Ung Thư Dạ Dày Có Chữa Được Không
Ung thư dạ dày có chữa được không là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi vì đây là một căn bệnh không còn xa lạ, đặc biệt là ở khu vực Đông Á. Với nam giới, đây là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 ở đất nước Singapore, nó rất phổ biến và nguy hiểm. Ung thư dạ dày rất nguy hiểm, nó cướp đi mạng sống khoảng 300 người mỗi năm tại Singapore. Vậy ung thư dạ dày có chữa được không và cách ngăn chặn nó như thế nào, hãy cùng Scurma Fizzy đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này.
1.Tìm hiểu ung thư dạ dày để biết ung thư dạ dày có chữa được không.
1.1.Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày khá nguy hiểm, nó là hiện tượng các tế bào cấu tạo của dạ dày trở nên không bình thường một cách đột biến, tăng sinh không kiểm soát về kích thước và khối lượng, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) và cả ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết.
Ung thư dạ dày là do sự phát triển, tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc của dạ dày. Còn được gọi là ung thư dạ dày, loại ung thư này rất khó chẩn đoán vì hầu hết nó sẽ không biểu hiện các triệu chứng trong giai đoạn đầu. Mặc dù ung thư dạ dày không phổ biến như các loại ung thư khác, nhưng căn bệnh này khó chẩn đoán trong giai đoạn đầu nên vẫn là một mối nguy hiểm khó lường. Nó thường không gây ra bất kỳ triệu chứng ban đầu nào, nên không được chẩn đoán cho đến khi di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Chính điều này làm cho việc điều trị ung thư dạ dày trở nên khó khăn hơn. Mặc dù ung thư dạ dày có thể khó chẩn đoán và điều trị, nhưng điều quan trọng là bạn phải có kiến thức cần thiết để đánh bại căn bệnh này.
1.2.Tìm hiểu các giai đoạn của ung thư dạ dày để biết ung thư dạ dày có chữa được không.
- Giai đoạn 0: do các tế bào bất thường nằm trên hoặc trong lớp niêm mạc dạ dày làm bắt đầu quá trình ung thư dạ dày. Kích thước khối u rất bé do đó, cấu trúc dạ dày chưa bị đảo lộn.
- Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư xâm lấn xuống các lớp dưới của dạ dày (lớp 2,3), gây thay đổi cấu trúc thành dạ dày. Có khả năng xuất hiện sự di căn của các tế bào ung thư sang các hạch bạch huyết lân cận(số lượng hạch bạch huyết di căn nhỏ hơn 6).
- Giai đoạn 2: giai đoạn 2 và giai đoạn 1 không có nhiều sự khác biệt về biểu hiện và triệu chứng. Tuy nhiên, ở giai đoạn 2, khối u đã ăn qua lớp niêm mạc cơ, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cơ năng và dễ nhận biết hơn.
- Giai đoạn 3: tế bào ung thư xâm lấn sâu qua lớp thành dạ dày và di căn số lượng lớn sang các hạch bạch huyết lân cận. Nếu trường hợp nặng thì cơ quan lân cận như gan, phổi, đại tràng cũng bị xâm lấn. Đây là một giai đoạn phức tạp, nguy hiểm hơn giai đoạn 2 rất nhiều.
- Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): đây là giai đoạn dạ dày di căn. Nó di căn sang các hạch bạch huyết, các cơ quan lân cận, một số mô và thậm chí lan sang cả các vị trí ở xa như phổi, não, phúc mạc, xương, gan. Một số triệu chứng phổ biến nhất của ung thư dạ dày giai đoạn cuối là: buồn nôn và ói mửa, ợ chua thường xuyên, chán ăn, đôi khi kèm theo sụt cân đột ngột, cảm giác no sớm (chỉ cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ), phân có máu, vàng da, đau dạ dày, có thể tồi tệ hơn sau bữa ăn.
Ung thư dạ dày ở các giai đoạn sớm biểu hiện rất ít hoặc gần như không xuất hiện triệu chứng, do đó việc phát hiện bệnh từ sớm là rất khó khăn. Các triệu chứng khi xuất hiện thường bao gồm chán ăn, sụt cân bất thường, thiếu dinh dưỡng, đau bụng hoặc đau dạ dày kéo dài và khó tiêu, đầy bụng. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng của các tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến dạ dày như trào ngược acid hoặc viêm dạ dày. Việc điều trị ung thư dạ dày trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi nó chuyển sang giai đoạn các giai đoạn sau, đặc biệt là giai đoạn cuối.
>>>>>> Xem thêm: Ung Thư Dạ Dày Có Phải Là Bệnh Lý Có Tính Chất Lây Truyền Không
1.3.Nguyên nhân của ung thư dạ dày.
Nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư dạ dày vẫn đang được tìm hiểu và chưa được xác định rõ. Một vấn đề có bạn chưa biết, ung thư dạ dày có liên quan trực tiếp đến các khối u xuất hiện trong dạ dày. Có một vài yếu tố có thể khiến gia tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư nhanh chóng, chẳng hạn như:
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư dạ dày (tức là có người thân đã từng mắc bệnh).
- Nhiễm loại vi khuẩn helicobacter pylori (H. Pylori) là một loại vi khuẩn khu trú trên lớp niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn này có thể tiết ra men và độc tố có hại cho dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
- Bị viêm dạ dày mạn tính trong một thời gian dài, không chữa trị dứt điểm gây nguy cơ bị ung thư dạ dày.
- Thiếu máu ác tính là tình trạng tự miễn do dạ dày không có khả năng hấp thụ đủ vitamin B12 từ thức ăn.
- Xuất hiện các khối u ở các bộ phận khác của hệ tiêu hóa.
- Polyp dạ dày: là sự phát triển của mô hình thành bất thường trên niêm mạc dạ dày giống như các khối u.
- Ung thư hạch (một nhóm ung thư máu)
- Lối sống: yếu tố lối sống nhất định cũng có thể đóng một vai trò khá quan trọng. Bạn có thể dễ bị ung thư dạ dày hơn nếu bạn: hút thuốc lá, ăn nhiều đồ ăn mặn hoặc đồ ăn chế biến sẵn, ăn quá nhiều thịt, chế độ ăn ít trái cây và rau quả, có tiền sử lạm dụng rượu, không tập thể dục, không bảo quản hoặc nấu thức ăn đúng cách.
2.Ung thư dạ dày có chữa được không?
2.1.Giải thích vấn đề ung thư dạ dày có chữa được không.
Cơ hội phục hồi của bạn sẽ tốt hơn nếu chẩn đoán được thực hiện trong giai đoạn đầu, bạn có thể được chữa khỏi hoàn toàn và trở lại cuộc sống bình thường. Việc điều trị ung thư dạ dày sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi nó chuyển sang các giai đoạn sau, đặc biệt là khi đến giai đoạn cuối. Ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối khó điều trị hơn ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất nhiều. Đó là bởi vì nó không còn giới hạn trong dạ dày và có thể liên quan đến một số cơ quan, hạch bạch huyết, mô ở xa. Với những trường hợp này, tỷ lệ sống sót trong 5 năm của bệnh nhân là rất thấp. Nó khả năng cao là không thể chữa khỏi, nhưng nó chắc chắn có thể điều trị được, tức là làm giảm triệu chứng của bệnh.
Mục tiêu của điều trị là giảm bớt các triệu chứng của bệnh và kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư. Bác sĩ sẽ đề xuất các liệu pháp dựa trên độ tuổi và sức khỏe của cơ thể người bệnh. Các lựa chọn chữa bệnh của bạn sẽ phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm cụ thể của bệnh ung thư. Điều trị bệnh ung thư thường bao gồm sự kết hợp nhiều liệu pháp trị liệu khác nhau. Phương pháp điều trị của bạn có thể được điều chỉnh dựa trên mức độ hoạt động của nó. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có các triệu chứng mới bạn gặp phải để có phương pháp điều trị một cách đúng đắn nhất.
>>>>>>> Đọc thêm: Triệu Chứng Ung Thư Dạ Dày Thông Thường Dễ Nhận Biết Cho Bạn
2.2.Các phương pháp chữa ung thư dạ dày.
Vì với những người ung thư dạ dày, triệu chứng rất ít khi xuất hiện trong giai đoạn đầu, bệnh thường không được chẩn đoán cho đến khi nó phát triển nặng hơn.
Để chẩn đoán bệnh, trước tiên bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng thể để kiểm tra xem có vấn đề bất thường nào không. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu, bao gồm xét nghiệm xem có sự tồn tại của vi khuẩn H. pylori. Các xét nghiệm chẩn đoán khác mà bác sĩ yêu cầu, bạn sẽ nên thực hiện theo nếu bác sĩ tin rằng bạn có dấu hiệu của ung thư dạ dày. Đặc biệt là các xét nghiệm chẩn đoán để tìm các khối u bất thường khác trong dạ dày và thực quản. Các thử nghiệm này có thể bao gồm: nội soi đường tiêu hóa trên, sinh thiết, kiểm tra hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT và chụp X-quang.
- Nội soi dạ dày – là phương pháp kiểm tra được thực hiện phổ biến để chẩn đoán ung thư dạ dày. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ đưa một ống mềm dài có gắn camera và đèn (gọi là ống nội soi) vào miệng và xuống đến dạ dày. Thiết bị này giúp bác sĩ quan sát phần bên trong dạ dày một cách dễ dàng.
- Sinh thiết – đây là xét nghiệm này được thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày. Xét nghiệm sinh thiết là phương pháp lấy một mẫu mô nhỏ từ vùng dạ dày có đặc điểm bất thường và sau đó soi dưới kính hiển vi để tìm ra điểm bất thường.
- Kiểm tra chẩn đoán hình ảnh dạ dày – một số phương pháp kiểm tra chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) và siêu âm tạo ra hình ảnh về bên trong cơ thể để quan sát xem mức độ lan rộng của tế bào ung thư.
- Có thể kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn H. pylori. Muốn kiểm tra được có thể được thực hiện bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác.
- Phẫu thuật: Cắt bỏ một phần dạ dày là phương pháp mà bác sĩ phẫu thuật cắt đi một phần của dạ dày có khối u. Điều này có thể giúp làm giảm việc chảy máu và giúp giảm đau cho bệnh nhân ung thư. Nếu các khối u trong dạ dày ngăn cản thức ăn đi qua, phẫu thuật cắt dạ dày có thể là một lựa chọn tốt để giúp thức ăn di chuyển dễ dàng. Đôi khi, ung thư dạ dày có thể khiến bạn khó ăn. Nếu trường hợp đó xảy ra, bác sĩ sẽ phẫu thuật đưa một ống cho ăn đưa qua da vào dạ dày để bạn có thể nhận được chất dinh dưỡng cần thiết.
- Hóa trị liệu: hóa trị liệu là một phương pháp giúp điều trị toàn thân, tức là nó có khả năng điều trị khối u trên khắp toàn cơ thể của bạn, bất cứ vị trí nào. Thuốc hóa trị có tác dụng giúp thu nhỏ khối u, giảm các triệu chứng của bệnh và kéo dài thời gian sống.
- Xạ trị: Xạ trị là một phương pháp điều trị nhắm mục tiêu, có nghĩa là nó có khả năng định hướng vào các khối u cụ thể. Nó có thể giúp thu nhỏ khối u, giảm triệu chứng, giảm đau và cầm máu.
- Điều trị với liệu pháp bằng thuốc hay liệu pháp miễn dịch nhắm mục tiêu. Liệu pháp thuốc điều trị nhắm mục tiêu có thể được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày ngay cả giai đoạn cuối. Các loại thuốc này tấn công trực tiếp vào các đặc điểm cụ thể của tế bào ung thư.
- Thuốc điều trị giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn để giúp tấn công các tế bào ung thư. Pembrolizumab (Keytruda) là một loại thuốc trị liệu miễn dịch được sử dụng để điều trị ung thư da, ung thư phổi, ung thư dạ dày,……Thuốc này thường được sử dụng khi tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể và không thể phẫu thuật để cắt bỏ.
- Liệu pháp laser hoặc stent: liệu pháp laser có thể có tác dụng trong việc tiêu diệt khối u, giảm bớt tắc nghẽn trong dạ dày và cầm máu. Điều này nhiều khi có thể được thực hiện mà không cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ đưa xuống cổ họng vào dạ dày một ống dài và linh hoạt gọi là ống nội soi để cung cấp chùm tia laser. Phương pháp này được gọi là phương pháp cắt bỏ khối u qua nội soi. Các ống rỗng sử dụng có tên là stent, đôi khi nó rất hữu ích bằng cách đặt một stent giữa dạ dày và thực quản hay giữa dạ dày với ruột non, điều này giúp thức ăn sẽ có thể di chuyển một cách dễ dàng.
- Các thử nghiệm lâm sàng: Thử nghiệm lâm sàng là những nghiên cứu để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của các liệu pháp thử nghiệm, những liệu pháp mà chưa được FDA chấp thuận để sử dụng. Những thử nghiệm này có thể giúp đưa ra những phương pháp điều trị mới mang tính đột phá và an toàn nhất.
- Chăm sóc bổ sung: ung thư dạ dày có thể cản trở việc ăn uống và trì trệ thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa của bạn, dẫn đến thiếu chất và cơ thể bị suy dinh dưỡng. Nên đến gặp và làm việc với một chuyên gia dinh dưỡng, họ có thể giúp bạn tận dụng tối đa chế độ ăn kiêng của mình. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng hoặc các loại thuốc khác để giúp bạn đối phó với nhiều triệu chứng khác nhau. Hãy chắc chắn nói với bác sĩ của bạn về các triệu chứng mới hoặc thay đổi triệu chứng của bạn, điều này đảm bảo sẽ có cách hiệu quả để quản lý căn bệnh của bạn.
Kế hoạch điều trị đảm bảo của bạn sẽ phụ thuộc vào nguồn gốc và giai đoạn của bệnh ung thư và cả tuổi tác, sức khỏe bệnh nhân.
Ngoài việc điều trị trực tiếp các tế bào ung thư trong dạ dày, mục tiêu của việc điều trị là ngăn chặn các tế bào ung thư lây lan sang các mô, cơ quan lân cận. Ung thư dạ dày, khi không được điều trị, có thể lây lan sang: phổi, hạch bạch huyết, xương, gan.
>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về các xét nghiệm giúp phát hiện ung thư dạ dày
3.Cần làm gì để giảm nguy cơ bị ung thư dạ dày, giải quyết rõ ràng vấn đề ung thư dạ dày có khả năng chữa được hay là không.
3.1. Nên làm gì để giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày bằng một số cách sau:
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế chất béo, đồ ăn sẵn,…..
- Bỏ hút thuốc
- Tập thể dục thường xuyên
- Xem xét việc làm xét nghiệm sàng lọc sớm, xét nghiệm này có thể hữu ích trong việc phát hiện ung thư dạ dày. Để kiểm tra sát sao các biểu hiện của ung thư dạ dày, bác sĩ điều trị có thể sử dụng một trong các xét nghiệm sàng lọc sau: thăm khám kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm sàng lọc, phát hiện trong phòng thí nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu và nước tiểu, các thủ tục hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang và chụp CT, xét nghiệm di truyền.
3.2. Thực phẩm giúp giải quyết vấn đề ung thư dạ dày có chữa được không.
Những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, bao gồm cả nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Nhiều loại thực phẩm nhất định chứa các hợp chất có lợi có thể giúp giảm sự phát triển của ung thư và giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
- Bông cải xanh: có chứa sulforaphane, một hợp chất thực vật có đặc tính chống ung thư cực hiệu quả. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sulforaphane có thể làm giảm kích thước và số lượng tế bào ung thư vú lên đến 75%. Đã có nghiên cứu trên chuột chứng minh được rằng tế bào ung thư tiền liệt tuyến sẽ có thể bị tiêu diệt khi dùng sulforaphane và khối u cũng giảm đi hơn 50%. Có vài nghiên cứu khác cũng đã minh chứng được rằng khi ăn nhiều rau cải, ví dụ như bông cải xanh nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng có thể làm giảm xuống một mức đáng kể. Lượng bông cải xanh với một vài bữa ăn mỗi tuần có thể mang lại một số lợi ích chống ung thư đáng kinh ngạc cho bạn.
- Cà rốt: có thể làm giảm khả năng mắc một số loại ung thư. Cụ thể, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày có thể giảm tới 26% khi ăn cà rốt. Ở một nghiên cứu khác lại cho thấy rằng ăn nhiều cà rốt có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư đến 18% so với bình thường. Vì vậy, hãy kết hợp cà rốt vào chế độ ăn uống của bạn như một món ăn nhẹ lành mạnh hoặc món rau củ ngon miệng trong các bữa ăn để có thể giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
- Đậu: trong đậu có nhiều chất xơ có tác dụng bất ngờ trong việc giúp bảo vệ chống lại ung thư đại trực tràng. Một nghiên cứu khảo sát thống kê đã phát hiện ra rằng: nguy cơ tái phát khối u có xu hướng giảm xuống ở những trường hợp người bệnh ăn nhiều đậu khô nấu chín so với những người không ăn. Đã có một nghiên cứu đặc biệt trên động vật cho thấy rằng: chuột ăn đậu, sau đó gây ung thư ruột kết, những con ăn đậu này đã ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư lên đến 75%.Vì vậy, bạn nên ăn một vài phần đậu mỗi tuần có thể tăng lượng chất xơ của bạn và giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày.
- Quế: được sử dụng phổ biến với những lợi ích cao về sức khỏe, bao gồm khả năng giảm lượng đường trong máu và giảm viêm. Không dừng lại ở đó, một số nghiên cứu được tiến hành trên động vật và trong ống nghiệm đã chứng minh rõ ràng rằng sự lây lan của các tế bào ung thư sang các vùng lân cận có thể bị ngăn chặn bởi quế. Một nghiên cứu khác trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng tinh dầu quế giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư nằm ở vùng đầu và cổ, và cũng làm giảm đáng kể kích thước các khối u, tức là giảm sự tăng sinh các khối u. Sử dụng ½ – 1 thìa cà phê (tương đương 2 – 4 gam) quế trong chế độ ăn uống mỗi ngày có thể có lợi trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư và cũng có thêm một số lợi ích khác, chẳng hạn như giảm lượng đường trong máu và giảm viêm. Vì vậy, bạn nên sử dụng quế bằng cách làm gia vị cho bữa ăn, hay pha bột quế với nước đun sôi để nguội uống thay chè.
- Trái cây họ cam quýt: chanh, bưởi, quýt, cam,….có liên quan đến khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư mà bạn không ngờ đến. Một nghiên cứu khoa học lớn đã cho thấy một điều nguy cơ mắc và phát triển ung thư đường tiêu hóa và đường hô hấp trên ở những người ăn nhiều trái cây họ cam quýt mỗi ngày thấp hơn so với bình thường. Đặc biệt, một số nghiên cứu cũng chứng minh rằng ăn nhiều, hoặc ít nhất ba quả mỗi tuần, trái cây họ cam quýt có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày lên đến 28%. Việc kết hợp trong khẩu phần ăn của bạn vài phần trái cây họ cam quýt mỗi tuần có thể làm nguy cơ phát triển một số loại ung thư giảm đi rất hiệu nghiệm. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều cam quýt vì sẽ dễ gây trào ngược dạ dày, ợ nóng, viêm loét. Đặc biệt, không nên ăn lúc đói, không nên ăn quá 3 trái một ngày.
- Cá: một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn chứa khẩu phần cá trong các bữa ăn hằng ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Ăn nhiều cá làm giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng, trong khi thịt đỏ và thịt chế biến sẵn ngoài hàng quán sẽ làm tăng nguy cơ. Đặc biệt, trong các loại cá béo như cá hồi, cá cơm, cá thu,……. chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin D và acid béo omega-3 có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng. Acid béo omega-3 được cho là có tác dụng trong việc ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Bạn nên ăn hai phần cá béo mỗi tuần để được cung cấp một lượng acid béo omega-3 và vitamin D dồi dào, đồng thời một lượng vừa đủ giúp những chất này phát huy được tác dụng hiệu quả.
>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Dạ Dày, Những Điều Bạn Cần Nắm Rõ
Như vậy, ung thư dạ dày rất nguy hiểm và là nỗi lo của nhiều người. Mức độ chữa khỏi còn tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh, độ tuổi và sức khỏe bệnh nhân. Vì vậy, đừng chủ quan với sức khỏe của bạn, nên khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các phương pháp khoa học, loại bỏ các thói quen xấu và ăn các thực phẩm có lợi để đẩy lùi căn bệnh ung thư dạ dày. Khi đó, vấn đề ung thư dạ dày có chữa được không sẽ không còn là nỗi lo cho mọi người. Hãy cùng Scurma Fizzy chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bạn cùng gia đình.
Với mọi thắc mắc mà mình có, bạn vui lòng liên hệ tới Hotline 18006091 với phí gọi 0 đồng để được Scurma Fizzy hỗ trợ và tư vấn tận tình về các bệnh liên quan đến dạ dày của bạn.