Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Dân Gian Tốt Nhất

Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Dân Gian Tốt Nhất

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh rất phổ biến ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải bệnh vậy nên việc điều trị viêm loét dạ dày một cách dứt điểm là thực sự cần thiết. Bên cạnh việc điều trị bằng tây y thì việc điều trị bằng các bài thuốc dân gian trị viêm loét dạ dày cũng mang lại hiệu quả rất cao. 

1. Ưu, nhược điểm của phương pháp trị viêm loét dạ dày bằng bài thuốc dân gian.

Phương pháp điều trị bệnh bằng tây y rất phổ biến và tiện dụng, tuy nhiên, phương pháp này có thể mang lại nhiều tác dụng không mong muốn đối với cơ thể. Phương pháp trị viêm loét dạ dày bằng bài thuốc dân gian luôn được nhiều người tin dùng bởi vì chúng có nhiều ưu điểm sau.

Ưu điểm

  • Các bài thuốc dân gian trị viêm loét dạ dày đều có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên nên rất ít khi gây ra tác dụng phụ cho cơ thể vì thế có thể sử dụng phương pháp này một cách lâu dài để kiểm soát bệnh.
  • Ngoài tác dụng điều trị viêm loét dạ dày thì trong các cây thuốc này còn chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Các cây thuốc đều là những dược liệu quen thuộc với người Việt Nam, chi phí thấp, rất dễ kiếm và dễ sử dụng.
  • Sử dụng được trên nhiều đối tượng từ người già, trẻ nhỏ đến phụ nữ mang thai và trong thời gian cho con bú.

Nhược điểm

  • Bên cạnh các ưu điểm nêu trên thì việc điều trị bệnh bằng phương pháp này còn có một vài nhược điểm nhất định như tác dụng chậm, cần thời gian để chuẩn bị, sơ chế dược liệu.
  • khó có thể điều trị dứt điểm bệnh nhất là những người mắc viêm loét dạ dày mức độ nặng.

2. Top 6 bài thuốc dân gian trị viêm loét dạ dày tốt nhất.

2.1 Bài thuốc trị viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong.

tri-viem-loet-da-day-1

Nghệ và mật ong phối hợp trị viêm loét dạ dày rất hiệu quả

2.1.1 Công dụng của nghệ và mật ong.

Nghệ từ xưa đã được ông cha ta sử dụng trong việc chữa trị nhiều bệnh khác nhau như giảm đau do viêm khớp, điều hòa kinh nguyệt và cả điều trị viêm loét dạ dày.

Trong nghệ có chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa ngoài ra hợp chất curcumin (hoạt chất chống oxy hóa polyphenol) được tìm thấy trong dược liệu này có tác dụng ngăn cản sự phát triển của các khối u, giảm tình trạng viêm, thúc đẩy hồi phục của niêm mạc dạ dày khi có ổ loét.

Bên cạnh nghệ thì mật ong cũng có khả năng điều trị viêm loét dạ dày rất tốt. Một bài viết của tạp chí nghiên cứu y khoa Ấn Độ đã chỉ ra những tác dụng của mật ong với việc điều trị bệnh này.

  • Các chất chống oxy hóa trong mật ong có giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Mật ong có tác dụng ngăn cản sự phát triển của một số loại vi khuẩn có hại với dạ dày và đường ruột.
  • Với hàm lượng dinh dưỡng cao, mật ong còn cung cấp năng lượng và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Việc kết hợp giữa sử dụng nghệ và mật ong là một sự phối hợp rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh của hai loại dược liệu này.

2.1.2 Cách dùng nghệ và mật ong.

Nguyên liệu: Tinh bột nghệ, mật ong, nước ấm khoảng 60 độ.

Cách dùng:

  • Lấy khoảng 20g tinh bột nghệ cho vào nước đã đun sôi để nguội còn 60 độ.
  • Sau đó cho 1 thìa cafe mật ong vào khuấy đều và từ từ thưởng thức.

Không nên cho mật ong vào bột nghệ trước do dễ vón cục, khó hòa tan khi cho nước ấm vào

2.1.3 Một số lưu ý khi sử dụng.

  • Nên sử dụng tinh bột nghệ và mật ong vào buổi sáng trước bữa ăn khoảng 30 phút để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.
  • Khuyến nghị chỉ nên sử dụng 2 ly bột nghệ mật ong mỗi ngày nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Theo bác sĩ Bùi Hùng Cường – bác sĩ khoa nội tổng hợp của bệnh viện Bạch Mai cho biết “tiêu thụ quá nhiều nghệ thường xuyên có thể gây sỏi mật, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, thậm chí cả khó đông máu…”

  • Đối với phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt không nên sử dụng bột nghệ và mật ong vì các chất acid và nhựa có trong nghệ có thể dẫn tới tình trạng máu khó đông.

>>>Xem thêm: Chữa Viêm Loét Dạ Dày Bằng Nghệ Thông Dụng, An Toàn

2.2 Bài thuốc trị viêm loét dạ dày bằng cây lược vàng.

cay-luoc-vang

Lược vàng là cây thuốc quý trong đông y

2.2.1 Công dụng của cây lược vàng.

Cây lược vàng trong dân gian còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây giỏ, cây lan vòi, cây lan rủ, giả khóm… Được giới y học đánh giá cao do trong cây có chứa nhiều thành phần, hoạt chất có tác dụng chữa trị nhiều bệnh cho cơ thể như flavonoid, steroid, quercetin, phytosterol, vitamin C, vitamin pp….

Đây là các chất chống oxy hóa mạnh có khả năng hỗ trợ làm lành các tổn thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự hình thành của các khối u.

Tác giả Vladimir-Ogarkov đã có bài viết về việc sử dụng cây lược vàng để chữa nhiều bệnh trong tạp chí y học và sức khỏe của Nga. Trong bài viết ông có đề cập đến việc cây lược vàng có thể chữa trị nhiều bệnh về đường tiêu hóa như các bệnh về dạ dày, ruột, túi mật và đương nhiên có cả bệnh viêm loét dạ dày.

2.2.2 Cách dùng cây lược vàng.

Hiện nay thì có 2 cách sử dụng cây lược vàng khá đơn giản mà các bạn có thể thực hiện dễ dàng, tốn ít thời gian.

Cách 1: Ăn trực tiếp lá lược vàng tươi.

  • Lá lược vàng tươi sau khi thu hái về ta đem rửa thật sạch với nước
  • Sau đó ngân vào trong nước muối loãng khoảng 15 phút để sát khuẩn.
  • Ta lấy khoảng 2-3 lá để nhá, có thể bỏ thêm một chút muối ăn vào nhá cùng cho dễ ăn hơn.

Cách 2: Lá lược vàng hãm nước sôi.

  • Sau khi thu hái thì ta sơ chế và sát khuẩn bằng muối như là khi nhá tươi.
  • Sau đó ta cắt lá lược vàng thành từng khúc nhỏ bỏ vào trong lọ thủy tinh.
  • Rót nước sôi từ từ vào lọ để hãm lá lược vàng, đợi khoảng 3 tiếng là đã có thể sử dụng được.

2.2.3 Một số lưu ý khi sử dụng.

Với phương pháp ăn trực tiếp lá lược vàng tươi thì ngày sử dụng 1 lần vào lúc đói (tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn). Sử dụng trong khoảng 30 ngày để thấy được hiệu quả điều trị rõ rệt.

Với phương pháp uống nước hãm lá lược vàng thì ta cũng sử dụng mỗi ngày một ly nhỏ vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút. Không nên sử dụng quá nhiều trong 1 ngày để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

2.3 Bài thuốc trị viêm loét dạ dày bằng lá nhọ nồi.

tri-viem-loet-da-day-3

Nhọ nồi chứa nhiều chất có lợi cho dạ dày

2.3.1 Công dụng của lá nhọ nồi.

Cây nhọ nồi hay còn có tên gọi khác là hàn liên thảo, cỏ mực là loại dược liệu rất có tiếng trong nền y khoa. Theo y học cổ truyền thì cây nhọ nồi có tác dụng rất tốt trong việc cầm máu, chữa chảy máu ở tử cung, dạ dày… 

Cây nhọ nồi có thể điều trị viêm loét dạ dày là do trong cây có chứa nhiều hoạt chất như

Vitamin K.

Vitamin K có khả năng cầm máu tốt, ngăn ngừa chảy máu ở dạ dày, và còn có khả năng hỗ trợ tái tạo, hồi phục các tổn thương ở niêm mạc dạ dày do bệnh viêm, loét gây ra.

Tanin.

Tanin là một chất có khả năng kết tủa để che phủ niêm mạc dạ dày, từ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân tấn công.

Flavonoid.

Flavonoid có trong cây nhọ nồi gồm có myricetin2,3-dihydromyricetin… rất hiệu quả trong việc chống viêm loét dạ dày, giảm đau, kháng khuẩn chống oxy hóa cùng với khả năng kháng viêm và làm lành vết thương vượt trội.

2.3.2 Cách dùng cây nhọ nồi.

Nhọ nồi sau khi thu hái thì có thể phơi khô để bảo quản tốt hơn hoặc có thể sơ chế để sử dụng luôn đều được.

  • Ta lấy một nắm nhọ nồi (chỉ lấy phần trên mặt đất) rửa thật sạch.
  • Sau đó ngâm vào dung dịch nước muối loãng khoảng 15 phút để đảm bảo sát khuẩn.
  • Tiếp theo ta cho nhọ nồi vào máy xay sinh tố cùng 200ml nước (nếu không có máy xay sinh tố có thể nghiền cơ học bằng tay)
  • Lấy rây lọc loại bỏ phần bã, giữ lại phần nước cốt là có thể sử dụng được.

2.3.3 Một số lưu ý khi sử dụng.

  • Mỗi ngày nên uống khoảng 100ml nước nhọ nồi vào buổi sáng khi chưa có thức ăn trong dạ dày.
  • Nếu bệnh nặng thì có thể uống thêm một lần nữa vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Không nên pha nhiều nước cốt nhọ nồi,chỉ nên pha đủ dùng cho một ngày, không để sang ngày hôm sau
  • Kiên trì sử dụng trong vòng 1-2 tuần để thấy hiệu quả mà cây nhọ nồi đem lại.

>>>Xem thêm: 14 Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Và Rẻ Nhất Cần Biết

2.4 Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng lá ổi.

la-oi-non-tot-cho-da-day

Có thể sử dụng lá ổi để hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày

2.4.1 Công dụng của lá ổi.

Ổi là loại hoa quả rất được ưa thích của nhiều người do có vị thanh nhẹ và mát. Dân gian thường sử dụng nhiều phần trên cây ổi để chữa bệnh như phần búp non, lá non, quả, vỏ rễ, vỏ thân cây nhưng trong đó việc sử dụng lá ổi non để chữa dạ dày được coi là phổ biến nhất.

Trong lá ổi non có nhiều thành phần, hoạt chất tốt như acid maslinic, acid guajava lic, tanin pyrogalic, tinh dầu,… có công dụng kháng viêm, sát khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt.

Theo y học cổ truyền thì lá ổi non và phần búp ổi có vị đắng, đặc tính ấm và dùng để giải độc, tiêu thũng rất tốt. Ngoài ra tinh dầu trong lá ổi và hoạt chất chống viêm có thể sử dụng điều trị viêm loét, làm lành các vết thương trong bệnh viêm loét dạ dày.

2.4.2 Cách dùng lá ổi.

Lá ổi có nhiều cách sử dụng khác nhau, các bạn có thể tham khảo các cách dưới đây đều mang lại hiệu quả rất cao.

Cách 1: Sử dụng trà lá ổi.

  • Chuẩn bị khoảng 10-15 lá ổi non, tươi rửa thật sạch bằng nước sau đó ngâm vào trong nước muối loãng trong vòng 15 phút để sát khuẩn.
  • Sau đó ta cho lá ổi vào ấm đun sôi cùng với 500ml nước trong vòng 20 phút là có thể sử dụng được.
  • Có thể sử dụng cùng với một chút mật ong cho hợp khẩu vị hơn.
  • Uống thay nước lọc hàng ngày đem lại hiệu quả rất cao trong điều trị bệnh.

Cách 2: Lá ổi và gạo lứt.

  • Chuẩn bị một nắm lá ổi non (10-15 lá), rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Sau đó cho vào chảo sao vàng cùng với gạo lứt bằng lửa nhỏ để tránh bị cháy.
  • Khi đã sao khô hỗn hợp thì ta cho vào khoảng 800 ml nước lọc đun tiếp bằng lửa nhỏ đến khi còn 200ml thì tắt bếp.
  • Nước đó ta uống 2-3 lần một ngày uống trước bữa ăn khoảng 30 phút là tốt nhất.
  • Có thể cho thêm một chút đường hoặc mật ong nguyên chất để hợp khẩu vị hơn.

2.4.3 Một số lưu ý khi sử dụng.

Đây là bài thuốc dân gian có tác dụng làm giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tuy nhiên không thể thay thế thuốc chữa bệnh hoàn toàn.

Chỉ nên dùng bài thuốc này khi bệnh có triệu chứng nhẹ giai đoạn nhẹ. Nếu triệu chứng nặng thì cần phải đi khám để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị khác.

Phụ nữ có thai, đang cho con bú, đang trong chu kỳ kinh nguyệt cần cân nhắc trước khi sử dụng lá ổi.

2.5 Bài thuốc trị viêm loét dạ dày bằng lá khôi tía.

tri-viem-loet-da-day-5

Lá khôi tía phân bố nhiều ở các tỉnh phía bắc

2.5.1 Công dụng của lá khôi tía.

Lá khôi tía hay còn được gọi là lá khôi nhung, cây độc lực, cây xăng sê… là một loại thảo dược quý được sử dụng trong đông y. Lá khôi hiện có hai loại là khôi tía và khôi trắng, hai loại đều có dược tính và đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong đông y.

Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu thấy rằng lá khôi tía đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt hơn so với lá khôi trắng.

Theo một vài nghiên cứu gần đây thì chất flavonoid trong lá khôi tía được coi như loại thuốc kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn giúp chống lại loại vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây nên các bệnh liên quan đến dạ dày.

Trong khi đó tanin có trong lá khôi tía có khả năng kết tủa để tạo thành lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố tấn công.

2.5.2 Cách dùng lá khôi tía.

Có 2 cách sử dụng lá khôi tía khá là đơn giản có thể làm ngay tại nhà.

Cách 1: Đun nước lá khôi tía.

  • Ta cần khoảng 100g lá khôi tía, rửa thật sạch.
  • Ngâm qua nước muối loãng sau đó đun cùng 1 lít nước dùng để sử dụng hàng ngày.

Cách 2: Kết hợp lá khôi tía cùng dược liệu khác.

  • Khi kết hợp lá khôi tía cùng một vài loại dược liệu khác thì đem lại hiệu quả điều trị khá cao.
  • Ta sử dụng 80g lá khôi tía kết hợp với một số dược thảo như: 12g khổ sâm cùng với 40g bồ công anh.
  • Ta sơ chế hỗn hợp 3 dược liệu cho sạch sau đó đun cùng 2 lít nước để uống thay nước lọc.

2.5.3 Một số lưu ý khi sử dụng.

  • Những người có triệu chứng tiêu hóa kém, ăn không ngon, khó tiêu, đau rát vùng thượng vị sử dụng lá khôi tía đều rất tốt.
  • Người bình thường không có bệnh về dạ dày cũng có thể sử dụng lá khôi tía để phòng và tránh bệnh.

>>>Xem thêm: Uống Thuốc Đau Dạ Dày Có Tác Dụng Phụ Gì, Các Cách Khắc Phục

2.6 Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng nha đam

tri-viem-loet-da-day-6

Nha đam hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày rất hiệu quả

2.6.1 Công dụng của nha đam

Nha đam hay còn được dân ta gọi là cây lô hội, là loại thảo dược từ lâu đã được mọi người tin dùng để trong việc làm đẹp trị mụn, làm mờ vết thâm. Không chỉ có công dụng như vậy nha đam còn có khá nhiều công dụng khác trong đó có cả chữa trị viêm loét dạ dày.

Trên tập san học thuật Alimentary Pharmacology and Therapeutics có viết về công dụng của nha đam trong việc điều trị viêm loét dạ dày.

Trong nha đam có chứa nhiều chất chống oxy hóa cải thiện được tình trạng đau dạ dày do viêm loét và trào ngược cùng với khả năng làm lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày nên có thể giảm tới 47% triệu chứng của bệnh nếu được sử dụng thường xuyên.

Ngoài ra thì nha đam còn chứa nhiều loại acid amin (lên tới 23 loại) cùng với nhiều loại vitamin thiết yếu như vitamin C, vitamin E, vitamin nhóm B giúp cải thiện và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

2.6.2 Cách dùng nha đam.

Hiện nay thì nha đam có nhiều cách sử dụng khác nhau đều có tác dụng chữa bệnh, nhưng trong đó thì sinh tố nha đam làm cách làm dễ dàng nhất và đem lại hiệu quả rất cao.

  • Cần chuẩn bị 2-3 nhánh nha đam tươi đem đi rửa sạch và gọt bỏ phần vỏ bên ngoài.
  • Cho nha đam cùng với 5ml mật ong nguyên chất vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn.
  • Sau đó ta thêm khoảng 500ml nước trộn thật đều rồi bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng.

2.6.3 Một số lưu ý khi sử dụng

Có thể sử dụng sinh tố nha đam nhiều lần trong ngày, mỗi lần dùng 1-2 thìa cafe uống vào lúc đói khi dạ dày chưa có thức ăn.

Với những người bị tiêu chảy khi sơ chế nha đam cần chú ý gọt bỏ hết phần gel vàng vì trong lớp gel vàng có chất aloin có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy của bệnh nhân. Chính vì vậy mọi người cần chú ý tình trạng sức khoẻ để bảo vệ bản thân. 

Trên đây là bài viết 6 bài thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để có thể điều trị tình trạng bệnh đang mắc phải. Bên cạnh đó thì chúng tôi cũng có một sản phẩm cực kỳ hữu ích trong việc điều trị các chứng bệnh dạ dày phiền toái, đó chính là Scurma Fizzy. Đây là sản phẩm ứng dụng công nghệ hướng đích với hợp chất Curcumin từ nghệ vàng được đồng nghiên cứu và sáng chế bởi các nhà khoa học đến từ Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Đại học Quốc gia Hà Nội. Liên hệ ngay vào hotline 18006091 để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi tư vấn nhiệt tình về sản phẩm Scurma Fizzy.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091