10 Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày

10 Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày

Việc xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày là rất quan trọng bởi một trong những nguyên nhân gây nên đau dạ dày là do chế độ ăn uống của bạn không khoa học.Thường xuyên ăn phải các thực phẩm không tốt, khiến cho dạ dày của bạn phải làm việc quá sức để tiêu hóa chúng. Lâu ngày chúng sẽ kiệt sức và gây ra các bất thường hay các rối loạn cho đường tiêu hóa của bạn. Vì vậy trong bài viết này Scurma Fizzy sẽ giúp bạn tìm hiểu về các nguyên nhân gây nên đau dạ dày trước, để từ đó có cái nhìn khái quát trong việc xây dựng thực đơn tốt cho người đau dạ dày.

+ 10 thực đơn tốt cho người đau dạ dày hiệu quả trong vòng 1 tuần. (1)

Thực đơn cho người đau dạ dày

1. Nguyên nhân gây đau dạ dày.

Dạ dày là túi cơ rỗng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Khi thức ăn vào dạ dày dưới cơ chế thần kinh và hormone, dạ dày sẽ kích thích bài tiết dịch vị. dạ dày tiếp tục co bóp và nhào trộn thức ăn với dịch vị, sau đó vận chuyển thức ăn xuống ruột.

Dịch vị dạ dày bao gồm men tiêu hóa, pepsin, acid HCl và các chất nhày. Các chất nhầy có tính kiềm bao phủ và có nhiệm vụ bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.

  • Khi sự bài tiết chất nhầy giảm, lớp niêm mạc dạ dày mất đi lớp bảo vệ dạ dày dễ  bị tấn công gây viêm loét dạ dày.
  • Khi quá trình bài tiết Acid HCl tăng cường, lượng acid tiết ra nhiều hơn so với nhu cầu dạ dày cần tiêu hóa thức ăn dễ gây trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày.
  • Viêm loét dạ dày ngoài yếu tố tăng tiết dịch vị, viêm loét dạ dày còn do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây nên. Vi khuẩn H. pylori là một vi khuẩn đường ruột, nó có khả năng tồn tại trong môi trường acid của dịch vị. Chúng tồn tại và sinh sống tại đường ruột gây nên các vết viêm loét tại dạ dày.
  • Căng thẳng, stress làm tăng sức co bóp của dạ dày đồng thời tăng bài tiết acid HCl gây mất cân bằng nồng độ các chất trong dạ dày dẫn đến dư acid. Acid tấn công vào niêm mạc dạ dày gây tổn thương bào mòn lớp niêm mạc dạ dày.
  • Thói quen ăn uống , sinh hoạt không đúng: ăn quá nó, vừa ăn vừa làm việc riêng không tập chung ăn, ăn uống không đúng bữa, ăn xong nằm ngay hoặc vừa ăn đã có hoạt động chạy nhảy ngay,… khiên dạ dày của bạn phải làm việc quá sức gây ra các rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày,…
  • Uống các đồ uống chứa cồn ( rượu, bia,..); đồ uống có gas hay hút thuốc lá,… có thể khiến dạ dày của bạn bị hủy hoại. Do các chất kích thích có trong các loại đồ uống trên tác động tiêu cực đến niêm mạc dạ dày gây tổn thương và bào mòn chúng dẫn đến các bệnh lý đau dạ dày.
  • Ăn phải các đồ ăn không hợp vệ sinh, có chứa hương liệu hóa chất hay thực phẩm hỏng ôi thiu,… cũng gây ra đau dạ dày.

>>> Tìm hiểu ngay: Uống Thuốc Đau Dạ Dày Có Tác Dụng Phụ Gì Và Biện Pháp Khắc Phục

Các nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày.

Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau dạ dày của bạn

2. Tại sao phải xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày.

Việc xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày là việc làm quan trọng và đầu tiên khi bạn bị đau dạ dày. Xây dựng thực đơn sẽ giúp bạn có được một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý mang lại hiệu quả điều trị cao cho người đau dạ dày.

Ngoài ra xây dựng thực đơn hợp lý giúp bạn phân tích được những thực phẩm nào tốt cho dạ dày, những thực phẩm không tốt cho dạ dày để từ đó kiêng ăn phải.

Theo như các nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia về hàm lượng các loại thực phẩm nên ăn trong một ngày và hàm lượng như thế nào là đủ. Scurma Fizzy đã tổng hợp lại như sau:

  • Thịt, cá, trứng, hải sản, đỗ ~  nhu cầu hàng ngày 150 gam/ ngày.

Nhu cầu đối với một người trưởng thành để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng một ngày nên tiêu thụ 150 gam/ ngày, nên ăn tối đa 3 lần trong 1 tuần.

Hàm lượng protein có trong thịt, cá, trứng, hải sản và đỗ có tác dụng tham gia vào cấu trúc của tế bào, các mô, cơ bắp,… đồng thời tạo ra các enzym, và các hormone của cơ thể.

  • Chất béo có trong dầu, mỡ ~ nhu cầu hàng ngày < 30 gam/ngày .

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng chất béo trong thực vật (dầu thực vật) chứa các thành phần có lợi cho cơ thể hơn khi sử dụng mỡ từ động vật.

Nên duy trì một chế độ ăn nghiêm ngặt, không nên ăn quá nhiều chất béo bởi chất béo có thành phần chủ yếu là Carbon, kích thước phân tử lớn,… khiến cho dạ dày phải làm việc chăm chỉ để cắt nhỏ và tiêu hóa được chúng. Do đó ăn nhiều chất béo không có lợi mà chỉ có hại cho cơ thể gây các bệnh rối loạn tiêu hóa, béo phì, huyết áp, tim mạch,…

  • Tinh bột ~ nhu cầu hàng ngày 300 – 400 gam/ngày.
  • Sữa ~ nhu cầu trung bình đối với người trưởng thành 180-200 ml/ ngày.

Đối với người đau dạ dày uống sữa mỗi ngày có tác dụng giảm đau dạ dày hiệu quả bởi sữa khi vào dạ dày có tác dụng trung hòa được lượng acid dư ở dạ dày mang sự cân bằng pH trong dạ dày.

Sữa có chứa gần 20 loại vitamin: Vitamin A, vitamin B, vitamin B2, vitamin B12, vitamin D,…, các khoáng chất, acid lactic có lợi cho đường tiêu hóa, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Sữa có thể gây nên đầy bụng, khó tiêu, rối loạn hệ tiêu hóa,.. nếu uống quá nhiều sữa một ngày.

  • Rau xanh, trái cây ~ nhu cầu hàng ngày 400-600 gam/ngày.

Các loại rau xanh, trái cây có chứa nhiều vitamin, các chất khoáng,… các chất này là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra các chất xơ có trong rau xanh và trái cây khi vào dạ dày có tác dụng tăng cường hoạt động co bóp thức ăn của dạ dày, do đó các cơ của hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.

Do đó nên đưa rau xanh vào thực đơn cho người đau dạ dày.

  • Muối iốt ~ nhu cầu mỗi ngày < 5gam/ngày. 

Duy trì việc ăn muối mỗi ngày giúp cân bằng lượng chất khoáng trong cơ thể. Muối cung cấp các chất khoáng Ca, Mg, Fe, Zn, iốt,… Hàm lượng iốt trong muối có công dụng ngăn ngừa bệnh suy tuyến giáp và bướu cổ,…

Tuy nhiên chỉ nên bổ sung ở ngưỡng < 5 gam/ngày là tốt nhất, nếu chế độ ăn nhiều muối dạ dày phải làm việc nhiều hơn để bài tiết ra acid trung hòa hết muối ấy. Việc ăn nhiều muối có thể gây đau dạ dày do lượng acid dạ dày tăng cao.

  • Đường ~ nhu cầu hàng ngày < 25 gam/ ngày.

Chế độ ăn nhiều đường có thể gây ra các bệnh béo phì, stress, tăng cường quá trình lão hóa, nguy hiểm hơn là đái tháo đường,…

  • Nước

Trung bình đối với người trưởng thành lượng nước nên uống là 2 lít/ngày và duy trì chế độ tập thể dục 30 phút mỗi ngày.

Công thức tính lượng nước lên mỗi ngày (đối với người ít vận động):

Lượng nước (lít)  = Cân nặng (kg) . 0,03 lít

Đối với người vận động nhiều: tập thể dục:

Lượng nước (lít) = cân nặng (kg) . 0,03 (lít) + 0,36 . thời gian tập ( phút) / 30 phút.

>>> Tìm hiểu ngay: Đau Hang Vị Dạ Dày Nên Ăn Gì: 6 Loại Thực Phẩm Nên Sử Dụng 

3. Ăn uống như thế nào tốt cho người đau dạ dày?

Dạ dày là một cơ quan quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Nếu dạ dày không tốt thì thức ăn có ngon đến mấy, bạn cũng chẳng thể cảm nhận được vị ngon của thức ăn, càng không thể hấp thu chất dinh dưỡng một cách đầy đủ. Nếu đã bị đau dạ dày bạn cần kiên trì thực hiện một chế độ ăn khoa học kết hợp với việc điều trị bằng thuốc mới có thể điều trị được.

Do đó việc xây dựng một chế độ ăn khoa học, lành mạnh cho người đau dạ dày là vấn đề quan trọng  được đặt lên hàng đầu!

3.1. Ăn thành từng bữa nhỏ.

Trước hết bữa ăn là khoảng thời gian thư giãn. Tạo một không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn sẽ kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng hơn. 

Với những người đau dạ dày khi ăn cần lưu ý: không nên đưa quá nhiều một lượng thức ăn vào dạ dày cùng một lúc. Bởi ăn quá no sẽ làm cho dạ dày của bạn phải làm việc quá sức để tiêu hóa chúng, bài tiết nhiều acid dạ dày có hại gây đau dạ dày.

Lời khuyên cho người đau dạ dày, nên ăn thành 4-6 bữa nhỏ và khoảng cách giữa các bữa ăn đều đặn. Ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ có thể “ chia sẻ ” gánh nặng với dạ dày. Nên ăn bữa tối đúng giờ và trước thời gian ngủ tối thiểu 3 tiếng, để không làm tăng acid trong dạ dày.

3.2. Ăn gì tốt cho dạ dày?

3.1.1. Người đau dạ dày nên ăn các thực phẩm sau: 

  • Sữa và lòng trắng trứng gà có thể xếp vào hai loại thực phẩm tốt nhất cho dạ dày, Bởi chúng vừa giàu chất dinh dưỡng lại vừa có thể trung hòa được lượng acid dạ dày dư.
  • Ngoài ra người đau dạ dày nên chọn các thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mì,… thức ăn nên nghiền nát biến chúng thành dạng lỏng để giảm số lần co bóp trong dạ dày.
  • Ăn những thực phẩm mềm dễ tiêu hóa đặc biệt là bữa tối.

3.1.2. Người đau dạ dày nên tránh tiếp xúc các thực phẩm sau:

  • Các loại thực phẩm có vị chua như dưa muối, cà muối,… có chứa nhiều acid gây đau dạ dày.
  • Các loại quả chua sau không nên ăn do chứa nhiều acid: khế chua, chanh, xoài chua,…
  • Các loại gia vị có tính kích thích: như hành, tỏi, ớt, hạt tiêu,… cũng không có lợi cho dạ dày.
  • Đồ ăn quá mặn có thể làm giảm sự bài tiết của dạ dày gây ra các cơn đau.

4. Bật mí một vài thực đơn tốt cho người đau dạ dày hiệu quả trong vòng 1 tuần.

4.1. Thực đơn cho bữa sáng ~ 6h – 7h

Đau dạ dày không nên bỏ qua bữa sáng.

Đau dạ dày không nên bỏ qua bữa sáng.

Bữa sáng được coi là bữa quan trọng nhất trong ngày mà bạn không nên bỏ qua. Tầm quan trọng của việc ăn sáng: Trong khi ngủ cơ thể sẽ được nghỉ ngơi và thư giãn một cách tuyệt đối. Nếu không có tác động kích thích vào hệ thần kinh thì nó sẽ nghỉ ngơi và thư giãn, đầu óc u mê, cơ thể không có sức lực, làm gì cũng mệt mỏi và không đạt hiệu quả. Nên cần có một tác động nhỏ để khởi động lại chúng. Và bữa sáng chính là tác động thần kinh hiệu quả nhất, lúc này dạ dày có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có từ thức ăn một cách tốt nhất. Chính vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên chúng ta nên ăn bữa sáng.

Bữa sáng là lúc dạ dày hấp thụ thức ăn tốt nhất nên việc chọn ăn gì cho bữa sáng rất quan trọng. Đặc biệt đối với người đau dạ dày nên chọn những món ăn thanh đạm tốt cho dạ dày.

Thời gian ăn sáng tốt nhất 6h đến 7h

Một số thực đơn cho người đau dạ dày vào buổi sáng mà bạn nên quan tâm:

4.1.1. Thực đơn 1: Bánh mì và sữa.

Như bạn đã biết trong sữa có chứa đường Galactose thường gây ra chứng đầy bụng,khó tiêu hóa. Đặc biệt đối với những người không dung nạp galactose thì thường gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Nhưng khi bánh mì ăn kèm với sữa trở thành thực đơn không thể thiểu đối với người đau dạ dày. Bánh mì có khả trung hòa được lượng đường Galactose có trong sữa. Ngoài ra bánh mì được nướng chín dưới nhiệt độ của lò nướng thì nó trở nên khô và có khả năng thấm hút tốt. Nó có khả năng hút được phần acid dư trong dạ dày tạo một trường trung tính, bảo vệ được lớp niêm mạc dạ dày trong trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.

Chuẩn bị :

  • 100g – 200g bánh mì nướng có thể ăn kèm với ruốc, trứng, bate hay một ít mứt hoa quả
  •  200ml sữa.

4.1.2. Thực đơn 2: Cháo đậu xanh.

Ăn sáng nhẹ nhàng bằng một bát cháo đậu xanh tốt cho người đau dạ dày. Khi ăn cháo sẽ giảm áp lực đối với dạ dày của bạn, dạ dày sẽ không phải hoạt động co bóp nhiều để tiêu hóa do vậy mà lượng acid tiết ra cũng giảm có thể ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày

4.1.3. Thực đơn 3:Cơm nếp và sữa đậu nành.

Cơm nếp là món ăn tốt cho dạ dày của bạn do nó có tính bám sát bao bọc và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Do đó ăn cơm nếp vào buổi sáng rất tốt cho người bị đau dạ dày.

Một bữa sáng đơn giản chỉ với 1 bát cơm gạo nếp ăn kèm với 50g chả hoặc giò lụa, uống thêm một cốc sữa đậu nành 200ml có lợi cho đường tiêu hóa của bạn và có thể đẩy lùi được các bệnh về dạy

4.1.4.Thực đơn 4: Ngũ cốc.

Ngũ cốc là thực phẩm lành tính đối với dạ dày của bạn. Ngũ cốc giúp cơ thể bổ sung thêm các chất dưỡng như protein và các chất khoáng như Sắt, canxi, kẽm,…và đặc biệt là các chất xơ dưới dạng hòa tan. Các chất xơ hòa tan có tác dụng loại bỏ cholesterol LDL “ mỡ xấu” và tăng lượng cholesterol “mỡ tốt” và dự trữ chúng trong gan.

Uống một cốc ngũ cốc cho bữa sáng của bạn rất tiện đối với những ai bận rộn không chuẩn bị được một bữa sáng cầu kỳ. Với một cốc ngũ cốc cũng đủ để bạn có được một bữa sáng lành mạnh.

>>> Xem thêm: Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Tốt Nhất 

4.2. Thực đơn cho người đau dạ dày vào bữa trưa

Nhiều bạn cho rằng bữa sáng có tác dụng quan trọng đối với dạ dày và có thể bỏ qua bữa trưa để có thể giảm cân hoặc chỉ ăn salad rau quả để duy trì vóc dáng. Nhưng thực tế trong salad có sốt mayonnaise với lượng lớn calo 638 calo/100gam. Như vậy chính bạn đã tự hủy hoại vóc dáng của bạn bằng chế độ ăn không khoa học và hợp lý. Thậm chí có thể gây đau dạ dày do ăn không đủ bữa.

Điểm quan trọng đối với những người bị đau dạ dày là phải ăn đủ bữa và ăn thành các bữa nhỏ. Do đó bữa trưa thực sự quan trọng bạn không nên bỏ qua.

4.2.1. Thực đơn 1: Thịt gà kho với gừng + Tôm bóc vỏ xào măng tây.

Thịt gà kho gừng + tôm bóc vỏ xào măng tây đẩy lùi bệnh đau dạ dày.

Thịt gà kho gừng + tôm bóc vỏ xào măng tây đẩy lùi bệnh đau dạ dày.

Thịt gà kho với gừng là một sự kết hợp hài hòa ăn ý giữa thịt gà và ngừng và là một món ăn không thể thiếu trong thực đơn của người đau dạ dày.

Gừng được biết đến là một loại gia vị có công dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó gừng là gia vị có tính kích thích, nếu dùng quá nhiều sẽ gây kích thích các tuyến tiết dịch tại dạ dày bài tiết nhiều acid khiến cho bệnh dạ dày càng trầm trọng hơn. Chỉ nên dùng gừng dưới 1,0 mg mỗi ngày để bảo vệ dạ dày của bạn.

Tôm bóc vỏ xào măng tây là sự kết hợp giữa vị thanh ngọt của tôm và giòn, ngọt của măng tây mang lại cho bạn một món ăn ngon khó khó cưỡng. Măng tây là một loại cây được tìm thấy ở các nước phương Tây. Trong măng tây có chứa insulin _ một loại carbohydrate có lợi cho hệ tiêu hóa. Do Insulin có tác dụng bảo vệ các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Măng tây cũng là một thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón và chứng đầy bụng rất hiệu quả.

Một bữa trưa đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng nên ăn kết hợp các món sau:

  • Cơm nát
  • Thịt gà kho với gừng
  • Tôm bóc vỏ xào măng tây
  • Salad dưa leo và cà chua bi
  • Món tráng miệng: thanh long

Tuy nhiên có thể thay thế món măng tây tây xào tôm thành măng tây xào thịt bò hoặc thịt ba chỉ cuộn măng tây để làm phong phú thêm thực đơn cho người đau dạ dày.

4.2.2. Thực đơn 2: Canh bí nhồi thịt bằm.

Canh bí xanh nhồi thịt bằm món ăn không thể thiếu cho người đau dạ dày.

Canh bí xanh nhồi thịt bằm món ăn không thể thiếu trong thực đơn cho người đau dạ dày.

 

Canh bí nhồi thịt bằm là món ăn đơn giản chế biến nhanh mà ăn hoài không chán. Bí xanh được xếp vào rau củ quả cực kỳ lợi cho dạ dày do bí xanh có chứa nhiều chất xơ hòa tan, không có lipid, mọng nước,…rất tốt cho hệ tiêu hóa. Khi nấu bí xanh với thịt băm thì bí xanh mềm, có vị thanh mát, ngọt dịu kết hợp với vị ngọt trong thịt kích thích vị giác của bạn.Khi vào trong dạ dày chúng dễ bị tiêu hóa và được cơ thể hấp thụ một cách tuyệt đối. 

Trong thực đơn cho người đau dạ dày canh bí xanh nhồi thịt băm thường ăn cùng với những món ăn sau:

  • Cơm nát
  • Canh bí nhồi thịt bằm
  • Chả cốm sốt cà chua
  • Trứng chiên
  • Món tráng miệng: Thanh long.

4.2.3. Thực đơn 3: Canh xương lợn hầm đu đủ.

Canh xương lợn hầm đu đủ là món ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn của người đau dạ dày. Canh đu đủ có nhiều công dụng như: bổ tỳ, thanh nhiệt, dễ tiêu. Thường xuyên ăn canh đu đủ có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả.

Tham khảo thực đơn sau để có một bữa ăn trưa ngon miệng, phong phú tốt cho bao tử nhé:

  • Cơm nát
  • Canh xương lợn hầm đu đủ
  • Thịt khó trứng cút
  • Rau bắp cải luộc
  • Món tráng miệng: chuối chín

4.3. Thực đơn cho người đau dạ dày vào bữa chiều (bữa ăn nhẹ)

Đau dạ dày không nên bỏ qua bữa sáng.

Đau dạ dày không nên bỏ qua bữa sáng.

Bữa chiều được gọi là một bữa ăn nhỏ trong thực đơn tốt cho người đau dạ dày. Các món ăn chiều rất phong phú và hấp dẫn. Dưới đây Scurma Fizzy gợi ý cho bạn một vài món ăn phụ tốt cho người đau dạ dày mà bạn nên thử.

4.3.1. Thực đơn 1: Chuối và sữa chua.

Chuối kết hợp với sữa chua là thực đơn tốt cho người đau dạ dày. Trong quả chuối có rất nhiều vitamin, chất khoáng có tác dụng nhuận tràng, dễ tiêu hóa. Đặc biệt chuối còn có tác dụng tuyệt trong việc kích thích bài tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp giảm các triệu chứng đau dạ dày.

Ngoài ra trong chuối còn chứa pectin giúp cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi,..

Sữa chua cũng có tác dụng làm giảm chứng đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu. Do trong sữa chua có chứa acid lactic và men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa.

Chuẩn bị nguyên liệu : 1 quả chuối và 1 hộp sữa chua.

Cách làm : thái chuối thành từng lát mỏng hoặc xay nhuyễn sau đó trộn chung với một cốc sữa chua.

Việc kết hợp hai loại thực phẩm trên ăn vừa ngon lại vừa mang lại tác dụng lớn đối với dạ dày của bạn.

4.3.2. Thực đơn 2: Khoai lang hấp/ luộc.

Thực đơn cho người đau dạ dày không nên bỏ qua món khoai lang hấp/ luộc. Khoai lang hấp/ luộc là món ăn chiều khoái khẩu đối với người đau dạ dày. Khoai lang là loại thực phẩm chứa ít tinh bột, ít hơn cả khoai tây. Khi vào trong dạ dày nó tạo lớp màng bao bọc lớp niêm mạc dạ dày, ngoài ra khoai lang còn có khả năng thấm hút dịch acid dư trong dạ dày. Như vậy khoai lang có công dụng tuyệt vời trong việc chữa trị đau dạ dày 

>>> Xem thêm ngay: Bị Dạ Dày Không Nên Ăn Gì – Top 5 Những Thực Phẩm Bạn Nên Tránh Xa

4.4. Thực đơn cho bữa tối ~ 19h – 20h

Ông cha ta thường có câu “ Bữa sáng ăn như một vị hoàng đế, bữa trưa ăn như người bình thường và bữa tối ăn như một kẻ ăn mày”. “Ăn như kẻ ăn mày” không có nghĩa là nghèo nàn về mặt dinh dưỡng. Mà ám chỉ việc lựa chọn những món ăn thanh đạm, mềm, dễ tiêu hóa. 

4.4.1. Thực đơn 1: Cá hồi áp chảo.

Cá hồi áp chảo món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày.

Cá hồi áp chảo món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày.

Cá hồi áp chảo là món ăn đặc biệt tốt với những người đau dạ dày. Theo như phân tích cá hồi là thực phẩm giàu hàm lượng omega 3, các chất khoáng và các chất xơ hòa tan,…. Ngoài ra trong cá hồi còn chứa các chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn,… giúp giảm thiểu các phản ứng viêm trong dạ dày gây nên viêm loét dạ dày và các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.

Với người đau dạ dày cá hồi nên được chế biến chín mới được sử dụng. Cá hồi áp chảo là cách chế biến tốt nhất cho người đau dạ dày mà không làm thay đổi thành phần các chất có trong cá hồi

  • Cơm nát
  • Cá hồi áp chảo
  • Trứng chiên
  • Đậu xanh luộc
  • Món tráng miệng: ổi không hạt.

4.4.2. Thực đơn 2: Thịt lạc hầm nấm.

Thịt lạc hầm nấm không nên bỏ qua đối với ai đau dạ dày. 

Thịt lạc hầm nấm không nên bỏ qua đối với ai đau dạ dày.

 

Thịt lạc hầm nấm là món ăn không nên bỏ qua với những ai bị đau bao tử. Thịt lạc hầm nấm là món ăn thanh đạm lành tính cho hệ tiêu hóa, bảo vệ bào tử khỏi bị đau dạ dày.

  • Cơm nát
  • Thịt lạc hầm nấm.
  • Canh bí đỏ
  • Món tráng miệng: Đu đủ chín.

4.4.3. Thực đơn 3: Thịt gà hầm xương cá mực.

Thịt gà hầm xương cá mực món ăn tốt cho người đau dạ dày. Thịt gà hầm xương cá mực có tác dụng trung hòa được acid dư trong dạ dày có thể điều trị được đau dạ dày tá tràng.

Thực đơn:

  • Thịt gà hầm xương cá mực
  • Trứng hấp
  • Canh bí đỏ
  • Món tráng miệng: Dưa hấu

Trên đây là một vài chia sẻ của Scurma Fizzy về thực đơn tốt cho người đau dạ dày. Tùy theo sở thích mà bạn có thể sắp xếp lại các món ăn trong ngày một chút là có thể có được các bữa ăn phong phú không bị lặp lại. Bạn có thể tham khảo bài viết:  Món ăn cho người đau dạ dày để có thể biết thêm về cách chế biến và tìm hiểu thêm các món ăn tốt cho người đau dạ dày.

Nếu có thắc mắc gì hãy gọi ngay cho chúng tôi vào HOTLINE 19006081 để được trực tiếp nghe tư vấn từ các dược sĩ chuyên gia tại Scurma Fizzy.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091