Viêm Xung Huyết Niêm Mạc Dạ Dày Nguy Hiểm Như Thế Nào
Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày nguy hiểm như thế nào? Các vấn đề cần biết về viêm xung huyết niêm mạc dạ dày
Trong cuộc sống ở xã hội hiện đại ngày nay, tỉ lệ người mắc các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa nói chung hay các bệnh về dạ dày nói riêng ngày càng gia tăng. Điều đó là do sự tăng dần về thói quen sống cũng như ăn uống thiếu khoa học của giới trẻ ngày nay. Trong đó viêm xung huyết niêm mạc dạ dày là một tính trạng bệnh chiếm tỉ lệ cũng khá cao trong số này, gây nên những điều vô cùng bất lợi đến cuộc sống cũng như sức khỏe, nếu nặng hơn có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Xung huyết dạ dày không phải là một vấn đề hiếm gặp. Nó sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị và chữa trị kịp thời. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng tránh và khắc phục bệnh là việc mỗi chúng ta cần làm ngay bây giờ.
1.Giới thiệu chung về cấu tạo và chức năng của dạ dày
Dạ dày là một cơ quan nằm ở phía bên trái của vùng bụng trên hay còn gọi là vùng thượng vị. Dạ dày là nơi tiếp nhận thức ăn từ thực quản. Khi thức ăn đi đến hết phần thực quản, nó sẽ đi vào dạ dày thông qua một van cơ được gọi là cơ vòng thực quản dưới (LES).
1.1.Cấu tạo của dạ dày
Dạ dày của con người được chia chủ yếu thành các phần chính sau: phần tâm vị; phần đáy vị; phần thân vị-là phần trung tâm và lớn nhất của dạ dày; phần hang vị và cuối cùng là môn vị-là một chỗ hẹp nơi dạ dày nối liền với ruột non. Mỗi phần tâm vị và môn vị của dạ dày sẽ có một cơ vòng để giữ cho dạ dày được đóng kín và chứa thức ăn bên trong, ngoại trừ những lúc cần thiết sẽ mở ra cho thức ăn đi qua. Nhờ vào cấu trúc này, thức ăn sẽ được chứa đựng kín bên trong dạ dày cho đến khi diễn ra các quá trình tiêu hóa tiếp theo.
1.2.Chức năng của dạ dày
Dạ dày thực hiện 3 chức năng chính: là nơi lưu trữ tạm thời thức ăn sau khi nó đi từ thực quản xuống dạ dày; nơi thực hiện quá trình nhào trộn và phân hủy thức ăn bằng cách co giãn các lớp cơ trong thành dạ dày và sau cùng là tiêu hóa thức ăn.
Dạ dày có khả năng giãn ra hoặc co bóp lại tùy thuộc vào lượng thức ăn chứa bên trong dạ dày. Trên tế bào thành dạ dày có chứa lớp màng nhầy dày với vô số tuyến dạ dày nhỏ, các tuyến này sẽ tiết ra một hỗn hợp các enzym và axit clohydric để thực hiện quá trình tiêu hóa protein và chất béo trong thức ăn.
2.Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày là tình trạng như thế nào?
Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày hay đôi khi gọi là xuất huyết dạ dày là một biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu tình trạng bệnh diễn biến đến mức nặng hơn, hay tình trạng này xảy ra lâu ngày dài tháng mà không được điều trị kịp thời. Đây là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét, mạch máu tại các vùng bị viêm giãn nở do máu đông lại và do viêm nhiễm quá nhiều.
Nếu các vết loét không được điều trị triệt để có thể diễn tiến trầm trọng hơn và dẫn đến xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày). Ở những trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
3.Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày có thể gây nguy hiểm đến mức độ như thế nào?
Xung huyết dạ dày liệu có gây nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà đối với những người mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày thì đây quả thực là vấn đề rất được quan tâm.
Câu trả lời là tất nhiên, bệnh sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và dược điều trị đúng cách, kịp thời. Một số tác hại của viêm xung huyết dạ dày như:
-Gây nên đau dạ dày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của con người
-Nếu tiến triển nặng hơn, có thể gây nên viêm, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay thậm chí thủng dạ dày
-Hậu quả nghiêm trọng nhất là có thể gây nên ung thư dạ dày, đe dọa đến tính mạng của người mắc viêm xung huyết niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, khi dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng do viêm nhiễm, xung huyết sẽ khiến các cơ quan khác trong cơ thể bị ảnh hưởng, thậm chí dẫn đến các biến chứng gây nên các tình trạng bệnh khác nguy hiểm hơn nữa.
>>>>>> Đọc thêm: Xung Huyết Dạ Dày Là Tình Trạng Gì? Nó Nguy Hiểm Như Thế Nào Với Sức Khỏe
4.Các triệu chứng của viêm xung huyết niêm mạc dạ dày là gì?
Xung huyết dạ dày ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh bởi vì nó có thể gây nên những cơn đau thượng vị thường xuyên và kéo dài khiến người bệnh khó chịu và đặc biệt có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý người mắc. Bệnh còn gây chảy máu khiến người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp… Nếu không được cấp cứu kịp thời thậm chí sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Xung huyết dạ dày nếu ở những giai đoạn đầu còn nhẹ, không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó phát hiện. Đến khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu dưới đây, hãy đi khám ngay vì rất có thể cơ thể đang gặp tình trạng xung huyết dạ dày.
-Đau vùng thượng vị, đau từng cơn nhẹ đến đau dữ dội, khó chịu. Nếu bệnh nặng, người bệnh có thể bị đau khắp vùng bụng.
-Buồn nôn hoặc nôn ra máu
-Ợ hơi, ợ chua là triệu chứng điển hình của bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày.
-Nhiều trường hợp có triệu chứng chảy máu nướu, bề mặt rêu trắng.
-Đi tiêu phân đen cũng là triệu chứng của bệnh xung huyết dạ dày
-Các triệu chứng này rất khó phân biệt với bệnh lỵ
5.Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày có thể được chữa khỏi không?
Xung huyết dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện ngay từ trong giai đoạn đầu của bệnh. Lưu ý rằng người bệnh không được chủ quan dù bất cứ lý do gì vì nếu bệnh nặng có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và biến chứng thành ung thư dạ dày có thể dẫn đến tử vong.
Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là việc cần làm ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân.
6.Các nguyên nhân gây nên viêm xung huyết niêm mạc dạ dày mà mọi người nên biết
Xung huyết dạ dày có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân đó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta nên cần đặc biệt lưu ý đến. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể gây ra viêm xung huyết niêm mạc dạ dày.
6.1.Chế độ ăn uống thiếu khoa học
-Một trong những yếu tố thuộc top đầu các nguyên nhân gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày phải kể tới thói quen ăn uống. Việc thường xuyên sử dụng đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ như rượu, bia là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm xung huyết niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, ăn nhiều đồ cay nóng có thể gây xung huyết.
-Vì trong rượu bia có chứa cồn có thể dẫn đến lượng chất nhày ở lớp niêm mạc dạ dày bị giảm đi đáng kể và khiến chúng bị bào mòn, gây tổn thương nên do đó rượu cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến xung huyết dạ dày.
6.2.Do vi khuẩn Helicobacter Pylori H.P
Đây là một loại vi khuẩn chính gây nên các bệnh về lý liên quan đến dạ dày.
Chúng tồn tại trong môi trường axit và có thể cư trú trên lớp niêm mạc dạ dày. Tại đây, vi khuẩn HP sản sinh ra các enzym làm hư hỏng đi lớp niêm mạc và tiêu hủy màng tế bào. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét và xung huyết dạ dày.
6.3.Do các yếu tố liên quan thần kinh
Căng thẳng, stress kéo dài hay mất ngủ thường xuyên sẽ làm tăng tiết Adrenalin. Chất Adrenalin này làm lớp niêm mạc dạ dày có lại, tăng tiết dịch vị, dẫn đến tổn thương niêm mạc và gây xung huyết dạ dày cũng như một số bệnh khác như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét môn vị…
6.4.Tác dụng phụ của việc dùng thuốc
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau đặc biệt trong thời gian dài sẽ là tăng nguy cơ phá hủy lớp niêm mạc dạ dày và khiến dạ dày bị tổn thương.
Đây cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng xung huyết dạ dày.
>>>>>> Xem thêm: Viêm Xung Huyết Dạ Dày Và Các Nguyên Nhân Triệu Chứng Không Ngờ Tới
7.Các phương pháp giúp chẩn đoán viêm xung huyết niêm mạc dạ dày
7.1.Chẩn đoán lâm sàng xung huyết lớp niêm mạc của dạ dày
Việc chẩn đoán tình trạng viêm xung huyết niêm mạc dạ dày cũng giống như hầu hết các bệnh lý khác sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đã nêu trên, điển hình là các triệu chứng như đau vùng thượng vị kéo dài hay dai dẳng, thường xuyên ợ chua, ợ hơi hay đi tiêu phân đen,… Sau đó, các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng có thể được thực hiện giúp chẩn đoán xác định xung huyết lớp niêm mạc của dạ dày.
7.2.Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng xung huyết dạ dày
7.2.1.Phương pháp chụp X quang có sử dụng chất cản quang
Đây là phương pháp thường sử dụng để chụp X quang đường tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non (còn được gọi là tá tràng). Hình ảnh được tạo ra bằng cách soi huỳnh quang và một chất cản quang uống qua đường miệng như bari.
Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị các tình trạng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Chụp ảnh bằng tia X cho một phần cơ thể tiếp xúc với một liều lượng nhỏ bức xạ ion hóa để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Khi đường tiêu hóa trên được phủ bari, X quang có thể xem và đánh giá giải phẫu và chức năng của thực quản, dạ dày và tá tràng, có thể cho phép nhìn thấy các cơ quan nội tạng đang chuyển động.
Ngoài việc uống bari, một số bệnh nhân còn được tiêm tinh thể baking soda để cải thiện chất lượng hình ảnh hơn nữa. Đôi khi, một số bệnh nhân được dùng các dạng thuốc cản quang uống qua đường miệng khác, thường có chứa iốt. Các chất cản quang thay thế này có thể được sử dụng nếu bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật đường tiêu hóa, hoặc bị dị ứng với các chất cản quang khác. Các chuyên gia y tế sẽ xác định loại chất cản quang nào sẽ được sử dụng.
7.2.2.Phương pháp nội soi dạ dày
Phương pháp thực hiện nội soi dạ dày thường mất ít hơn 15 phút, đôi khi có thể mất nhiều thời gian hơn nếu phương pháp này được sử dụng để điều trị bệnh.
Trước khi được tiến hành nội soi dạ dày, thực quản của chúng ta sẽ được làm tê bằng thuốc xịt gây tê tại chỗ. Một số trường hợp có thể dùng đến thuốc an thần. Trong quá trình thực hiện, chúng ta sẽ vẫn tỉnh táo, nhưng sẽ có một chút buồn ngủ và có thể bị giảm nhận thức về quá trình đang xảy ra những gì.
Bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật sẽ đặt ống nội soi – đây là một ống mỏng, dài vào phía trong miệng của người được nội soi và yêu cầu bệnh nhân nuốt phần đầu của ống. Sau đó, nó sẽ được dẫn xuống thực quản và vào dạ dày của chúng ta. Ống nội soi có đèn chiếu và camera ở một đầu. Máy ảnh sẽ gửi hình ảnh bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng của chúng ta đến một màn hình.
Quá trình này không gây đau đớn, nhưng đôi khi nó có thể gây khó chịu. Trong quá trình thực hiện có thể lấy mẫu mô tại dạ dày để tiến hành sinh thiết. Những mẫu này được phân tích để tìm xem có nhiễm vi khuẩn H. pylori hay không. Phương pháp chẩn đoán này thường không được dùng nếu chỉ để chẩn đoán nhiễm H. pylori vì đây là phương pháp xâm lấn, nhưng nó có thể được sử dụng để chẩn đoán loét do H. pylori hoặc nếu cần, để loại trừ các bệnh lý về đường tiêu hóa khác.
7.2.3.Các biện pháp không xâm lấn giúp chẩn đoán nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori
Các xét nghiệm được sử dụng giúp chẩn đoán xác định xem có bị nhiễm H. pylori hay không bao gồm:
-Xét nghiệm máu. Phân tích mẫu máu có thể giúp phát hiện tình trạng nhiễm H. pylori trong cơ thể. Tuy nhiên, xét nghiệm hơi thở và phân sẽ có kết quả tốt hơn trong việc phát hiện nhiễm khuẩn H. pylori hơn là xét nghiệm máu.
-Kiểm tra hơi thở. Trong quá trình kiểm tra hơi thở, chúng ta sẽ được nuốt một viên thuốc hay chất lỏng có chứa các phân tử cacbon. Nếu cơ thể đang bị nhiễm H. pylori, cacbon sẽ được giải phóng. Cơ thể sẽ hấp thụ cacbon và thải ra ngoài khi chúng ta thở ra vào một chiếc túi. Các chuyên gia y tế sẽ sử dụng một thiết bị đặc biệt để phát hiện các phân tử carbon.
Các loại thuốc như thuốc ức chế bơm proton (PPI), bismuth subsalicylate hay kháng sinh có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm này. Nên ngừng dùng những loại thuốc đó trong vòng một hoặc hai tuần trước khi tiến hành làm xét nghiệm.
-Xét nghiệm phân. Một xét nghiệm trong phòng thí nghiệm được gọi là xét nghiệm kháng nguyên trong phân để tìm các protein lạ (kháng nguyên) liên quan đến nhiễm vi khuẩn H. pylori.
8.Tìm hiểu các biện pháp giúp điều trị và phòng ngừa viêm xung huyết niêm mạc dạ dày
Việc điều trị và phòng ngừa xuất huyết niêm mạc dạ dày nên bắt đầu từ việc xác định nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh, từ đó mới có thể giúp điều trị nguyên nhân, ngăn ngừa bệnh tái phát một cách tốt nhất
8.1.Thay đổi chế độ lối sống và chế độ ăn uống
-Cố gắng luyện tập và duy trì giữ một thói quen ngủ tốt bao gồm ngủ đúng giờ giấc, không nên ăn quá gần giờ đi ngủ,…
-Ăn sáng đầy đủ, không bao giờ bỏ bữa ăn sáng vì bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nên ăn sáng càng sớm càng tốt sau khi thức dậy vào buổi sáng, không nên ăn sáng quá trễ.
-Nên chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa ăn nhỏ, thay vì ăn một lần quá nhiều nhưng số bữa ăn bị ít hơn.
-Nên ăn các loại thực phẩm có tính trung tính (tránh các thực phẩm không tốt như quá cay, quá mặn, quá ngọt, quá chua, quá lạnh hoặc quá nóng).
-Không nên ăn các loại trái cây có axit, có vị chua như các loại quả cà chua, bưởi, tắc, chanh, cam, quýt, dứa,…Nên bổ sung các loại trái cây có tính kiềm như chuối, bơ,…
-Cố gắng ăn nhiều thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt như hạnh nhân, macca, hạt óc chó
-Không nên uống các loại thức uống chứa cafein như cà phê, trà. Nếu cần phải uống cà phê hoặc trà thì hãy nên uống sau khi cơ thể đã ăn một thứ gì đó (không bao giờ để bụng đói).
-Ngừng hút thuốc lá. Đây là một thói quen không tốt không những có thể gây nên xung huyết dạ dày mà còn có thể gây nên ung thư phổi, ảnh hưởng không những tới sức khỏe bản thân mà còn cho những thành viên trong gia đình và những người xung quanh.
-Nên ăn bữa ăn cuối cùng vào buổi tối ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ, không nên ăn quá khuya.
-Nên uống nhiều nước.
-Nên ghi nhớ lại những loại thực phẩm nào bản thân đã sử dụng để tìm ra những thực phẩm gây ra vấn đề cho chính mình và từ đó tránh sử dụng nó.
-Không dùng các loại thức uống chứa cồn như rượu, bia.
8.2.Diệt trừ vi khuẩn Helicobacter Pylori
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn– hiện đang là Bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền, đồng thời là giảng viên của Trường Đại học Y dược TP.HCM đã có những chia sẻ về việc điều trị căn bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày như sau:
“ Các phương pháp dùng thuốc tây để điều trị bệnh có ưu điểm là có thể phát huy tác dụng nhanh hơn, nhưng nếu sử dụng lâu dài bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây nên các dụng phụ. Các tác dụng phụ này không chỉ xảy ra ở tất cả mọi người mà chỉ xảy ra ở một số đối tượng, nên việc dùng thuốc phải được theo dõi chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc phải tuân theo cả một liệu trình điều trị để cho lớp niêm mạc dạ dày có thời gian phục hồi lại. Cần lưu ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì nếu sử dụng sai chỉ định, một số thuốc có thể làm nguy hại đến gan, thận của người bệnh.”
Nhiễm khuẩn H. pylori thường được điều trị bằng ít nhất hai loại kháng sinh khác nhau cùng một lúc, để giúp ngăn vi khuẩn đề kháng với một loại kháng sinh. Bác sĩ cũng sẽ kê đơn một loại thuốc ức chế axit để giúp lớp niêm mạc dạ dày mau được làm lành lại.
Các loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm lượng axit bao gồm:
-Thuốc ức chế bơm proton (PPI). Những loại thuốc này giúp ngăn chặn sản xuất axit dịch vị trong dạ dày. Một số ví dụ về PPI như omeprazole (Prilosec), esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid) và pantoprazole (Protonix).
-Thuốc kháng histamin (H2). Những loại thuốc này sẽ gắn vào thụ thể histamin, kích hoạt sản xuất axit. Một ví dụ về kháng Histamin H2 là cimetidine (Tagamet HB).
-Bismuth subsalicylat. Thường được biết đến với tên Pepto-Bismol, loại thuốc này hoạt động bằng cách bao phủ vết loét và bảo vệ vết loét khỏi axit dạ dày.
Các chuyên gia y tế có thể sẽ khuyên nên làm xét nghiệm lại tìm H. pylori ít nhất trong vòng bốn tuần sau khi điều trị bệnh. Nếu các xét nghiệm cho thấy việc điều trị không thành công, chúng ta có thể trải qua một đợt điều trị khác với sự kết hợp các loại thuốc kháng sinh khác nhau.
>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Làm Thế Nào Để Phòng Ngừa Được Tình Trạng Viêm Xung Huyết Dạ Dày
8.3.Giảm trừ các yếu tố tác động không tốt đến hệ thần kinh
Một số biện pháp giúp bản thân có thể giảm stress bao gồm:
-Có một chế độ ăn uống tốt để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và tối ưu hóa sức khỏe bản thân.
-Luyện tập thể dục đều đặn. Có thể tham gia vào các lớp dưỡng sinh, yoga, thiền,… sẽ giúp cải thiện chất lượng hệ thần kinh, giảm căng thẳng và thư giãn rất tốt.
-Ngừng sử dụng thuốc lá hay các loại thực phẩm có chứa nicotin. …
-Giảm và kiểm soát tốt các tác nhân gây ra căng thẳng
-Xác định các giá trị cá nhân
-Tự tin và thể hiện các giá trị mà bản thân có.
-Đặt mục tiêu và kỳ vọng phù hợp với khả năng bản thân
-Nếu cần thiết hãy đi đến gặp các chuyên gia y tế để được tư vấn về các vấn đề tâm lý
-Tập hít thở sâu
-Thư giãn khi quá mệt mỏi, nghe nhạc,…
8.4.Thay đổi hoặc hạn chế dùng thuốc
Bên cạnh các chất kích ứng hóa học từ môi trường bên ngoài có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày và gây nên xung huyết dạ dày như rượu; khói thuốc lá, việc sử dụng một số thuốc để điều trị bệnh trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng xung huyết như aspirin và các loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như naproxen, ibuprofen,…
Việc thay đổi sang dùng một loại thuốc khác để điều trị bệnh hay ngưng thuốc nên được sự tư vấn từ các chuyên gia y tế.
Tóm lại, tình trạng viêm xung huyết niêm mạc dạ dày là một căn bệnh hiện nay khá phổ biến và có nhiều nguy cơ mắc phải, bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng như xuất huyết dạ dày hay trầm trọng hơn nữa có thể dẫn đến ung thư dạ dày gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Nguyên nhân gây nên bệnh cũng chủ yếu xuất phát từ trong lối sống con người cho nên việc phòng ngừa và điều trị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày không hề khó khăn, có thể bắt đầu ngay từ việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày cũng như lối sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày. Hy vọng qua bài viết này, Scurma Fizzy đã giúp cung cấp được một số kiến thức chung về vấn đề lớp niêm mạc dạ dày bị xung huyết, cũng như các biện pháp giúp chúng ta có thể điều trị và phòng ngừa bệnh này một cách tốt nhất.
Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả cho người mắc tình trạng viêm xung huyết niêm mạc dạ dày. Bên cạnh tạo thói quen tốt hàng ngày như ăn uống khoa học, tập thể dục, thể thao giảm stress, căng thẳng,.. người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh, hạn chế tái phát và an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây.
Scurma Fizzy là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội, đã áp dụng công nghệ hướng đích nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường từ củ nghệ vàng. Đồng thời, hiệu quả làm lành vết loét sẽ cao hơn và có khả năng chống oxy hóa so với các dạng bào chế khác. Tìm hiểu thêm về sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để có thể giúp ngăn ngừa tình trạng xung huyết dạ dày.
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào hay các vấn đề nào khác cần quan tâm đến bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày, hãy gọi ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp các thắc mắc đó cùng bạn.