Vi Khuẩn Hp Có Nguy Hiểm Không, Cách Điều Trị Hiệu Quả
Vi khuẩn Helicobacter pylori hay còn có tên thường gọi là hp, đây là một trong những tác nhân gây các bệnh lý liên quan đến dạ dày phổ biến nhất. Vậy vi khuẩn hp là gì? vi khuẩn hp có nguy hiểm không? cách điều trị nào là hiệu quả khi nhiễm hp và có cách gì phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến hp hay không ? Tất cả các thắc mắc trên đây sẽ được các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia của Scurma Fizzy giải đáp trong bài viết dưới đây.
1.Vi khuẩn hp là gì?
Vi khuẩn hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori, thuộc họ vi khuẩn đường ruột Helicobacter. Hp là vi khuẩn gram âm vi hiếu khí, có dạng xoắn, dài khoảng 3 μm với đường kính khoảng 0,5 μm, ngoài ra Hp còn có 4-6 roi gắn vào một vị trí giúp chúng dễ dàng di chuyển hơn. Chúng cư trú chủ yếu tại đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. pH lý tưởng của H.pylori là từ 3-7, ở pH<2 thì Hp vẫn có thể tồn tại tuy nhiên pH>7 thì chúng ngưng hoạt động.
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn H.pylori được mô tả như sau :
Vi khuẩn hp sống trên lớp tế bào niêm mạc dạ dày nhờ có khả năng tiết ra enzyme urease, enzyme này phân giải urea có trong dạ dày thành NH3, chính NH3 sẽ trung hòa môi trường acid xung quanh bảo vệ vi khuẩn khỏi acid dịch vị.
Ure + H2O => NH3 + H2CO3 (CO2 + H2O) ( dưới sự xúc tác của enzyme urease)
Ngoài ra NH3 còn là chất gây độc tế bào góp phần gây ra tổn thương cho biểu mô dạ dày. Không chỉ có enzyme urease, hp còn có thể tiết ra enzyme protease, lipase phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ tế bào từ đó vi khuẩn bám dính được lên thành tế bào dễ dàng đưa độc tố của nó vào tế bào gây ra các phản ứng viêm, tổn thương niêm mạc dạ dày.
2.Những con đường lây nhiễm phổ biến của vi khuẩn H.pylori
Vi khuẩn hp cư trú chủ yếu ở đường tiêu hóa mà không hề có triệu chứng gì cụ thể vì vậy rất dễ lây nhiễm lúc chúng ta không hề hay biết. Dưới đây là một số con đường lây truyền của vi khuẩn hp :
Đường miệng – miệng : đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất của vi khuẩn H.pylori. Người bị nhiễm hp trong miệng có thể chứa loại vi khuẩn này , khi ăn uống hoặc dùng các đồ dùng cá nhân vi khuẩn có thể cư trú trên bề mặt những dụng cụ đó nếu không được tẩy rửa sạch sẽ thì những người dùng sau có thể bị nhiễm vi khuẩn này từ đó. Vì vậy không nên dùng chung đồ dùng cá nhân, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn chung uống chung,… Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm hp theo con đường này, do chính người thân hôn em bé làm cho vi khuẩn này lây qua mà lúc này hệ miễn dịch trẻ em chưa hoàn thiện vì vậy câu trả lời cho câu hỏi vi khuẩn hp có nguy hiểm không đối với trẻ em đó chính là có.
Đường phân – miệng : người bệnh bị nhiễm hp thì trong phân của họ có thể có vi khuẩn hp ở dạng hoạt động hoặc bào tử của chúng vì vậy nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì chính họ có thể nhiễm lại vi khuẩn này của chính mình hoặc lây lan sang môi trường xung quanh làm cho những người khác cũng có khả năng bị nhiễm bệnh.
Đường dạ dày – dạ dày : con đường này tuy không quá phổ biến nhưng cũng là vấn đề nên lưu ý. Do khi đi khám tại các cơ sở y tế bệnh nhân thường được chỉ định làm các xét nghiệm xác định vi khuẩn hp như nội soi, nếu các dụng cụ y tế được dùng không được khử trùng đúng cách thì việc lây nhiễm vi khuẩn từ người này sang người khác là có thể xảy ra vì vậy hãy lựa chọn những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thăm khám tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
>>>> Đọc thêm: Vi Khuẩn Hp Gây Ảnh Hưởng Tới Sức Khỏe Người Bệnh Như Thế Nào?
3.Vi khuẩn hp có nguy hiểm không?
Câu trả lời cho câu hỏi Vi khuẩn hp có nguy hiểm không? đó là có. Tuy nhiên vi khuẩn Hp có đến 200 chủng khác nhau nhưng không phải chủng nào cũng gây các bệnh nguy hiểm như loét dạ dày hay ung thư dạ dày. Trong dân số nhiễm H.pylori thì có khoảng 10-20% chuyển thành loét dạ dày – tá tràng, khoảng 1% là chuyển thành ung thư dạ dày. Hậu quả của tình trạng nhiễm H.pylori phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ thể bệnh nhân, môi trường, độc lực của vi khuẩn. Vi khuẩn hp có nguy hiểm không tùy thuộc vào độc lực của vi khuẩn thể hiện qua yếu tố di truyền là gen CagA và VacA, nếu vi khuẩn hp mang gen này thì nguy cơ gây loét dạ dày – tá tràng cũng như ung thư dạ dày sẽ tăng lên.
Vi khuẩn hp hoạt động phụ thuộc vào pH vì vậy nên khi điều kiện môi trường không thuận lợi thì vi khuẩn có thể chuyển về dạng không hoạt động hay còn gọi là thể ngủ. Ở trạng thái này vi khuẩn không gây bệnh tuy nhiên khi gặp lại điều kiện thuận lợi vi khuẩn sẽ hoạt động trở lại. Đây cũng chính là lý do mà rất dễ tái phát lại hp sau khi đã điều trị khỏi, dẫn đến hậu quả của vi khuẩn hp có nguy hiểm không đối với cơ thể khi xảy ra các biến chứng không mong muốn.
4.Cách nhận biết nhiễm vi khuẩn hp có nguy hiểm không?
4.1.Triệu chứng lâm sàng để dự đoán vi khuẩn hp có nguy hiểm không
Khi nhiễm vi khuẩn hp hầu hết sẽ không có triệu chứng gì rõ ràng. Tuy nhiên khi đã bộc lộ những triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp có nguy hiểm không dưới đây thì cần đi thăm khám càng sớm càng tốt:
Đau rát thượng vị
Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi lâu ngày
Chướng bụng, khó tiêu
Đau âm ỉ vùng dạ dày có lúc đau quặn thắt, đau tăng lên khi về đêm hoặc khi đói hoặc sau khi ăn xong
Sụt cân, chán ăn, ăn nhanh no
Thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi
Buồn nôn, nôn ói
Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như nôn ói ra máu, đi tiêu ra máu hoặc phân đen, ngất xỉu, đau bụng dữ dội,… thì cần liên lạc ngay với bác sĩ điều trị hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và cấp cứu kịp thời.
4.2.Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán
4.2.1.Nội soi
Để trả lời cho câu hỏi bệnh nhân bị nhiễm hp có nguy hiểm không thì nội soi là một xét nghiệm cần có để đảm bảo chắc chắn nhất cũng như xem xét được cụ thể tình trạng tổn thương tại dạ dày. Kết quả nội soi thường rất cụ thể, thấy rõ được vị trí, kích thước, mức độ của vết loét tại dạ dày đồng thời cũng có thể nhờ các thiết bị chuyên dụng lấy mẫu để mang đi làm các xét nghiệm định danh khác nhằm tìm ra vi khuẩn hp có nguy hiểm không.
4.2.2.Test hơi thở
Người bệnh sẽ được cho uống dung dịch urea đã được đánh dấu trước khi tiến hành xét nghiệm, nếu có vi khuẩn hp trong dạ dày thì enzyme urease do H.pylori tiết ra sẽ phân hủy urea thành NH3 và khí CO2 có C đã được đánh dấu theo hơi thở bay ra ngoài sau khoảng 30 phút và được phát hiện bằng máy chuyên dụng. Đây là xét nghiệm dùng phát hiện vi khuẩn dạng hoạt động và được ưu tiên dùng để đánh giá hiệu quả diệt trừ H.pylori sau một thời gian điều trị. Xét nghiệm này có độ nhạy lên đến 95% tuy nhiên một số thuốc điều trị cũng có ảnh hưởng đến kết quả như thuốc ức chế bơm proton (PPI), kháng sinh diệt trừ H.pylori, bismuth,… có khả năng gây âm tính giả. Vậy các xét nghiệm trên có còn nhạy với vi khuẩn hp có nguy hiểm không? Câu trả lời là chúng ta cần ngưng các thuốc trên từ 2-4 tuần trước khi xét nghiệm đánh giá lại hiệu quả điều trị để có kết quả chính xác nhất.
4.2.3.Xét nghiệm phân
Vi khuẩn hp cư trú chủ yếu ở đường tiêu hóa vì vậy nên khi bị nhiễm thì trong phân của người bệnh sẽ có kháng nguyên của vi khuẩn này.Từ mẫu phân xét nghiệm có thể biết được bệnh nhân âm tính hay dương tính với H.pylori.
4.2.4.Xét nghiệm máu
Ngược lại với xét nghiệm phân, xét nghiệm huyết thanh (hay xét nghiệm máu) sẽ giúp tìm kháng thể của H.pylori trong cơ thể, tuy nhiên kháng thể có khả năng tồn tại đến 6-12 tháng sau khi đã diệt trừ thành công H.pylori vì vậy xét nghiệm này không được dùng để đánh giá hiệu quả điều trị mà chỉ dùng để xác định ban đầu.
>>>> Tìm hiểu thêm: Xét Nghiệm Máu Phát Hiện Hp Liệu Có Chính Xác Tuyệt Đối Không?
5.Điều trị bệnh lý liên quan tới vi khuẩn hp có nguy hiểm không
5.1.Phác đồ điều trị diệt trừ H.pylori
H.pylori là tác nhân gây loét dạ dày – tá tràng thường gặp. Do đó tất cả những bệnh nhân nghi ngờ có nguy cơ viêm loét dạ dày thì đều phải làm xét nghiệm tìm H.pylori. Nếu kết quả dương tính phải tiến hành sử dụng phác đồ điều trị diệt trừ H.pylori thích hợp.
Phác đồ diệt trừ H.pylori muốn hiệu quả cần có sự kết hợp giữa thuốc kháng tiết acid và kháng sinh có phổ tác động trên H.pylori. Thuốc kháng tiết acid sẽ làm tăng pH dạ dày, giảm thể tích dịch vị giúp cho kháng sinh có nồng độ ổn định và hoạt tính được tăng hơn. Thuốc kháng tiết acid thường được sử dụng là PPI vì đây là thuốc có khả năng giảm tiết acid mạnh và có hiệu lực ức chế cả vi khuẩn H.pylori.
Có 2 loại phác đồ phổ biến trong điều trị H.pylori đó là phác đồ 3 thuốc và phác đồ 4 thuốc.
Phác đồ 3 thuốc:
Phác đồ cổ điển : (sử dụng trong 14 ngày)
PPI liều cao + 2 hoặc 3 kháng sinh sau đây :
Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày
Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày
5-nitroimidazol 500 mg x 2 lần/ngày (nếu nghi ngờ có nhiễm mầm vi khuẩn kị khí)
Phác đồ có quinolon : (sử dụng trong 14 ngày)
PPI liều cao + Amoxicillin 1g 2 lần/ngày + Levofloxacin 500 mg 1 lần/ngày hoặc Moxifloxacin 400 mg 1 lần/ngày
Phác đồ 4 thuốc:
Phác đồ đồng thời : ( sử dụng trong 14 ngày)
PPI liều cao + Amoxicillin 1g 2 lần/ngày + Clarithromycin 500 mg 2 lần/ngày
+ 5-nitroimidazol 500 mg 2 lần/ngày
Phác đồ nối tiếp : ( sử dụng trong 14 ngày)
7 ngày đầu : PPI liều cao + Amoxicillin 1g 2 lần/ngày
7 ngày sau : PPI liều cao + Clarithromycin 500 mg 2 lần/ngày + 5-nitroimidazol 500 mg 2 lần/ngày
Phác đồ lai ghép : ( sử dụng trong 14 ngày)
7 ngày đầu : PPI liều cao + Amoxicillin 1g 2 lần/ngày
7 ngày sau : PPI liều cao + Amoxicillin 1g 2 lần/ngày + Clarithromycin 500 mg 2 lần/ngày + 5-nitroimidazol 500 mg 2 lần/ngày
Phác đồ 4 thuốc có Bismuth (Bi) : ( sử dụng trong 14 ngày)
PPI liều cao + Bismuth subsalicylat hoặc Bismuth subcitrat 4 lần/ngày + Tetracyclin 500 mg 4 lần/ngày + 5-nitroimidazol 500 mg 3 lần/ngày
Phác đồ 4 thuốc có Bismuth (mới) : ( sử dụng trong 14 ngày)
PPI liều cao + Bismuth subsalicylat hoặc Bismuth subcitrat 2-4 lần/ngày + Amoxicillin 500 mg 2 lần/ngày + 5-nitroimidazol 500 mg 3 lần/ngày
Do khả năng đề kháng của vi khuẩn hiện nay rất cao nên phác đồ 3 thuốc không được ưu tiên sử dụng điều trị nữa. Thay vào đó các bác sĩ thường ưu tiên phác đồ 4 thuốc hơn, và lựa chọn phác đồ 4 thuốc có Bi vì hiệu quả điều trị cao.
Tuy nhiên nếu sau đợt điều trị thứ nhất nhưng H.pylori vẫn không bị diệt trừ hoàn toàn thì cần tiến hành điều trị đợt 2 cần tránh sử dụng lại kháng sinh đã dùng trước đó hoặc ưu tiên lựa chọn các phác đồ ít bị đề kháng với các phác đồ cứu vãn sau đây:
4 thuốc có furazolidon + tetracyclin :
PPI liều cao + Bismuth subsalicylat hoặc Bismuth subcitrat 4 lần/ngày +Furazolidon 100 mg 3 lần/ngày + Tetracyclin 500 mg 4 lần/ngày
4 thuốc có furazolidon + amoxicillin :
PPI liều cao + Bismuth subsalicylat hoặc Bismuth subcitrat 4 lần/ngày +Furazolidon 100 mg 3 lần/ngày + Amoxicillin 1g 3 lần/ngày
3 thuốc có rifabutin:
Pantoprazol 80 mg mỗi 8 giờ (hoặc PPI khác liều tương đương) + Rifabutin 150 mg 1 lần/ngày + Amoxicillin 1,5g mỗi 8 giờ
2 thuốc PPI và amoxicillin liều cao:
Rabeprazol 20 mg hoặc Esomeprazol 40 mg mỗi 6 giờ + Amoxicillin 500-750 mg mỗi 6 giờ
Sau khi điều trị diệt trừ H.pylori bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng cần duy trì điều trị làm lành vết loét với PPI liều tiêu chuẩn. Hiệu quả diệt trừ H.pylori được đánh giá bằng xét nghiệm UBT (test hơi thở) và vết loét được đánh giá bằng kết quả nội soi dạ dày.
>>>> Xem thêm: Cách Chữa Trị Và Phòng Ngừa Hp Dạ Dày Hay Cho Bạn
5.2.Lời khuyên cần thiết cho bệnh nhân nhiễm hp
Sau khi tìm hiểu được vi khuẩn hp có nguy hiểm không rồi thì hiểu được vi khuẩn Hp rất dễ lây nhiễm từ người sang người vì vậy ngay cả khi có nhiễm hay chưa nhiễm H.pylori thì bạn cũng nên có những biện pháp phòng tránh cho bản thân mình.
Ăn chín uống sôi, không dùng chung dụng cụ cá nhân ( bàn chải đánh răng, tăm, ly, chén, đũa,…) với nhiều người nếu bất đắc dĩ phải sử dụng thì nên lau sạch, khử trùng các dụng cụ trước khi sử dụng. Ngoài ra còn phải giữ vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh mình và gia đình, hạn chế hôn môi trẻ em hoặc cho trẻ em dùng chung đồ dùng với người lớn để bảo vệ các em không bị lây nhiễm hp từ người thân.
Khi bị nhiễm hp dạ dày trở nên yếu đi tuy nhiên cũng có những yếu tố nguy cơ khác dẫn đến các bệnh lý về dạ dày cũng như làm dạ dày dễ bị tấn công hơn bởi hp như stress, uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ, khô cứng,… Vì vậy cần hạn chế các yếu tố nguy cơ này lại để quá trình điều trị hp được tốt hơn cũng như phòng ngừa việc tái phát viêm loét dạ dày – tá tràng.
Ăn uống đúng đủ bữa, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Theo một số khảo sát thì chỉ cần người bệnh thay đổi thói quen ăn uống trở nên đều đặn, lành mạnh hơn thì các triệu chứng bệnh dạ dày cũng giảm đi đáng kể. Do đó nên lưu ý thực đơn hàng ngày, bổ sung nhiều rau củ quả có tính kiềm (ngũ cốc nguyên cám, nghệ, rau lá có màu xanh đậm, cà rốt,…), uống nhiều nước cũng như trong quá trình điều trị nên ăn thức ăn mềm, lỏng, sệt , dễ tiêu hóa để giảm áp lực cho dạ dày.
Ở những bệnh nhân sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAID – ibuprofen, diclofenac, naproxen,…) liều cao và dài ngày có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng do tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra. Vì vậy để tránh tình trạng thêm trầm trọng người ta thường tầm soát vi khuẩn Hp trên nhóm bệnh nhân này. Khi phát hiện dương tính cũng tiến hành diệt trừ Hp và sau đó sẽ cân nhắc thay thế hoặc giảm liều của NSAID xuống để hạn chế tối đa tác hại của thuốc trên niêm mạc dạ dày tạo điều kiện cho vết loét mau lành lại.
Vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi vi khuẩn hp có nguy hiểm không rồi đúng không. Trên đây là một số phương pháp và cách điều trị hiệu quả cho người bệnh. Để hiệu quả điều trị được cải thiện nhanh chóng, hạn chế tái phát và an toàn cho các cơ quan khác trong cơ thể khi sử dụng thuốc Tây, song hành cùng việc tạo lập cho riêng mình một thói quen ăn uống khoa học, duy trì tập thể dục thể thao giảm stress, căng thẳng,.. người bệnh cần sử dụng thêm một vài sản phẩm hỗ trợ điều trị.
Viên sủi Scurma Fizzy dạ dày là kết quả nghiên cứu trong suốt 3 năm của các nhà khoa học Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ và ĐH Quốc gia Hà Nội khi ứng dụng công nghệ hướng đích vào hợp chất Curcumin chiết xuất từ củ nghệ vàng nhằm tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Hiệu quả lành loét và chống oxy hóa của cơ thể cũng đồng thời được tăng cường hơn so với các dạng bào chế khác.
Tìm hiểu thêm sản phẩm viên sủi Scurma Fizzy ngay tại đây để trang bị cho dạ dày của mình một “lá chắn” toàn diện hơn.
Liên hệ ngay tới số HOTLINE 18006091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải ngay hôm nay từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên gia để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.