Viêm Dạ Dày Hp Dương Tính Có Nguy Hiểm Không

Viêm Dạ Dày Hp Dương Tính Có Nguy Hiểm Không

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến viêm và loét. Ở điều kiện bình thường, bên trong dạ dày được bao bọc bảo vệ bởi lớp dịch nhầy, nhưng vì một vài nguyên nhân nào đó mà lớp bảo vệ này bị mất đi. Kết quả làm lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn dẫn tới lớp mô bên dưới bị lộ ra, đó chính là biểu hiện của tình trạng viêm loét dạ dày. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm dạ dày, trong đó có nguyên nhân do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori). Và một câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm đó là viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không? Để làm giải đáp thắc mắc này, chúng tôi đã có những tìm hiểu nghiên cứu trong bài viết dưới đây với mong muốn có thể giúp ích được cho bạn đọc.viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không

1. Triệu chứng bệnh Viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày được nhận biết với các dấu hiệu như:

  • Đau bụng vùng thượng vị là dấu hiệu nhận biết chính của bệnh, cơn đau thường kéo dài, cảm giác đau âm ỉ hoặc xuất hiện thành từng cơn đi kèm cảm giác bỏng rát. Cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói, bụng rỗng hoặc vào ban đêm khi ngủ, có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không

Đau vùng thượng vị

  • Ợ hơi, ợ chua, dạ dày dội lên một cảm giác nôn nao vô cùng khó chịu.
  • Mất ngủ, ngủ chập chờn chủ yếu do nguyên nhân viêm loét dạ dày gây đau.
  • Rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, táo bón, nguyên nhân là do chức năng tiêu hóa của dạ dày không ổn định.

Tuy nhiên, bệnh viêm dạ dày không phải lúc nào cũng đều biểu hiện ra thành các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng, nhất là trường hợp viêm do nhiễm vi khuẩn Hp.

2. Những nguyên nhân gây bệnh Viêm dạ dày

Có rất nhiều yếu tố có khả năng gây ra viêm dạ dày, có thể liệt kê ra đây một số nguyên nhân chủ yếu như:

  • Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Loại vi khuẩn này sinh sống và phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày người. Độc tố mà chúng tiết ra làm phá hủy lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc. Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính tiến triển thành loét hoặc ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không

Do nhiễm vi khuẩn Hp

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm trong thời gian dài: Các loại thuốc giảm đau và kháng viêm  khi sử dụng kéo dài có thể gây ức chế các chất tiết bảo vệ niêm mạc dạ dày dẫn đến niêm mạc bị tổn thương gây  đau và viêm loét.
  • Căng thẳng thần kinh, stress: Các trạng thái mà thần kinh bị ức chế như: Căng thẳng, buồn phiền, tức giận, lo lắng, sợ hãi mà không được kiểm soát có thể khiến dạ dày dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương gây viêm loét dạ dày.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Bữa ăn không đúng giờ giấc, ăn không điều độ, ăn quá no hoặc để bụng quá đói dễ làm cho sự co bóp của dạ dày không còn được nhịp nhàng, acid dạ dày cũng tiết nhiều hơn.
  • Tuổi tác: Theo sinh lý tự nhiên, lớp niêm mạc dạ dày của người già có xu hướng mỏng dần theo thời gian, thêm vào đó người già có hệ miễn dịch yếu hơn nên nguy cơ nhiễm H. pylori cũng cao hơn so với người trẻ. Do vậy mà nguy cơ viêm dạ dày ở người cao tuổi cũng tăng lên.
  • Uống quá nhiều rượu, bia: Các thức uống có cồn có khả năng làm kích ứng và bào mòn lớp niêm mạc dạ dày làm cho chúng dễ bị tổn thương bởi dịch tiêu hóa. Những người uống rượu nhiều có nguy cơ cao bị viêm dạ dày cấp tính.
  • Viêm dạ dày tự miễn là hiện tượng nhầm lẫn của cơ thể, cơ thể tự tạo ra những đáp ứng nhằm tấn công các tế bào niêm mạc khỏe mạnh ở dạ dày, điều này làm cho hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Rối loạn này thường liên quan đến tình trạng thiếu vitamin B12. Một số rối loạn tự miễn khác gặp trong bệnh Hashimoto và đái tháo đường tuýp 1 cũng có thể tăng nguy cơ bị viêm dạ dày.

>>>>> Xem thêm: Viêm Dạ Dày Hp Gây Ảnh Hưởng Xấu Nghiêm Trọng Tới Sức Khỏe Như Thế Nào

3. Viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không?

3.1 Viêm dạ dày vi khuẩn Hp dương tính là gì?

Vi khuẩn Hp dương tính là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori). Vi khuẩn này tồn tại và sinh sôi trong niêm mạc của dạ dày.

Xét nghiệm vi khuẩn Hp là tiêu chuẩn chẩn đoán quan trọng nhằm xác định nguyên nhân gây viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày,… Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, nhân viên ý tế sẽ tiến hành nuôi cấy vi khuẩn và xây dựng kháng sinh đồ tương ứng.

Khi mắc phải bệnh lý viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không? Vi khuẩn Hp được xếp vào loại vi khuẩn có đặc tính kháng thuốc cao, không nhạy cảm với một số loại kháng sinh. Hơn nữa, khi bị nhiễm loại vi khuẩn này, chúng có thể bài tiết độc tố gây phá hủy màng bảo vệ niêm mạc, tăng cường quá trình ăn mòn của dịch vị và làm tăng nguy cơ gây nên các biến chứng nguy hiểm.

3.2 Viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không? – Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp không có sẵn trong bộ máy tiêu hóa mà chủ yếu lây nhiễm từ bên ngoài. Môi trường sống của chúng rất phong phú, không chỉ tồn tại trong dạ dày mà còn hiện diện trong phân, nước bọt, thức ăn, đất và nguồn nước. Vì vậy, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn khi ăn uống kém vệ sinh hoặc tiếp xúc thân mật với người nhiễm bệnh. Đặc biệt, ăn uống chung với người mắc bệnh có khả năng lây nhiễm vi khuẩn cao.

Viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không

Vi khuẩn Hp có thể lây qua đường ăn uống

3.3 Viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không? – Cách xét nghiệm vi khuẩn Hp

Khi xâm nhập vào đến dạ dày, vi khuẩn Hp bám vào niêm mạc, chúng bài tiết men urease nhằm trung hòa acid dịch vị và phá vỡ màng bảo vệ thành dạ dày. Khi màng bảo vệ bị suy yếu tạo điều kiện cho axit xâm lấn, ăn mòn và gây tổn thương các mô. Do đó khi nhiễm vi khuẩn này, đường tiêu hóa của bệnh nhân sẽ phát sinh một số triệu chứng bất thường. Nếu bị mắc phải tình trạng viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không? Trong một số trường hợp, kết quả xét nghiệm Hp dương tính nhưng vi khuẩn Hp chỉ tồn tại một số lượng nhất định trong dạ dày và không thể hiện thành bệnh.

3.3.1. Dựa vào triệu chứng lâm sàng

Dưới đây là một vài triệu chứng mà bạn có thể cảm nhận thấy nếu như bị các bệnh lý liên quan đến dạ dày nói chung và viêm dạ dày Hp nói riêng:

  • Dạ dày cồn cào, nóng rát
  • Đau thượng vị
  • Bụng đầy trướng, ăn uống không tiêu
  • Chán ăn
  • Ợ hơi
  • Đau bụng âm ỉ, đặc biệt là khi bụng rỗng

Nếu vi khuẩn Hp đã có thời gian sinh sôi và tấn công gây tổn thương niêm mạc, các triệu chứng trên có thể xuất hiện với tần suất ngày một thường xuyên hơn và mức độ cũng nặng nề hơn.

3.3.2. Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán

Thực tế, chẩn đoán xác định vi khuẩn Hp dương tính thông qua các triệu chứng lâm sàng thường không chính xác vì triệu chứng không điển hình. Vì vậy, để thu được kết quả đáng tin cậy nhất, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Khi nhiễm xoắn khuẩn Hp, hệ miễn dịch sẽ có đáp ứng chống lại bằng cách sản sinh kháng thể nhằm ức chế vi khuẩn. Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho biết có thể có sản sinh kháng thể kháng vi khuẩn Hp hay không.
    Xét nghiệm máu

    Xét nghiệm máu

  • Xét nghiệm phân: Vi khuẩn Hp có thể lẫn vào thức ăn, qua ruột rồi theo phân đào thải qua phân. Vì vậy, xét nghiệm phân để tìm sự hiện diện của vi khuẩn.
  • Test hơi thở: Test hơi thở là kỹ thuật chẩn đoán vi khuẩn Hp đơn giản, dễ thực hiện và cho kết quả nhanh chóng, chính xác. Để thực hiện kỹ thuật này, bạn sẽ được cho uống dung dịch ure và thổi hơi thở vào thiết bị chẩn đoán.
    Test hơi thở

    Test hơi thở

  • Nội soi dạ dày: Nội soi là biện pháp quan trọng và quyết định trong chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp. Thông qua kỹ thuật này có thể phát hiện các ổ viêm loét và những bất thường ở niêm mạc tiêu hóa.
    Nội soi dạ dày

    Nội soi dạ dày

  • Ngoài ra, có thể sinh thiết mô, sau đó đem xét nghiệm và nuôi cấy để xây dựng kháng sinh đồ.

>>>>>> Đọc ngay: Phác Đồ Năm 2021 Dùng Điều Trị Viêm Dạ Dày Cấp

3.4 Viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không?

Nếu bị viêm dạ dày với trường hợp Hp âm tính thì điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng và phục hồi tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên nếu dương tính với vi khuẩn này, bạn sẽ được điều trị bằng kháng sinh với phác đồ thích hợp để diệt trừ vi khuẩn và phòng ngừa biến chứng.

Chủng vi khuẩn này đặc tính kháng thuốc cao. Vì vậy cần tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị để giảm tỷ lệ kháng thuốc và giảm biến chứng.

Bệnh lý viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không? Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày – tá tràng, có thể dẫn đến thủng và xuất huyết dạ dày.

Các biến chứng có thể xảy ra do nhiễm vi khuẩn Hp:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: Vi khuẩn Hp có khả năng bài tiết Enzyme urease và các độc tố gây phá hủy màng nhầy bảo vệ niêm mạc, kích thích axit bài mòn và gây viêm loét thành dạ dày. Thống kê cho thấy, có khoảng 80 – 85% trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng cho kết quả dương tính với vi khuẩn Hp.
  • Xuất huyết dạ dày: Khi ổ loét tiến triển nặng dần gây vỡ tĩnh mạch và dẫn đến tình trạng xuất huyết. Xuất huyết dạ dày là tình trạng bệnh thể hiện mức độ nghiêm trọng, xuất huyết gây mất máu nhiều, sốc và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không

Xuất huyết dạ dày

  • Thủng dạ dày: Thủng dạ dày là biến chứng ở mức độ nặng nề. Biến chứng này xảy ra dưới tác động của vi khuẩn Hp phát triển mạnh kết hợp với các yếu tố đi kèm như người bệnh sử dụng rượu bia, thuốc NSAIDs,… khiến thành dạ dày bị loét thêm và hình thành lỗ thủng.
viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không

Thủng dạ dày

  • Ung thư dạ dày: kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã đưa ra được kết luận về mối quan hệ giữa Hp dương tính với nguy cơ ung thư dạ dày. Cơ chế gây ung thư được cho là do vi khuẩn làm teo niêm mạc, kích thích tế bào loạn sản và biến đổi thành tế bào ung thư.
Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh

Như vậy, viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, vi khuẩn Hp được xem là tác nhân chính gây ra các vấn đề ở dạ dày và các cơ quan khác trong hệ thống tiêu hóa. Do đó khi được chẩn đoán Hp dạ dày dương tính, cần tiến hành điều trị sớm theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Phương pháp điều trị khi bị viêm dạ dày có xét nghiệm Hp dương tính

Mục tiêu chính của điều trị Hp dạ dày dương tính là tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, làm lành ổ viêm loét (nếu có), cải thiện triệu chứng lâm sàng và phòng ngừa các di chứng nặng nề có thể xảy đến với bệnh nhân. Mặc dù việc tiêu diệt vi khuẩn Hp khá khó khăn do chúng có khả năng kháng thuốc cao nhưng nếu tuân thủ điều trị, sẽ diệt được vi khuẩn sau 10 – 14 ngày.

4.1. Phác đồ đầu tay

Trước khi bắt đầu áp dụng điều trị, bạn cần thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng, tình trạng sức khỏe và danh sách các thuốc, thực phẩm chức năng, phương pháp trị liệu đang sử dụng để được chỉ định phác đồ phù hợp. Đối với điều trị lần đầu, phác đồ có thể gồm 3 thuốc hoặc 4 thuốc tùy vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Việc điều trị cần được tiến hành nhanh chóng sau khi đã có chẩn đoán xác định.

Phác đồ 3 thuốc cơ bản:

  • Bao gồm thuốc PPI + Clarithromycin 500mg + Amoxicillin 1g
  • Bệnh nhân dùng thuốc 2 lần/ ngày, liên tục 10 – 14 ngày

Phác đồ kế tiếp (được áp dụng khi phác đồ 3 thuốc cơ bản không cho hiệu quả điều trị mong muốn)

  • Trong 5 ngày đầu sử dụng PPI kết hợp Amoxicillin
  • 5 ngày tiếp theo, sử dụng PPI + Amoxicillin + Tinidazole

Phác đồ 3 thuốc không có Clarithromycin:

  • Phác đồ này được được sử dụng cho bệnh nhân có sử dụng kháng sinh Clarithromycin trong thời gian gần đây
  • Phác đồ bao gồm PPI + Amoxicillin 1g + Metronidazole 500mg

Phác đồ 3 thuốc có Clarithromycin:

  • Phác đồ này được sử dụng cho bệnh nhân không sử dụng kháng sinh Clarithromycin trong thời gian gần đây
  • Phác đồ bao gồm PPI + Amoxicillin 1g + Clarithromycin 500mg

Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth:

  • Mỗi lần uống Amoxicillin 1g + PPI + Tinidazole hoặc Metronidazole 1g +  Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày.
  • Sử dụng thuốc trong 10 ngày

Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: Phác đồ này được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không sử dụng được kháng sinh penicillin (Amoxicillin) hoặc kháng phác đồ 3 thuốc

  • Mỗi lần uống Bismuth 240mg + PPI  + Tetracycline 500mg  + Metronidazole 500mg hoặc Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày
  • Liệu trình điều trị trong 14 ngày.

4.2. Phác đồ điều trị lần 2

Nếu phác đồ điều trị đầu tay thất bại, có thể áp dụng các phác đồ lần 2 sau:

  • Phác đồ 4 thuốc có Bismuth dùng trong 14 ngày nếu chưa từng áp dụng phác đồ này
  • Nếu phác đồ trên không đem lại hiệu quả, sử dụng PPI + Levofloxacine 250mg + Amoxicillin 1g, ngày uống 2 lần.

4.3. Phác đồ cứu vãn

Phác đồ cứu vãn là trường hợp dành riêng cho bệnh nhân thất bại trong 2 lần điều trị và vi khuẩn có khả năng kháng thuốc. Đối với trường hợp này, cần phải tiến hành nuôi cấy vi khuẩn nhằm xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh và xây dựng kháng sinh đồ mới.

Các phác đồ cứu vãn:

  • Bệnh nhân chưa điều trị theo phác đồ 3 thuốc cơ bản
  • Sử dụng phác đồ 3 thuốc có Levofloxacine
  • Phác đồ 4 thuốc có Bismuth

5. Chế độ sinh hoạt dành cho bệnh nhân viêm dạ dày Hp dương tính

Khi nhiễm viêm dạ dày vi khuẩn Hp dương tính, việc bạn cần làm là xây dựng chế độ chăm sóc khoa học với mục tiêu hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa và ngăn ngừa sự tiến triển nặng hơn của ổ viêm loét. Ngoài ra, chế độ chăm sóc đúng cách còn giúp ngăn ngừa biến chứng, tăng tốc độ phục hồi bệnh và giúp phác đồ điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Chế độ chăm sóc đối với người bị Hp dạ dày dương tính, bao gồm:

  • Hạn chế đến mức tối đa sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống kích thích dạ dày tăng tiết axit và co bóp quá mức như rượu bia, nước ngọt có gas, thực phẩm chứa nhiều axit , đồ ăn chiên xào, đồ ăn cay nóng, thực phẩm giàu chất béo,…
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Dừng ngay những thói quen xấu tác động đến dạ dày như hút thuốc lá, thức khuya, căng thẳng quá mức.
  • Hạn chế vận động ngay sau khi ăn, ăn uống vừa phải, không ăn quá no cũng không nên nhịn bữa, không bỏ bữa mà cấn ăn uống đúng giờ giấc.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Trong thời gian điều trị, để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác, bạn nên ăn uống riêng, tránh dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
  • Sử dụng một số thảo dược gần gũi có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và tái tạo niêm mạc dạ dày như nghệ, mật ong, lô hội, cam thảo,…
  • Trong thời gian điều trị Hp dạ dày dương tính, nếu muốn sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng vì chúng có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Luyện tập thể thao hằng ngày đem lại một sức khỏe tốt, một hệ miễn dịch khỏe mạnh góp phần hỗ trợ ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp.

>>>>> Tìm hiểu thêm: Bị Viêm Dạ Dày Nên Ăn Gì – Top 10 Loại Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Người Viêm Dạ Dày.

Duy trì lối sống lành mạnh

Duy trì lối sống lành mạnh

Viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không? Viêm dạ dày Hp dương tính mặc dù là nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt nếu can thiệp điều trị sớm. Nếu không điều trị dứt điểm, vi khuẩn có thể gây tổn thương niêm mạc nghiêm trọng dẫn đến loét, xuất huyết và thủng dạ dày. Ngoài ra, độc tố của vi khuẩn tiết ra lâu ngày có thể kích thích tế bào biến đổi bất thường và làm tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy khi được chẩn đoán viêm dạ dày Hp dương tính, bạn cần tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không, nguyên nhân dẫn đến và phương pháp điều trị bệnh. Chúng tôi hy vọng bài viết đã giúp bạn phần nào giải thắc mắc viêm dạ dày Hp dương tính có nguy hiểm không? . Nếu bạn đang gặp phải tình trạng bệnh này hoặc vẫn còn những băn khoăn cần làm sáng tỏ, nào hãy nhanh chóng liên hệ HOTLINE 18006091 để được các bác sĩ, dược sĩ tư vấn chi tiết hơn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091