Vị Trí Bao Tử Nằm Ở Đâu, Các Bệnh Lí Gây Đau Ở Vị Trí Bao Tử

Vị Trí Bao Tử Nằm Ở Đâu, Các Bệnh Lí Gây Đau Ở Vị Trí Bao Tử

Bao tử là một trong những cơ quan có vai trò quan trọng không thể thiếu trong cơ thể người. Tuy nhiên vị trí bao tử nằm đâu, cấu tạo bao tử như thế nào hay các bệnh bao tử thường gặp thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm về bao tử và chức năng của bao tử.

Bao tử hay còn được biết đến với cái tên thông dụng hơn là dạ dày. Bao tử là một cơ quan trong hệ tiêu hóa của cơ thể đóng vai trò dự trữ và tiêu hóa thức ăn.

Ở người bao tử giữ 2 chức năng chính. 

Thứ nhất bao tử có chức năng nghiền cơ học, thấm dịch vị vào thức ăn trong bao tử. Thức ăn sau khi được nghiền nhỏ một phần bằng động tác nhai của cơ thể người, thức ăn được trộn lẫn cùng với nước bọt. Nhai có vai trò rất quan trọng vì việc này làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với enzym tiêu hoá vừa làm cho thức ăn được vận chuyển dễ dàng mà không làm tổn thương ống tiêu hoá trong đó có bao tử và ruột. Thức ăn sau khi nhai sẽ được đưa xuống thực quản rồi được đẩy vào bao tử. Bao tử là nơi chứa đựng, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị. Bao tử cũng có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng nhưng không đáng kể

Thứ hai bao tử có chữ năng tiêu hóa một phần thức ăn bằng enzym có trong bao tử. Trong bao tử có pH rất thấp từ 2-2,5 không chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể mà còn có tác dụng hoạt hóa một enzym có tên pepsinogen thành pepsin và tham gia vào quá trình tiêu hóa protein trong thức ăn,

2. Vị trí của bao tử nằm ở đâu trong cơ thể? Đau bao tử thường gặp ở vị trí nào?

2.1 Vị trí của bao tử

vi-tri-bao-tu-1

Vị trí của bao tử trong cơ thể

Bao tử là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa nằm ở vùng dưới gan và gần lá lách. Bao tử có hình dáng giống hình chữ J có dung tích lên tới 1,5-2 lít. Bao tử có vị trí ở dưới vòm hoành ở sau cung sườn và vùng thượng vị trái (vùng trên rốn hơi lệch về phía bên trái).

2.2 Vị trí đau bao tử thường gặp.

Đau bao tử là tình trạng triệu chứng ta gặp phải khi bao tử bị tổn thương hoặc trong một số bệnh lý viêm loét bao tử tá tràng. Hầu hết các bệnh nhân bị đau Bao tử đều có triệu chứng đau dữ dội hoặc âm ỉ dai dẳng do những tổn thương ở bên trong bao tử gây ra. Trong chẩn đoán bệnh đau bao tử cần phải xác định chính xác vị trí của cơn đau thì mới cho kết quả chính xác.

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy bao tử kéo dài từ đoạn cuối thực quản đến đầu tá tràng. Vậy nên nên trong những trường hợp đau bao tử khác nhau thì sẽ cảm thấy đau ở vị trí khác nhau. Đau bao tử thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của một số bệnh về đại tràng, thận, tuyến mật… Để có thể biết chính xác cơn đau đang có có phải là do đau bao tử không thì cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa. Tuy nhiên nếu bạn đang gặp triệu chứng đau ở các vị trí sau đây thì có thể nghĩ đến bệnh đau bao tử.

vi-tri-bao-tu-3

Các vị trí đau bao tử

2.2.1 Vị trí đau bao tử ở thượng vị.

Trong y học hiện đại thì người ta chia bụng thành 9 khoang khác nhau. Trong đó thì thượng vị nằm ở khoang chính giữa trên cùng được giới hạn bởi xương ức từ  hai bên sườn xuống tới rốn. Đau thượng vị thường xảy ra trong một số bệnh lý như viêm loét bao tử, trào ngược bao tử, trào ngược thực quản… 

Đau thượng vị có nhiều mức độ khác nhau có lúc chỉ là những cơn đau nhẹ thoáng qua hoặc thậm chí là những cơn đau âm ỉ dai dẳng kéo dài cần phải đi khám để nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân và điều trị bệnh một cách kịp thời.

Ngoài các bệnh lý về bao tử ra thì một số bệnh lý khác cũng cho cảm giác đau ở vùng thượng vị như ngộ độc thực phẩm, viêm túi mật, viêm tá tràng, thủng bao tử. Đối với những trường hợp đau thượng vị do đau bao tử thì cơn đau thường xuất hiện theo chu kỳ có tính chất như ăn no, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ cay nóng.

2.2.2 Vị trí đau bao tử phía hạ sườn trái và hạ sườn phải.

Đối với các bệnh nhân bị đau bao tử ở vùng thượng vị người ta phát hiện ra nhiều trường hợp cơn đau lan ra hai bên và cả vùng sau lưng. Nhưng đặc biệt là hạ sườn trái và hạ sườn phải là khu vực gần thượng vị nhất. Người bệnh đau bao tử có thể đau một bên hoặc cả 2 bên hạ sườn (hạ sườn là góc phần tư phía trên 2 bên gần xương sườn).

2.2.3 Vị trí đau bao tử ở vùng rốn.

Vùng rốn là một nơi giao nhau của rất nhiều nội tạng trong cơ thể và cũng chính là nơi giao nhau của bao tử và tá tràng vậy nên đôi khi cơn đau bao tử cũng có thể xuất hiện ở vùng này.

Đau ở vùng rốn có nhiều nguyên nhân khác nhau như đau bao tử, viêm tụy, bệnh đường mật… nên khó xác định được nguyên nhân gây đau ở vùng rốn. Tuy nhiên có thể xác định được cơn đau ở vùng rốn là đau bao tử bằng cách xem xét các triệu chứng kèm theo như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau vùng thượng vị, đau khi no….

3. Các nguyên nhân gây đau vị trí bao tử.

3.1 Nguyên nhân đau do bệnh lý ở bao tử.

Đau bao tử có nhiều nguyên do khác nhau trong đó tình trạng bệnh lý ở dạ dày là nguyên do phổ biến nhất hiện nay. Có nhiều bệnh lý gây đau bao tử như viêm loét bao tử, trợt niêm mạc bao tử, trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày…

3.1.1 Nguyên nhân đau vị trí bao tử do viêm loét dạ dày.

vi-tri-bao-tu-2

Loét dạ dày gây đau ở vị trí bao tử

Viêm loét bao tử hay viêm loét dạ dày là căn bệnh gây tổn thương vị trí niêm mạc bao tử. Cơn đau xảy ra khi đã có sự bào mòn của lớp niêm mạc bao tử khiến các lớp bên trong niêm mạc bao tử bị lộ ra ngoài dễ bị các thành phần như enzym pepsin, acid trong dịch vị dạ dày tấn công. Trong bao tử có thể có nhiều vị trí viêm loét khác nhau như ở hang vị, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn… tuy nhiên các triệu chứng điển hình của bệnh thì giống nhau. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tại đây.

Qua nhiều nghiên cứu thì người ta thấy rằng có hai nguyên nhân chính hay gặp gây viêm loét ở vị trí bao tử.

  • Do vi khuẩn HP hay còn gọi là vi khuẩn helicobacter pylori Đây là loại vi khuẩn trú ngụ tại lớp nhầy của niêm mạc đường tiêu hóa như dạ dày và ruột. Chúng tiết ra nhiều chất để phá hủy lớp nhầy niêm mạc có tác dụng bảo vệ bao tử, tá tràng khỏi sự tấn công của acid dạ dày và enzym pepsin trong dịch vị.
  • Do sử dụng liên tục thuốc giảm đau kháng viêm không steroid NSAIDs. Đây là loại thuốc giảm đau kháng viêm rất phổ biến luôn được các y dược sĩ tin dùng để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên nhóm thuốc này có tác dụng phụ là làm giảm lượng chất nhầy tiết ra để bảo vệ niêm mạc dạ dày nên khi ta sử dụng trong một khoảng thời gian dài thì sẽ gây ra tình trạng viêm loét ở vị trí bao tử. 

>>> Xem thêm Vi Khuẩn Hp Dạ Dày, Chẩn Đoán Và Phương Pháp Điều Trị Bệnh

3.1.2 Nguyên nhân đau ở vị bao tử do trào ngược dạ dày thực quản.

vi-tri-bao-tu-4

Trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày thực quản còn có tên tiếng anh là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD). Là tình trạng acid và enzym pepsin trong dạ dày trào ngược lên vùng thực quản kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua… gây tổn thương ở vùng này.

Với người bình thường khi thức ăn được đưa vào khoang miệng thì chúng sẽ được đẩy xuống thực quản. Ở cuối thực quản có một cơ vòng gọi là cơ thắt thực quản dưới, cơ này bình thường sẽ đóng nhưng khi có thức ăn đi xuống thực quản thì nó sẽ mở ra cho thức ăn đi xuống dạ dày. Tuy nhiên ở một số người chức năng của cơ thắt thực quản bị rối loạn khiến cho cơ này có những lúc sẽ mở ra ngay cả khi không có thức ăn được đưa xuống dạ dày. Từ đó tạo điều kiện cho thức ăn cùng dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên trên vùng thực quản gây tổn thương từ đó gây ra triệu chứng đau vùng thượng vị, lan lên ngực ở bệnh nhân mắc phải.

Trào ngược dạ dày thực quản tuy không nguy hiểm đến tính mạng của người mắc phải nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Những người bị trào ngược dạ dày luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi từ đó ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt.

Theo các nghiên cứu thì trào ngược dạ dày có nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Trào ngược dạ dày do rối loạn cơ thắt thực quản dưới.

Cơ thắt thực quản dưới đóng vai trò là hàng rào ngăn cách giữa thực quản và dạ dày. Nó ngăn cản dịch vị dạ dày trào ngược lên vùng thực quản gây tổn thương. Khi mà cơ thắt thực quản dưới bị rối loạn thì chức năng đóng mở trở nên không bình thường từ đó gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

  • Do căng thẳng, stress.

Đối với những người căng thẳng, stress trong thời gian dài hoặc bị chấn thương tâm lý nặng trong những trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn nặng thì cơ thể sẽ tăng tiết một hormone có tên cortisol đây chính là yếu tố thúc đẩy sự ra tăng của acid trong dạ dày. Ngoài ra thì cortisol còn làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới khiến tình trạng trào ngược dạ dày dễ xảy ra hơn.

  • Trào ngược dạ dày thực quản do béo phì.

Béo phì dẫn đến lượng mỡ tích tụ ở vùng bụng và ngực nhiều hơn từ đó chèn ép, tăng áp lực trong lòng dạ dày khiến tình trạng trào ngược dạ dày dễ xảy ra hơn so với người bình thường.

  • Trào ngược dạ dày thực quản do tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng một số thuốc như Thuốc huyết áp, aspirin, Cholecystokinine, glucagon, aspirin,… trong thời gian dài chúng sẽ làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới gây ra bệnh.

  • Trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý dạ dày.

Những người mắc các bệnh về dạ dày như hẹp hang môn vị, viêm loét hang vị… có nguy cơ bị trào ngược dạ dày hơn bình thường.

>>> Xem thêm Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không- Đi tìm lời giải đáp của bác sĩ.

3.1.3 Nguyên nhân đau ở vị trí bao tử do ung thư dạ dày.

vi-tri-bao-tu-5

Sự gia tăng không kiểm soát của tế bào trong dạ dày

Ung thư dạ dày là tình trạng tăng sinh không kiểm soát về số lượng của các tế bào trong dạ dày khiến chúng chèn ép và xâm lấn các mô ở gần gọi là xâm lấn cục bộ hoặc chúng có thể di căn qua hệ thống bạch huyết để xâm lấn những mô khác. Ban đầu thì ung thư dạ dày có biểu hiện khá giống với các bệnh lý khác của bao tử. Người mắc đều cảm thấy đau tức vị trí bao tử ở vùng thượng vị đi kèm với các triệu chứng ợ hơi, ợ chua ợ nóng, chán ăn, đầy bụng….Các triệu chứng này rất phổ biến nên thường bị bỏ qua.

Biểu hiện của ung thư dạ dày chỉ thể hiện ra khi các tế bào ung thư tăng sinh quá nhiều hoặc chúng đã di căn để xâm lấn các mô khác trong cơ thể. Khi đó người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng rõ rệt hơn ảnh hưởng lên nhiều cơ quan khác nhau nếu tế bào ung thư di căn.

Theo các nghiên cứu khoa học thì nguyên nhân của ung thư dạ dày liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như các tổn thương tiền ung thư, các yếu tố môi trường, yếu tố di truyền và yếu tội sinh.

Chúng đều có thể gây ra tình trạng tăng sinh ác tính của các tế bào trong dạ dày gây ra bệnh ung thư.

Có nhiều cách để chẩn đoán bệnh ung thư nhưng cách được sử dụng nhiều nhất trong nền y học hiện đại là sử dụng phương thức nội soi, sinh thiết tìm tế bào ác tính. Bác sĩ sử dụng phương pháp này để lấy một số mẫu mô từ dạ dày ở cá vị trí khác nhau sau đó đem đi kiểm tra dưới kính hiển vi để xem xét các tế bào này có phải là các tế bào ác tính hay không.

>>> Xem thêm Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Dạ Dày

3.1.4 Nguyên nhân đau ở vị trí bao tử do hẹp môn vị.

Hình ảnh hẹp môn vị

Hình ảnh hẹp môn vị

Hẹp môn vị là bệnh lý làm cho môn vị bao tử bị hẹp khiến cho thức ăn trong dạ dày bị ứ đọng lại gặp phải khó khăn khi xuống ruột.

Hẹp môn vị ở giai đoạn đầu gây ra các tình trạng như đau bao tử sau khi ăn, đầy hơi, trướng bụng, nôn ra thức ăn mới. Nếu không được điều trị kịp thời thì tình trạng bệnh ngày càng tiến triển tệ hơn. Có khi đau bao tử âm it nhưng có khi lại xuất hiện cơn đau dữ dội từ đó ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Hẹp môn vị do hai nguyên nhân chủ yếu gây ra đó là do các bệnh lý về dạ dày – tá tràng hoặc do các yếu tố bên ngoài

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng

Đây là nguyên nhân chiếm từ 2-5% của bệnh hẹp môn vị. Khi bị mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu ổ viêm loét to thì có khả năng bị xơ, chai và biến dạng làm chít hẹp môn vị của bao tử từ đó gây ra bệnh hẹp môn vị.

  • Ung thư hang môn vị bao tử.

Có đến khoảng 20-60% số bệnh nhân bị ung thư dạ dày là ở vùng hang vị. Các tế bào tăng sinh ác tính là chèn ép, làm hẹp lòng hang – môn vị. Khối ung thư phát triển càng lớn thì hang vị càng bị chít hẹp đồng thời tình trạng bệnh càng nặng thêm.

  • Một số nguyên nhân khác ở bao tử.

Ngoài hai nguyên nhân chính nêu ở trên thì còn một số nguyên nhân khác như u lành tính môn vị, trợt niêm mạc dạ dày qua lỗ môn vị, teo cơ hang vị, hẹp phì đại hang vị, sẹo bỏng dạ dày do uống phải acid hoặc kiềm.

  • Một số nguyên nhân ngoài dạ dày

Ngoài các bệnh lý ở vị trí bao tử ra thì còn có một vài nguyên nhân khác ta có thể kể ra như: tổ chức tụy vòng lạc chỗ vùng môn vị, u ở tụy xâm lấn vùng tá tràng và môn vị, hay là bệnh viêm dính quang tá tràng do viêm túi mật, sau khi phẫu thuật túi mật.

3.2 Các nguyên nhân khác gây đau ở vị trí bao tử.

Ngoài các bệnh lý ở dạ dày gây đau ở vị trí bao tử ra thì còn một số nguyên nhân khác có thể kể ra dưới đây.

3.2.1 Nguyên nhân đau ở vị trí bao tử  do ngộ độc thực phẩm.

Thực phẩm không sạch hoặc không được xử lý đúng cách không loại bỏ được vi khuẩn, kí sinh trùng… là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Khi bị ngộ độc thực phẩm thì người bệnh thường có các triệu chứng như đau bụng, đau ở vị trí bao tử, tiêu chảy…. Ngộ độc thực phẩm thường tự khỏi tuy nhiên trong các trường hợp nôn hoặc tiểu ra máu hoặc tiêu chảy trên 3 ngày thì bạn cần phải đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

3.2.2 Nguyên nhân gây đau ở vị trí bao tử do thường xuyên sử dụng rượu bia.

Rượu bia là tác nhân có thể gây ra rất nhiều chứng bệnh cho ta trong đó nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Các thành phần trong rượu bia có khả năng làm tổn thương niêm mạc của dạ dày. Sử dụng rượu bia một cách thường xuyên có thể gây tăng khả năng bị viêm loét dạ dày từ đó gây nên triệu chứng đau ở vị trí bao tử.

Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ hơn về vị trí của bao tử và một số nguyên nhân gây đau bao tử thường gặp. Nếu gặp phải tình trạng đau bao tử thường xuyên thì các bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để cá bác sĩ khám và chữa bệnh kịp thời.

Nếu còn thắc mắc gì về tình trạng đau bao tử cũng như các triệu chứng đau bao tử mà bạn gặp phải hãy nhấc máy và liên hệ ngay hotline 18006091 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091