Bị Dạ Dày Không Nên Ăn Gì – Top 5 Những Thực Phẩm Bạn Nên Tránh Xa

Bị Dạ Dày Không Nên Ăn Gì – Top 5 Những Thực Phẩm Bạn Nên Tránh Xa

Bị dạ dày không nên ăn gì là một câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc thường xuyên đặt ra cho các bác sĩ của Scurma Fizzy. Liệu ăn những thực phẩm đó có khiến bệnh đau dạ dày trở nên nặng hơn không? Có những biện pháp nào để phòng tránh các cơn đau dạ dày và những biến chứng trầm trọng của nó. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến quý độc giả một số thực phẩm người đau dạ dày nên tránh xa để đi tìm lời giải cho thắc mắc bị dạ dày không nên ăn gì.

1.Những cơn đau dạ dày có hình dạng gì?

Đau dạ dày là một bệnh lý vô cùng phổ biến trong những năm gần đây. Hàng năm, số người mắc bệnh đau dạ dày tăng rất nhanh, đặc biệt ở vùng thành thị. Những vùng có nhịp sống nhanh và người dân thường chạy theo công việc, không chú ý đến chế độ ăn uống và tập luyện thì thường tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày sẽ cao hơn. 

Đau dạ dày thường do hiện tượng viêm loét ở dạ dày gây nên. Vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tình trạng tăng tiết acid và sự suy yếu của hệ vi khuẩn đường ruột khiến dạ dày bị suy yếu, dẫn đến những cơn đau âm ỉ và tình trạng khó chịu của người bệnh.

Người bệnh thường sẽ có những triệu chứng như đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Thậm chí nếu diễn biến nặng có thể dẫn đến hiện tượng xuất huyết, viêm dạ dày và những bệnh đường ruột nguy hiểm khác. Người đau dạ dày thường mất cảm giác ngon miệng, kén ăn. Do vậy mà thường có những biểu hiện như sụt cân, mệt yếu và thiếu sức sống, thiếu năng lượng khi vận động.

Vậy vì sao những cơn đau dạ dày lại xuất hiện và bị dạ dày không nên ăn gì? Kéo xuống phần dưới của bài viết để tìm hiểu thêm.

dau-da-day-gay-met-moi

Những cơn đau dạ dày làm bệnh nhân mệt mỏi, biếng ăn.

2.Những nguyên nhân tạo nên bệnh đau dạ dày

Hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là một quá trình bao gồm quá trình nhào bóp cơ học, nghiền nhỏ và nhào trộn kết hợp với tiết dịch tiêu hóa để phân tách thức ăn thành các tiểu phân nhỏ hơn, dễ hấp thụ hơn như protein, acid amin, acid béo….Thức ăn được đưa xuống dạ dày thông qua ống tiêu hóa. 

Chính vì vậy bất kì một bất thường nhỏ nào trong quá trình tiêu hóa như thức ăn, thói quen ăn uống, sinh hoạt hay sự thay đổi ở dạ dày như hiện tượng tăng tiết dịch, sự biến đổi niêm mạc dạ dày cũng dẫn đến bệnh đau dạ dày. Sau đây, xin mời độc giả cùng tìm hiểu một số nguyên nhân cơ bản gây đau dạ dày.

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) gây đau dạ dày

Đây là một nguyên nhân vô cùng phổ biến gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn HP sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tăng tiết acid và làm rối loạn quá trình cân bằng ở dạ dày.

Tùy mức độ hoạt động của vi khuẩn HP mà người bệnh có thể đau đớn hoặc cũng có thể không gây ra đau đớn vì không xuất hiện tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Để ngăn ngừa sự lan rộng và hoạt động của vi khuẩn HP thì điều quan trọng là duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, hợp lý.

  • Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến bệnh dạ dày

Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, quá chua hay quá mặn đều có thể gây ra đau dạ dày. Ngoài ra, chế độ ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều hay ăn đêm đều khiến hoạt động của dạ dày thêm khó khăn.

Đặc biệt, rượu bia và các chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đau dạ dày.

  • Căng thẳng và stress gây nên đau dạ dày

Các nghiên cứu đã khẳng định sự liên quan giữa sự căng thẳng của thần kinh và bệnh đau dạ dày. Khi tâm lý căng thẳng sẽ kích thích thần kinh tạo nên các xung động dẫn truyền đến dạ dày, gây nên hiện tượng tăng sự co bóp, tăng tiết dịch dạ dày và làm đảo lộn hoạt động của dạ dày. Còn những người bị đau dạ dày bẩm sinh thì cần tránh hiện tượng căng thẳng thần kinh làm bệnh đau dạ dày thêm trầm trọng.

  • Đau dạ dày do tác dụng của thuốc

Sử dụng các loại thuốc kháng viêm phi Steroid , thuốc kháng sinh sẽ làm hệ vi khuẩn chí trong đường ruột bị tiêu diệt. Khi này những vi khuẩn có hại trong dạ dày sẽ tăng môi trường để hoạt động, lấn át các tác nhân bảo vệ và khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

  • Một số bệnh lý khác

Các bệnh lý về tuyến tụy và tuyến mật, ở ruột cũng ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc và chức năng của dạ dày.

  • Người có hệ gen nhạy cảm

Người nhóm máu O thường dễ mắc bệnh đau dạ dày hơn những nhóm đối tượng khác.

co-nhieu-nguyen-nhan-dau-da-day

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày

Đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất gây đau dạ dày. Xác định được các nguyên nhân cơ bản sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác định được bị dạ dày không nên ăn gì và cần làm gì để phòng tránh bệnh đau dạ dày.

>>>Xem thêmNguyên Nhân Bệnh Đau Dạ Dày Gây Ảnh Hưởng Đến Sức Khoẻ

Mẹo Nhận Biết Triệu Chứng Của Bệnh Đau Dạ Dày Trong Vòng 1 Phút

3.Bị dạ dày không nên ăn gì – Những thực phẩm nên tránh xa

Bị dạ dày không nên ăn gì là một câu hỏi rất nhiều người hỏi, và có rất nhiều thực phẩm mà chúng ta ưa thích nằm trong danh sách này. Tuy nhiên, để hạn chế đau dạ dày và cải thiện tình trạng của dạ dày thì chúng ta cần tránh xa các thực phẩm này.

3.1.Bị dạ dày không nên ăn gì? – Sữa, phô mai, phô mát….

Ở nhiều người không có men lactase để tiêu thụ lactose trong sữa, điển hình là những người châu Phi. Theo thống kê thì có hơn 65% dân số thế giới không tiêu hóa được được lactose (một loại đường có rất nhiều trong sữa).

Vì vậy, nếu bạn có thể tạng tiêu hóa kém lactose thì sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai đều gây ra bệnh đau dạ dày. 

Các triệu chứng có thể xảy ra khi bạn uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa như đau bụng, đầy bụng, đầy hơi và khó tiêu. Các triệu chứng như tiêu chảy sẽ làm cơ thể bạn mất nhiều nước và điện giải, ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa của cơ thể và cấu trúc của dạ dày.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên thì bạn nên xem xét kĩ các thành phần trên bao bì sữa và điều chỉnh lại chế độ ăn uống, loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn hàng ngày của bạn.

Ngoài ra, lúc đói bạn cũng không nên uống sữa, ăn các thực phẩm chế biến từ sữa bởi sẽ làm hại dạ dày của bạn.

bi-dau-da-day-khong-nen-an-gi-3

Bị dạ dày không nên ăn gì? Những thực phẩm như sữa, phô mai, pho mát

3.2.Bị dạ dày không nên ăn gì? – Những món ăn chiên rán ngập dầu mỡ

Bị dạ dày không nên ăn gì? Một câu trả lời mà hầu như ai cũng biết nhưng rất khó để tuân thủ bởi sự hấp dẫn của những món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đặc biệt là với những bạn học sinh, thanh thiếu niên.

Những món ăn chiên rán thường có mùi thơm và hương vị rất hấp dẫn. Tuy nhiên những món này lại chứa rất nhiều chất béo và dầu mỡ, và hoạt động của dạ dày khi phải tiêu hóa một lượng lớn dầu mỡ sẽ rất khó khăn và vất vả.

Nguy hiểm hơn, ăn nhiều đồ chiên rán là nguy cơ hàng đầu làm tăng cholesterol trong máu, tăng khả năng mắc bệnh xơ vữa động mạch và các bệnh lý khác về tim mạch, làm giảm lưu lượng máu từ tuần hoàn chung đến dạ dày. 

Triệu chứng dễ nhận biết khi ăn nhiều đồ chiên rán là đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua… Vì vậy hãy hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ để đảm bảo hoạt động của dạ dày được ổn định.

bi-dau-da-day-khong-nen-an-gi-4_optimized-min

Bị dạ dày không nên ăn gì? – Tránh xa đồ chiên rán nhiều dầu mỡ

3.3.Tránh xa các món thịt đỏ

Trong thịt đỏ chứa rất nhiều protein nên muốn tiêu thụ các món thịt đỏ sẽ cần một lượng acid rất lớn ở dạ dày. Vì vậy mà sẽ khiến dạ dày phải tăng tiết dịch vị để tiêu thụ protein có trong thịt và khi lượng acid tiết ra quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến các cơ chế trung hòa trong dạ dày.

Lúc này lớp niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương do bị phá hủy do lượng acid mà các tế bào tuyến tiết ra vượt quá khả năng chịu đựng của dạ dày. Do đó mà dễ xuất hiện các triệu chứng như viêm loét dạ dày, đau bụng âm ỉ, buồn nôn. Đặc biệt tiêu thụ nhiều thịt đỏ sẽ gây khó tiêu, khiến bạn gặp một số triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua.

bi-dau-da-day-khong-nen-an-gi-5_optimized

Bị dạ dày không nên ăn gì? – Thịt đỏ chứa hàm lượng protein rất lớn.

3.4.Bị dạ dày không nên ăn gì? – Tránh xa bia rượu và các đồ uống kích thích khác.

Nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh đau dạ dày là bia rượu. Lạm dụng bia rượu khiến hàng rào bảo vệ của dạ dày bị tổn thương. Trong bia rượu có rất nhiều đường và để tiêu thụ lượng lớn đường này, dạ dày cần tiết ra một lượng acid rất lớn để đáp ứng.

Vì vậy mà uống quá nhiều rượu bia sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề và gây ra những triệu chứng như đau bụng quằn quại, táo bón, viêm loét dạ dày. Nghiêm trọng hơn, uống nhiều rượu bia không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn gây ra một số bệnh lý khác như tăng đường huyết, tổn thương hệ gan mật….

3.5.Bị dạ dày nên kiêng những món cay

Ăn cay có nhiều lợi ích cho cơ thể như làm tăng quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể, tăng sức khỏe tim mạch và làm tăng ham muốn chăn gối! Tuy nhiên ăn quá nhiều đồ ăn cay sẽ khiến dạ dày và hệ tiêu hóa của bạn gặp các vấn đề trầm trọng.

Vì vậy, hãy cẩn trọng và chỉ ăn những món cay ở một giới hạn phù hợp để tránh những hậu quả đáng tiếc. Các gia vị cay sẽ kích thích làm tăng bài tiết dịch vị, acid trong dạ dày làm hàng rào niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương.

Ngoài ra, các cơ trơn ruột sẽ co thắt mạnh hơn, làm tăng cơn đau và một số triệu chứng trong dạ dày như nóng rát và khó chịu. Các vết viêm loét trong dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi tăng lượng thức ăn cay nạp vào cơ thể.

Trong trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày.

Trên đây là một số thực phẩm mà bạn đọc nên lưu ý khi bị đau dạ dày. Vậy bên cạnh bị dạ dày không nên ăn gì thì những thực phẩm nào có lợi cho người bị đau dạ dày và những người đau dạ dày có thể làm gì để cải thiện tình trạng bệnh dạ dày của bản thân? Ở phần cuối của bài viết này, chúng tôi xin cung cấp cho độc giả một số món ăn và phương pháp luyện tập để cải thiện chứng đau dạ dày.

>>>Xem thêm: Đau Dạ Dày Có Uống Được Sữa Ông Thọ Không

4.Những thực phẩm tốt cho sức khỏe và chế độ sinh hoạt, rèn luyện dành cho người đau dạ dày.

“You are what you eat!” Câu nói tiếng anh này dịch sang tiếng việt có nghĩa là “Ăn như nào thì sức khỏe bạn sẽ thể hiện ra bên ngoài như vậy”. Những thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể hàng ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn và hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy muốn dạ dày khỏe mạnh bạn cần lưu ý xây dựng một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp.

Dưới đây là một số chú ý và những thực phẩm tốt cho sức khỏe bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

4.1.Những lưu ý trong xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện

  • Ăn đủ no, không ăn quá nhiều hoặc để dạ dày bị đói

Ăn đủ chất dinh dưỡng và ăn đủ lượng cần thiết sẽ khiến dạ dày bạn hoạt động nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tránh hiện tượng quá tải khi làm việc dẫn đến các tổn thương và viêm loét ở dạ dày.

  • Chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ không chỉ giảm cảm giác đói của bạn mà còn giúp hoạt động tiêu hóa của dạ dày trở nên hiệu quả hơn.

  • Ăn những món mềm, được nấu chín

Các món ăn được nấu chín và mềm sẽ giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa hơn, tránh hiện tượng phải co bóp quá nhiều ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày.

  • Không ăn đồ sống

Đồ sống thường khó tiêu hóa hơn nên bạn cũng nên hạn chế những món sống.

  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ khiến cơ thể bạn tiêu thụ nhiều năng lượng, tăng quá trình trao đổi chất và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Nhờ vậy mà dạ dày của bạn và các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn.

  • Đi ngủ sớm

Đi ngủ trước 11 giờ rất cần thiết cho người bệnh dạ dày. Không chỉ tạo điều kiện cho cơ thể được tái tạo năng lượng một cách tốt nhất. Thức khuya sẽ làm xáo trộn đồng hồ sinh học của cơ thể, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột khiến hoạt động của dạ dày bị rối loạn.

Ngoài ra, thức khuya cũng dẫn đến mệt mỏi, làm giảm hiệu quả và chất lượng ngày hôm sau, do đó sẽ khiến cơ thể bạn dễ rơi vào trạng thái stress, trầm cảm. 

bi-dau-da-day-khong-nen-an-gi-6

Thức khuya ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của dạ dày.

4.2.Những thực phẩm rất tốt cho dạ dày

Bên cạnh bị dạ dày không nên ăn gì thì người bệnh dạ dày cũng cần bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho sức khỏe, tốt cho hoạt động của dạ dày. Dưới đây là danh sách một số thực phẩm mà bạn đọc có thể tham khảo.

  • Thực phẩm giàu Flavonoid

Những thực phẩm giàu Flavonoid như táo, cam, việt quất, hành tây, cần tây. Những chất chống oxy hóa này sẽ hạn chế triệt để tác hại của các gốc tự do trong cơ thể và rất tốt cho hoạt động của dạ dày.

  • Cải xanh

Cải xanh có khả năng tuyệt vời trong việc tiêu diệt vi khuẩn HP, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, cải xanh cũng chứa rất nhiều chất xơ nên vô cùng có lợi cho đường ruột và hoạt động tiêu hóa.

  • Tỏi

Tỏi giúp quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn. Ngoài ra tỏi còn rất tốt trong điều trị cảm cúm, diệt khuẩn. Bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe.

  • Sữa chua

Mặc dù các thực phẩm từ sữa không tốt cho dạ dày nhưng sữa chua thì ngoại lệ vì nó cung cấp rất nhiều men tiêu hóa có lợi cho đường ruột.

  • Các loại hạt và ngũ cốc rất dễ tiêu hóa và vô cùng tốt cho sức khỏe.

>>>Xem thêm: Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

Trên đây là một số lưu ý và những thực phẩm tốt cho dạ dày dành cho bạn đọc. Quý độc giả cần tránh xa các thực phẩm ở mục bị dạ dày không nên ăn gì và bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho dạ dày và thực hiện những lưu ý trên để đảm bảo hoạt động dạ dày của bạn được ổn định và an toàn.

Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp cho quý độc giả những kiến thức bổ ích về một câu hỏi mà những bệnh nhân mắc bệnh dạ dày thường xuyên đặt ra – bị dạ dày không nên ăn gì.

Hi vọng rằng thông qua bài viết, quý độc giả đã có được những thông tin hữu ích về bệnh dạ dày, nguyên nhân, biểu hiện và có được đáp án cho câu hỏi bị dạ dày không nên ăn gì. Đội ngũ chuyên gia và bác sĩ của Scurma Fizzy sẵn sàng giải đáp mọi thông tin chi tiết về chuyên sâu hơn cho quý độc giả về bệnh dạ dày cũng như các bệnh lý khác. Vui lòng liên hệ HOTLINE 18006091 để chuyên gia của chúng tôi có thể giúp đỡ quý vị.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091