Ung Thư Dạ Dày Triệu Chứng, Mách Bạn Một Số Tip Nhận Biết

Ung Thư Dạ Dày Triệu Chứng, Mách Bạn Một Số Tip Nhận Biết

Có khoảng 800000 người mỗi năm chết, ung thư dạ dày hiện đang là top những căn bệnh ung thư gây nguy hiểm tính mạng nhất. Vì ung thư dạ dày triệu chứng thường khó phát hiện, biểu hiện không rõ ràng.  Việc kiểm soát cũng như điều trị ung thư dạ dày tỷ lệ thành công cao chủ yếu dựa vào thời điểm phát hiện bệnh. Khi ung thư còn ở giai đoạn đầu, việc điều trị, kiểm soát di căn sẽ hiệu quả hơn. Hiểu được những nỗi băn khoăn, khó khăn trong việc phát hiện sớm dấu hiệu ung thư dạ dày, Scurma Fizzy sẽ mách bạn một số tip nhận biết hiệu quả.

Ung thư dạ dày triệu chứng- Mách bạn cách nhận biết.

Ung thư dạ dày triệu chứng- Mách bạn cách nhận biết.

1. Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm bậc nhất đối với tính mạng người bệnh.

Cụm từ “ ung thư” đã trở thành nỗi lo sợ của rất nhiều người khi nghe đến tên. Những căn bệnh liên quan đến ung thư không chỉ gây hại, ăn mòn sức khỏe người bệnh mà còn ăn mòn sức khỏe tinh thần, ý chí của người bệnh.

1.1. Một số bằng chứng về việc tăng sinh ung thư dạ dày ở người dân hiện nay.

Hiện nay những vấn đề về dạ dày trở nên phổ biến ở đa số người dân với những biểu hiện phong phú và chiều hướng tùy cơ địa của từng bệnh nhân. Những bệnh lý phổ biến hơn ở dạ dày thường được biết đến là viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… Tuy nhiên một bệnh lý nguy hiểm bậc nhất trong các bệnh lý về dạ dày và có thể là biến chứng của các bệnh lý dạ dày khác là ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày triệu chứng rất khó nhận biết, phân biệt với những bệnh lý đường tiêu hóa khác vì có đến 70% sự trùng lặp về biểu hiện.

Năm 2018, ước tính có đến 1.033.700 ca mắc mới ung thư dạ dày trên thế giới và có đến 782.600 trường hợp tử vong. Theo Globocan 2018, ở Việt Nam, ung thư dạ dày đứng thứ 3 sau ung thư gan và ung thư phổi với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 11,38/100.000 dân ở cả hai giới tính.

Số liệu thống kê ung thư dạ dày năm 2020 tại Việt Nam

Số liệu thống kê một số bệnh ung thư thường gặp năm 2020 tại Việt Nam

Ung thư dạ dày triệu chứng di căn xảy ra ở khoảng 80% bệnh nhân. Đối với giai đoạn ung thư dạ dày sớm, tỷ lệ sống sót trên sáu tháng cao, lên tới trên 65%. Tuy nhiên ở những người chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn muộn, tỷ lệ này giảm xuống thấp, ước tính dưới 15%. Số liệu này như gióng lên hồi cảnh tỉnh về mức độ nguy hiểm đáng báo động của ung thư dạ dày.

Đặc biệt căn bệnh này không phân biệt tuổi tác và hiện nay đang dấu hiệu trẻ hóa.

1.2. Ung thư dạ dày triệu chứng qua cách phân chia giai đoạn phát triển.

Ung thư dạ dày có thể phát triển qua 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn là sự biệt hóa khác nhau của tế bào biểu mô ung thư cũng như xâm lấn đến những cấu trúc khác của dạ dày. 

Ung thư dạ dày triệu chứng hình thành như thế nào

Ung thư dạ dày triệu chứng hình thành như thế nào

 

Dưới đây là phân chia giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày theo AJCC( Hiệp hội Ung thư Mỹ) 2017 phiên bản lần thứ 8 dựa trên những đặc điểm u nguyên phát( T), hạch lympho vùng( N), di căn xa( M).

>>>XEM THÊM: TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ DẠ DÀY

Trieu Chung Ung Thu Da Day Thông Thường Dễ Nhận Biết

1.2.1. Ung thư dạ dày triệu chứng biểu hiện qua phân loại theo AJCC.

1.2.1.1. Căn cứ về u nguyên phát.

Ở biểu hiện về u nguyên phát sẽ có những phân loại theo thứ tự phát triển, được đánh số và giải thích.

Tx( không đánh giá được u nguyên phát).

T0( không có ghi nhận những bằng chứng y học của u nguyên phát), Tis( ung thư biểu mô tại chỗ, u nội biểu mô không có xâm nhập mô đệm).

T1( u phát triển trong ranh giới lớp niêm mạc với hai dạng là T1a– u phát triển ở lớp niêm mạc hoặc cơ niêm, T1b– u đã phát triển đến vùng lớp dưới niêm mạc).

T2( tế bào u ung thư đã xâm lấn lớp cơ trong cấu trúc dạ dày).

T3( u gây tổn thương đến lớp mô dưới thanh mạc tuy nhiên chưa xâm lấn thanh mạc và ở các cấu trúc lân cận). 

T4( tế bào u ung thư đã phát triển đến lớp thanh mạc và các cấu trúc lân cận với hai đặc điểm rõ rệt là T4a– u phát triển đến lớp thanh mạc, T4b– ung thư xâm lấn đến những cấu trúc khu vực lân cận).

Một biểu hiện tiếp mà Hiệp hội Ung thư Mỹ xây dựng để phân loại giai đoạn phát triển ung thư dạ dày là biểu hiện di căn vùng hạch lympho.

1.2.1.2. Căn cứ về di căn vùng hạch lympho.

Được biết hạch lympho đóng vai trò quan trọng trong việc miễn dịch cơ thể, đây là nơi lưu trữ những tế bào bạch huyết và là nơi bắt giữ những phân tử kháng nguyên ngoại lai, không phải của cơ thể. 

Nx( không đánh giá được những biểu hiện di cư đến những hạch vùng). 

N0( không phát hiện có biểu hiện về di căn hạch vùng).

N1( ung thư đã phát triển gây di căn từ một đến hai hạch vùng).

N2( số hạch vùng bị ung thư di căn xâm nhập tăng lên, biểu hiện từ ba đến sau hạch vùng).

N3 ung thư tiến triển mạnh, di căn ghi nhận trên hơn bảy hạch vùng chia là hai giai đoạn N3a– di căn từ 7 đến 15 hạch vùng, N3b– số hạch vùng mà ung thư dạ dày di căn đến trên hơn 16 hạch vùng).

1.2.1.3. Căn cứ về biểu hiện di căn xa.

Một cơ sở cuối cùng để phân chia giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày, ung thư dạ dày triệu chứng di căn xa tức di căn đến những cơ quan khác của cơ thể.

M0( không ghi nhận có biểu hiện di căn xa),

M1( xác định có di căn xa).

Hiệp hội Ung thư Mỹ đã phân chia giai đoạn phát triển ung thư dạ dày, biểu hiện như sau:

Giai đoạn 0TisN0M0.

Giai đoạn I, IA( T1N0M0) và IIA( T1N1M0 hoặc T2N0M0).

Giai đoạn II được chia nhỏ thành hai biểu hiện nhỏ là IIA và IIB. IIA( T1N2M0 hoặc T2N1M0 hoặc T3N0M0). IIB( T1N3a M0 hoặc T2 N2 M0 hoặc T3 N1 M0 hoặc T4a N0 M0).

Giai đoạn III, biểu hiện ung thư dạ dày phức tạp được phân chia thành IIIA, IIIB và IIIC. IIIA( T2 N3a M0 hoặc T3 N2 M0 hoặc T4a N1 M0 hoặc T4a N2 M0 hoặc T4b N0 M0). IIIB( T1 N3b M0 hoặc T2 N3b M0 hoặc T3 N3a M0 hoặc T4a N3a M0 hoặc T4b N1 M0 hoặc T4b N2 M0). IIIC( T3 N3b M0 hoặc T4a N3b M0 hoặc T4b N3a M0 hoặc T4b N3b M0).

Giai đoạn IV, những biểu hiện trở nên khó nắm bắt, T bất kỳ, N bất kỳ, M1.

Để làm rõ hơn về cách phân loại này, lấy ví dụ về giai đoạn 0 biểu hiện đặc trưng sẽ là ung thư biểu mô tại chỗ, u nội biểu mô không có xâm nhập mô đệm, không có biểu hiện di căn đến các hạch lympho cũng như di căn xa. 

Cách để sắp xếp phân loại giai đoạn này là tương ứng với kí hiệu nào sẽ là biểu hiện ứng với kí hiệu ấy. 

Ngoài ra ung thư dạ dày triệu chứng còn có thể phân loại dựa trên mức độ biểu hiện của bệnh, được thể hiện qua hai giai đoạn sau.

1.2.2. Phân loại theo mức độ biểu hiện ung thư dạ dày triệu chứng.

Hình ảnh vết loét ung thư dạ dày đã được cắt bỏ

Hình ảnh vết loét ung thư dạ dày đã được cắt bỏ

Ung thư dạ dày sớm (Early Gastric Cancer – EGC), năm 1962, hiệp hội ung thư dạ dày đã đưa ra những trường hợp thể hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm bao gồm ung thư dạ dày mới xâm lấn nông thuộc giai đoạn I.

Còn ở bệnh nhân ung thư dạ dày tiến triển (Advanced stage Gastric Cancer) sẽ bao gồm giai đoạn T3- T4b, N2- 3, M0- M1.

Đây là những triệu chứng biểu hiện người bệnh không cảm nhận được mà phải thông qua xét nghiệm để phân loại. Nhờ việc phân loại giai đoạn các bác sĩ có thể dễ dàng tiếp cận và đưa ra những giải pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng thường xuyên đi khám sức khỏe, do đó việc phát hiện cũng như phân loại triệu chứng bệnh lý sẽ đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh.

2. Ung thư dạ dày triệu chứng- Bật mí cho bạn những triệu chứng không ngờ.

Ung thư dạ dày triệu chứng tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của tế bào ung thư mà có những triệu chứng khác nhau cũng như mức độ biểu hiện của triệu chứng đó.

cảnh báo đáng lưu ý

Ung thư dạ dày triệu chứng cảnh báo đáng lưu ý

Trên lâm sàng, những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường rất nghèo nàn về biểu hiện, những biểu hiện thường không rõ ràng, đặc hiệu. Đây cũng là lý do mà đa số những bệnh nhân phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm đề là vô tình khi đi khám. Những biểu hiện dễ gặp phải đơn thuần chỉ là đau bụng, khó tiêu, ậm ạch, khó chịu, đau vùng thượng vị, mệt mỏi, chán ăn. Đây là giai đoạn, sự xâm lấn phát triển của tế bào ung thư diễn ra trong ranh giới lớp niêm mạc dạ dày, vì thế biểu hiện tương đồng với biểu hiện của bệnh lý viêm loét dạ dày. Tuy nhiên một biểu hiện chiếm trên 80% bệnh nhân gặp phải đó là sụt cân và nếu tình trạng sụt cân trên 10% so với trọng lượng cơ thể. Đây sẽ là một biểu hiện cho thấy diễn biến xấu của ung thư dạ dày.

Đến giai đoạn muộn hơn, những biểu hiện ung thư đã rõ ràng, sụt cân liên tục không rõ nguyên nhân, tần suất xảy ra những tình trạng đau vùng thượng vị, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó tiêu,… dày hơn trước. Và đặc biệt có hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa hoặc sờ thấy khối u.

2.1. Đau vùng thượng vị- Đặc trưng của nhóm bệnh lý dạ dày.

Đau vùng thượng vị không phải là một biểu hiện đặc trưng của riêng ung thư dạ dày nhưng gần 100% bệnh nhân ung thư dạ dày gặp phải biểu hiện này.

Những cơn đau từ đau thắt từng cơn với số lượng ít sẽ dần trầm trọng hơn, mức độ đau, số lượng cơn đau sẽ tăng nhanh theo tốc độ phát triển của ung thư.

2.2. Sụt cân- Ung thư dạ dày triệu chứng.

Tình trạng sụt cân ở những người mắc ung thư dạ dày là do sự mất cân bằng về chức năng của dạ dày. Khi bị tổn thương, chức năng của dạ dày bị giảm, việc tiêu hóa, chuyển hóa cũng như hấp thụ dinh dưỡng sẽ bị giảm gây nên tình trạng thiếu năng lượng sụt cân.

Ngoài ra một lý do nữa giải thích cho tình trạng này, tế bào ung thư có khả năng làm xây dựng một hệ thống mạch máu cung cấp riêng cho sự phân chia của tế bào này. Đặc biệt chúng làm bất hoạt tế bào NK- natural killer cell- tế bào diệt tự nhiên và ngày càng phát triển. Từ đó dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sẽ phân tán một phần cho tế bào ung thư do đó gây sụt cân.

2.3. Đầy bụng, khó tiêu- Ung thư dạ dày triệu chứng.

Đầy bụng, khó tiêu cũng là một triệu chứng điển hình của ung thư dạ dày. Việc chậm trễ trong tiêu hóa thức ăn của dạ dày kèm theo sự lên men của thức ăn trong dạ dày sinh khí, gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi.

Đầy bụng kéo dài sẽ gây buồn nôn, khó chịu, nghẹn ở cổ họng. Biểu hiện này khiến bệnh nhân chán ăn, khó nuốt.

>>>XEM THÊM: Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì hiệu quả

2.4. Xuất huyết dạ dày- ung thư dạ dày triệu chứng cảnh báo.

Một biểu hiện khi gặp phải thường xuyên có thể nghĩ đến việc ung thư dạ dày là xuất huyết dạ dày. Biểu hiện của xuất huyết dạ dày thường là nôn ra máu và đi ngoài ra phân đen.

Khi xuất huyết dạ dày, lượng máu trong dạ dày sẽ theo thức ăn, có thể trào ngược ra ngoài qua đường miệng biểu hiện nôn ra máu. Hoặc một dạng khác đó là máu theo phân ra ngoài hình thành phân màu đen.

Tuy nhiên nếu bạn mắc những bệnh lý hô hấp, ho kéo dài cũng có thể gặp phải tình trạng nôn ra máu. 

Khi ăn quả mâm xôi, uống thuốc bổ sung sắt, ăn tiết động vật nấu chín cũng có thể gây đi ngoài phân đen. Do đó nếu nhận thấy biểu hiện xuất huyết dạ dày kèm theo những triệu chứng khác như đau vùng thượng vị, sụt cân thì hãy nghi ngờ đến các vấn đề bệnh lý về đường tiêu hóa và đi khám ngay.

Mọi người có thể thắc mắc là những bệnh nhân bị trĩ, hay táo bón cũng có dấu hiệu xuất huyết vậy đâu là cách phân biệt. Trong những trường hợp như trĩ, táo bón xuất huyết ở đây thường là xuất huyết hậu môn và máu theo phân ra ngoài là máu đỏ. Còn đối với ung thư dạ dày, xuất huyết theo phân thường là máu đen.

Ở những bệnh nhân giai đoạn cuối, có thể xuất hiện hiện tượng tổn thương lan tràn phúc mạc như chảy dịch trong ổ bụng, tắc ruột,…

2.5. Sờ thấy khối u bụng- cảnh báo ung thư dạ dày di căn.

Một điểm đặc biệt của tế bào ung thư là khả năng xâm lấn, di căn đến những cơ quan khác ngoài cơ quan khởi phát ban đầu. Đây cũng là đặc điểm quan trọng trong việc phân biệt khối u ác tính- ung thư với những khối u lành tính.

Khi đến giai đoạn di căn của ung thư dạ dày, có thể di căn đến gan, tắc ruột,… Người bệnh có thể sờ thấy khối u. Tuy nhiên trong trường hợp này bệnh ung thư đã tiến vào giai đoạn cuối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng bệnh nhân.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày thường rất đa dạng. tuy nhiên trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày ban hành bởi Bộ Y tế ngày 17/ 7/ 2020, những nguyên nhân chính hay gặp như sau.

>>>Xem thêm: Ung Thư Dạ Dày Có Lây Không

3. Đâu là nguyên nhân, thủ phạm gây ung thư dạ dày triệu chứng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

 

3.1. Vi khuẩn HP( Helicobacter Pylori)- kẻ đầu sỏ ẩn danh.

Theo những nghiên cứu đã được thực hiện và công bố, những người dương tính với vi khuẩn HP có khả năng mắc ung thư dạ dày cao gấp 6 lần so với những người bình thường.

Vi khuẩn HP gây viêm loét niêm mạc dạ dày, gây teo niêm mạc, dị sản ruột và cuối cùng là gây ung thư.

Độc tố của vi khuẩn HP đến từ chính những men tiết của chúng như urease, lipase, protease,… Những men này làm kiềm hóa môi trường trong dạ dày, phá hủy cầu nối Hydro của các tế bào niêm mạc dạ dày.

Một yếu tố tuy không đóng vai trò chủ đạo trong việc gây nên ung thư dạ dày nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày đó là yếu tố về thói quen, lối sống.

>>>XEM THÊM: Vi Khuẩn Hp Dạ Dày Là Gì?

Helicobacter pylori – vi khuẩn hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày

3.2. Chế độ ăn và môi trường sống.

Việc ăn lượng lớn muối không những gây hại thận, gây phù mà còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Những thực phẩm có hàm lượng Natri cao, đồ hun khói, đồ dầu mỡ chiên rán, rượu bia, thuốc lá, thiếu vitamin A, C làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Việc bổ sung vitamin A, C, ăn những thức ăn tươi, hoa quả, chất xơ, khoáng chất vi lượng đồng, sắt, kẽm, magie, … giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày.

3.3. Yếu tố di truyền và một số yếu tố khác.

Theo một số những thống kê làm sàng, có đến 1%- 15% bệnh nhân ung thư dạ dày có yếu tố gia đình liên quan. Tức trong gia đình ruột, họ gần có người mắc ung thư dạ dày. Một lý giải cho nguy cơ này là vi khuẩn HP có thể lây qua tiếp xúc như hôn,…

Những yếu tố như nhiễm phóng xạ cũng làm tăng khả năng mắc ung thư dạ dày.

4. Lời kết

Ung thư dạ dày nguy hiểm rất nguy hiểm do đó rất cần việc phát hiện, điều trị sớm. Một số xét nghiệm cận lâm sàng cho ung thư dạ dày thường là nội soi, X- quang, siêu âm, chụp cắt lớp ổ bụng, chụp cộng hưởng, xạ hình hoặc những yếu tố chỉ điểm. Hiện nay điều trị ung thư dạ dày thường nhờ phẫu thuật và xạ trị, tuy nhiên không có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Ung thư dạ dày triệu chứng tùy từng cơ địa mỗi người lại có những biểu hiện khác nhau, thường bao gồm đau thượng vị, sụt cân, chán ăn, buồn nôn, xuất huyết dạ dày, sờ thấy khối u,… Những biểu hiện này đôi khi không rõ ràng do vậy khuyến cáo mọi người nên đi khám sàng lọc sức khỏe 6 tháng một lần để phát hiện điều trị hiệu quả, kịp thời.

Nếu có những thắc mắc về ung thư dạ dày hãy gọi đến HOTLINE 1800 6091 để nhận tư vấn hỗ trợ từ những bác sĩ tận tình của Scurma Fizzy.                                                                                                    

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091