Triệu Chứng Của Bệnh Dạ Dày, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Triệu Chứng Của Bệnh Dạ Dày, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Triệu chứng của bệnh dạ dày, nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển, y học ngày càng hiện đại, độ tuổi của con người ngày càng cao, nhưng bên cạnh đó các vấn đề về sức khỏe ngày càng xuất hiện nhiều, trong đó hệ thống đường tiêu hóa cũng xuất hiện rất nhiều bệnh, đặc biệt là ở dạ dày. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày đang xếp thứ 4 trong tỷ lệ ung thư ở Việt Nam. Các bệnh dạ dày dù ở mức độ nào, nếu không được điều trị sớm thì đều có khả năng dẫn tới ung thư dạ dày, làm tăng mức độ nguy hiểm tới tính mạng con người. Vậy mỗi người cần quan tâm hơn tới sức khỏe bản thân, khi có các triệu chứng của bệnh dạ dày hãy đi thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu rõ hơn về các triệu chứng của bệnh dạ dày nhé: 

1.Cấu tạo và chức năng của dạ dày

Cấu tạo và chức năng dạ dày

Cấu tạo và chức năng dạ dày

  • Về cấu tạo: Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, gồm tâm vị, thân vị, hang vị và môn vị. Phía trên của tâm vị là thực quản, dưới môn vị là ruột non. Dạ dày được cấu tạo bởi 5 lớp ( thanh mạc, phúc mạc, lớp cơ, lớp tấm lưới niêm mạc và lớp niêm mạc) các lớp liên kết chặt chẽ với nhau để thực hiện các chức năng tiêu hóa của dạ dày. Nhờ lực cơ học của các lớp cơ mà dạ dày có khả năng co bóp mạnh, giúp nghiền nhỏ thức ăn.
  • Chức năng của dạ dày: Dạ dày là cơ quan tiêu hóa có các chức năng sau: 
  • Chứa đựng lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể để chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa và hấp thu ở các giai đoạn sau. Tuy nhiên dạ dày cũng chỉ có khả năng chứa đựng lượng thức ăn nhất định phù hợp với lứa tuổi và thể trạng của mỗi người.
  • Dưới lực co bóp của dạ dày, thức ăn được nghiền nhỏ để dễ dàng ngấm dịch vị và tiêu hóa nhanh hơn ở ruột non.
  • Đẩy dần thức ăn xuống ruột non để tiêu hóa (môn vị sẽ mở ra và đẩy từ từ từng lượng thức ăn xuống ruột non rồi đóng lại, việc đẩy thức ăn sẽ được thực hiện cho tới khi nào hết lượng thức ăn có trong dạ dày)
  • Hấp thu một phần thức ăn: dạ dày có khả năng hấp thu một phần thức ăn, khả năng hấp thu thức ăn của dạ dày không hiệu quả như các cơ quan khác trong ống tiêu hóa.

2.Các bệnh lý dạ dày hiện nay

trieu-chung-cua-benh-da-day

các bệnh dạ dày hiện nay

Hiện nay, 70% người trẻ có khả năng mắc đau dạ dày, ngoài ra có thể gặp phải các bệnh dạ dày khác. Vậy các bệnh dạ dày hiện nay có thể gặp phải là:

  • Đau dạ dày: là bệnh dạ dày hay gặp nhất, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên tình trạng đau dạ dày cũng là triệu chứng cơ bản của các bệnh dạ dày. Do đó để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh dạ dày  khác, khi gặp phải tình trạng đau dạ dày, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị. 
  • Viêm loét dạ dày: viêm loét dạ dày cũng là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay, nguyên nhân có thể do thức ăn, vi khuẩn hoặc do tăng tiết acid dịch vị quá mức… Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra các bệnh khác như thủng dạ dày, ung thư…
  • Viêm trợt dạ dày: là bệnh dạ dày có nguyên nhân chủ yếu do thức ăn gây ra, sự ma sát giữa thức ăn và niêm mạc dạ dày sẽ làm tổn thương bề mặt niêm mạc gây ra các vết viêm, nếu để lâu ngày sẽ làm xuất hiện các bệnh lý khác như thủng dạ dày, viêm loét nặng…
  • Xuất huyết dạ dày: xuất huyết dạ dày gặp ở người trẻ tuổi nhiều hơn, nguyên nhân đa phần do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Tình trạng xuất huyết dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây mất máu thủng dạ dày, nguy hiểm tới tính mạng.
  • Thủng dạ dày: Thủng dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nếu không được phẫu thuật kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày thường có thể tích dạ dày nhỏ hơn, chức năng kém hơn so với người bình thường, chế độ chăm sóc và ăn uống cần tuân thủ theo đúng phác đồ.
  • Ung thư dạ dày: là bệnh lý dạ dày nguy hiểm nhất, gây ra các cơn đau dữ dội, tiêu hóa thức ăn kém làm ảnh hưởng tới các quá trình tiêu hóa phía sau. Bệnh nhân mắc ung thư dạ dày ngoài gặp các vấn đề do ung thư gây ra còn gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, ăn không tiêu, ăn rồi bị nôn ra ngoài… Thường bệnh nhân mắc ung thư dạ dày sẽ có tình trạng sụt cân, xanh xao, ốm yếu hơn các bệnh nhân mắc các bệnh lý ung thư khác.

>>>> Tìm hiểu ngay: Triệu Chứng Mà Bạn Dễ Dàng Bỏ Qua Của Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Đầu

3.Nguyên nhân gây ra các bệnh dạ dày

trieu-chung-cua-benh-da-day

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh dạ dày, mọi người mới phát hiện ra bản thân đã mắc các bệnh lý dạ dày trong một khoảng thời gian và đa phần nguyên nhân gây các bệnh dạ dày tới từ các lý do sau: 

  • Do thức ăn: niêm mạc dạ dày là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, dạ dày cũng là cơ quan xử lý thức ăn đầu tiên, phải co bóp nhào trộn để nghiền nhỏ thức ăn, do đó niêm mạc dạ dày dễ gặp phải các tổn thương nếu như thức ăn có bề mặt sắc nhọn, quá cứng hoặc khó nghiền nhỏ. 
  • Do chế độ sinh hoạt: ngày nay các bạn trẻ thường có thói quen thức khuya, dậy muộn, bỏ bữa sáng, nhịn ăn giảm cân, lười vận động, sử dụng chất kích thích, ăn uống quá khuya… Tất cả các chế độ sinh hoạt thiếu khoa học như thế đều có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh dạ dày. Tuy không phải là nguyên nhân gây đau dạ dày trực tiếp nhưng nó sẽ âm thầm làm thay đổi các yếu tố như tăng cường tiết dịch vị, giảm yếu tố bảo vệ… sẽ làm hủy hoại niêm mạc và suy giảm chức năng dạ dày một cách âm thầm, nhưng tác hại lại vô cùng nguy hiểm.
  • Do yếu tố xã hội: căng thẳng mệt mỏi, áp lực cuộc sống và các mối quan hệ xã hội làm cho thần kinh bị ảnh hưởng rất nhiều, nó sẽ làm tăng quá trình tiết acid dịch vị, làm giảm PH dạ dày, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày.
  • Do sử dụng thuốc không đúng cách: việc tự ý sử dụng kháng sinh, thuốc chống viêm, corticoid, thuốc giảm đau… cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý dạ dày.
  • Do yếu tố nội tiết: thông thường nồng độ các chất nội tiết trong cơ thể sẽ được duy trì ở mức ổn định, nhưng khi có một sự thay đổi nào đó sẽ kéo theo hàng loạt các diễn biến khác như tăng acid, giảm tiết chất nhờn, tăng co bóp, điều này sẽ làm cho dạ dày phải đối diện với hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm.
  • Do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Vi khuẩn HP sống cộng sinh ở bề mặt niêm mạc dạ dày, gây đau âm ỉ và âm thầm phá hủy niêm mạc dạ dày cũng như gây ra các bệnh lý dạ dày. Các bệnh lý dạ dày do vi khuẩn gây ra còn dễ bị tái phát sau khi đã điều trị khỏi.

>>>> Tìm hiểu ngay: Nguyên Nhân Bệnh Đau Dạ Dày Gây Ảnh Hưởng Đến Sức Khoẻ

4.Triệu chứng của bệnh dạ dày

Triệu chứng của bệnh dạ dày rất dễ nhận ra, nó không bị nhầm lẫn với bệnh lý của các cơ quan khác, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh dạ dày khá giống nhau. Nên khi gặp phải các triệu chứng sau, bạn cần đi thăm khám và xác định rõ bệnh lý mình gặp phải để có phác đồ điều trị phù hợp nhất:

4.1 Đau là triệu chứng của bệnh dạ dày phổ biến nhất

trieu-chung-cua-benh-da-day

Đau là triệu chứng của bệnh dạ dày phổ biến nhất

  • Đau: đau là triệu chứng xuất hiện sớm và nhiều nhất.
  • Các cơn đau dạ dày thường xuất hiện ở vị trí thượng vị, đau nhiều về đêm và mức độ đau có thể từ âm ỉ tới dữ dội. Các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều khi đói hay khi vận động mạnh. 
  • Tình xuất các cơn đau và tình trạng đau sẽ tăng theo mức độ tiến triển của bệnh, do đó khi xuất hiện các cơn đau bạn cần chú ý tới dạ dày của mình.
  • Thông thường các cơn đau thường kèm theo hiện tượng như róng rát thượng vị, đôi khi ợ hơi ợ chua khó chịu, tức vùng ngực và gây các cơn khó thở.

4.2 “ Ợ ” là triệu chứng của bệnh dạ dày 

  • Khi chức năng dạ dày bị ảnh hưởng, dạ dày co bóp nhiều làm cho áp suất trong dạ dày lớn, dẫn tới tình trạng hơi bị đẩy ngược lên trên thực quản, kèm theo lượng dịch acid thừa cũng bị đẩy ngược lên trên làm cho chua, nóng rát cổ. Do đó bệnh nhân mắc các bệnh lý dạ dày sẽ gặp nhiều tình trạng ợ hơi, ợ chua. Tình trạng ợ chua xuất hiện nhiều trước ăn do lượng dịch tiết ra nhiều và PH dạ dày thấp. 
  • Tình trạng ợ ( có thể là ợ hơi hay ợ chua) đều làm ảnh hưởng tới thực quản, tăng nguy cơ tổn thương thực quản do thức ăn đẩy ngược từ dưới dạ dày lên. 
  • Việc ợ nhiều có thể làm rối loạn chức năng của cơ vòng thực quản- dạ dày, làm giảm chức năng của cơ, khiến cho thức ăn từ  dạ dày có thể trào ngược lên trên khi nằm. 

4.3 Nóng rát là triệu chứng của bệnh dạ dày

trieu-chung-cua-benh-da-day

Nóng rát là triệu chứng của bệnh dạ dày

  • Bệnh lý dạ dày xảy ra do tình trạng tăng tiết dịch vị quá mức, quá trình bảo vệ giảm. Dịch vị dạ dày thường có PH thấp, khi lượng dịch tăng tiết quá nhiều sẽ gây ra cảm giác nóng rát, đặc biệt là nóng rát ở vùng ngực và khi dịch vị trào tới đâu sẽ gây ra cảm giác nóng rát tới đó. 
  • Triệu chứng nóng rát cho thấy lượng dịch đang tiết ra nhiều hơn mức bình thường. Khi ấy bạn có thể xử trí bằng cách sử dụng bánh mì hay các nhóm thuốc giúp trung hòa dịch vị. Việc xử lý sớm lượng acid dư thừa sẽ giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh dạ dày cũng như giảm các cơn đau do dạ dày gây ra. 

>>>> Tham khảo ngay: Những Cách Giải Quyết Nhanh Gọn Nóng Rát Dạ Dày Tại Nhà Đơn Giản

4.4 Chán ăn, buồn nôn, nôn 

  • Tình trạng nhu động dạ dày tăng kết hợp với tình trạng ợ có thể làm xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn ra thức ăn hay nôn ra dịch vị, làm cho cổ họng nóng rát tổn thương, chua cổ, làm cho người bệnh có cảm giác không muốn ăn, sợ dung nạp thức ăn vì sợ bị nôn sau khi ăn. 
  • Tình trạng chán ăn kéo dài làm cho bệnh nhân không dung nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn tới thiếu chất, xanh xao và suy giảm miễn dịch, làm cho cơ thể mệt mỏi, sụt cân và ảnh hưởng tới sức khỏe toàn cơ thể. Tình trạng này rất nguy hiểm, bạn không nên chủ quan mà hãy tới các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe toàn diện. 

4.5 Rối loạn tiêu hóa

trieu-chung-cua-benh-da-day

Rói loạn tiêu hóa

  • Việc mắc các bệnh lý dạ dày sẽ làm cho chức năng của dạ dày bị ảnh hưởng, dẫn tới việc xử lý thức ăn ở dạ dày không còn được hiệu quả như trước, làm cho việc hấp thụ thức ăn ở các giai đoạn sau cũng bị giảm, dẫn tới các chứng rối loạn như đầy bụng , tiêu chảy, hoặc ở một số người sẽ xuất hiện tình trạng táo bón lâu ngày. 
  • Việc thức ăn khó tiêu tồn trữ ở bụng trong thời gian dài có thể làm xuất hiện các biến chứng khác như đầy hơi chướng bụng, sôi bụng và có thể xuất hiện các cơn đau bụng nhẹ. 
  • Việc chán ăn kết hợp với rối loạn tiêu hóa sẽ làm cho người bệnh bị suy giảm sức khỏe rất nhanh, gây sụt cân và ảnh hưởng nhiều tới cả tâm lý. 

4.6 Các triệu chứng của bệnh dạ dày ít phổ biến khác

  • Vướng ở cổ, khó nuốt, đau khi nuốt, dễ nôn
  • Tức ngực khó thở, đau bụng dưới râm ran, đổ nhiều mồ hôi.
  • Khó khăn khi đi ngoài, đi ngoài ra máu đen.
  • Ở trẻ em có thể xuất hiện các ngoài việc nôn nhiều có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: quấy khóc, ra nhiều mồ hôi, không muốn ăn, chậm lớn, sút cân, xanh xao mệt mỏi….

 

5.Cách làm giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày

Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh dạ dày, bạn cần áp dụng các phương pháp sau để hạn chế sự khó chịu do nó gây ra:

  • Sử dụng trà thảo dược tự nhiên như trà hoa cúc, bạc hà, trà cam thảo… Sử dụng mỗi ngày để hạn chế các cơn đau và làm lành các vết viêm loét niêm mạc, kích thích tiêu hóa và ổn định PH dịch vị. 
  • Sử dụng bánh mì khi xuất hiện các cơn đau hay khi cảm nhận được sự tăng tiết acid dịch vị ( trào ngược, nóng rát thượng vị), bánh mì sẽ làm nhanh thể tích dịch vị, cân bằng acid nên giúp giảm các cơn đau nhanh chóng. 
  • Để hạn chế các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi đang gặp vấn đề ở dạ dày, bạn cần chú ý tới chế độ ăn nhiều hơn, ăn đồ mềm, dễ tiêu, hạn chế thực phẩm gây khó tiêu. Việc cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết một cách hợp lý sẽ giúp cho bệnh dạ dày nhanh chóng được cải thiện, sức khỏe được ổn định, tránh kéo theo các bệnh lý khác. 
  • Khi nằm ngủ, bạn nên kê cao gối để hạn chế các triệu chứng ợ chua, nôn hay trào ngược dịch.

6. Cách phòng tránh các bệnh dạ dày

trieu-chung-cua-benh-da-day

Cách phòng tránh các bệnh dạ dày

Qua việc tìm hiểu các triệu chứng của bệnh dạ dày, có thể thấy bệnh dạ dày gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như cuộc sống sinh hoạt và công việc hàng ngày. Để không mắc phải các bệnh dạ dày và chịu ảnh hưởng do nó gây ra, hãy phòng tránh trước khi mắc bệnh. Để phòng tránh các bệnh dạ dày bạn chỉ cần chú ý tới các phương pháp sau:

 

  • Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh dạ dày, từ đó có ý thức hạn chế nguyên nhân gây bệnh, sẽ giúp bạn phòng bệnh rất hiệu quả
  • Đảm bảo chế độ ăn hợp lý: cần dung nạp các loại thức ăn mềm, dễ tiêu, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thịt trắng, rau xanh, hoa quả ít chua… Hạn chế đồ ăn cay nóng, thực phẩm khó tiêu như đồ rán, đồ chiên xào… Hạn chế sử dụng các chất kích thích.
  • Thay đổi lối sống sao cho khoa học: ăn uống đủ bữa đúng giờ, ngủ đủ giấc và đúng giờ, tập thể dục tùy sức mỗi ngày, luôn tạo không khí vui vẻ và thoải mái nhất…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện các bất thường và điều trị sớm. 
  • Sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của người có chuyên môn.

Triệu chứng của bệnh dạ dày rất dễ nhận biết vì nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người bệnh, khi xuất hiện các triệu chứng như trên hãy đi kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra khi bạn chưa chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ tại Scurma fizzy qua hotline 18006091, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn mọi lúc mọi nơi, mọi thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091