.

2.2 Ợ chua

Ợ chua là cảm giác ngực bị nóng rát, kèm theo vị đắng xuất hiện trong miệng và vòm họng. Ợ chua thường xuất hiện sau khi ăn no hoặc nằm ngay sau khi ăn. 

Ợ chua thường xuyên cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày ợ hơi.

2.3 Buồn nôn

Ở một số bệnh nhân trào ngược dạ dày, không xuất hiện triệu chứng ợ hơi, tuy nhiên người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh có thể mặc quần áo thoải mái, nâng cao đầu khi đi ngủ,…

trao-nguoc-da-day-o-hoi-3

Buồn nôn

2.4 Đau ngực

Bệnh nhân trào ngược dạ dày ợ hơi cũng xuất hiện triệu chứng đau ngực, tuy nhiên có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó cần theo dõi cẩn thận các triệu chứng gặp phải.

2.5 Khó nuốt

Khi bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, acid dịch vị có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản dẫn đến cảm giác khó nuốt.

Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp thêm triệu chứng như đau họng, nấc cụt,… Trong trường hợp gặp phải bất kỳ các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân cần không được chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh đang gặp phải. Nếu các triệu chứng này lặp lại thường xuyên thì bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và khám bệnh.

3. Chẩn đoán trào ngược dạ dày ợ hơi

3.1 Nội soi đường tiêu hóa trên

Nội soi đường tiêu hóa trên là một phương pháp để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản bằng cách kiểm tra các tổn thương trên niêm mạc thực quản và dạ dày.

Nội soi đường tiêu hóa trên

Nội soi đường tiêu hóa trên

Ở hầu hết các bệnh nhân trào ngược dạ dày ợ hơi, thực quản của bệnh nhân khi nội soi không có sự khác biệt nên thường khó để chẩn đoán bệnh. Việc nội soi tiêu hóa chỉ có ý nghĩa trong trường hợp niêm mạc thực quản bị viêm, hoặc khi thực quản gặp các biến chứng như loét, hẹp thực quản, barrett thực quản, khi đó nội soi tiêu hóa sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày.

3.2 Sinh thiết

Sinh thiết tế bào thực quản thu được qua nội soi tiêu hóa cũng là phương pháp giúp chẩn đoán trào ngược dạ dày, ngoài ra chúng còn giúp khẳng định ung thư dạ dày, thực quản hay theo dõi tiến triển của bệnh barrett thực quản,…

>>> Tìm hiểu thêm: Ung thư dạ dày triệu chứng, mách bạn tip nhận biết ung thư dạ dày

3.3 Chụp X-quang 

Trước khi sử dụng nội soi tiêu hóa thì chụp X-quang là phương pháp phổ biến dùng để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nhân được cho uống bari, sau đó tiến hành chụp X-quang. Tuy nhiên độ nhạy của phương pháp trong chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày ợ hơi không cao. Chụp X-quang chỉ có ý nghĩa trong việc đánh giá các biến chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

3.4 Kiểm tra cổ họng và thanh quản

Trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản, acid dịch vị có thể gây tổn thương lên cổ họng và thanh quản, dẫn đến các triệu chứng như ho, đau họng, khàn giọng, mất tiếng,… Mặc dù đó không phải là các dấu hiệu điển hình, nguyên nhân có thể do nhiều bệnh lý khác gây ra. Tuy  nhiên, bệnh nhân khi gặp phải các triệu chứng này cũng không loại trừ khả năng đang mắc trào ngược dạ dày thực quản.

3.5 Kiểm tra pH thực quản 

Phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản là dựa vào đo pH thực quản trong 24 giờ. Một ống thông được đưa qua mũi, tới thực quản, một đầu chứa cảm biến với acid. Mỗi đợt trào ngược, cảm biến này sẽ ghi lại giá trị pH thực quản trong 24 giờ. Qua đó làm căn cứ để chẩn đoán bệnh nhân có đang mắc trào ngược dạ dày thực quản hay không.

3.6 Kiểm tra nhu động của thực quản

Kiểm tra nhu động thực quản bằng cách đưa một ống thông qua mũi xuống thực quản với một đầu cảm biến để phát hiện các bất thường trong hoạt động của các cơ ở thực quản. Cơ vòng thực quản dưới là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng trào ngược. Ở các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, vì một nguyên nhân nào đó dẫn đến hoạt động của cơ vòng thực quản dưới không hợp lý, cơ vòng không đóng lại sau khi thức ăn đã xuống dạ dày sẽ gây nên hiện tượng trào ngược.

4. Các biện pháp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày ợ hơi

Ngoài việc sử dụng các thuốc để điều trị trào ngược dạ dày ợ hơi, bệnh nhân cũng cần kết hợp thêm các biện pháp chăm sóc tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị.

Thay đổi chế độ ăn uống:

  • Ăn và uống bình tĩnh, chậm rãi: Ăn quá nhanh là nguyên nhân khiến bạn nuốt nhiều không khí vào trong dạ dày, do đó cần ăn uống chậm rãi, nhai kỹ thức ăn. 
  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ và trái cây vào trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên nên tránh xa các loại hoa quả có vị chua như cam, chanh,… vì có thể khiến tình trạng trào ngược trầm trọng hơn.
  • Loại bỏ một số loại thực phẩm khỏi khẩu phần ăn: Đồ uống có ga, rượu, bia, đồ uống kích thích,… có thể gây trào ngược. Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu chất béo do chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn bị ứ trệ lại trong dạ dày, lên men và sinh hơi.
Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống

Một số loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày ợ hơi mà bệnh nhân có thể tham khảo để bổ sung vào khẩu phần ăn:

  • Bánh mì: Giúp giảm lượng acid dịch vị dư thừa trong dạ dày, và hạn chế các tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra. Khi sử dụng bánh mì, cần lưu ý kết hợp tránh các loại thực phẩm, gia vị có vị cay, chua vì có thể gây kích ứng dạ dày và làm cho tình trạng trào ngược trầm trọng hơn.
  • Bột yến mạch: Vì bột yến mạch giàu chất xơ và hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Ngoài tác dụng làm đẹp, bột yến mạch cũng rất tốt cho các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản vì có khả năng trung hòa acid dịch vị, ngăn ngừa tình trạng trào ngược và hỗ trợ phục hồi các tổn thương.
  • Sữa chua: Trong sữa chua chứa nhiều probiotic và các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa. Bổ sung sữa chua hàng ngày sau mỗi bữa ăn có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Chất béo tốt cho sức khỏe: Không phải loại chất béo nào cũng gây hại cho sức khỏe. Với bệnh nhân trào ngược dạ dày cần bổ sung các loại chất béo không bão hòa, omega 6, omega 9,… đây là các loại chất béo tốt cho sức khỏe có thể dễ dàng tìm thấy trong quả bơ, hạt lanh,… Để bổ sung chất béo không bão hòa, cũng có thể lựa chọn một phương pháp là thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật trong quá trình chế biến thức ăn.
  • Các loại rau xanh như rau chân vịt, súp lơ xanh,… chứa hàm lượng chất xơ và vitamin cao, đồng thời có tác dụng hạn chế tiết acid dịch vị trong dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Các loại trái cây như chuối chín, đu đủ chín, táo, lê,… là các loại trái cây tốt cho sức khỏe, nhất là dạ dày, giúp giảm acid dịch vị trong dạ dày, kích thích tiêu hóa, hạn chế táo bón,… Bổ sung trái cây sau mỗi bữa ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý chuối xanh, đu đủ xanh lại không tốt cho các bệnh dạ dày và có thể khiến tình trạng bệnh trở lên trầm trọng hơn.
  • Nghệ, mật ong: Kết hợp nghệ và mật ong cũng có tác dụng rất tốt đối với các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Nghệ chứa curcumin rất tốt cho dạ dày, mật ong chứa các chất có tính kháng khuẩn cao, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, đồng thời giúp nhanh hồi phục các tổn thương trên niêm mạc dạ dày và thực quản.
Nghệ, mật ong

Nghệ, mật ong

Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều độ:

  • Tập thói quen đi bộ, hoặc vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn để kích thích tiêu hóa tốt hơn. Trước khi đi ngủ không nên ăn, nhất là các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ. Cần ngủ đủ giấc, có thời gian nghỉ ngơi phù hợp để giữ tâm trạng luôn thoải mái.
  • Bỏ thói quen nhai kẹo cao su do có thể nuốt phải lượng không khí lớn. Tránh xa thuốc lá, vì thuốc lá có hại cho sức khỏe, đồng thời cũng có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.

>>> Xem thêm ngay: Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Bằng Đông Y Hiệu Quả Ra Sao

5. Scurma Fizzy hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày ợ hơi

Curcumin từ lâu đã được chứng minh tác dụng tốt đối với các bệnh lý trên đường tiêu hóa, trong đó có các bệnh dạ dày. Hiện tại, trên thị trường Curcumin thường được bào chế dưới dạng viên nén và viên nang. Scurma Fizzy là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ hướng đích, kết hợp acid folic và curcumin chiết xuất từ củ nghệ vàng, đồng thời sử dụng dạng bào chế viên sủi giúp thuốc được giải phóng nhanh, tăng sinh khả dụng hơn 70 lần so với việc sử dụng các dạng bào chế thông thường của nano curcumin. Scurma Fizzy đã được chứng minh tác dụng tốt trên các bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa trong đó có trào ngược dạ dày ợ hơi, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương của bệnh gây ra trên niêm mạc dạ dày và thực quản.

Sản phẩm thích hợp cho mọi lứa tuổi, an toàn cho cả phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường, suy thận,…

trao-nguoc-da-day-o-hoi-7

Sản phẩm Scurma Fizzy

Để tìm hiểu thêm về tác dụng của Scurma Fizzy, bệnh nhân có thể tham khảo ngay tại đây.

Kết luận

Bài viết trên đã tổng hợp lại các triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và các biện pháp chăm sóc tại nhà để giúp cải thiện các triệu chứng do trào ngược dạ dày ợ hơi gây ra. Phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị. Trong nhiều trường hợp, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý cũng có thể giúp loại bỏ các dấu hiệu của bệnh. 

Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng bệnh dạ dày và phương pháp điều trị ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia Scurma Fizzy để hạn chế các biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tái phát bệnh.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091