Hội Chứng Dạ Dày Thường Gặp Hiện Nay Và Cách Phòng Ngừa

Hội Chứng Dạ Dày Thường Gặp Hiện Nay Và Cách Phòng Ngừa

Theo một thống kê gần đây cho thấy khoảng 70% nguyên nhân các bệnh lý thường gặp trong cơ thể là từ những vấn đề tại đường tiêu hóa. Trong bài viết này các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia của Scurma Fizzy sẽ tổng hợp lại những hội chứng dạ dày thường gặp hiện nay và những biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc phải hiệu quả. Hãy cùng theo dõi!

1. Hội chứng viêm loét dạ dày – tá tràng

Dạ dày là cơ quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể và viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh lý phổ biến đối với đường tiêu hóa trên.

Tỷ lệ mắc mới hàng năm của bệnh lý này khoảng từ 0,1-0,3% và có nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng mắc bệnh trong suốt cuộc đời của một người là khoảng từ 5-10%. 

Những nguyên nhân phổ biến gây nên hội chứng dạ dày này bao gồm nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori hay Hp) và do tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc NSAID là thuốc giảm đau kháng viêm được sử dụng phổ biến. Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác như stress, thuốc lá, rượu bia, thực phẩm,… 

>>>> Xem thêm: Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả

Triệu chứng thường thấy của hội chứng dạ dày viêm loét là : 

  • Đau thượng vị
  • Khó tiêu, đầy bụng hoặc quặn bụng
  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội có tính chu kỳ
  • Cảm thấy nóng rát do acid….

Để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của hội chứng dạ dày này rõ ràng hơn các bác sĩ thường sử dụng các biện pháp xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi, xét nghiệm hơi thở ure (tìm H.pylori), xét nghiệm máu, phân,…

Tuy bệnh lý này dễ mắc phải nhưng lại cũng có thể điều trị khỏi được, mặc dù vậy khả năng tái phát của hội chứng dạ dày này lại khá cao.

Do sự đề kháng ngày càng phức tạp của vi khuẩn H.pylori cùng với việc sử dụng rộng rãi nhóm thuốc NSAID mà không được chỉ dẫn cụ thể góp phần tăng nguy cơ tái phát cũng như gây khó khăn trong quá trình điều trị và làm tăng nguy cơ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa…

Để tối ưu hóa hiệu quả điều trị thì cần cân nhắc điều chỉnh việc sử dụng NSAID ở bệnh nhân cũng như áp dụng phù hợp phác đồ diệt trừ H.pylori đối với bệnh nhân dương tính khi xét nghiệm tìm kiếm vi khuẩn.

Nhằm hạn chế tình trạng đề kháng kháng sinh hiện nay của H.pylori, phác đồ điều trị diệt trừ hiện nay đều kết hợp từ 3 thuốc trở lên trong đó có ít nhất 2 loại kháng sinh khác nhóm nhau và 1 thuốc kháng tiết acid dạ dày (thường dùng PPI-thuốc ức chế bơm proton).

Ngoài ra cũng không nên lạm dụng và sử dụng kéo dài các thuốc kháng tiết acid để hạn chế đi những tác dụng không mong muốn của thuốc. 

hoi-chung-da-day-1

Viêm loét dạ dày – tá tràng

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch tiêu hóa (acid dịch vị, dịch mật, các enzyme tiêu hóa,…) hoặc có thể có cả thức ăn bị đẩy lên trên thực quản trong quá trình hoạt động của dạ dày. 

Các triệu chứng điển hình của hội chứng dạ dày trào ngược đó là ợ chua, ợ hơi, ợ nóng kèm theo đau rát khu vực thượng vị.

Hội chứng dạ dày trào ngược có nguyên nhân thường gặp dẫn đến làm cho cơ vòng thực quản dưới không đủ sức giữ lại các thành phần trong dạ dày như bình thường bao gồm cơ vòng lão hóa, rối loạn chức năng thần kinh, tắc ruột, hẹp môn vị, dạ dày suy giảm chức năng,… 

Các triệu chứng khác ít xảy ra hơn nhưng có thể cho thấy bạn có thể bị GERD là:

  • Buồn nôn, nôn trớ 
  • Khó hoặc đau khi nuốt
  • Tiết nhiều nước bọt đột ngột
  • Đau họng mãn tính
  • Viêm thanh quản hoặc khàn giọng
  • Viêm nướu
  • Sâu răng, vàng răng
  • Hôi miệng
  • Ho tái phát hoặc ho mãn tính
  • Đau ngực, khó thở

Để chẩn đoán hội chứng dạ dày này một cách chính xác nhất thì có thể thực hiện một số xét nghiệm dưới đây:

  • Chụp X-quang hệ tiêu hóa trên
  • Nội soi thực quản – dạ dày
  • Xét nghiệm acid lưu động (pH) (theo dõi lượng acid trong thực quản)
  • Kiểm tra trở lực thực quản (xem xét tốc độ di chuyển của các chất trong thực quản)

>>>> Tìm hiểu thêm: GERD – Trào ngược thực quản bệnh lý

Trào ngược dạ dày-thực quản

Trào ngược dạ dày-thực quản

3. Hội chứng viêm loét hang vị dạ dày

Hang vị là phần nằm ở gần cuối của dạ dày, giữa thân vị và môn vị. Kích thước của hang vị khoảng từ 3-5cm. Hang vị là vị trí thường xảy ra hội chứng dạ dày liên quan đến tình trạng viêm nhiễm nhất so với các vị trí khác trong dạ dày.

Hội chứng viêm hang vị dạ dày là tình trạng xảy ra khi niêm mạc hang vị dạ dày bị vi khuẩn, virus tấn công, acid dịch vị dư thừa, thức ăn kém vệ sinh hoặc những tác nhân có hại khác.

Khi đó niêm mạc sẽ bị tổn thương hình thành những ổ viêm loét, nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bệnh lý này có thể xuất hiện trên nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ em đến người cao tuổi và không hề phân biệt giới tính. 

Các triệu chứng thường thấy khi mắc hội chứng dạ dày này: 

  • Đau bụng (thường là khu vực trên rốn)
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Chán ăn, khó tiêu, chướng bụng
  • Rối loạn tiêu hóa : tiêu chảy, táo bón,…
Viêm loét hang vị dạ dày

Viêm loét hang vị dạ dày

4. Hội chứng xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày xảy ra là hậu quả của viêm loét dạ dày khi vết loét ăn sâu đến phần mạch máu dưới niêm mạc.

Đa số xuất huyết nhẹ chỉ diễn ra âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng và có khả năng tự hồi phục sau đó nhưng đối với trường hợp bệnh trở nặng hơn, vết loét lớn và chảy máu nhiều thì cần được điều trị ngay để hạn chế biến chứng sau này cho bệnh nhân.

Các triệu chứng xuất hiện khi xảy ra hội chứng dạ dày xuất huyết bao gồm đi tiêu phân đen, đau bụng, buồn nôn, nôn ói ra máu, mệt, đổ mồ hôi, hạ huyết áp, tim nhanh… 

Đối với đối tượng người cao tuổi, việc sử dụng NSAID kéo dài cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng góp phần làm tăng khả năng xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy khi sử dụng NSAID ở đối tượng bệnh nhân này phải hết sức lưu ý và theo dõi thường xuyên. 

Nếu xuất huyết dạ dày không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển tới những biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, nhiễm trùng máu,… lúc này bệnh nhân có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày

5. Hội chứng Zollinger-Ellison

Hội chứng Zollinger-Ellison là một bệnh lý ít gặp, bệnh lý đặc trưng ở việc xuất hiện một hoặc nhiều khối u hình thành trong tuyến tụy hoặc phần trên của ruột non (tá tràng). Những khối u này, còn được gọi là u dạ dày, tiết ra một lượng lớn hormone gastrin, kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn.

Acid dư thừa sau đó sẽ tấn công niêm mạc dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, có thể đi kèm các triệu chứng khác như tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng,…

Hội chứng Zollinger-Ellison có thể xảy ra bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên thường phát hiện ra khi ở độ tuổi từ 20 đến 60. Thuốc để giảm acid dạ dày và chữa lành vết loét là phương pháp điều trị phổ biến cho hội chứng dạ dày: Zollinger-Ellison.

hoi-chung-da-day-5

Hội chứng Zollinger-Ellison

6. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là tình trạng xảy ra do sự phát triển bất thường của các tế bào ác tính trong dạ dày. Dạ dày là một bộ phận như túi cơ nằm ở phần trên của bụng, ngay dưới xương sườn. Dạ dày có vai trò tiếp nhận và giữ thức ăn, sau đó giúp phân hủy và tiêu hóa chúng thành những chất dinh dưỡng nhỏ hơn giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.

Vi khuẩn H.pylori là một tác nhân quan trọng gây ung thư dạ dày. Nhưng không phải chủng vi khuẩn H.pylori nào cũng gây ung thư, chỉ có những chủng mang yếu tố di truyền có độc lực cao biểu hiện bằng gen VacA và CagA. Vì vậy khi phát hiện có H.pylori trong dạ dày, cần điều trị diệt trừ Hp với phác đồ phù hợp nhanh nhất có thể. 

Ung thư dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của dạ dày. Trên thế giới đa số các ca ung thư dạ dày hình thành ở phần chính của dạ dày (thân dạ dày – thân vị).

Nhưng ở Hoa Kỳ, ung thư dạ dày có nhiều khả năng xảy ra ở khu vực mà thực quản dẫn thức ăn bạn nuốt gặp dạ dày. Khu vực này có tên gọi là ngã ba dạ dày thực quản.

Vị trí ung thư xảy ra trong dạ dày là một yếu tố để các bác sĩ cân nhắc khi xác định các lựa chọn điều trị. Phương pháp điều trị thường được áp dụng nhất là phẫu thuật cắt bỏ phần ung thư của dạ dày.

Các phương pháp điều trị khác có thể được áp dụng để hỗ trợ vào trước và sau khi phẫu thuật. 

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày

7. Hẹp môn vị

Môn vị là phần cuối của dạ dày, gần với tá tràng. Hẹp môn vị là tình trạng tắc nghẽn cơ học, cản trở sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày xuống ruột non từ đó kéo theo những triệu chứng biểu hiện của hội chứng dạ dày này bao gồm khó tiêu, ăn mau no, chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,…

Nguyên nhân của bệnh lý này đó chính là cơ chế sinh lý của cơ thể, tạo sẹo, co thắt cơ môn vị và sự phình lên của hành tá tràng để phản ứng lại loét mãn tính. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng-kiến thức bệnh dạ dày

Hẹp môn vị

Hẹp môn vị

8. Một số biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc các hội chứng dạ dày

8.1. Dinh dưỡng

Khi bị các hội chứng dạ dày thì lúc này dạ dày đang bị tổn thương hoặc suy giảm chức năng vì vậy cần có một chế độ dinh dưỡng và cách ăn uống phù hợp.

  • Ăn đúng đủ các bữa trong ngày, có thể chia nhỏ bữa ăn ra để tránh dạ dày bị đói hoặc no quá.
  • Ăn thức ăn dạng sệt, mềm, lỏng, không quá nóng hoặc quá lạnh để dễ tiêu hóa và giảm thiểu được việc tác động của thức ăn đến vết thương.

Thiết kế một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ các nhóm chất cần thiết. Hạn chế ăn các thức ăn cay nóng, nhiều acid, nhiều dầu mỡ, đạm, rượu bia, nước ngọt có gas,…

Tăng cường bổ sung thêm rau củ quả đặc biệt là những nhóm tốt cho đường tiêu hóa như nghệ, rau củ quả có tính kiềm (cà rốt, bí đỏ, rau mùi, thì là, đậu xanh, ngũ cốc nguyên cám,…), mơ lông, chuối,… 

Để tối ưu hóa hiệu quả điều trị của thuốc thì cần kết hợp thêm các loại dược liệu từ chính thực phẩm mà chúng ta sử dụng để hỗ trợ thêm. Nghệ kết hợp với mật ong cũng là lựa chọn tốt góp phần cho hiệu quả điều trị kháng viêm và làm lành vết loét tăng lên đáng kể. 

Dinh dưỡng phù hợp cho điều trị hội chứng dạ dày

Dinh dưỡng phù hợp cho điều trị hội chứng dạ dày

8.2. Cách sử dụng các thuốc điều trị

Điều trị bằng thuốc Tây sẽ làm cho quá trình chữa khỏi bệnh nhanh hơn, tuy nhiên cách sử dụng sao cho đúng cũng rất quan trọng đối với quá trình điều trị.

Thuốc phải được bác sĩ thăm khám và kê đơn cụ thể cho từng bệnh nhân vì tình trạng mỗi người là khác nhau nên không thể dùng chung một phác đồ điều trị được.

Tuân thủ đúng, đủ liều lượng, thời gian sử dụng cũng như những lưu ý của thuốc được kê trong đơn thuốc. Uống thuốc cùng một ly nước đầy, hạn chế uống thuốc chung với các loại nước khác đặc biệt là sữa, trà, cafe,…

Khi đang sử dụng các thuốc điều trị thì không nên tự ý sử dụng thêm các thuốc nào khác mà chưa có chỉ dẫn của bác sĩ vì điều này có thể dẫn đến những tương tác thuốc nghiêm trọng cho chính bệnh nhân.

Tái khám và khám sức khỏe định kỳ đúng như lịch hẹn để bác sĩ theo dõi đúng tiến trình điều trị và điều chỉnh phác đồ cho phù hợp hơn.

Sử dụng NSAID liều cao kéo dài thì cần theo dõi bệnh nhân thường xuyên cũng như sử dụng một số thuốc để phòng ngừa nguy cơ mắc phải tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc.

Nếu xảy ra tình trạng viêm loét thì nên cân nhắc ngừng sử dụng NSAID trong quá trình điều trị, nếu không được thì cần thay thế NSAID chọn lọc hơn để giảm bớt đi tác dụng không mong muốn. 

Nếu phát hiện nhiễm vi khuẩn H.pylori cần áp dụng ngay phác đồ điều trị Hp diệt trừ càng sớm càng tốt.

Sau 14 ngày điều trị theo phác đồ, nếu bệnh nhân có vết loét thì cần duy trì thuốc kháng tiết acid thêm một thời gian để làm lành vết loét, sau đó mới ngưng thuốc để làm lại xét nghiệm kiểm tra xem có còn vi khuẩn hay không. 

thuốc

Cách dùng thuốc khi điều trị hội chứng dạ dày

8.3. Lối sống

Bên cạnh một phác đồ điều trị hiệu quả, một chế độ dinh dưỡng tuyệt vời thì việc điều chỉnh lại những thói quen sống hàng ngày sao cho lành mạnh hơn cũng rất cần thiết đối với các phương pháp điều trị.

Tránh stress, căng thẳng, lo lắng quá lâu. Stress là yếu tố nguy cơ gây nhiều biến chuyển bất thường trong cơ thể trong đó có dạ dày, vì vậy việc cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi hàng ngày rất cần thiết đối với mọi đối tượng.

Một số biện pháp có thể áp dụng để giảm thiểu ảnh hưởng của stress bao gồm yoga, thiền, gym, các môn thể thao như bơi, bóng đá, bóng rổ,… 

Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích quá nhiều. Ngưng hút thuốc càng sớm càng tốt vì thuốc lá không chỉ gây những hội chứng dạ dày mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể đặc biệt là phổi. 

Chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống, vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, hạn chế ăn các đồ đóng hộp,nếu phải dùng dụng cụ chung với người khác thì cần vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng để tránh những mầm nhiễm vi khuẩn có hại vào cơ thể.

lối sống

Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả cho người bệnh mắc phải các hội chứng dạ dày phổ biến. Bên cạnh rèn luyện thói quen ăn uống sinh hoạt khoa học, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, giảm căng thẳng stress,.. người bệnh cũng nên sử dụng các sản phẩm nhằm hỗ trợ điều trị để hiệu quả điều trị được cải thiện nhanh chóng, hạn chế tái phát và an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây.

Liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091