Vi Khuẩn Hp Là Gì, Hp Gây Bệnh Gì Cho Cơ Thể

Vi Khuẩn Hp Là Gì, Hp Gây Bệnh Gì Cho Cơ Thể

Nếu lần đầu nghe tới Hp là chắc hẳn nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi vi khuẩn Hp là gì hay Hp tồn tại ở đâu trong cơ thể và mức độ ảnh hưởng của nó. Sẽ không quá khó khăn nếu chúng ta tìm hiểu về vi khuẩn Hp trên bất kỳ một diễn đàn hoặc trang web nào. Tuy nhiên, bằng sự tìm hiểu có chuyên môn và phân tích kỹ càng, trong bài viết này Scurma Fizzy sẽ giới thiệu cho bạn đọc những thông tin chi tiết và dễ hiểu nhất cũng như giải thích câu hỏi vi khuẩn Hp là gì?

vi-khuan-hp-la-gi-1

Vi khuẩn Hp là gì? Hp gây ra bệnh gì?

1. Vi khuẩn Hp là gì? Nguồn gốc và đặc điểm sinh học

1.1. Tên khoa học của vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp nhắc tới thì gần như mọi người đều biết chúng là loại vi khuẩn gây bệnh dạ dày, nhưng tên khoa học của vi khuẩn Hp là gì thì không hẳn ai cũng rõ.

Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn gram âm đã được các nhà khoa học phát hiện và nghiên cứu từ rất nhiều năm trước, tên đầy đủ của vi khuẩn Hp là Helicobacter pylori.

Trước đây loại vi khuẩn này được các nhà nghiên cứu học đặt tên là Campylobacter pylori, trong đó pylori được hiểu là loài động vật tồn tại duy nhất ở môn vị – vị trí lỗ tròn tiếp nối giữa dạ dày vào tá tràng, theo tiếng Hy Lạp thì pylori có nghĩa là “người gác cổng”. Sau đó, năm 1989, kết quả giải trình tự gen đã nhận định loài vi khuẩn này không thuộc chi Campylobacter. Do đó, người ta đã đưa nó vào một chi riêng là Helicobacter theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “xoắn ốc”. Từ đó, chúng mang tên Helicobacter pylori.

Ngày nay chúng ta biết đến loại vi khuẩn này do chúng gắn liền với căn bệnh kinh điển “viêm loét dạ dày tá tràng”, thông thường sẽ gọi đơn giản là vi khuẩn Hp hay đầy đủ và khoa học hơn chính là Helicobacter pylori.

1.2. Nguồn gốc vi khuẩn Hp

Theo kết quả nghiên cứu toàn diện trong một thời gian dài người ta cho rằng vi khuẩn Hp đã được lan rộng ra bên ngoài châu Phi từ hơn 60.000 năm trước đây cùng với sự phát triển của loài người. Do đó giới chuyên gia nhận định, con người có thể đã bị nhiễm vi khuẩn Hp từ trước khi di cư ra ngoài châu Phi.

Năm 1875, những nhà nghiên cứu khoa học nước Đức đã tìm ra được loại vi khuẩn xoắn ốc tồn tại trên bề mặt niêm mạc dạ dày thế nhưng vì chưa thể nuôi cấy và nghiên cứu sâu về chúng nên kết quả đã bị trôi vào quên lãng.

Vào năm 1899, một vị giáo sư của trường đại học danh tiếng Jagiellonian tên là Walery Jaworski trong quá trình nghiên cứu sự lắng cặn của dịch rửa dạ dày của con người cũng đã thu được rất nhiều các loại vi khuẩn trong đó có sự xuất hiện của vi khuẩn xoắn ốc – chính là vi khuẩn Hp ngày nay – và đặt tên cho nó là Vibrio rugula. 

Sau đó, những nghiên cứu này của ông đã được đưa vào cuốn “Sổ tay về bệnh dạ dày” viết bằng tiếng Ba Lan nhưng không may mắn vì chúng rất ít có tác động tới con người và cũng chưa ai biết tới vi khuẩn Hp là gì.

vi-khuan-hp-la-gi-2

Barry Marshall và Robin Warren đã có câu trả lời vi khuẩn Hp là gì

Sau đó, vi khuẩn Hp chính thức đã được phát hiện lần đầu tiên ở trong dạ dày của bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày vào năm 1982 bởi tiến sĩ người Úc Barry Marshall và Robin Warren. Việc khám phá ra vi khuẩn Hp giống như mở ra một trang mới cho lịch sử y học, đây cũng là bước vượt trội làm nền tảng để nghiên cứu và phát triển các thuốc mới có vai trò tiêu diệt loại vi khuẩn này. Chính vì ý nghĩa lớn lao đó và 2 nhà khoa học đã được trao giải thưởng Nobel vào năm 2005 về lĩnh vực Y học và Sinh lý học.

Nhiều người khi tỏ quan điểm lo ngại và hoài nghi về kết quả nghiên cứu vào sao những năm 1982. Biết được điều đó, Marshall đã chứng minh mối liên quan mật thiết giữa vi khuẩn Hp và bệnh viêm loét dạ dày bằng cách uống 1 cốc Helicobacter pylori nuôi cấy và kết quả đã mắc bệnh với các triệu chứng buồn nôn và nôn chỉ vài ngày sau đó. Tiếp theo để kiểm chứng, ông đã trải qua cuộc nội soi dạ dày trong vòng 10 ngày và đã thấy được sự tồn tại của vi khuẩn này trong dạ dày. 

Người ta một lần nữa nhận định Helicobacter pylori chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về dạ dày và chúng có ảnh hưởng bởi kháng sinh, hay nói cách khác, kháng sinh có vai trò không thể thiếu trong việc điều trị bệnh dạ dày do khuẩn Hp. Từ đây, con người dần dần biết tới khái niệm vi khuẩn Hp là gì và bệnh lý nó gây ra.

1.3. Đặc điểm hình thái và sinh học của vi khuẩn Hp là gì?

Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn gram âm có dạng hình que cong hay hình xoắn, tuy nhiên chúng không phải xoắn khuẩn. Bản thân vi khuẩn Hp không bắt màu thuốc nhuộm Gram nên có thể dùng phương pháp này để phát hiện ra sự tồn tại của chúng. Nó có thể chuyển đổi hình thái học từ dạng xoắn ốc sang dạng coccoid và có thể hình thành màng sinh học, tuy nhiên bằng cách đó chúng lại không thể nuôi cấy phát triển.

Đây là loại vi khuẩn có thể di chuyển nhờ roi, chúng có thể tồn tại được trong dạ dày và ruột của vật chủ.

Đặc điểm hình thái và sinh học

Đặc điểm hình thái và sinh học của vi khuẩn Hp là gì?

Vậy đặc điểm sinh lý học của vi khuẩn Hp là gì?

Chúng là những vi khuẩn hiếu khí rất cần oxy để tồn tại và phát triển nhưng nhu cầu không cao như nồng độ oxy khí quyển dành cho con người. Chúng tạo ra năng lượng bằng cách oxy hóa phân tử hydro và tạo ra catalase, oxidase và urease.

Chúng ta đều biết rằng dịch vị có môi trường rất acid, điều đó làm cho nhiều loại vi khuẩn không thể tồn tại, lý do để vi khuẩn Hp là gì đã được tìm hiểu và tìm cơ cơ chế tồn tại.

Chúng né tránh môi trường acid trong lòng dạ dày bằng cách ẩn nấp vào các tế bào biểu mô phía dưới niêm mạc, để xuống được đó, chúng dùng roi để đào và như vậy, môi trường chúng sống sẽ bớt acid hơn. Do đó trong hầu hết các phát hiện đều thấy vi khuẩn Hp trong lớp chất nhầy niêm mạc hoặc có thể bên trong biểu mô. Để tăng độ gắn kết với biểu mô, vi khuẩn Hp đã tiết ra các chất có khả năng kết dính đồng thời liên kết với carbohydrate và lipid màng tế bào.

Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn trung hòa luôn môi trường acid dịch vị thông qua việc tiết ra urease. Urease sẽ phân hủy ure có trong lòng dạ dày sang amoniac và dioxide.

1.4. Con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp

Nắm bắt được nguy cơ từ loại vi khuẩn này, để phòng tránh được thì một điều đáng lưu tâm đó là hiểu rõ con đường lây lan của vi khuẩn Hp là gì. Helicobacter pylori được đánh giá là có khả năng lây lan cao mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân chính xác, thế nhưng vi khuẩn Hp được cho là lây truyền từ người sang người bằng đường tiếp xúc miệng hoặc phân miệng. Việc đưa ra kết quả đó là do vi khuẩn Hp đã được phân lập ra từ các mảng bám của răng, trong nước bọt cũng như phân của người bệnh.

2. Tác động của vi khuẩn Hp lên cơ thể

2.1. Cơ chế tác động của vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp gây ra các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng và là nguy cơ cao gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính cũng như ung thư dạ dày.

Như đã nêu ở trên, vi khuẩn Hp có khả năng tiết urease để biến đổi ure thành amoniac, amoniac chính là chìa khóa điều chỉnh chỉ số pH dạ dày và do đó làm hỏng các tế bào biểu mô, làm phá hoại lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Hp phát triển trong dạ dày, tăng quá trình viêm loét và gia tăng các triệu chứng.

Một khi vi khuẩn Hp chuyển tới cư trú ở các vị trí khác trong dạ dày, các phản ứng viêm sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.

Theo các nghiên cứu đưa ra, bệnh ung thư dạ dày chiếm 1-3% trong tổng số người nhiễm vi khuẩn Hp. Điều đó có nghĩa là không phải cứ nhiễm vi khuẩn Hp sẽ dẫn tới ung thư dạ dày nhưng là yếu tố tiềm ẩn cực cao. Thông thường ung thư dạ dày do Hp không dễ biểu hiện, hơn 80% số người có biểu hiện thì đã chuyển sang giai đoạn khá nặng.

Sự xâm nhập của vi khuẩn Hp cũng kèm theo sự xâm nhập của các đại thực bào và bạch cầu trung tính, nhờ đó gây tích tụ các cytokine gây viêm và do đó làm viêm dạ dày, tổn thương sẽ tăng dần nếu chúng ta không biết cách diệt vi khuẩn Hp là gì.

>>>> Đọc thêm: Hp Vi Khuẩn Có Lây Không? Nếu Có Thì Qua Con Đường Nào?

2.2. Triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn Hp và cách chẩn đoán

vi-khuan-hp-la-gi-4

Triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn Hp là gì?

Khi nhiễm vi khuẩn Hp, người bệnh sẽ gặp một vài các triệu chứng tương tự như các biểu hiện ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng hay ung thư dạ dày, cụ thể:

  • Đau tức vùng thượng vị, có thể đau từng cơn, đau liên tục, nặng sẽ khiến bệnh nhân đau quằn quại, cảm giác như co thắt các cơ dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày: khi dạ dày bị vi khuẩn Hp làm tổn thương sự đóng mở cơ vòng phí trên dạ dày tiếp nối với thực quản sẽ bị ảnh hưởng, rất dễ gây ra trào ngược dạ dày thực quản, làm tăng nguy cơ viêm thực quản.
  • Ợ hơi, ợ chua: do việc đẩy các khí theo đường thực quản ngược lên khoang miệng, bệnh nhân sẽ bị ợ hơi, do bản chất dịch vị dạ dày là acid nên ợ lên sẽ có mùi chua.
  • Nôn và buồn nôn: sự tấn công của vi khuẩn Hp sẽ kích thích các cơ trơn đường tiêu hóa, tăng nhu động gây buồn nôn và nôn.
  • Đầy hơi khó tiêu
  • Táo bón, đi ngoài phân đen: do sự tổn thương do vi khuẩn Hp có thể làm các vết viêm loét trong lòng dạ dày bị chảy máu, máu đó sẽ theo hệ thống tiêu hóa xuống trực tràng, hòa cùng với phân ra ngoài. Tuy nhiên do xuất huyết từ dạ dày tới trực tràng là một quãng vận chuyển dài nên máu đông vón lại, có màu đen.
  • Mệt mỏi, sụt cân, suy dinh dưỡng, chán ăn

Cách chẩn đoán vi khuẩn Hp là gì?

Một vài cách chẩn đoán vi khuẩn Hp được các bệnh viên thực hiện bạn đọc có thể tham khảo:

  • Nội soi dạ dày phát hiện vi khuẩn Hp và mức độ tổn thương của vi khuẩn lên dạ dày
  • Urea Breath Test – Test vi khuẩn Hp qua hơi thở
  • Tìm vi khuẩn Hp qua kết quả xét nghiệm máu
  • Tìm vi khuẩn Hp qua kết quả xét nghiệm phân

3. Một số phác đồ điều trị Hp theo khuyến cáo Bộ Y Tế

Mục tiêu điều trị vi khuẩn Hp theo như Bộ Y Tế ban hành và giúp bệnh nhân đã nhiễm Hp cải thiện, ngăn ngừa và loại bỏ hơn 80% lượng vi khuẩn Hp  trong dạ dày.

Mới đây nhất, Bộ Y Tế đã đưa ra 5 phác đồ điều trị có điểm giống và khác nhau để phù hợp nhất với mức độ nặng nhẹ của mỗi bệnh nhân, phù hợp với sức khỏe và tình trạng thực tế từ đó có được cách chữa trị vi khuẩn Hp tốt nhất.

vi-khuan-hp-la-gi-5

Phác đồ điều trị Hp là gì?

Phác đồ thứ nhất: phác đồ diệt Hp bằng 3 thuốc

Đây là phác đồ lần đầu tiên được sử dụng ở Mỹ với kết hợp của 3 thuốc Clarithromycin + PPI + Amoxicillin hoặc Metronidazole + PPI + Amoxicillin.

Với phác đồ này chúng ta chỉ sử dụng cho những bệnh nhân mới nhiễm vi khuẩn Hp hoặc sự tấn công của chúng lên dạ dày ở mức độ nhẹ, chưa có tổn thương nghiêm trọng.

Đối với việc sử dụng phác đồ 1, người bệnh thường được chỉ định sử dụng trong vòng 10-14 ngày, kết quả thu được là khoảng 80% vi khuẩn Hp bị tiêu diệt.

Vậy khi đã nặng lên thì cách diệt vi khuẩn Hp là gì? Cần thêm thuốc hay thay đổi nhóm thuốc khác?

Phác đồ thứ hai: phác đồ diệt Hp bằng 4 thuốc

Đây là phác đồ được ưu tiên sử dụng khi phác đồ 3 thuốc thú nhất không lại mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả thấp.

Các loại thuốc được sử dụng trong phác đồ này là sự kết hợp của 3 nhóm thuốc với các đại diện là Tetracycline, Metronidazole + PPI + Bismuth. Mặc dù tác động diệt trừ Hp được sánh tương đương với liệu pháp 1 tuy nhiên người ta nhận thấy rằng khả năng dung nạp thuốc lại không ổn định, dễ gây ra nguy cơ kháng Hp kép do sử dụng quá nhiều loại thuốc trong đó có 2 thuốc thuộc nhóm kháng sinh.

Để dễ phân nhóm bệnh nhân, bác sĩ chuyên môn cũng chia làm phác đồ 4 thuốc có sử dụng Bismuth và không sử dụng Bismuth.

  • Có sử dụng Bismuth: Tinidazol/Metronidazol + Bismuth +  PPI/Ranitidin
  • Không sử dụng Bismuth: Amoxicillin + PPI + Metronidazol + Clarithromycin

Ở phác đồ này, hiệu quả dược nâng lên tới 95% vi khuẩn Hp bị tiêu diệt trong vòng 2 tuần.

Phác đồ thứ ba: điều trị nối tiếp

Ở phác đồ này, bệnh nhân được chỉ định sử dụng liệu trình thuốc trong vòng 10 ngày. Cụ thể 5 ngày đầu tiên sử dụng kết hợp Amoxicillin và PPI, 5 ngày tiếp theo sử dụng PPI + Tinidazol + Clarithromycin.

Phác đồ thứ tư: phác đồ diệt Hp có chữa Levofloxacin

Phác đồ này được sử dụng trong trường hợp mà 2 phác đồ 4 thuốc cũng như phác đồ nối tiếp mang lại hiệu quả không đáng kể. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là khi vi khuẩn Hp kháng Levofloxacin thì hiệu lực của việc kết hợp này sẽ giảm đi đáng kể. 

Phác đồ thứ năm: phác đồ diệt Hp có chứa rifabutin đồng thời furazolidone có vai trò như phác đồ cứu nguy. Dược đề xuất sử dụng một khi các phác đồ vi khuẩn Hp kể trên không mang lại hiệu lực như mong đợi.

Chúng ta có thể tìm hiểu ý nghĩa của một số thuốc được chọn lựa trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp là gì như dưới đây.

3.1. PPI – thuốc ức chế bơm proton

PPI - Vai trò của PPI trong điều trị vi khuẩn Hp là gì?

PPI – Vai trò của PPI trong điều trị vi khuẩn Hp là gì?

Một đại diện kinh điển của nhóm này là Omeprazol, đây là thuốc chữa các bệnh dạ dày cũng như mang vai trò lớn trong điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp vô cùng phổ biến.

Bản chất của tất cả các thuốc thuộc nhóm PPI là viên bao tan trong ruột, các nhà bào chế sẽ tạo ra viên thuốc PPI chủ yếu dạng viên nang để bảo vệ chất trong quá trình đi qua dạ dày theo đường tiêu hóa.

Thuốc ban đầu ở dạng bất hoạt hay gọi là tiền thuốc, sau khi vào và giải phóng ở ruột thuốc mới có hoạt tính.

Chỉ định của các thuốc nhóm PPI:

  • Điều trị và ngăn ngừa các vấn đề của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Kết hợp trong các phác đồ để diệt vi khuẩn Hp
  • Điều trị bệnh viêm thực quản trào ngược cũng như các triệu chứng kèm theo
  • Các bệnh về dạ dày do thuốc giảm đau chống viêm không steroid
  • Bệnh Zollinger – Ellison

Cơ chế hoạt động của các thuốc nhóm PPI:

Có tác dụng giảm tiết acid dạ dày do ức chế một loại enzyme nhằm ngăn hoạt động của bơm acid H+/K+/ATPase. Thuốc có hiệu lực nhanh, kiểm soát sự tiết acid và khuyến cáo sử dụng 1 lần/ngày.

Một vài tác dụng phụ thường gặp khi uống PPI như:

  • Thường gặp: đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng, buồn nôn và nôn, viêm da phát ban
  • Ít gặp: viêm gan có hoặc không có kèm vàng da, nhiễm nấm candida tiêu hóa, dễ nhạy cảm với ánh sáng, đau nhức xương khớp
  • Rất hiếm khi xảy ra: viêm thận kẽ, hoại tử biểu bì nhiễm độc, rụng tóc, lupus ban đỏ, co thắt khí phế quản.

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc PPI: không nhai viên thuốc, sẽ làm thuốc bị mất tác dụng khi gặp phải acid dạ dày nếu không có vỏ nang bảo vệ. Hiệu quả sử dụng đơn độc PPI sẽ có trong vòng 1-2 tháng sau khi sử dụng.

3.2. Amoxicillin – cơ chế diệt vi khuẩn Hp là gì?

Amoxicillin là một loại kháng sinh được sử dụng phổ biến và trong hầu hết các phác đồ điều trị vi khuẩn Hp của các chuyên gia khuyến cáo.

Cụ thể, Amoxicillin thuộc nhóm kháng sinh penicillin beta-lactam, nó có khả năng ức chế một hoặc 1 số các enzyme tham gia trong cơ thể, đặc biệt trong quá trình tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn peptidoglycan. Do đó, khi sử dụng Amoxicillin sẽ ngăn sự hoạt hóa của enzyme, ức chế hình thành thành phần không thể thiếu – vỏ vi khuẩn Hp khiến chúng không thể tồn tại và phát triển. Từ đó, chúng ta hiểu rõ được cơ chế tiêu diệt vi khuẩn Hp là gì cũng như vai trò không thể thiếu của kháng sinh trong phác đồ điều trị 3 thuốc hoặc 4 thuốc.

amoxicillin

Amoxicillin – Tác dụng trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp là gì?

Ngoài ra, Amoxicillin còn là kháng sinh phổ thông với các công dụng khác như:

  • Điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn, không có tác dụng với virus như: viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp tính, viêm phổi cấp, viêm amidan cấp, viêm phế quản cấp, viêm bàng quang, viêm bể thận và viêm thận ở dạng cấp
  • Nhiễm trùng khớp giả
  • Chữa áp xe răng với viêm tế bào lan rộng
  • Điều trị bệnh lyme
  • Diệt trừ vi khuẩn Hp

Trong quá trình người bệnh sử dụng kháng sinh Amoxicillin sẽ có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Khi dùng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển cho các sinh vật không nhạy cảm ví dụ như viêm đại tràng do dùng Amoxicillin kéo dài đã được báo cáo. Do đó cần thận trọng sử dụng cho các bệnh nhân tiêu chảy nếu dùng lâu dài.
  • Các tác dụng không mong muốn thường gặp: tiêu chảy, buồn nôn và nôn, viêm da phát ban, nổi mề đay trên da
  • Hiếm gặp như: viêm gan có vàng da do ứ mật, nhiễm nấm candida ở da, giảm bạch cầu, phù mạch phản vệ, co giật chóng mặt, viêm đại tràng, viêm thận kẽ.

>>>> Tham khảo thêm: Chữa Hp An Toàn, Hiệu Quả Bằng 6 Bài Thuốc Tới Từ Dân Gian

3.3. Clarithromycin – kháng sinh diệt Hp

Clarithromycin cũng là một loại kháng sinh góp mặt trong phác đồ diệt Hp, đây là một đại diện của nhóm kháng sinh erythromycin A. Cơ chế kháng khuẩn của Clarithromycin là tạo ra liên kết với ribosom ở vi khuẩn nhạy cảm (ở đây là vi khuẩn Hp) nhằm ngăn chặn sự tổng hợp protein của chúng. 

Clarithromycin dược đánh giá là kháng sinh mạnh có tác dụng trên cả hai loại khuẩn gram âm và dương với phổ khá rộng.

Trong điều trị đơn độc, Clarithromycin được chỉ định trong các trường hợp cụ thể như:

  • Viêm họng do vi khuẩn, không có tác dụng trong các loại viêm do virus
  • Viêm xoang cấp do vi khuẩn
  • Điều trị tình trạng mắc phải viêm phổi trong cộng đồng
  • Chữa trị các đợt cấp của viêm phế quản mạn tính 
  • Kết hợp với các thuốc trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp: khi kết hợp với omeprazol (PPI), giá trị pH trung bình của dạ dày sẽ tăng lên 5,7 trong vòng 24h.

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp khi Clarithromycin:

  • Thường gặp: viêm tĩnh mạch, mất ngủ, giãn mạch, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng khó tiêu, buồn nôn
  • Ít gặp: nhiễm nấm candida, nhiễm trùng âm đạo, phản ứng phản vệ, chán ăn, lo lắng, hồi hộp, tăng bạch cầu ái toan, chóng mặt, ù tai, có nguy cơ gặp các vấn đề về tim như rung tim rung thất rung nhĩ, có khả năng gặp các bệnh như hen suyễn
  • Hiếm gặp: mất bạch cầu hạt, nhầm lẫn, rối loạn tâm thần, rối loạn nhịp tim

3.4. Bismuth – thuốc bảo vệ màng nhầy dạ dày

Bismuth là thuốc bảo vệ màng nhầy dạ dày được sử dụng nhiều nhất trong các thuốc bảo vệ dạ dày. Công dụng của thuốc là dùng để tăng tiết lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh sự thâm nhập của vi khuẩn Hp tiến triển và phá hoại. Đó là lý do tại sao mà các hợp chất Bismuth được đưa vào phác đồ điều trị Hp theo như khuyến cáo.

Đối với lớp màng nhầy, Bismuth hay CBS sẽ gắn vào chất nhầy dạ dày để tạo ra hàng rào bảo vệ niêm mạc. Còn đối với vi khuẩn Hp thì thuốc sẽ có tác dụng trực tiếp lên vi khuẩn, cô đặc các thành phần bên trong tế bào vi khuẩn, sau đó, vi khuẩn sẽ mất khả năng bám dính vào niêm mạc và không thể ẩn nấp vào trong lớp chất nhầy nữa. Khi vi khuẩn Hp thoát ra khỏi màng nhầy, các thuốc thuộc nhóm kháng sinh sẽ tiêu diệt chúng.

4. Cách bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn Hp là gì?

cách phòng tránh

Cách phòng tránh vi khuẩn Hp và những điều cần biết

Chúng ta đã biết ảnh hưởng của vi khuẩn Hp là gì, tác hại của chúng lên cơ thể ra sao và cách chữa như thế nào. Do đó, để bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn Hp mỗi người phải biết được cách phòng tránh sao cho hiệu quả nhất. Dưới đây là một vài cách tốt và mang lại kết quả khả thi trong phòng tránh vi khuẩn Hp:

  • Tránh sử dụng các thực phẩm gây hại như bia rượu, thuốc lá, đồ chua cay nóng do điều này làm tăng nguy cơ cho sự phát triển của vi khuẩn Hp
  • Ăn uống vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt khi tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với những người đang bị Hp vì đây là loại vi khuẩn có thể lây lan qua đường nước bọt, phân – miệng
  • Trong các cơ sở y tế có nội soi dạ dày, cần đảm bảo thiết bị y tế sạch sẽ và đạt chuẩn.
  • Nếu có nguy cơ cao mắc các bệnh dạ dày hoặc nhiễm vi khuẩn Hp, nên thực hiện khám định kỳ thường xuyên 3-6 tháng/lần để tránh để chúng phá hủy tới mức độ tổn thương nặng

>>>> Tìm hiểu ngay: Bị Viêm Dạ Dày Có Hp, Cần Ăn Gì Để Tình Trạng Bệnh Nhanh Chóng Cải Thiện

Kết luận

Qua bài viết này chúng ta đã hiểu rõ hơn vi khuẩn Hp là gì và chúng tồn tại, phát triển và gây tổn thương nguy hiểm như thế nào với cơ thể con người. Ngoài ra bạn đọc đã được cung cấp thông tin về các phác đồ điều trị vi khuẩn Hp đang được thực hành tại Việt Nam và thế giới cũng như vai trò của các thuốc đó lên sức khỏe con người. Để có thể giải đáp nhiều thắc hơn của bạn đọc xin hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 18006091 để Scurma Fizzy giải đáp bằng kinh nghiệm tới từ các chuyên gia hàng đầu của lĩnh vực này.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091