Các Cách Nhận Biết Đau Bao Tử Tại Nhà Đơn Giản

Các Cách Nhận Biết Đau Bao Tử Tại Nhà Đơn Giản

Đau bao tử là gì? Đau bao tử giống hay khác đau dạ dày? Làm sao để nhận biết đau bao tử đơn giản, hiệu quả tại nhà? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin thiết yếu về đau bao tử. Hãy cùng SCurma Fizzy tìm hiểu nhé!

1. Bao tử là gì?

Dạ dày (hay còn gọi là bao tử) là một bộ phận của hệ thống tiêu hóa ở người và động vật. Dạ dày thực hiện hai chức năng chính trong quá trình tiêu hoá là:

  1. Chức năng nghiền nát cơ học thức ăn, thấm dịch vị.
  2. Chức năng phân huỷ thức ăn nhờ các enzyme tiêu hóa có trong dịch vị.
Hình ảnh giải phẫu dạ dày (bao tử)

Hình ảnh giải phẫu dạ dày (bao tử)

  • Chức phận nghiền nát thực phẩm ăn vào của dạ dày

Dạ dày được cấu tạo từ ba lớp cơ trơn, sự sắp xếp của các bó cơ theo 3 hướng khác nhau để tăng hiệu quả cô bóp, phục vụ cho chức năng nghiền nát thức ăn.

Thức ăn sau khi được nghiền nát một phần nhờ hành động nhai của cơ hàm và một phần được phân hủy nhờ enzyme trong nước bọt, chúng sẽ di chuyển qua thực quản và cuối cùng đến dạ dày.

  • Chức phận phân hủy thức ăn của dạ dày

Để thực hiện chức năng phân hủy thức ăn, dạ dày hình thành lớp niêm mạc dạ dày, bao phủ lấy bề mặt dạ dày và duy trì độ pH phù hợp với hoạt động của các enzyme tiêu hóa.

Dạ dày có hình chữ J, là nơi phình lớn nhất của hệ tiêu hóa với dung tích khoảng 2-2,5l, là nơi nghiền vụn thức ăn và trộn đều chúng với dịch vị.

Dịch vị có pH rất thấp (từ 2 đến 2,5) có tác dụng tiêu hóa thức ăn, đồng thời còn có tác dụng phòng một số bệnh do vi sinh vật gây ra.

Điển hình ở những người mắc chứng teo niêm mạc dạ dày, không có đủ khả năng duy trì pH dịch vị ở nồng độ thấp thường dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi sinh vật theo thức ăn đi vào cơ thể. 

  • Phát hiện mới về nguyên nhân gây đau dạ dày

Năm 1982, hai nhà bác sĩ người Úc đã phát hiện ra một loại xoắn khuẩn là Helicobacter Pylori. Vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây ra những vết loét ở niêm mạc dạ dày cũng như bệnh ung thư dạ dày.

Phát hiện quan trọng trên đã mở ra một hướng đi mới cho việc điều trị loét dạ dày – tá tràng, và vinh dự được nhận giải thưởng Nobel y học 2005.

>>>> Tìm hiểu thêm: Ung Thư Dạ Dày Có Thể Được Nhận Diện Thông Qua Những Biểu Hiện Nào

2. Thế nào là đau bao tử

Đau bao tử (hay đau dạ dày) là một vấn đề thường gặp ở hệ thống tiêu hóa, liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta.

Trong những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh về dạ dày ngày càng gia tăng nhanh chóng và không có dấu hiệu dừng lại.

Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng, mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như làm dạ dày bị thủng, bị chảy máu, xuất hiện khối u ung thư,…

Vì vậy, những kiến thức nhận biết đau bao tử ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết với mỗi người.

Đau bao tử (hay chính là đau dạ dày) là bệnh lý tổn thương niêm mạc dạ dày, viêm nhiễm trong lòng dạ dày. Điểm đặc trưng để nhận biết đau bao tử là sự xuất hiện những cơn đau vùng thượng vị kèm theo cảm giác chán ăn, buồn nôn, ợ chua…

Cơn đau vùng thượng vị có thể đau âm ỉ kéo dài hoặc đau quặn từng cơn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Tần suất cơn đau xuất hiện ngày càng dày đặc và ngày càng đau nặng hơn theo tình trạng phát triển của bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng chủ yếu là do vi khuẩn HP, sử dụng thuốc tây  kéo dài ngày,… Bệnh gây ra nhiều mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Thế nào là đau bao tử

Thế nào là đau bao tử

Vậy đâu là dấu hiệu điển hình nhất của đau dạ dày và cách nhận biết đau bao tử?

3. Các dấu hiệu điển hình của bệnh đau bao tử

3.1 Đau thượng vị 

Đau thượng vị là dấu hiệu thường gặp ở những người bệnh bị đau dạ dày, là dấu hiệu tốt để nhận biết đau bao tử. Người bệnh có cảm giác đau âm ỉ và tức ở vùng bụng, đau rất nóng rát, rất khó chịu.

Đau vùng thượng vị là dấu hiệu để nhận biết đau bao tử 

Các cơn đau bụng dữ dội thường không thấy xuất hiện khi bị đau vùng thượng vị. Vị trí của cơn đau có thể từ bụng lan lên ngực thậm chí lan ra cả sau lưng và thường xuất hiện từ một đến hai tuần đầu của bệnh.

Và tái đi tái lại khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa, hoặc theo lúc no, lúc đói. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ bị đau triền miên, bệnh ngày càng nặng thêm.

  • Đối với người bị đau dạ dày – tá tràng, cơn đau vùng thượng vị thường có tính chu kỳ và liên quan mật thiết với bữa ăn..
  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng, cơn đau vùng thượng vị thường có tính chu kỳ.
  • Đối với người bị ung thư dạ dày, các cơn đau xuất hiện không mang tính chu kỳ mà kéo dài liên miên.
  • Đối với người bệnh bị loét tá tràng, cơn đau thường xuất hiện khi đói..
  • Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, khi dạ dày có thức ăn, cơn đau sẽ xuất hiện, nhưng khi đói thì không bị đau.

>>>> Đọc thêm: Đau Thượng Vị Nguy Hiểm Không? Làm Gì Để Giải Quyết Tình Trạng Này

3.2 Ăn uống kém hơn

Người bị đau dạ dày thường có cảm giác chán ăn, ăn uống kém ngon miệng. Nguyên nhân là do dạ dày bị tổn thương, khả năng co bóp nghiền nát thức ăn kém đi nên được thức ăn khó được tiêu hóa, tiêu hóa chậm.

Thời gian thức ăn lưu lại dạ dày lâu hơn khiến người bệnh có cảm giác nặng nề, đầy bụng, chướng bụng, ấm ách, khó chịu. 

Sau khi ăn, nồng độ acid trong dạ dày tăng lên để phân giải thức ăn khiến người bệnh có cảm giác đau vùng  thượng vị, bỏng rát ở vùng thượng vị rồi lan lên vùng xương ức và gây cảm giác buồn nôn.

Ăn uống không ngon, tạo cảm giác khó chịu khiến người bệnh ăn uống kém đi, cả về chất lẫn lượng, từ đó mà cơ thể gầy sút, hay mệt mỏi, ủ rũ.

Người đau bao tử thường có cảm giác chán ăn, mệt mỏi

Người đau bao tử thường có cảm giác chán ăn, mệt mỏi

3.3 Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Đây là triệu chứng rất quan trọng để nhận biết đau bao tử. Ợ chua, ợ hơi khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Hiện tượng ợ chua, ợ hơi xảy ra là do hoạt động của dạ dày bị rối loạn, không như bình thường nên thức ăn khó bị tiêu hóa dẫn đến tình trạng thức ăn trong dạ dày bị lên men, tạo thành các bọt khí thoát ra ngoài, có thể mang theo lẫn cả dịch vị.

Bệnh nhân đau dạ dày bị ợ hơi, ợ chua và thường kèm theo các dấu hiệu đau vùng thượng vị. Khi ợ, sẽ cảm thấy vị đắng hay chua khi thức ăn hoặc hơi lên tận trên họng nhưng chỉ lên được nửa chừng, lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng ức mũi hay lan ra sau xương ức.

3.4 Cảm giác buồn nôn, nôn

Đây là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết đau bao tử, là biểu hiện của viêm dạ dày cấp. xuất huyết dạ dày thậm chí có thể là ung thư dạ dày. Khi bệnh nhân nôn nhiều sẽ dẫn đến các hệ lụy như rách niêm mạc thực quản, gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó nôn nhiều khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng mất nước kèm điện giải. Nặng hơn có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp, đáng sợ nhất là trụy tim mạch. Người bệnh bị nôn nhiều thường sút cân nhanh kèm theo thiếu máu, phù nề…

3.5. Chảy máu tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên hệ thống đường tiêu hóa, từ thực quản, dạ dày đến trực tràng, hậu môn. Chảy máu tiêu hóa có thể là dấu hiệu nhận biết đau bao tử, khi bệnh đã trở nặng. 

Hiện tượng máu chảy ra khỏi lòng mạch máu đi vào trong ống tiêu hóa được gọi là chảy máu tiêu hóa. Dấu hiệu này đặc biệt nghiêm trọng, nó có thể đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Vì vậy khi có dấu hiệu này xuất hiện cần phải đưa người bệnh lập tức đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Người bị chảy máu tiêu hóa thường có những biểu hiện sau: nôn ra máu tươi hoặc màu đen hoặc máu xuất hiện trong phân có màu đỏ tươi hoặc là màu đen.

Nếu máu màu đỏ tươi chứng tỏ là máu mới thoát ra khỏi lòng mạch và được tống ra ngoài. Nếu máu có màu đen nghĩa là máu chảy ra khỏi lòng mạch và được lưu lại ở hệ tiêu hóa một thời gian.

Khi bị chảy máu tiêu hóa, người bệnh cảm thấy hoa mắt, choáng váng, tụt huyết áp nếu trong tình trạng mất máu cấp.

Chảy máu bao tử - dấu hiệu điển hình của đau bao tử

Chảy máu bao tử – dấu hiệu điển hình của đau bao tử

3.5.1 Chảy máu đường tiêu hóa dưới

  • Chảy máu ở ruột non

Chảy máu ở ruột non thường nguy hiểm và rất khó phát hiện vì thường có biểu hiện không rõ ràng và diễn biến phức tạp, gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán.

Nguyên nhân gây chảy máu tiêu hóa ở ruột non thường gặp là do nhiễm một số vi khuẩn hay độc tố vi khuẩn với các biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, phân có máu,…

Bệnh thường mang tính cấp tính do tiêu chảy nhiều lần khiến cơ thể mất nhiều nước, hạ huyết áp,… rất nguy hiểm nếu không được bù nước kịp thời.

Một số bệnh khác tuy ít gặp hơn nhưng cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu ở ruột non như: ung thư ruột non, lao ruột non hay bệnh bạch cầu cấp…

  • Chảy máu ở  đại tràng

Chảy máu ở đại tràng xảy ra với tỷ lệ cao nhất trong chảy máu đường tiêu hóa. Bệnh có thể gặp  ở trên nhiều đối tượng khác nhau và có biểu hiện trong các bệnh lý nghiêm trọng như lỵ trực tràng, lỵ amip, hay ung thư trực tràng, hậu môn, trĩ nội,…

Chảy máu đại tràng còn có thể do nhiễm Polyp đại tràng, biểu hiện là chảy máu từ vết loét do khuẩn Polyp gây ra, có thể theo từng đợt hoặc máu ẩn trong phân.

3.5.2 Chảy máu đường tiêu hóa trên 

  • Chảy máu ở thực quản

Chảy máu ở thực quản là hiện tượng hiếm gặp. Nguyên nhân chính gây chảy máu tại thực quản thường là do tăng áp lực tĩnh mạch cửa do gan có các mô xơ, sẹo hay huyết khối nên lượng máu về gan giảm làm máu bị ứ lại ở các mạch ngoại biên trong đó có các vi tĩnh mạch ở thực quản.

Các tĩnh mạch này rất nhỏ nên để bị vỡ khi lượng máu tăng lên đột ngột, từ đó gây chảy máu thực quản.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác ít gặp hơn gây chảy máu thực quản như loét thực quản, HC Mallory weiss,… Đối với những bệnh này, người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức để không bị nguy hiểm đến tính mạng.

  • Chảy máu tại vị trí dạ dày – tá tràng

Chảy máu tại dạ dày – tá tràng chủ yếu là từ vết loét ở lớp niêm mạc dạ dày-tá tràng. Loét dạ dày thường xảy ra ở vị trí bờ cong nhỏ hay vùng tâm vị, hang vị hoặc mặt sau dạ dày.

Có đến 15-16% bệnh nhân loét dạ dày có dấu hiệu xuất huyết. Loét tá tràng thường xảy ra ở vị trí hành tá tràng, tỉ lệ có biến chứng chảy máu lên đến 25%.

Chảy máu tiêu hóa là biểu hiện của nhiều tình trạng bệnh lý, có thể là: viêm dạ dày cấp hay dạ dày – tá tràng bị loét hoặc tĩnh mạch thực quản bị vỡ do bệnh gan…. nghiêm trọng bậc nhất là ung thư dạ dày.

Chảy máu tiêu hóa có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.

Trên đây là 5 dấu hiệu nhận biết đau bao tử. Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào xuất hiện, người bệnh cần đến bệnh viện để được tư vấn, thăm khám, chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh kịp thời để tránh các hậu quả, biến chứng nguy hiểm về sau.

Các bệnh lý về tiêu hóa, dạ dày tuy nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng chúng ta có thể dễ dàng phòng ngừa chúng nhờ các thói quen sinh hoạt lành mạnh.

>>>> Xem thêm: Chảy Máu Dạ Dày Nguy Hiểm Tới Mức Bạn Không Thể Chủ Quan Coi Thường

4. Phòng ngừa đau bao tử đơn giản

4.1 Thực hiện thói quen ăn uống khoa học

Đau bao tử là một vấn đề về đường tiêu hóa, có mối quan hệ mật thiết với các thói quen ăn uống của chúng ta. Xây dựng cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh là phương pháp đơn giản mà hữu hiệu nhất để phòng tránh các vấn đề về dạ dày và các bệnh lý về đường tiêu hóa. 

Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện tình trạng đau bao tử

Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện tình trạng đau bao tử

  • Ăn nhiều rau xanh

Nhiều người có thói quen không ăn các loại rau xanh, điều đó thật không tốt cho đường tiêu hóa. Rau xanh chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, tăng khối lượng phân.

Ăn rau xanh giúp thức ăn dễ dàng di chuyển trong lòng ống tiêu hóa, giúp làm giảm co bóp ruột để tống thức ăn đi. Hơn nữa, rau xanh còn chứa nhiều loại vitamin và các khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Nên đừng quên bổ sung thêm rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày bạn nhé!

  • Ăn uống điều độ, đúng giờ giấc

Để phòng tránh các vấn đề về đường tiêu hóa, bạn cũng nên xây dựng cho mình một thói quen ăn uống điều độ, đúng giờ giấc, không nên ăn quá no hay bỏ bữa.

Khi ăn quá no, hệ tiêu hóa phải làm việc gắng sức để có thể tiêu hóa hết lượng thức ăn mà bạn đã ăn.

Còn khi bỏ bữa, dạ dày trở nên trống rỗng, khi đó dạ dày sẽ tăng cường co bóp tạo nên cảm giác cồn cào, đói bụng để báo hiệu bạn cần thức ăn.

  • Ăn uống hợp vệ sinh

Ăn chín, uống sôi, hợp vệ sinh. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn để loại bỏ các vi sinh vật có thể gây lên các vấn đề tiêu hóa.

  • Nhai kĩ thức ăn

Nhai kỹ giúp nghiền nhỏ thức ăn, trộn đều thức ăn với nước bọt, làm giảm gánh nặng co bóp cho dạ dày.

  • Thư giãn trong khi ăn

Thư giãn trong và sau khi ăn. Trong và sau khi ăn, hệ tiêu hóa phải hoạt động mạnh mẽ để tiêu hóa thức ăn. Thư giãn giúp cơ thể tập trung vận hành máu đến hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.

4.2 Tránh xa các đồ ăn cay nóng hoặc quá chua

Khi ăn đồ ăn có vị chua làm nồng độ acid trong dạ dày tăng lên, tình trạng tăng acid dạ dày kéo dài có thể dẫn đến tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, gây ra các vết viêm, loét.

Đồ ăn cay nóng kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn, từ đó cũng gây tăng acid dạ dày.

4.3 Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Stress, căng thẳng kéo dài là một nguyên nhân gây đau dạ dày tương đối phổ biến mà ít ai để ý đến. Hoạt động của hệ tiêu hóa được chỉ đạo bởi hệ thống thần kinh – ruột tương tác với hệ thống thần kinh trung ương.

Khi căng thẳng, lo lắng quá mức, quá trình tiêu hóa có thể bị ngưng trệ do thần kinh trung ương tắt lưu lượng máu, ảnh hưởng đến cơn co bóp tiêu hóa, giảm tiết các tiết các chất cần thiết cho quá trình tiêu hóa nên dễ gây các vấn đề về dạ dày, ruột.

Hơn nữa, khi stress kéo dài còn kích thích dạ dày tăng tiết acid, làm tổn thương đến lớp niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày – tá tràng. 

Stress có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón, nghiêm trọng hơn có thể gây ra các vết loét, viêm nhiễm,…

Vậy nên, chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt cũng là một phương pháp ngăn ngừa đau dạ dày hiệu quả. Khi căng thẳng, lo lắng bạn có thể tâm sự với ai đó hoặc tìm đến phương pháp thiền, tập trung hít thở, tập thể dục thể thao… để giải tỏa muộn phiền.

Thức khuya nhiều làm tình trạng đao bao tử trở nên nặng hơn

Thức khuya nhiều làm tình trạng đao bao tử trở nên nặng hơn

4.4 Tránh thức khuya

Ban đêm là thời gian cho các lớp niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục trong giấc ngủ. Thức khuya khiến lớp tế bào này không được nghỉ ngơi từ đó dẫn đến suy yếu.

Hơn thế, thức khuya làm tăng tiết dịch dạ dày, có thể dẫn đến viêm loét dạ dày nếu tình trạng này kéo dài.

Kết luận

Đau bao tử ngày càng trở nên phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hãy chọn lựa cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh để bảo vệ sức khỏe, bạn nhé!

Đây là bài viết với mục tiêu chia sẻ cho các bạn thêm nhiều thông tin, nếu bạn có gì cần hỗ trợ có thể gọi Hotline 1800 6091 để được giải đáp cũng như có được những tư vấn chuyên sâu.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091