Ung Thư Dạ Dày Có Lây Không Và Lây Qua Con Đường Nào

Ung Thư Dạ Dày Có Lây Không Và Lây Qua Con Đường Nào

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính năm 2018, ung thư dạ dày chiếm 783.000 ca tử vong trên toàn thế giới. Mặc dù tỷ lệ này liên tục giảm qua các năm nhưng bênh ung thư dạ dày vẫn là bệnh khó chữa, gây tử vong nhiều vì bệnh nhân đến khám khi bệnh đã tiến triển nặng. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người chung sống cùng với bệnh nhân ung thư dạ dày thì có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác. Từ đó người ta đặt ra câu hỏi “Ung thư dạ dày có lây không?”. Để trả lời được câu hỏi này trước hết ta cần phải tìm hiểu đại cương bệnh lý ung thư dạ dày.

1. Bệnh lý Ung thư dạ dày là gì?

1.1. Ung thư dạ dày là bệnh gì?

Ung thư dạ dày là căn bệnh khởi nguồn từ các tế bào không phát triển hoàn thiện mà tăng sinh mất kiểm soát tại dạ dày. Chúng xâm lấn các mô lân cận gây rối loạn chức năng sinh lý của dạ dày. Đồng thời, các tế bào này có thể theo hệ thống mạch máu di căn và gây bệnh ở những cơ quan khác trong cơ thể.

Dạ dày bắt đầu ở ngã ba dạ dày thực quản và kết thúc ở tá tràng. Dạ dày có ba phần: phần trên cùng là tâm vị; phần giữa lớn nhất là phần thân hay thân vị, và phần xa là môn vị, nối với tá tràng. Các khu giải phẫu này có các đặc điểm mô học riêng biệt.

Phần tâm vị chủ yếu chứa các tế bào nội tiết chất nhầy. Phần thân chứa ba loại tế bào là tế bào nội tiết chất nhầy, tế bào bào chính bài tiết pepsinogen, tế bào viền bài tiết HCl. Phần môn vị cũng bao gồm các tế bào tiết chất nhầy và tế bào nội tiết. 

Vị trí của ung thư dạ dày được phân loại dựa trên mối quan hệ của nó với trục dài của dạ dày. Khoảng 40% ung thư phát triển ở phần dưới, 40% ở phần giữa và 15% ở phần trên; 10% liên quan đến hơn một bộ phận của cơ quan. Hầu hết sự giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư dạ dày ở Hoa Kỳ có liên quan đến ung thư ở phần dưới của dạ dày.

ung thư dạ dày có lây không

Ung thư dạ dày

1.2. Các dấu hiệu và triệu chứng

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có biểu hiện, tuy nhiên một số bệnh nhân có những triệu chứng tình cờ được chẩn đoán ở bệnh nhân ung thư dạ dày. Hầu hết các biểu hiện triệu chứng xuất hiện rõ ràng khi bệnh nhân đã ở giai đoạn khá nặng. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Dạ Dày Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua

1.2.1. Các dấu hiệu theo từng giai đoạn

Ở giai đoạn sớm

Ở giai đoạn này các triệu chứng nghèo nàn và không đặc hiệu với các biểu hiện:

  • Khó tiêu, ậm ạch
  • Đầy hơi vùng thượng vị, đau thượng vị không chu kỳ
  • Chứng khó nuốt
  • Chán ăn, ăn mất ngon 
  • Có thể gầy sút cân gặp ở trên 80% các trường hợp, khi sút cân không rõ nguyên nhân trên 10% trọng lượng cơ thể (khoảng 6-8kg) là một dấu hiệu tiên lượng xấu.

Ở giai đoạn muộn

Lúc này các triệu chứng rõ ràng và xảy ra thường xuyên hơn như:

  • Đau bụng: là triệu chứng phổ biến với những cơn đau không có chu kỳ xuất hiện điển hình và không đáp ứng với thuốc giảm đau.
  • Đau trướng bụng vùng thượng vị
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đầy bụng, chán ăn 
  • Giảm cân đột ngột, không rõ nguyên nhân mặc dù ăn uống rất bình thường.
  • Đại tiện phân đen, khắm, nát: khối u phát triển lớn dẫn đến chảy máu bên trong dạ dày, lượng máu này đi theo phân ra ngoài khiến phân bị đen, và có mùi như cóc chết. 
  • Khám lâm sàng, người bệnh có thể bị thiếu máu nếu tình trạng bệnh kéo dài, dẫn đến các hậu quả khác như cơ thể suy nhược, mệt mỏi, hay chóng mặt, ù tai, hoa mắt, buồn nôn, ngất xỉu,…và có thể sờ thấy khối u bụng thường khi bệnh đã tiến triển tại vùng.
đau bụng

Đau bụng là dấu hiệu phổ biến nhất đối với căn bệnh ung thư dạ dày

Các dấu hiệu bệnh lan tràn là biểu hiện đầu tiên của hạch di căn, tổn thương lan tràn phúc mạc, gây tràn dịch ổ bụng hay tắc ruột.

1.2.2. Biến chứng

Các biến chứng muộn của ung thư dạ dày có thể bao gồm các đặc điểm sau:

  • Tràn dịch màng bụng và màng phổi 
  • Tắc nghẽn đường ra dạ dày, chỗ nối dạ dày thực quản hoặc ruột non
  • Chảy máu trong dạ dày do giãn tĩnh mạch thực quản hoặc tại lỗ nối sau phẫu thuật
  • Vàng da trong gan do chứng gan to
  • Vàng da ngoài gan
  • Đói lả vì thiếu ăn hoặc bị suy giảm nguồn gốc từ tổ chức khối u.

Các triệu chứng trên vẫn còn mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, ta cần phải đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, xác định bệnh một cách kỹ lưỡng và đồng thời được áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp. Biến chứng nguy hiểm, do đó rất nhiều người quan tâm đến ung thư dạ dày có lây không, đặc biệt đối với gia đình bệnh nhân

1.2.3. Phân loại bệnh ung thư dạ dày

Dựa trên các tiêu chí khác nhau: vị trí giải phẫu bệnh, mức độ tổn thương, giai đoạn bệnh…mà ta có nhiều cách phân loại ung thư và nhiều loại ung thư.

Theo vị trí giải phẫu bệnh ta có thể chia bệnh ung thư dạ dày thành 5 loại

  • Ung thư khởi phát các tế bào tuyến (adenocarcinoma) hay còn được gọi là ung thư biểu mô dạ dày: 90%-95% các trường hợp ung thư dạ dày là ung thư biểu mô tuyến. Khối u phát triển từ các tế bào tuyến ở lớp trong cùng của dạ dày (niêm mạc).
  • Ung thư khởi phát từ tế bào hệ thống miễn dịch (lympho): còn được gọi là ung thư hạch, rất hiếm gặp. U lympho dạ dày nguyên phát hoặc thứ phát, thường gặp ở lứa tuổi  sau 50.
  • Ung thư khởi phát từ các tế bào sản xuất nội tiết tố (ung thư carcinoid): rất hiếm, chỉ khoảng 0,3%.
  • Ung thư khởi phát từ các mô hệ thống thần kinh (GIST): là một hình thức rất hiếm của bệnh ung thư.
  • Ung thư khởi phát từ cơ trơn: chiếm 1%- 3%, u ác tính tại vùng thân dạ dày, gây loét và chảy máu dạ dày. 

Theo mức độ tổn thương Ung thư dạ dày

  • Ung thư dạ dày sớm (có tên tiếng Anh viết là Early Gastric Cancer)

Mức độ tổn thương nhẹ và mới chỉ khu trú ở lớp niêm mạc hoặc hạ niêm mạc. Nếu có phương pháp điều trị thích hợp thì có tiên lượng rất tốt, tỷ lệ kéo dài thời gian sống cao.

  • Ung thư dạ dày tiến triển (Advanced Gastric Cancer)

Mức độ tổn thương ở lớp cơ của dạ dày và đa số có di căn vào hạch lympho. Tại nước ta, ung thư dạ dày tiến triển là giai đoạn ung thư phổ biến.

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày có lây không?

Với câu hỏi Ung thư dạ dày có lây hay không  nó có phải bệnh truyền nhiễm hay không? thì ta phải xác định được các yếu tố nguy cơ và yếu tố lây lan.

2.1. Các yếu tố nguy cơ

2.1.1. Yếu tố môi trường

  • Chế độ ăn

Chế độ ăn nhiều rau muối, cá muối, muối và thịt hun khói có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày. 

>>>> Xem thêm về: Ung Thư Dạ Dày Nên Ăn Gì, Cẩm Nang Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh

  • Nhiễm trùng Helicobacter pylori

Là yếu tố hàng đầu gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Có khả năng lây lan giữa người tiếp xúc người.

  • Viêm dạ dày teo mãn tính

Viêm là một phản ứng sinh lý cơ thể đáp ứng lại để giúp các mô bị thương lành lại. Quá trình viêm bắt đầu khi mô tổn thương bắt đầu giải phóng các chất hoạt tính đi đến tác động lên tế bào bạch cầu. Sau đó, chúng tạo ra các chất làm tế bào tăng sinh và biệt hoá, xây dựng lại mô giúp sửa chữa vết thương. Quá trình viêm kết thúc khi vết thương lành lại.

Trong tình trạng viêm mãn tính, quá trình viêm có thể bắt đầu ngay cả khi không có tổn thương và nó không kết thúc khi cần thiết. Tại sao tình trạng viêm vẫn tiếp tục không phải lúc nào cũng được biết.

Viêm mãn tính là viêm do nhiễm trùng kéo d, phản ứng miễn dịch bất thường với các mô bình thường hoặc các tình trạng như béo phì. Lâu dần, viêm mãn tính gây tổn thương DNA và dẫn đến ung thư.

  • Thuốc lá và rượu

Là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ung thư do tiết ra các chất làm biến đổi  DNA.

ung-thu-da-day-co-lay-khong-1

Hình ảnh khối u ác tính do các tế bào tăng sinh mất kiểm soát gây ung thư dạ dày

2.1.2. Yếu tố di truyền

Khoảng 10% trường hợp ung thư dạ dày có nguồn gốc gia đình. Các yếu tố di truyền liên quan đến ung thư dạ dày vẫn chưa được hiểu rõ.

Ví dụ, đột biến cắt ngắn dòng mầm của gen E-cadherin ( CDH1 ) được phát hiện trong 50% trường hợp ung thư dạ dày loại lan tỏa và các gia đình chứa các đột biến này có kiểu di truyền trội trên NST thường với khả năng thâm nhập rất cao. Đột biến này có thực sự di truyền, liên quan đến vấn đề ung thư dạ dày có lây không.

Các hội chứng di truyền khác có khuynh hướng ung thư dạ dày bao gồm:

  • Ung thư đại trực tràng không nhiễm trùng di truyền
  • Hội chứng Li-Fraumeni
  • Bệnh đa polyp tuyến gia đình
  • Hội chứng Peutz-Jeghers

2.1.3. Yếu tố khác

Nhiễm vi rút Epstein-Barr có thể liên quan đến một dạng ung thư dạ dày hiếm gặp (<1%), ung thư biểu mô dạng u lympho.

Thiếu máu ác tính liên quan đến viêm teo dạ dày tiến triển và thiếu hụt yếu tố nội tại là một yếu tố nguy cơ của ung thư biểu mô dạ dày.

Ung thư dạ dày có thể phát triển ở phần còn lại của dạ dày sau khi cắt dạ dày một phần vì loét dạ dày. Loét dạ dày lành tính có thể tự phát triển thành ác tính.

Béo phì làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Tiếp xúc với bức xạ: Những người sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử có tỷ lệ ung thư dạ dày ngày càng tăng. Các quần thể khác tiếp xúc với bức xạ cũng có thể có tỷ lệ ung thư dạ dày tăng lên.

2.2. Ung thư dạ dày có lây không? Giải thích những hiểu nhầm trong lây lan ung thư dạ dày

Tại sao mọi người luôn đặt câu hỏi “Ung thư dạ dày có lây không?” Nếu có thì ung thư dạ dày lây theo con đường nào?

Từ phân trên ta có thể thấy ung thư dạ dày do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, theo thống kê người ở khu vực có bệnh nhân ung thư dạ dày thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những nơi khác. Chính vì vậy ta đặt ra câu hỏi rằng vậy ung thư dạ dày có lây không?

Có một số người cho rằng ung thư dạ dày có thể lây nhiễm giữa người với người qua yếu tố nguy cơ- vi khuẩn Hp . Nhưng các nghiên cứu chứng minh còn chưa rõ ràng.Vậy thì vi khuẩn HP có liên quan đến câu hỏi Ung thư dạ dày có lây không như thế nào? Ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về vi khuẩn H. Pylori.

2.2.1. Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter Pylori (đôi khi còn được viết tắt là H.Pylori) kí sinh và phát triển trong dạ dày người.

Theo thống kê thì ở Việt Nam 70% dân số bị nhiễm vi khuẩn H. Pylori, chỉ khoảng 1% trong số này bị ung thư dạ dày. Tuy vậy thì vi khuẩn HP vẫn thuộc nhóm nguy cơ hàng đầu gây nên ung thư dạ dày.

Vai trò của H.pylori trong UTDD là yếu tố nguy cơ quan trong nhất. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng H.pylori gây viêm, teo niêm mạc và dị sản ruột, loạn sản và cuối cùng là ung thư.

Yếu tố nguy cơ dây UTDD là  H.pylori cao hơn những yếu tố khác đến 6 lần. Nó là tác nhân gây truyền nhiễm các bệnh về dạ dày và dễ lây lan. Vậy thực sự nó có phải là mấu chốt trả lời cho ung thư dạ dày có lây không?

Hp

Vi khuẩn HP kí sinh trong dạ dày người

Theo cơ chế bệnh sinh, ung thư dạ dày là bệnh lý đột biến gen gây ra rối loạn bất thường trong chu kỳ phát triển của tế bào, từ đó dẫn đến sự tăng sinh tế bào mất kiểm soát hình thành khối u. Nguyên nhân phát sinh : di truyền, hóa chất, tia xạ, virus…

Như vậy, với câu hỏi Ung thư dạ dày có lây không thì câu trả lời là không vì ung thư dạ dày không phải bệnh lây truyền, không lây nhiễm trực tiếp từ người sang người ngay cả vào giai đoạn cuối.

Tuy nhiên, câu trả lời cho ung thư dạ dày có lây không sẽ là có nếu xét theo phương diện lây lan của nguyên nhân. Bạn vẫn có thể lây nhiễm vi khuẩn HP từ người bệnh thông qua ăn uống như sử dụng chung thìa, bát đũa… Mà vi khuẩn HP chính là yếu tố hàng đầu gây nên ung thư dạ dày.

>>>> Xem thêm ngay: Tìm hiểu về xét nghiệm ung thư dạ dày

2.2.2. Ung thư dạ dày có lây không – Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh, dễ dàng qua tiếp xúc. Vi khuẩn HP còn có thể sinh sản và phát triển ngoài niêm mạc dạ dày điển hình như ở trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. 

Từ đó ta có thể thấy 3 con đường lây nhiễm chính của nó là:

  • Đường miệng – miệng: Là đường lây nhiễm chính thường gặp. Vi khuẩn có thể dễ dàng lây nhiễm thông qua nước bọt, dịch tiết khi nói chuyện, ăn chung thức ăn, hoặc hôn. Từ đó mà vi khuẩn dễ lây truyền với những người trong gia đình
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP có thể đi theo phân được đào thải ra ngoài và dễ dàng trở thành nguồn lây nhiễm cho cộng đồng. Những người có thói quen ăn uống các thực phẩm sống (rau sống, nước chưa đun sôi…) có nguy cơ bị nhiễm HP cao hơn.
  • Các đường khác: Nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh sang người lành tăng cao khi đến khám tại các cơ sở y tế không uy tín, thông qua việc sử dụng chung các vật dụng chưa được tiệt trùng (dụng cụ nha khoa trong khám răng hàm mặt, dụng cụ nội soi trong nội soi tiêu hóa).
ung-thu-da-day-co-lay-khong-6

Yếu tố lây nhiễm chính là ăn uống chung và không đảm bảo ăn chín, uống sôi

2.2.3. Điều trị H. Pylori

Vi khuẩn HP bị bất hoạt trong môi trường axit và sẽ sinh sôi mạnh trong môi trường kiềm hóa cao. Chính vì vậy, những người mắc Helicobacter pylori cần phải hạn chế ăn đồ chua, cay, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá… Và mọi người không nên tự ý mua kháng sinh diệt HP mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Hiện nay có nhiều trường hợp lạm dụng thuốc kháng sinh, không tuân thủ liều lượng, thời gian uống thuốc và sử dụng các loại thuốc thế hệ quá cao trong thời gian không đủ, dẫn đến tình trạng vi khuẩn HP kháng lại kháng sinh. Từ đó gây khó khăn và tốn nhiều thời gian trong việc chữa trị.

Vi khuẩn HP có nhiều type. Nếu đã chữa khỏi một lần thì vẫn có thể xảy ra tái nhiễm khi mắc các type khác. Vì vậy, dù đã chữa khỏi người bệnh vẫn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ta chỉ test và diệt HP khi Bác sĩ đã khám và đưa ra chỉ định.

3. Lời kết

Ung thư dạ dày dày có lây không? câu trả lời này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo nghiên cứu ta thấy những khu vực có người  bị ung thư dạ dày thì nguy cơ mắc cao hơn nhưng vẫn còn mang tính rủi ro nhiều.

Vi khuẩn H. Pylori là yếu tố hàng đầu gây ung thư dạ dày và có thể lây nhiễm nhưng khả năng bị ung thư dạ dày là chưa chắc chắn. Tuy vậy chúng ta cũng nên có những biện pháp tránh khi sinh hoạt cùng với những người nhiễm HP. 

Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào dạ dày tăng sinh mất kiểm soát và hình thành khối u. Nếu bạn nhận thấy mình có những triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, chán ăn, ăn khó nuốt, sút cân không rõ nguyên nhân, buồn nôn,… nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời mà không nên uống thuốc không khoa học.

Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến ung thư dạ dày, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ Scurma Fizzy qua số HOTLINE 1800 6091 để nhận sự hỗ trợ nhiệt tình nhất. Scurma Fizzy cùng bạn yêu thương sức khỏe bản thân. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Hy vọng bài viết của Scurma Fizzy đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về trào ngược dạ dày thực quản.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091