Cách Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hiệu Nghiệm

Cách Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hiệu Nghiệm

Một trong những bệnh lý mà ta có thể bắt gặp rất nhiều người đang mắc phải ở các quốc gia châu Á đó chính là GERD hay trào ngược dạ dày thực quản. Và bệnh lý này đang có khuynh hướng gia tăng ở Việt Nam. Do sự phức tạp của các triệu chứng bệnh và quá trình phát triển bệnh nên một số người đánh giá sai mức độ bệnh của mình. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản để tránh việc dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như loét thực quản, hẹp thực quản và thậm chí là ung thư đều hết sức cần thiết.

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lí khá là phức tạp, do bệnh có nhiều biểu hiện giống với các bệnh về đường tiêu hóa khác như viêm loét dạ dày, viêm thanh quản. Do đó, để giúp người bệnh sớm nhận diện được tình trạng bệnh cũng như là những lưu ý trong việc sử dụng những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trong bài viết dưới, đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin này.

1. Để có những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản hợp lí cần tìm hiểu một số điều cần biết về căn bệnh này

Để có được những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản an toàn và hợp lí, thì trước tiên người bệnh cần tìm hiểu một số khái niệm về thực quản và căn bệnh này. 

 cach-chua-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-1

Cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả gây trào ngược dạ dày

Thực quản là đoạn thứ 2 thuộc hệ thống ống tiêu hóa, nó có độ dài khoảng 25-30cm, đảm nhận chức năng co bóp đẩy thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Ở 2 đầu thực quản có 2 cơ thắt có chức năng đóng mở khi bệnh nhân nuốt. Khi thức ăn đến đoạn dưới cùng của thực quản, cơ vòng thắt giữa thực quản và dạ dày sẽ mở ra cho thức ăn đi xuống trong dạ dày. Đây là một cơ thắt được coi là một hàng rào quan trọng có tác dụng bảo vệ, ngăn không cho thức ăn và dịch từ dạ dày trào ngược lên. Những bệnh nhân có trương lực cơ thắt này kém có nguy cơ trào ngược nặng lên. Khi cơ thắt thực quản dưới này hoạt động kém hiệu quả, dịch axit và thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này kéo dài dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Tuy nhiên có một số trường hợp trào ngược chỉ là hiện tượng sinh lí bình thường của cơ thể. Bình thường, thức ăn ở trong dạ dày được tiêu hóa thì thỉnh thoảng có một phần axit của dạ dày trào ngược lên. Sau khi các chất trong dạ dày trào ngược lên, nhờ nhu động của dạ dày và thực quản các chất này lại trở về dạ dày. Cùng với đó, nước bọt từ miệng đi xuống dưới thực quản sẽ giúp trung hòa lượng axit trào ngược này, giúp không gây tổn thương thực quản. 

Chỉ khi hiện tượng trào ngược xảy ra quá nhiều và thường xuyên. Lượng axit trong thực quản nhiều, nước bọt không đủ trung hòa, thực quản không quen với môi trường axit làm cho thực quản bị tổn thương, gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.    

Hiện có khá nhiều người đang phải chịu đựng chứng bệnh này nhưng không hề hay biết, do đây là bệnh lí tiêu hóa phức tạp và có triệu chứng rất đa dạng. Việc chẩn đoán sớm để có những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản hợp lí và kịp thời, sẽ giúp bệnh tiến triển tốt.

2. Tìm hiểu về một số nguyên nhân để có được cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản thích hợp

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản là bởi sự bất thường của cơ thắt thực quản dưới, cơ hoành. Sự bất thường này làm cho tâm vị đóng không kín, giãn quá mức hoặc tình trạng thoát vị hoành. Dòng thức ăn, dòng dịch vị ở dạ dày trào ngược lên trên thực quản. Sự trào ngược như vậy sẽ bào mòn thực quản, có thể gây ra các triệu chứng hoặc biến chứng như xuất huyết, barrett thực quản hay thậm chí là ung thư thực quản. 

Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu, thức ăn có nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ hay từ việc lạm dụng thuốc Tây, stress căng thẳng.

>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Xảy Ra Theo Cơ Chế Nào? – Một Vài Nguyên Nhân Cần Quan Tâm

3. Các biểu hiện điển hình và không điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

trieu-chung-2

Các biểu hiện điển hình và không điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có các biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với những chứng bệnh về đường tiêu hóa khác. Việc xác định sai bệnh sẽ dẫn đến việc áp dụng những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản không chính xác. Vậy nên việc nắm rõ các biểu hiện của căn bệnh này là rất quan trọng.

Các biểu hiện thường gặp nhất như:

  • Nóng rát vùng thượng vị: Axit trào lên thực quản làm bỏng rát thực quản. Nóng rát này có các đặc điểm như xuất hiện sau bữa ăn (30 phút-2 tiếng) hoặc ban đêm. Cơn nóng rát này có khuynh hướng lan lên trên cổ và sẽ tăng thêm nếu chúng ta cúi gập người xuống.
  • Ợ hơi, ợ chua: Bệnh nhân ợ có cảm giác như dịch, thức ăn trào lên ở cổ họng. Tình trạng trào ngược thức ăn từ dạ dày đi lên tới vùng hầu họng. Thường trong một tuần bệnh nhân có khoảng hai lần xuất hiện triệu chứng ợ chua. Còn nếu thỉnh thoảng mới có tình trạng ợ chua thì có thể chỉ là tình trạng sinh lí bình thường.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác không điển hình như:

  • Khó nuốt 
  • Chứng đau ngực không do tim
  • Các triệu chứng hô hấp, răng, miệng như ho, viêm họng, khàn tiếng, viêm xoang, bào mòn men răng, hôi miệng. 

Chính vì những dấu hiệu này khiến nhiều người lầm tưởng mình bị các căn bệnh về răng miệng hô hấp hoặc tim mạch dẫn đến thời gian phát hiện và điều trị bệnh chậm hơn.

4. Nếu không có những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản thích hợp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Theo các chuyên gia tiêu hóa, nếu không có những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản kịp thời thì căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, cụ thể như:

  • Thực quản bị chít hẹp lại: Trong quá trình di chuyển ngược lên phía trên thực quản, lượng axit dịch vị có thể gây ra những tổn thương đối với khu vực phía dưới của thực quản, qua đó hình thành nên các mô sẹo làm tăng quá trình viêm, phù nề, tắt mạch, hẹp đường dẫn thức ăn.
  • Thực quản bị viêm loét: Dịch vị có tính axit, đó là nguyên do khiến nó có thể bào mòn niêm mạc thực quản, từ đó tạo nên các vết loét trên thực quản. Các vết loét này có thể gây chảy máu, gây đau, khó nuốt.
  • Barrett thực quản: Dịch axit dạ dày gây thay đổi cấu trúc lớp niêm mạc. Chứng barrett thực quản gây nguy cơ chuyển biến thành các tế bào loạn sản hoặc tế bào tiền ung thư. Do đó người bệnh nên định kì tái khám từ 1-2 lần 1 năm; để kiểm soát các tế bào tiền ung thư, loạn sản; ngăn chặn sớm và kịp thời các nguy cơ barret thực quản chuyển biến nghiêm trọng thành ung thư thực quản.

>>>>>>>>> Đọc thêm: Biểu Hiện Có Thể Bắt Gặp Khi Mắc Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản GERD

bien-chung-3

Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản khi không được điều trị thích hợp

5. Chẩn đoán chính xác để có những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản hợp lý 

Bệnh lí trào ngược dạ dày thực quản có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, quy trình để chẩn đoán bệnh lí này, cụ thể là:

  • Bác sĩ thăm hỏi bệnh sử bệnh nhân: Trong một số trường hợp điển hình thì có thể là chỉ cần hỏi bệnh là bác sĩ đã có thể biết được bệnh nhân có triệu chứng của bệnh lí này. Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như tần suất ợ chua nhiều, nóng rát vùng ngực. Thường nếu một tuần ợ chua nhiều hơn 2 lần kèm nóng rát ở ngực thì thường là mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản.Tuy nhiên, độ đặc hiệu của triệu chứng có thể chỉ khoảng 50-60%.
  • Điều trị thử: Khi đủ thông tin để sơ bộ kết luận bệnh, bác sĩ bắt đầu cho điều trị thử. Sau khi điều trị thử, nếu bệnh nhân bớt rất nhiều thì đó là chẩn đoán đúng. Trên thế giới, ngay cả các nước tiên tiến cũng đã áp dụng phương pháp này rất triệt để. Những thuốc điều trị thử như thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc trung hòa axit dịch vị. Cho người bệnh uống thử trong thời gian khoảng 2 tuần, nếu các triệu chứng giảm dần thì xem như đó chính là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Nội soi: Thông thường ở bệnh trào ngược dạ dày thực quản không cần phải làm xét nghiệm nhiều, bác sĩ thăm hỏi bệnh sử là có thể chẩn đoán được. Bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày ở những trường hợp thăm hỏi bệnh sử vẫn chưa thể kết luận được chắc chắn tình trạng bệnh, rất nghi ngờ hoặc những trường hợp cần phải loại trừ các bệnh lí khác. Tuy nhiên, giá trị của phương pháp nội soi cũng chỉ chẩn đoán được khoảng 50% các trường hợp của bệnh nhân. 
  • Đo áp lực nhu động thực quản, đo pH thực quản trong 24h: Các thăm dò chuyên sâu kế tiếp bao gồm là đo áp lực nhu động thực quản để loại trừ các bệnh lí tương tự, hoặc đo pH trong 24h để chẩn đoán xác định. Bên cạnh phương pháp nội soi để chẩn đoán và phát hiện bệnh lí trào ngược dạ dày thực quản, thì phương pháp đo áp lực nhu động thực quản và đo pH thực quản trong 24h cũng có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh này. Có thể nói đây là một trong những kĩ thuật tiên tiến nhất hiện này để xác định tình trạng trào ngược dạ dày thực quản cho người bệnh. Kĩ thuật này được tiến hành trong khoảng 10 phút. Luồn một sợi dây qua mũi bệnh nhân để sợi dây xuống dưới thực quản, cho bệnh nhân nằm xuống, bơm nước vào để đo áp lực của bệnh nhân. Trước khi đặt sợi dây vào người bệnh nhân cần giải thích tất cả quy trình để bệnh nhân có thể phối hợp một cách tốt nhất.
  • Phát hiện pepsin trong nước bọt: Đây là một phương pháp tương đối đơn giản hơn, nhưng chưa được phổ biến tại Việt Nam. Người bệnh nhổ nước bọt ra một cái cốc, các chuyên gia cho nước bọt này vào một test thử. Nếu phát hiện pepsin trong nước bọt, có nghĩa là dịch của dạ dày đã bị trào ngược lên trên họng, miệng. Từ đó rút ra kết luận về chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
 cach-chua-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-4

Nội soi là một trong những cách chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

Có thể nói, kĩ thuật nội soi hay kĩ thuật đo áp lực và nhu động thực quản là 2 phương pháp có giá trị chẩn đoán riêng, không thể thay thế lẫn nhau mà có tác dụng hỗ trợ nhau.

Nội soi giúp quan sát trực tiếp các tổn thương, tuy nhiên chỉ có 50% bệnh nhân trào ngược có tổn thương trên nội soi. Trong khi đó kĩ thuật đo áp lực và nhu động thực quản giúp đánh giá tình trạng co bóp cũng như áp lực của cơ thắt thực quản dưới, những hàng rào bảo vệ quan trọng trong bệnh lí này. Do vậy, hai kĩ thuật này cần phối hợp với nhau để đạt được hiệu quả chẩn đoán chính xác nhất. Từ đó góp phần giúp việc áp dụng các cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả hơn.

6. Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản an toàn thích hợp

Đây là căn bệnh khá là phổ biến, có những khu vực trên thế giới khoảng 20% dân số mắc phải. Ở Việt Nam không thuộc những nước có tỉ lệ dân số mắc cao, nhưng cũng rất phổ biến, ước tính 5-7% dân số mắc căn bệnh này. Đặc điểm của căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tái đi tái lại nên việc chữa dứt điểm căn bệnh này hiện nay còn tương đối khó khăn, nhưng để kiểm soát quản lí được cũng không quá xa vời với trình độ của các y bác sĩ hiện nay.

Vậy khi nghi ngờ có những triệu chứng của bệnh chúng ta có những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?

Thông thường người bệnh có các triệu chứng nhẹ có thể dùng các cách điều trị đơn giản tại nhà. Bệnh nhân có thể chủ động điều chỉnh lối sống của mình để cải thiện tình trạng bệnh.

Những trường hợp triệu chứng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần đến bác sĩ để được hỗ trợ về liệu trình điều trị thích hợp để các triệu chứng của bệnh qua đi, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tùy vào tình trạng bệnh mà các chuyên gia tiêu hóa sẽ chỉ định điều trị bằng nội khoa (sử dụng thuốc) hay ngoại khoa (phẫu thuật).

6.1. Điều chỉnh lối sống là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng cơ vòng thực quản ở chỗ nối giữa thực quản và dạ dày bị giãn ra không đóng kín được. Có thể trong thức ăn chứa các chất làm kích thích giãn cơ vòng thực quản hoặc những thói quen không tốt hằng ngày đã tạo điều kiện cho tình trạng này nặng thêm.

Một vài điều lưu ý trong cuộc sống hằng ngày để cải thiện tình trạng của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, cụ thể như:

  • Không nên ăn nhiều quá, no quá: Vì khi ăn no quá, áp lực dạ dày sẽ căng, sẽ dễ dàng trào ngược hơn. 
  • Ăn bữa tối ít nhất là 4-5 tiếng trước khi đi ngủ: Để cho thức ăn tiêu hóa hết, khi ngủ sẽ đỡ bị trào ngược. 
  • Không nên nằm nghiêng bên phải khi ngủ: Vì theo cấu trúc của dạ dày nằm nghiêng bên phải sẽ dễ bị trào ngược hơn. 
  • Kê cao đầu nằm khi ngủ: Kê cao đầu nằm một chút sẽ giúp người bệnh trào ngược dạ dày thực quản cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực: Hạn chế tình trạng sử dụng các đồ ăn thức uống có hại cho dạ dày và hạn chế tình trạng stress. Giữ cho mình một tâm trạng vui vẻ, thoải mái cũng là một cách giúp tình trạng bệnh không xấu đi.
 cach-chua-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-5

Ăn quá no gây nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản

6.2. Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng nội khoa

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng nội khoa cũng rất hiệu quả. Bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị cho bệnh nhân, những loại thuốc làm cho cơ vòng siết lại hoặc thuốc giúp dạ dày co bóp đẩy thức ăn xuống ruột nhanh hơn để tránh tình trạng các chất ứ đọng ở dạ dày và những thuốc làm giảm axit ở dạ dày. 

Một số nhóm thuốc tiêu biểu để điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD):

  • Thuốc kháng axit: Các antacid
  • Thuốc kháng histamin H2: Cimetidine, ranitidine, famotidine, nizatidine 
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Pantoprazol, Omeprazol, Lansoprazol
  • Thuốc tăng co bóp thực quản: Cisapride, metoclopramide

Thuốc PPI được xem là nhóm thuốc cơ bản trong điều trị. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lí cứ tái phát đi tái phát lại mà không chữa khỏi một cách dứt điểm được. Liều lượng cách dùng sẽ được hướng dẫn một cách cụ thể bởi bác sĩ. Thông thường là dùng vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút, liều tiêu chuẩn là một viên. 

Những trường hợp nhẹ có thể dùng các thuốc trung hòa axit. Một số trường hợp có kèm triệu chứng nuốt nghẹn, đôi khi bác sĩ cũng kê thêm các thuốc giãn cơ.

>>>>>>>>>> Xem thêm: Thuốc Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hay Được Sử Dụng Hiện Nay

6.3. Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng phương pháp ngoại khoa

Phẫu thuật có phải là phương pháp tốt nhất để điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày và trong trường hợp nào mới cần dùng đến phương pháp này?

Phẫu thuật không bao giờ là lựa chọn đầu tiên để điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Khoảng 90% bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị nội khoa nếu được chẩn đoán sớm điều trị kịp thời kết hợp với thay đổi lối sống. Điều trị nội khoa trong vòng 6 tháng không có kết quả, khi đó mới xem xét đến chỉ định phẫu thuật.       

7. Chế độ ăn hợp lí là một trong những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lí không còn xa lạ trong xã hội hiện đại. Khi có các triệu chứng của căn bệnh này, người bệnh cần đi khám tại các chuyên khoa tiêu hóa uy tín để được khám và có những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra ảnh hưởng tới cuộc sống. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần phải thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp để làm giảm thiểu tối đa những khó chịu mà căn bệnh này mang lại.

Các chuyên gia tiêu hóa đa đưa ra một số lời khuyên dinh dưỡng cho người bị trào ngược dạ dày thực quản, cụ thể như:

  • Nên ăn bánh mì: Đây được coi là lựa chọn đầu tay dành cho những người bị trào ngược. Bánh mì có tác dụng hút lượng acid dạ dày dư thừa, giúp giảm các triệu chứng khó chịu khi trào ngược như ợ hơi, ợ chua.
  • Lựa chọn cho bản thân một loại sữa phù hợp: Lời khuyên dành cho những người bệnh trào ngược là nên chọn lựa sữa dê thay thế hoặc sữa bò đã tách kem. Thời điểm uống sữa nên là khoảng sau ăn 2 tiếng và nên uống ấm, không nên uống sữa quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Ăn các loại thực phẩm chứa đạm dễ tiêu hóa: Ăn các loại đạm dễ tiêu tốt cho người trào ngược như thịt thăn lợn, thịt lưỡi lợn, tim lợn và thịt ngan.
  • Ăn sữa chua: Bởi trong sữa chua có chứa nhiều men lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa nhanh thức ăn, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên người bệnh lưu ý là không nên ăn sữa chua khi đói.
 cach-chua-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-6

Ăn sữa chua tốt cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Việc ăn gì, kiêng gì đối với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản là rất quan trọng. Ý thức được điều này sẽ giúp giảm đáng kể tỉ lệ người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nói riêng cũng như các bệnh về đường tiêu hóa nói chung.

>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Khi Bị Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Nên Tránh Ăn Gì

Trong bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh cũng như các cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Điều đó giúp các triệu chứng của bệnh sẽ cải thiện rõ rệt và nhanh hơn trong quá trình điều trị.

Nếu các bạn băn khoăn điều gì, hãy liên hệ tới HOTLINE 1800.6091 để được đội ngũ chuyên gia dược sĩ, bác sĩ Scurma Fizzy tư vấn kỹ hơn. Scurma Fizzy xin kính chúc các bạn độc giả luôn luôn có được một sức khỏe thật tốt!

cach-chua-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-9

Scurma Fizzy giúp bảo vệ dạ dày hiệu quả

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091