Vi Khuẩn Hp Dạ Dày, Chẩn Đoán Và Phương Pháp Điều Trị Bệnh

Vi Khuẩn Hp Dạ Dày, Chẩn Đoán Và Phương Pháp Điều Trị Bệnh

Helicobacter pylori (H. pylori) có thể gây nên các bệnh lý dạ dày nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc H. pylori càng ngày càng gia tăng. Bệnh nhân nếu không phát hiện các triệu chứng kịp thời để điều trị có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Vậy khi bị nhiễm hp dạ dày cần lưu ý những gì? Đường lây nhiễm, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh là gì?

1. Vi khuẩn H. pylori 

Vi khuẩn Helicobacter pylori (hp dạ dày) là một trong các nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng và đặc biệt ung thư dạ dày. Tuy nhiên vẫn còn những thắc mắc xung quanh cơ chế, sự tương tác giữa H. pylori và bệnh, yếu tố nào quyết định đến tính nhạy cảm của quá trình nhiễm bệnh,…

Nhiễm H. pylori là một trong các nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới, diễn biến bệnh thường thầm lặng nên mặc dù nhiều người bệnh đã bị nhiễm H. pylori nhưng do giai đoạn đầu các triệu trứng không trầm trọng và điển hình nên thường khó phát hiện. Vậy hp dạ dày có nguy hiểm hay không? Nhiều bệnh nhân lo lắng không biết nhiễm H. pylori có thể dẫn tới tình trạng bệnh lý nào? H. pylori sau khi xâm nhập vào trong cơ thể, chúng có thể sinh sống và phát triển ở trong dạ dày người. H. pylori sẽ tiết ra một loại enzym đặc biệt là urease, urease có khả năng trung hòa acid dịch vị trong dạ dày, nhờ đó H. pylori có thể tồn tại và gây bệnh trong môi trường acid của dạ dày.

H. pylori là nguyên nhân gây nên các cơn đau dạ dày, viêm loét dạ dày, và theo thống kê khoảng trên 90% bệnh nhân loét tá tràng, trên 70% bệnh nhân loét dạ dày có liên quan đến H. pylori và khoảng 1% các bệnh nhân hp dạ dày dương tính có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày. Do đó việc phát hiện sớm bệnh nhân mắc H. pylori có ý nghĩa quan trọng giúp giảm tỷ lệ phát triển thành ung thư và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Mặc dù tỷ lệ phát triển thành ung thư ở các bệnh nhân nhiễm H. pylori không phải quá cao, tuy nhiên mỗi người cũng cần chủ động có các biện pháp phòng tránh hợp lý, đặc biệt với các đối tượng có nguy cơ cao để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

hp-da-day-1

Vi khuẩn H. pylori

2. Vi khuẩn hp dạ dày có thể lây qua những đường nào?

Vi khuẩn H. pylori có thể dễ dàng lây truyền từ người mang bệnh sang người khỏe mạnh qua nhiều con đường khác nhau. Vì vậy, để phòng tránh bệnh, mỗi người cần phải hiểu rõ các đường lây truyền của H. pylori để có thể bảo vệ bản thân và gia đình.

  • Đường miệng – miệng: H. pylori chủ yếu lây truyền qua việc tiếp xúc nước bọt hoặc dịch tiêu hóa của người mang bệnh và người lành như việc sử dụng chung bát đũa, cốc uống nước không được vệ sinh cẩn thận,… Bệnh có liên quan đến yếu tố gia đình; vì vậy khi trong gia đình có một thành viên bị mắc bệnh thì nguy cơ các đối tượng khác cũng bị nhiễm H. pylori là rất cao.
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn H. pylori được đào thải qua phân, vào môi trường. Trong trường hợp môi trường sống ô nhiễm, thói quen sinh hoạt không vệ sinh, do sử dụng các thực phẩm hay món ăn tái, sống, nguồn nước ô nhiễm cũng có thể là con đường mà H. pylori xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
  • Đường lây nhiễm khác: Ngoài ra, H. pylori cũng có thể lây nhiễm qua một số con đường khác như dùng chung các thiết bị nha khoa, thiết bị nội soi tiêu hóa,… mà không được vệ sinh, tiệt trùng đúng quy định.

Tất cả mọi người đều có khả năng bị nhiễm H. pylori, tuy nhiên tỷ lệ cao hay thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, khu vực sinh sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống,… Nhiều bệnh nhân nhiễm vi khuẩn H. pylori nhưng không có triệu chứng lâm sàng điển hình, điều này gây khó khăn cho việc phát hiện bệnh để điều trị và phòng ngừa bệnh cho cộng đồng.

Sau khi xâm nhập vào trong cơ thể, H. pylori sẽ phát triển trong dạ dày và tấn công lớp niêm mạc dạ dày. Khi lớp niêm mạc này bị tổn thương, acid dịch vị có thể đi qua và hình thành nên các ổ loét ở niêm mạc dạ dày và tá tràng. Vết loét nặng, lâu ngày có thể gây chảy máu tiêu hóa, ngăn cản quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn,…

>>> Xem thêm ngay: Viêm Dạ Dày Hp Dương Tính Có Nguy Hiểm Không

3. Chẩn đoán hp dạ dày là gì?

Thông thường các triệu chứng khi nhiễm H. pylori thường thầm lặng, khó phát hiện. Các triệu chứng khi nhiễm bệnh có thể gặp như đau bụng vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,… Trong đó, đau bụng là triệu chứng thường hay gặp nhất, thường đau bụng lúc đói hoặc vào ban đêm, cơn đau thường âm ỉ, có thể kéo dài đến vài giờ, gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các triệu chứng này không điển hình và thường khiến bệnh nhân lầm tưởng với các bệnh đường tiêu hóa khác có thể gặp phải. Vì vậy, khi bệnh nhân gặp các cơn đau với mức độ và tần suất cao hơn sẽ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh đang gặp phải.

Ban đầu bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân và thăm khám lâm sàng, bằng cách ấn vào bụng để xem có đau hay không, có xuất hiện triệu chứng đầy hơi, trướng bụng hay không,…

Bệnh nhân sẽ được tiến hành nội soi dạ dày tá tràng để xác định vị trí, mức độ của các vết loét; đồng thời lấy mẫu mô sinh thiết để tiến hành test urease hoặc nuôi cấy vi khuẩn xác định hp dạ dày. Phương pháp nội soi được tiến hành bằng cách đưa một ống nhỏ, đầu ống có camera qua miệng hoặc mũi của bệnh nhân để kiểm tra niêm mạc thực quản, dạ dày; đồng thời sẽ lấy mẫu để tiến hành nuôi cấy vi khuẩn hoặc sinh thiết xác định bệnh.

hp-da-day-2

Nội soi dạ dày tá tràng

Trong trường hợp không tiến hành nội soi dạ dày, tá tràng; có thể xác định bệnh thông qua test hơi thở; kiểm tra tìm vi khuẩn H. pylori trong phân hoặc xác định kháng thể H. pylori trong máu, tuy nhiên phương pháp này ít được áp dụng.

  • Phương pháp kiểm tra hơi thở để xác định nhiễm hp dạ dày: Bệnh nhân sẽ được cho nuốt một chế phẩm có chứa ure. Trong trường hợp bị nhiễm hp dạ dày, sự có mặt của enzyme urease sẽ giúp phân hủy, cắt đứt các liên kết ure và giải phóng ra khí carbon dioxyd. Khí carbon dioxyd sẽ được phát hiện và làm căn cứ để khẳng định bệnh nhân đã bị nhiễm H. pylori.
  • Kiểm tra phân để xác định nhiễm hp dạ dày: Để đảm bảo tính chính xác của phương pháp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngừng sử dụng các thuốc kháng sinh và PPI. Bệnh được khẳng định thông qua việc xác định các dấu hiệu của H. pylori trong phân của bệnh nhân.
  • Xét nghiệm máu: Bệnh nhân sẽ được lấy máu để tiến hành làm xét nghiệm xác định sự có mặt của các kháng thể H. pylori. Phương pháp này hiện nay ít được sử dụng và chỉ chính xác khi trước đó bệnh nhân chưa sử dụng phác đồ điều trị hp dạ dày.

>>> Xem thêm ngay: Bài Thuốc dân gian chữa Hp dạ dày an toàn, 6 bài thuốc hiệu quả

4. Các biến chứng có thể gặp khi nhiễm hp dạ dày

Nhiễm H. pylori có thể dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Các vết loét nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, viêm phúc mạc, tắc nghẽn đường tiêu hóa và cả ung thư dạ dày. Vì thế để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì việc quan trọng là cần theo dõi cẩn thận các triệu chứng để có thể phát hiện bệnh.

5. Điều trị hp dạ dày

Theo Giáo sư Đào Văn Long, nguyên trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ “Sai lầm trong điều trị hp dạ dày là bệnh nhân tự ý mua thuốc về điều trị, hoặc không tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nhiều trường hợp điều trị nhưng không lưu ý đến vấn đề điều trị cho các thành viên khác trong gia đình sẽ làm giảm hiệu quả điều trị”.

5.1 Sử dụng thuốc điều trị hp dạ dày

Nếu bị nhiễm H. pylori và xuất hiện các triệu chứng của bệnh thì bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và sử dụng phác đồ điều trị bệnh hợp lý.

Sau khi bệnh nhân được xác định nhiễm hp dạ dày, phác đồ điều trị bệnh bao gồm kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế tiết acid dịch vị. Thông thường phác đồ điều trị hp dạ dày sẽ phối hợp hai loại kháng sinh với nhau. Kháng sinh được sử dụng là clarithromycin, tetracyclin, amoxicillin,… phối hợp thêm các thuốc esomeprazol, lansoprazol, pantoprazol,… ức chế tiết acid dạ dày và tăng hiệu quả diệt hp của kháng sinh. Cũng có thể kết hợp các thuốc kháng histamin như cimetidin, famotidin để giảm acid dịch vị dạ dày. Ngoài ra để tăng hiệu quả diệt H. pylori, có thể kết hợp kháng sinh với Bismuth subsalicylate. 

hp-da-day-3

Sử dụng thuốc điều trị H. pylori

Việc lựa chọn thuốc để sử dụng cho bệnh nhân còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, tiền sử bệnh, khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân. Thông thường thời gian điều trị hp dạ dày mất khoảng 1 đến 2 tuần. Sau đợt điều trị, bệnh nhân cần theo dõi để hạn chế quá trình tái phát bệnh. 

Cần điều trị dự phòng cho các thành viên khác trong gia đình do đây là các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

5.2 Sử dụng các cây dược liệu điều trị H. pylori

5.2.1 Chè dây và hp dạ dày

Chè dây là dược liệu chứa hàm lượng flavonoid cao có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh nên được sử dụng trong điều trị H. pylori. Chè dây giúp giảm acid dịch vị dạ dày, giúp các vết loét nhanh liền sẹo và giảm các cơn đau trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả.

hp-da-day-4

Chè dây và hp dạ dày

Chè dây có thể sử dụng cả phần lá và phần thân, sau khi được thu hái và cắt thành đoạn nhỏ; chè dây sao khô. Mỗi lần dùng khoảng 20 – 30 g chè dây hãm với nước sôi, uống hàng ngày sẽ đem lại hiệu quả điều trị tốt, cải thiện tốt các triệu chứng của viêm loét dạ dày và phục hồi các tổn thương.

>>> Xem thêm ngay: Phác Đồ Điều Trị Viêm Dạ Dày Hp Dương Tính 

5.2.2 Lá khôi và hp dạ dày

Lá khôi là dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bệnh dạ dày, trong đó có nhiễm H. pylori. Lá khôi chứa hàm lượng cao tanin và glycosid có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tổn thương. Các triệu chứng của nhiễm H. pylori như ợ chua, ợ hơi, đau vùng thượng vị, đầy hơi, trướng bụng có thể cải thiện rõ rệt nếu sử dụng lá khôi thường xuyên.

Lá khôi

Lá khôi và hp dạ dày

Sử dụng lá khôi hàng ngày khoảng 20 g hãm với nước sôi để uống trong ngày, hoặc có thể kết hợp thêm với một số dược liệu khác như nghệ, chè dây,… để tăng hiệu quả tác dụng điều trị bệnh và tiêu diệt H. pylori.

5.2.3 Nghệ và hp dạ dày

Nghệ là gia vị thông thường, có thể sử dụng trong nhiều món ăn hàng ngày. Ngoài việc tăng hương vị cho món ăn, việc sử dụng các món ăn chứa nghệ cũng rất tốt cho các bệnh nhân dạ dày và nhiễm H. pylori. Nghệ chứa thành phần chính là curcumin giúp giảm tiết acid dịch vị dạ dày qua đó giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.

Curcumin kích thích lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương. Ngoài ra, curcumin cũng được chứng minh có khả năng ức chế vi khuẩn H. pylori, ức chế khả năng hình thành các khối u trong dạ dày, vì vậy có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày.

Việc bổ sung nghệ rất đơn giản có thể thông qua chế độ ăn hàng ngày, nhiều món ăn chứa nghệ đơn giản và dễ làm có thể là lựa chọn hữu ích đối với các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng do H. pylori

Ngoài ra có thể kết hợp nghệ và mật ong cũng sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh. Mật ong chứa nhiều chất có khả năng kháng viêm, đặc biệt tốt với các bệnh nhân bị bệnh dạ dày. Cách sử dụng khá đơn giản, hòa 1 thìa tinh bột nghệ vào khoảng 150 ml nước ấm, thêm 2 thìa mật ong, khuấy đều. Hàng ngày uống vào buổi sáng trước khi ăn sẽ mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, làm lành các vết loét, phục hồi các tổn thương trên niêm mạc dạ dày, tá tràng. 

Nghệ và mật ong

Nghệ và mật ong điều trị hp dạ dày

5.3 Sử dụng Scurma Fizzy hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày

Ngoài việc sử dụng thuốc và các dược liệu để điều trị H. pylori, bệnh nhân cũng cần sử dụng thêm các sản phẩm để hỗ trợ điều trị, tăng hiệu quả phòng bệnh và tránh tái phát bệnh.

Scurma Fizzy với thành phần chính là curcumin, sử dụng công nghệ hướng đích tập trung, lần đầu tiên được phát triển ở Việt Nam. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt trên các bệnh nhân viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày,… giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Scurma Fizzy, có thể tham khảo ngay tại đây.

>>> Xem thêm ngay: Nano curcumin là gì ? và các sản phẩm nano curcumin trên thị trườngsản phẩm Scurma Fizzy

Sản phẩm Scurma Fizzy

6. Lưu ý trong việc sử dụng thực phẩm khi nhiễm hp dạ dày

Chế độ ăn của bệnh nhân mắc hp dạ dày cũng cần phải được lưu ý. Vì nếu không để ý cẩn thận, một số loại thực phẩm cũng có thể khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày trầm trọng hơn.

  • Thực phẩm nên bổ sung:

Nên bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe, chế độ ăn uống nên cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Các loại rau xanh như súp lơ, bắp cải, cà rốt,… hay các loại quả như dâu tây, mâm xôi, việt quất nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày vì tốt cho bệnh nhân nhiễm H. pylori.

Bổ sung sữa chua hàng ngày sau mỗi bữa ăn sẽ giúp cung cấp các lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa, tăng cường chức năng của dạ dày.

Sử dụng dầu olive hoặc dầu thực vật khi chế biến món ăn, kết hợp các loại gia vị tốt cho dạ dày như nghệ, tỏi, mật ong,…

  • Không nên ăn các loại thực phẩm:

Trái cây không chỉ tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, mà còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải loại trái cây nào bệnh nhân viêm loét dạ dày cũng có thể ăn được. Khi bị nhiễm H. pylori cần tránh xa các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, bưởi,… hoặc các loại rau củ có vị cay, vì có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị hơn, làm cho tình trạng loét thêm nghiêm trọng.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày cũng cần hạn chế ăn muối, do muối có thể làm thay đổi độ nhớt của lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, giúp cho H. pylori dễ dàng tấn công và làm tổn thương niêm mạc hơn, hình thành các vết loét.

Cà phê và đồ uống có cồn như rượu, bia cũng cần tuyệt đối tránh xa với các bệnh nhân viêm loét dạ dày. Do ngoài việc gây tổn thương lên thần kinh trung ương, các loại đồ uống này còn khiến cho vết loét lan rộng và trầm trọng hơn.

Các loại chất béo và đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ cần thời gian tiêu hóa lâu hơn, do đó dạ dày phải co bóp và làm việc nhiều hơn. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này cũng dễ khiến tăng cân và gây nên các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng.

Kết luận

Các bệnh liên quan đến H. pylori thường khó phát hiện do bệnh thường diễn biến thầm lặng, các triệu chứng của bệnh không điển hình. Do vậy, nhiều trường hợp chỉ đến khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm; bệnh nhân mới biết đã nhiễm H. pylori. Do đó, ngoài việc khám sức khỏe định kỳ, mỗi người cũng cần nâng cao ý thức của bản thân, thay đổi chế độ ăn, điều chỉnh lối sống để phòng tránh bệnh. Hp dạ dày tuy nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể được điều trị thành công.

Trong trường hợp bệnh nhân có thắc mắc gì về bệnh hoặc gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ, hãy liên hệ ngay với  HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ từ các bác sĩ, dược sĩ Scurma Fizzy về tình trạng bệnh đang gặp.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091