Viêm Họng Do Trào Ngược Dạ Dày Phải Chữa Làm Sao

Viêm Họng Do Trào Ngược Dạ Dày Phải Chữa Làm Sao

Viêm họng do trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp ở người mắc bệnh dạ dày- thực quản. Theo thống kê, có đến hơn 70% bệnh nhân mắc bệnh dạ dày gặp phải dấu hiệu viêm họng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm họng hạt, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản,….Vậy viêm họng do trào ngược dạ dày là gì? Nguồn cơn của căn bệnh là do đâu? Làm sao để nhận biết triệu chứng bệnh khác với căn bệnh khác như thế nào? Phát hiện sớm và điều trị tận gốc căn bệnh này như thế nào. Mời bạn đọc cùng Scurma Fizzy tìm hiểu vấn đề dưới bài viết này nhé!

1. Tổng quan một số thông tin cơ bản nhất về bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đang là căn bệnh phổ biến hay còn gọi là trào ngược dịch vị dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, khí hơi,…) là hiện tượng sinh lý sau khi ăn,  gây nên tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên lên thực quản.

Tình trạng này xảy ra là do cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu bởi dịch vị từ dạ dày. Về lâu dài, hiện tượng trào ngược này sẽ gây kích ứng và gây viêm thực quản.

Đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh đường hô hấp, viêm họng do trào ngược dạ dày cũng là một triệu chứng phổ biến, hậu quả sẽ đi kèm cùng các biến chứng: suy dinh dưỡng, viêm loét thực quản, hơi thở có mùi, tiền ung thư thực quản,…

Các nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày phổ biến

  • Mắc các bệnh lý về dạ dày (viêm loét dạ dày-tá tràng, hẹp hang môn vị dạ dày,…) bệnh lý về thực quản (viêm thực quản, hẹp thực quản).
  • Trào ngược dạ dày do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây.
  • Sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,… cũng là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày-thực quản.
  • Thói quen sống không lành mạnh như thức khuya, ăn đồ cay nóng, để bụng quá no hay quá đói, môi trường làm việc căng thẳng cũng làm một trong những nguyên do khiến cho trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có điều kiện xảy ra thuận lợi.

Để có hướng điều trị tận gốc cho căn bệnh này, người bệnh phải tuân thủ chấp hành theo phác đồ điều trị của Bộ Y Tế do bác sĩ chuyên khoa đề ra.

Mặt khác, cần phải xây dựng và duy trì lối sống khỏe mạnh, chế độ ăn uống khoa học để cải thiện dấu dấu hiệu bệnh, nâng cao sức khỏe của chính mình.

>>> Tìm hiểu thêm : Dạ dày thực quản trào ngược bệnh lý – GERD

2. Viêm họng do trào ngược dạ dày nghĩa là gì?

Cứ 10 người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thì có đến 7 người kèm mắc viêm họng do trào ngược dạ dày -thực quản.

Nguy cơ mắc bệnh viêm họng mãn tính, viêm thanh quản, viêm họng hạt có thể xảy ra ở 70% bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày theo thống kê cho thấy.

Acid dịch vị từ dạ dày dâng cao, tràn lên vùng cổ họng, gây sưng đau, tổn thương niêm mạc họng và chuyển sang viêm họng mạn tính.

Cứ 10 người bị trào ngược dạ dày thì có 7 người có triệu chứng viêm họng do trào ngược dạ dày

viem-hong-do-trao-nguoc-da-day1

2.1. Các đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày

Viêm họng do trào ngược có thể xảy ra với mọi đối tượng,  thường gặp nhất là ở :

  • Người có thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh (thức khuya, ăn cay, căng thẳng,…)
  • Người mắc các bệnh về dạ dày (viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP dạ dày,… )
  • Lạm dụng thuốc tây trong điều trị bệnh (giảm đau, huyết áp)
  • Người bẩm sinh cơ hoành đã bị thoát vị
  • Béo phì, phụ nữ mang thai
  • Biểu hiện tăng cân đột ngột hay giảm cân đột ngột

2.2. Tại sao trào ngược dạ dày lại gây ra vấn đề viêm họng?

Trào ngược dạ dày xảy ra do acid dịch vị trào ngược lên vùng thực quản, nguyên nhân chủ yếu là vì sự co thắt của thực quản dưới nối với dạ dày bị suy yếu.

Vùng cơ co thắt thực quản có vai trò vô cùng quan trọng, là nơi dẫn thức ăn vào dạ dày và và ngăn không cho thức ăn trào ngược lại.

Do vậy, quá trình co thắt bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến trào ngược, kéo dài thường xuyên gây tổn thương đau rát họng, gây viêm họng.

Cụ thể, chúng ta sẽ làm rõ hơn các nguyên nhân cốt yếu gây nên sự viêm họng:

viem-hong-do-trao-nguoc-da-day2

2.2.1. Viêm họng do acid dịch vị

Dịch vị trong dạ dày có nồng độ acid cao, khi trào lên gây ra tổn thương nhất định tại họng và thực quản. Trong dịch vị gồm: acid HCl, men tiêu hóa, Pepsin,….

Trong đó, pepsin là chất sẽ phá hủy chất nhầy ở niêm mạc. Lớp bảo vệ mất đi tạo điều kiện cho acid HCl, dịch tiêu hóa và các chất khác sẽ phát hủy niêm mạc hỏng. Về lâu dài vùng cổ họng trở nên sưng, phù nề do tổn thương. 

2.2.2. Viêm họng do vi khuẩn

Dịch vị trào lên kèm theo một số lượng vi khuẩn nhất định. Các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các vùng niêm mạc tổn thương gây ra nhiễm khuẩn. Đây cũng là nguyên nhân khiến niêm mạc họng, thực quản phù nề, sưng tấy.

Ngoài ra, các loại vi khuẩn đường ruột: Vi khuẩn HP, vi khuẩn họ Enterobacteriaceae,…. còn sinh ra các khí Hydro Sunfua, dimethyl sulphide gây mùi hôi miệng đặc trưng. 

>>> Xem thêm : Vi khuẩn Hp có những đặc điểm gì? Cơ thể có thể phải đối mặt với bệnh lý gì do Hp gây nên

2.2.3. Nguyên nhân khác

Khi trào ngược, dịch vị dạ dày sẽ kèm theo thức ăn dở chưa tiêu hóa hết, trào lên vòm họng và miệng và đọng lại một phần tại các vùng kẽ răng, hốc vòng họng, khoang miệng,… nếu vệ sinh không đúng cách sẽ gây hôi miệng.

2.3. Biểu hiện thường thấy của bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày?

Để phân biệt được chính xác bạn có đang bị viêm họng do trào ngược dạ dày hay không, có thể dựa vào các biểu hiện bệnh được liệt kê dưới đây:

  • Cảm thấy nóng, rát vùng họng, vùng ngực 

Dịch vị trào lên kèm theo acid khiến tổn thương các vị trí niêm mạc nơi chúng đi qua, gây ảnh hưởng cho cả vùng họng và vùng ngực.

  • Khi ăn hay bị nghẹn, khó nuốt và bị nấc

Biểu hiện này xảy ra rất có thể niêm mạc của bạn đã bị tổn thương. Hoặc là phần niêm mạc đã lành nhưng vết thương cũ đóng sẹo gây cản trở đến quá trình lưu thông thức ăn.

  • Thường xuyên ợ chua, ợ nóng, buồn nôn sau khi ăn no

Đây là biểu hiện phổ biến ở người mắc bệnh trào ngược dạ dày (GERD), khi ợ lên có khả năng kèm theo đau rát cho người bị viêm họng hay xoang mũi. 

>>> Xem thêm: Ợ chua, ợ nóng xử lý ra sao

  • Ho khan, tiết nhiều nước bọt

Cổ họng ngứa, nhiều đờm, ho khan, lượng nước bọt trong khoang miệng tăng tiết để trung hòa acid dịch vị trào lên vùng họng. 

  • Khàn tiếng, hôi miệng

3. Viêm họng – Biến chứng từ trào ngược dạ dày

Căn bệnh trào ngược dạ dày không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng đi kèm và nhiều hệ lụy về sau. Cụ thể, viêm họng do trào ngược dạ dày dễ chuyển biến thành mãn tính kéo dài.

Các biến chứng nguy hiểm khi viêm họng do trào ngược dạ dày có thể xảy ra như sau:

viem-hong-do-trao-nguoc-da-day3

Các biến chứng nguy hiểm

3.1. Biến chứng nguy hiểm tại vùng họng

  • Dẫn tới tình trạng mãn tính của viêm họng, viêm họng hạt

Vùng họng bị viêm gây sự phát triển của bạch cầu lympho ở hầu họng gây nên viêm họng hạt nguy hiểm, đau rát.

  • Ho liên tục

Viêm họng dễ đến ho, ho liên tục và rát họng, dẫn đến khàn giọng, khi bệnh trở nặng sẽ dẫn đến sốt cao trên 39 độ và ho ra máu 

  • Khó nuốt thức ăn

Chứng trào ngược gây tổn thương niêm mạc, hình thành nên mô sẹo ảnh hưởng đến con đường lưu thông thức ăn. 

  • Hôi miệng, viêm hầu họng, áp xe thanh quản, áp xe hầu họng

3.2. Biến chứng tại thực quản

  • Gây viêm thức quản

Nồng độ acid dịch vị gây nên sự tổn thương tại thực quản gây viêm.

>>> Xem thêm : Viêm thực quản và những vấn đề liên quan

  • Chít hẹp thực quản

Vùng tổn thương hình thành mô sẹo, có thể là khối u gây chứng chít chít hẹp thực quản khó nuốt khi ăn.

  • Vòng thực quản

Tại thực quản xuất hiện các vòng, nếp gấp mô bất thường gây co thắt thực quản dẫn đến khó nuốt thức ăn.

  • Barrett thực quản

Các tế bào tại niêm mạc thực quản sau khi bị tổn thương bởi acid dịch vị sẽ chuyển đổi để giống các tế bào lót tại ruột non.

Dù đây là biến chứng hiếm gặp nhưng có thể phát triển thành ung thư thực quản.

4. Sự khác biệt của viêm họng thông thường so với viêm họng là hệ lụy của trào ngược dạ dày thực quản

Người bệnh cần tìm hiểu kỹ vấn đề này, bởi lẽ triệu chứng của bệnh viêm họng thông thường và viêm họng do trào ngược dạ dày rất dễ gây nhầm lẫn.

viem-hong-do-trao-nguoc-da-day4

Viêm họng do trào ngược dạ dày

  • Viêm họng thường

Bệnh viêm họng diễn ra tại toàn bộ vùng niêm mạc miệng kể cả amidan.

Nguyên nhân mắc viêm họng là do vi khuẩn hoặc virus, thay đổi khí hậu, môi trường thay đổi, thể trạng cơ thể yếu,… tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn dẫn đến mắc bệnh.

Các triệu chứng của viêm họng bình thường là khô ngứa họng, rát họng và cảm thấy vướng, có thể kèm theo đau mắt.

  • Viêm họng do trào ngược thực quản

Bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày xảy ra với bệnh nhân viêm dạ dày, có vấn đề tại vị trí đóng mở tâm vị khiến acid dịch vị trào lên thực quản, thanh quản, họng gây khó chịu.

Các biểu hiện bệnh bao gồm: ợ chua lên miệng, cổ họng đau rát, đau buốt vùng xương ức, nuốt thức ăn thấy đau, đôi khi buồn nôn và ho khan liên tục, tiết nước bọt nhiều. Khi đi khám nội soi sẽ thấy vết loét tại niêm mạc thực quản. 

Lời khuyên của các bác sĩ đến bạn, nếu cảm thấy cơ thể, đặc biệt tại vùng họng và ngực có dấu hiệu bất thường. Nên đến bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng điều trị, tránh tự ý điều trị mà chưa rõ bệnh mắc phải.

5. Phác đồ điều trị viêm họng do trào ngược dạ dày của Bộ Y Tế

Các bệnh lý tiêu hóa, trào ngược dạ dày khó chữa dứt điểm và dễ dẫn tới bệnh mãn tính. Để điều trị bệnh, người bệnh phải kết hợp điều trị song song giữa bệnh viêm họng lẫn trào ngược dạ dày.

Nếu chỉ tập trung chữa viêm viêm họng mà không chữa ở dạ dày thì không thể chữa bệnh tận gốc, khả năng tái phát bệnh cao.

viem-hong-do-trao-nguoc-da-day5

Các chuyên gia Y tế đánh giá phác đồ điều trị của Bộ Y Tế có tỷ lệ khỏi bệnh là 50%, phần còn lại phụ thuộc ở người bệnh và tác động đi kèm.

3 nguyên tắc điều trị chính như sau

  • Dùng thuốc phù hợp để giảm triệu chứng bệnh lý
  • Cải thiện và tăng cường chức năng cơ thắt của thực quản dưới
  • Hạn chế các biến chứng trong thời gian điều trị

5.1. Phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc

Khi mức độ bệnh chưa trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần áp dụng phương pháp điều trị lối sống, nghĩa là thay đổi thói quen sống hằng ngày để đẩy lùi triệu chứng bệnh, cụ thể:

  • Hạn chế ăn thức ăn kích thích dạ dày, đường ruột

Thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, rượu, bia, thuốc lá, đồ chiên dầu mỡ,….

  • Hạn chế các thực phẩm gây hại cho dạ dày, dễ gây trào ngược như

Bánh, kẹo, đường tinh luyện trong nước ngọt, hoa quả chua, cà phê, chocolate,.,…

  • Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, tránh uống nước khi ăn và sau ăn 30 phút tránh trào ngược

Có thể giảm thời gian tiêu hóa của dạ dày bằng cách chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, khi ăn với lượng thức ăn ít hơn cơ thắt thực quản dưới cũng sẽ được giảm áp lực hơn.

  • Sau khi ăn không nằm, ngủ ngay lập tức

Khi đi ngủ nên chú ý tạo tư thế ngủ hợp lý sao cho tạo dốc từ khoang miệng xuống dạ dày, tránh thức ăn trào ngược lên. 

  • Tập thể dục thường xuyên

Nâng cao sức khỏe chung, giúp người bệnh lưu thông máu tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường hệ miễn dịch hỗ trợ cải thiện bệnh.

  • Cách ngủ

Thời gian ngủ sau khi ăn ít nhất là 3 tiếng, khi ngủ đầu gối cao để tránh trào ngược.  

  • Mặc quần áo rộng rãi

Không nên mặc quần áo chật, gây khó chịu vì ép vùng eo dễ gây trào ngược. 

  • Sử dụng thực phẩm tốt cho dạ dày

Sử dụng các thực phẩm như mật ong, tỏi để tăng cường kháng khuẩn, cải thiện mức độ viêm dạ dày.

  • Không uống nước lạnh, giữ ấm cổ họng

5.2. Phác đồ điều trị bệnh dùng thuốc tây

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu trở nặng, không đáp ứng với phác đồ điều trị thì sẽ chuyển qua sử dụng thuốc tây.

Hiện nay tuy chưa có thuốc chữa dứt điểm căn bệnh này, chủ yếu là thuyên giảm triệu chứng bệnh và cải thiện chức năng của dạ dày.

Cần tuân thủ việc sử dụng thuốc nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bệnh nặng và kéo dài. Những loại thuốc tây thường sử dụng  trong phác đồ điều trị bệnh trào ngược chuẩn bao gồm:

viem-hong6

Dùng thuốc Tây chữa bệnh như thế nào

5.2.1. Thuốc trung hòa acid dạ dày

  • Smectite: thuốc dạ dày tá tràng giúp trung hòa acid, thích hợp với bệnh nhân bị chứng trào ngược kiềm.
  • Thuốc kháng acid: Phosphalugel, Maalox.
  •  Sucralfate: Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp trung hòa acid và hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày.

5.2.2. Thuốc điều hòa nhu động thực quản

  • Metoclopramide: giúp tăng chức năng của nhu động thực quản, song có thể ra triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
  • Domperidone: Điều hòa nhu động và tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới, giúp giảm mức độ bệnh.

5.2.3. Thuốc giảm tiết acid

  • Thuốc ức chế bơm proton PPI

Giảm tiết acid dạ dày, là nhóm thuốc được sử dụng hàng đầu. Theo khuyến cáo của hội tiêu hóa Hoa Kỳ, liều sử dụng thuốc là 1 lần/ ngày và trước khi ăn sáng.

Có 6 loại thuốc PPI được FDA cho phép sử dụng bao gồm: omeprazole, pantoprazole, esomeprazole, rabeprazole, dexlansoprazole, lansoprazole

  • Thuốc kháng Histamin H2

Giảm bài tiết acid dạ dày, giảm triệu chứng ợ hơi ợ chua Kháng H2 là nhóm thuốc thứ 2 thường được sử dụng với mục tiêu giảm tiết acid dịch vị.

Thuốc được dùng cho bệnh nhân trào ngược về đêm. Theo FDA, chỉ 2 thuốc  là cimetidin và famotidin được chấp nhận để điều trị. 

  • Thuốc Metoclopramid, domperidon thuộc nhóm prokinetic 

Ngoài ra, không nên sử dụng aspirin, thuốc giảm đau không steroid vì chúng làm tăng khả năng gây viêm.

Không sử dụng Theophylline, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn calci, thuốc chống tiết cholin, thuốc an thần để tránh làm giảm áp lực cơ thắt dưới thực quản.

Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc để tránh gặp phải các tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn.

5.3. Đông y chữa viêm họng do trào ngược như thế nào?

Về yếu tố Đông y, bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày thuộc chứng Tỳ vị (bệnh dạ dày). Nguyên nhân là do tâm trạng bất thường (yếu tố nội nhân), chế độ ăn uống, sinh hoạt (yếu tố ngoại nhân) gây hại cho gan (tạng Can) và chức năng của Tỳ (dạ dày).

Từ đó dẫn đến chứng “khí nghịch” tức là trào ngược lên trên.

viem-hong8

Dùng Đông y chữa viêm họng do trào ngược dạ dày

Đông y điều trị bệnh viêm họng do trào ngược kết hợp các vị thuốc âm dương giúp bồi bổ và điều hòa ngũ tạng, ôn bổ tỳ vị, tăng cường chứng năng của dạ dày.

Các vị thuốc điều dưỡng các tạng Can (gan), Phế (phổi), Tỳ (dạ dày). Đồng thời, phải hỗ trợ để tăng khả năng tiêu hóa co bóp dạ dày, chú ý cả đến vấn đề ho, giảm đau tại vùng họng.   

Các loại dược liệu được sử dụng

  • Viêm họng dùng: Tang ký sinh, tang diệp, sơn tra, kha tử, phật thủ, liên kiều, bạch cương tằm, xích thược,…
  • Chữa trào ngược dùng: chỉ thực, hậu phác phác, đại hoàng, mang tiêu,…

Các vị thuốc được phối hợp để tăng tính bổ trợ và điều trị toàn diện bệnh. Mặt khác, thuốc đông y có nguồn gốc từ thiên nhiên lành an toàn và lành tính với người bệnh.

Người thầy thuốc Đông y sẽ phối hợp tỷ lệ để chữa bệnh dựa vào tuổi, tình trạng mức độ bệnh nặng hay nhẹ, an toàn cho cả phụ nữ có thai, trẻ em, người đang mắc nhiều bệnh.

Người bệnh nếu lựa chọn vào phương pháp Đông y để chữa viêm họng do trào ngược dạ dày cần phải tìm hiểu kỹ để lựa chọn nơi chữa bệnh uy tín, an toàn.

5.4. Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày?

Trường hợp nặng không thể dùng 2 phương pháp điều trị trên, bệnh nhân phải can thiệp phẫu thuật để chữa bệnh trào ngược. Hiện nay có 2 phương án phẫu thuật được áp dụng như: 

  • Phẫu thuật nội soi

Nội soi xuyên miệng (không sử dụng dao mổ mà dùng máy EsophyX để tạo nếp gấp tại đáy thực quản ngăn không cho acid trào ngược)

Khâu nội soi: dùng hệ thống máy móc để khâu các nếp gấp tại cơ vòng dưới thực quản.

  • Phẫu thuật Nissen – fundoplication

Đây là phương pháp phẫu thuật khâu các nếp đáy vị vào thực quản dưới, quấn với phần dạ dày trên. Đây là phương pháp phẫu thuật phục hồi tốt và tỷ lệ thành công dài.

  • Thủ thuật Stretta thực hiện cùng ống nội soi

Ống nội soi luồn vào thực quản tạo các vết cắt nhỏ, vết cắt tạo thành mô sẹo ngăn không cho acid trào ngược dạ dày lên thực quản, giảm bớt triệu chứng bệnh. 

  • Phẫu thuật dùng vòng tròn Linx

Vòng Linx chứa hạt từ tính titan quấn vào cơ vòng thực quản và kiểm soát lỗ dạ dày thực quản được đóng. Phương pháp này là phẫu thuật ít xâm lấn nên rút ngắn thời gian hồi phục cho người bệnh, ít gây cảm giác đau.

viem-hong7

Can thiệp phẫu thuật trong điều trị

Điều trị để giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản không khó, khó ở chỗ chữa dứt điểm, không tái phát lại.

Vì vậy, bệnh nhân trong quá trình điều trị nên tích hợp với thói quen sống khỏe mạnh để ngăn ngừa bệnh quay lại, thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra.

Việc tái khám diễn ra sớm và thường xuyên hơn đối với các bệnh nhân ở mức độ nặng để kịp thời theo dõi và chữa trị kịp thời.

6. Biện pháp phòng tránh viêm họng do trào ngược dạ dày

Tuy đây là một căn bệnh thường gặp, nhưng chắc chắn không ai trong chúng ta muốn mắc phải. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng tránh từ ngay hôm nay để bảo vệ bản thân và gia đình. Các biện pháp chúng tôi liệt kê ra dưới đây bao gồm : 

6.1. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống lành mạnh, rèn luyện thân thể

  • Không nên ăn quá nhiều nhất là vào buổi tối, không để bụng quá no hay quá đói.
  • Thực hiện chế độ ăn Low-carb (một chế độ ăn ít đường và tinh bột). Chế độ ăn Low – Carb giúp cơ thể không quá no hạn chế tình trạng ợ nóng trào ngược. 
  • Tập thể dục, không sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,… để bảo vệ đường tiêu hóa của bạn.
viem-hong9

Nên ăn và kiêng gì?

6.2. Thay đổi tư thế ngủ

Chú ý đến tư thế nằm ngủ của bạn cũng có thể là một phương pháp phòng tránh trào trào ngược dạ dày. Hãy tập thói quen điều chỉnh từ ngày hôm nay:

  • Nằm nghiêng người sang trái tránh chèn lực lên vùng dạ dày
  • Khi ngủ nâng cao đầu tạo một độ dốc nhất định tránh trào ngược

6.3. Các thói quen khác nên chú ý để tránh viêm họng do trào ngược dạ dày

  • Giảm thói quen ăn Socola, tránh ăn hành tây cũng là biện pháp tốt
  • Không nên uống,ăn các loại thực phẩm chứa acid: cà chua, họ cam chanh quýt bưởi,…
  • Có thể kết hợp nhai kẹo cao su giúp tiết nhiều nước bọt để trung hòa acid dạ dày.
  • Chú ý kiểu soát cân nặng, không sử dụng chất kích thích, đồ uống có gas.
  • Tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm và môi trường hóa chất.
  • Không nên ăn thức ăn có quá nhiều lượng dầu mỡ, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây.

Tổng kết về vấn đề viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản

  • Trào ngược dạ dày vẫn luôn là căn bệnh phổ biến. Nhưng một khi người bệnh đã tìm hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện bệnh,.. việc phòng ngừa và điều trị bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày sẽ trở nên chủ động và kịp thời hơn.
  • Dù bệnh có đang ở mức độ nào, người bệnh vẫn nên chú ý về tình trạng sức khỏe của mình, không để bệnh kéo dài gây ra các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.
  • Hãy cung cấp thông tin sức khỏe của mình cho bác sĩ và nhân viên y tế để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất chứ không nên tự ý chữa bệnh.
  • Việc tìm hiểu rõ về căn bệnh này cũng như nghe theo lời khuyên bác sĩ sẽ giúp bạn cải thiện căn bệnh, giảm thiểu triệu chứng và nhanh chóng hồi phục hơn.
  • Chúng tôi mong rằng các kiến thức sức khỏe được nêu ra ở trên đây hy vọng giúp ích được cho hành trình sức khỏe của bạn. 

Trên đây là những thông tin sức khỏe giúp bạn đọc nắm rõ được vấn đề về bệnh bệnh trào ngược hay viêm họng do trào ngược dạ dày. Nếu bạn gặp thắc mắc và cần sự tư vấn, giải đáp chi tiết hơn. Hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091, tổng đài Scurma Fizzy luôn đồng hành cùng bạn trong những hành trình bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091