Chảy Máu Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết Khi Gặp Tình Trạng Này

Chảy Máu Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết Khi Gặp Tình Trạng Này

Chảy máu dạ dày là biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải trên đường tiêu hóa mà nếu chẩn đoán không chính xác, kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gây chảy máu dạ dày là gì? Nên ăn hoặc kiêng ăn gì khi gặp phải các triệu chứng này? Các chuyên gia của Scurma Fizzy sẽ giúp giải đáp các thắc mắc của bệnh nhân qua bài viết này.

1. Tình trạng chảy máu dạ dày là gì? 

Chảy máu dạ dày, hay còn gọi là xuất huyết dạ dày, là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu, biểu hiện bởi triệu chứng nôn ra máu, trong phân có lẫn máu. Chảy máu dạ dày có thể là biến chứng của nhiều bệnh lý trên đường tiêu hóa và sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị hợp lý, thậm chí đe dọa cả tính mạng.

chay-mau-da-day-1

Tình trạng chảy máu dạ dày

Chảy máu dạ dày (xuất huyết dạ dày) là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên theo thống kê thực tế trên lâm sàng, bệnh xuất hiện phổ biến với các đối tượng trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi. Đồng thời do thói quen sử dụng nhiều rượu, bia là những đồ uống có hại cho dạ dày nên tỷ lệ chảy máu dạ dày gặp ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ em, nguyên nhân thường do các vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào gây ra. 

Theo Bác sĩ, Thạc sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: “Những đối tượng có nguy cơ xuất hiện tình trạng xuất huyết dạ dày bao gồm những người hay sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid kéo dài; người bệnh tim mạch đang sử dụng các thuốc chống đông,…”.

>>> Xem thêm bài viết: Uống Thuốc Đau Dạ Dày Có Tác Dụng Phụ Gì Và Biện Pháp Khắc Phục)

2. Chảy máu dạ dày gây nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu dạ dày (xuất huyết dạ dày) là tình trạng nguy hiểm và có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng trên đường tiêu hóa. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường không quá rõ rệt, các thay đổi nhận thấy của cơ thể không nhiều. Bệnh nhân thường gặp phải các triệu chứng của tình trạng thiếu máu nhẹ, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống. Trong trường hợp này bệnh nhân có thể kiểm tra tình trạng xuất huyết dạ dày bằng phương pháp nội soi và sử dụng các thuốc để điều trị.

Chảy máu dạ dày kéo dài, bệnh nhân sẽ bị mất máu nghiêm trọng, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, huyết áp tụt, tay chân lạnh, mạch yếu,… Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể bị sốc do mất máu và đe dọa tính mạng. Chính vì vậy, nếu gặp phải tình trạng xuất huyết dạ dày nghiêm trọng, bệnh nhân cần được cấp cứu để cầm máu, điều trị tích cực kết hợp điều trị nguyên nhân gây ra chảy máu dạ dày.

3. Tình trạng chảy máu dạ dày do nguyên nhân nào gây ra

Việc xác định được nguyên nhân gây chảy máu dạ dày đóng vai trò quan trọng để điều trị hiệu quả, tránh tình trạng xuất huyết nghiêm trọng và tái phát của bệnh.

3.1 Chảy máu dạ dày do loét

Loét dạ dày tá tràng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra xuất huyết tiêu hóa. Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và hình thành các ổ loét, đặc biệt khi vết loét vào mạch máu sẽ khiến tình trạng chảy máu nghiêm trọng và khó cầm máu hơn.

3.2 Ung thư dạ dày gây chảy máu

Chảy máu dạ dày trong nhiều trường hợp có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân đang gặp phải ung thư dạ dày. Khi gặp phải trường hợp này, tình trạng chảy máu từ các ổ loét sẽ dai dẳng và nghiêm trọng hơn, đồng thời gây cảm giác đau dữ dội. 

3.3 Nguyên nhân do viêm dạ dày cấp

Khi sử dụng các thuốc như corticoid, thuốc chống viêm không steroid kéo dài sẽ gây ra các tác dụng phụ trên tiêu hóa và dạ dày, mà thường gặp nhất là tình trạng tăng tiết acid dịch vị dạ dày và gây ra loét. Kéo dài có thể gây xuất hiện chảy máu dạ dày.

Viêm dạ dày cấp do thói quen uống nhiều rượu, bia: Rượu, bia sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, gây tổn thương, và làm xuất huyết dạ dày.

chay-mau-da-day-2

Rượu, bia và chảy máu dạ dày

Viêm dạ dày do nồng độ ure trong máu cao và tình trạng tăng tính thấm của mao mạch làm cho máu dễ thoát ra ngoài và gây chảy máu hơn.

Tinh thần căng thẳng và stress cũng sẽ khiến người bệnh dễ dàng bị viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng. Theo ước tính có khoảng gần 30% các trường hợp bị stress nặng hay căng thẳng thần kinh kéo dài xuất hiện tình trạng chảy máu dạ dày, và nguyên nhân thường do việc tăng tiết acid dịch vị HCl.

Xuất huyết dạ dày cũng có thể do việc xuất hiện các polyp ở trong dạ dày và tá tràng.

3.4 Chảy máu dạ dày do các bệnh lý về máu gây ra

Do bệnh sốt xuất huyết: Khi mắc phải sốt xuất huyết, tiểu cầu bị giảm, ảnh hưởng đến khả năng đông máu nên khi bị tổn thương thành mạch máu, máu sẽ bị chảy nghiêm trọng và khó cầm máu hơn.

Các bệnh lý như xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy hay suy gan nặng,… cũng sẽ dẫn tới việc giảm số lượng tiểu cầu và các yếu tố trong quá trình đông máu khác. Nên khi người bệnh gặp phải các vấn đề này, cần thận trọng và theo dõi vì nguy cơ xuất hiện chảy máu dạ dày khá cao.

Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc như heparin, các thuốc kháng vitamin K, cũng là một trong các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng xuất huyết.

>>> Tìm hiểu ngay: Thủng Ổ Loét Dạ Dày Tá Tràng Biến Chứng Nguy Hiểm Gây Chết Người

4. Nên làm gì khi bị chảy máu dạ dày?

4.1 Khi bị chảy máu dạ dày nên ăn gì?

Dạ dày là nơi trực tiếp co bóp và tiêu hóa thức ăn, do đó việc ăn hay uống các loại thực phẩm gì đều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của dạ dày nhất là khi chức năng tiêu hóa đang gặp phải vấn đề.

Khi bị chảy máu dạ dày, thực tế không có chế độ ăn cụ thể để điều trị bệnh mà các loại thực phẩm này chỉ có tác dụng hỗ trợ, giúp nhanh làm lành các tổn thương và vết loét gây chảy máu dạ dày, giảm các triệu chứng khó chịu gây ra, đặc biệt không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị xuất huyết dạ dày nên bổ sung tăng cường hai nhóm thực phẩm; một là nhóm thực phẩm chống viêm như trà xanh, các loại rau xanh, củ quả,… thành phần dinh dưỡng trong nhóm thực phẩm này sẽ giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do – nguyên nhân gây ra quá trình viêm. Hai là nhóm thực phẩm có khả năng hỗ trợ làm lành các tổn thương trên dạ dày, thúc đẩy quá trình làm lành các vết loét gây chảy máu.

  • Bông cải xanh và chảy máu dạ dày: Bông cải xanh chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao và các chất có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các nguyên nhân gây bệnh. Việc sử dụng và bổ sung bông cải xanh vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày và nguy cơ gây tổn thương dạ dày.
  • Sữa chua: Theo một nghiên cứu năm 2006 của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, sau 4 tuần sử dụng kháng sinh kết hợp với dùng 2 cốc sữa chua mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ tình trạng nhiễm trùng tốt hơn so với việc chỉ điều trị bằng các thuốc kháng sinh. Đồng thời ở người ăn sữa chua thường xuyên, tốc độ phục hồi các thương tổn trên dạ dày cũng nhanh hơn và khả năng tiêu hóa thức ăn cũng được cải thiện rõ rệt.
  • Quả bơ và chảy máu dạ dày: Quả bơ chứa hàm lượng carbohydrate cao nên thích hợp cho tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng thường gặp phải khi bệnh nhân bị chảy máu dạ dày, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Ngoài việc chứa nhiều vitamin, quả bơ còn có thể chất mềm nên dễ dàng tiêu hóa, phù hợp khi dạ dày đang bị tổn thương. Bơ có thể làm sinh tố hoặc salad cùng các loại rau củ khá hợp lý.
chay-mau-da-day-3

Quả bơ và chảy máu dạ dày

  • Ăn củ dền giúp bổ máu: Khi bị xuất huyết dạ dày kéo dài có thể gây tình trạng mất máu nghiêm trọng. Trong trường hợp này cần bổ sung các loại thực phẩm bổ máu để bù lại lượng máu đã mất. Củ dền chứa hàm lượng sắt cao, giúp kích thích quá trình tạo hồng cầu và máu. Việc bổ sung vào chế độ ăn khá đơn giản, có thể nấu canh hoặc súp củ dền. Tuy nhiên không nên sử dụng nước ép vì khi dạ dày đang bị tổn thương, việc sử dụng các loại thực phẩm sống có thể gây nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây hại, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ăn cá hồi: Khi bị chảy máu dạ dày, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu nên cần bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao. Tuy nhiên một số loại thực phẩm như thịt bò, mực,… thường khó tiêu hóa và khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, gây hại cho dạ dày. Trong trường hợp này có thể bổ sung đạm bằng việc ăn các hồi. Cá hồi giàu đạm, dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, cá hồi còn chứa nhiều Omega 3, cần thiết cho quá trình phục hồi các tổn thương, tăng sức bền của thành mạch máu. Cá hồi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, do đó chỉ nên bổ sung cá hồi 2 – 3 bữa một tuần.
chay-mau-da-day-4

Cá hồi

  • Rau mồng tơi và chảy máu dạ dày: Mồng tơi chứa nhiều chất nhầy và pectin, có tác dụng nhuận tràng tốt, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố gây tổn thương dạ dày. Rau mồng tơi cũng chứa hàm lượng sắt khá cao, thúc đẩy quá trình tạo máu, sản sinh hồng cầu. Vitamin A trong mồng tơi kích thích quá trình tạo tế bào và làm lành các tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Rau mồng tơi, có luộc hoặc nấu đều khá đơn giản và dễ ăn.
  • Khoai lang và chảy máu dạ dày: Khoai lang cũng là loại thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khoai lang cũng giàu chất xơ giúp nhuận tràng và cải thiện được tình trạng táo bón. Các nhà khoa học cũng đã tìm ra trong thành phần của khoai lang chứa các hoạt chất có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa thức ăn, tăng cường hệ thống miễn dịch và nâng cao sức khỏe. Ăn khoai lang luộc thường xuyên và hợp lý sẽ rất tốt cho các bệnh nhân bị bệnh dạ dày.

Ngoài ra, bệnh nhân khi gặp tình trạng xuất huyết dạ dày, ngoài các loại thực phẩm kể trên cũng nên cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác như trứng, các loại ngũ cốc, rau xanh,…

>>> Xem thêm: Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Tốt Nhất – SCurma Fizzy New

4.2 Thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học là gì?

Khi dạ dày đang bị tổn thương, chức năng tiêu hóa thức ăn sẽ bị ảnh hưởng, nên để giảm áp lực co bóp lên dạ dày thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được chia nhỏ làm nhiều bữa, thức ăn nên đa dạng đầy đủ chất dinh dưỡng và chế biến phù hợp để hạn chế việc tiết acid dịch vị quá nhiều một lúc, có thể gây tổn thương dạ dày nhiều hơn. Đồng thời nên hạn chế các loại thực phẩm sống hay đồ ăn tái vì nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn hay ký sinh trùng không tốt cho dạ dày và sức khỏe.

Tình trạng thừa cân, béo phì cũng có thể là nguyên nhân làm tăng các triệu chứng tổn thương trên dạ dày, đồng thời cũng không tốt cho sức khỏe, nhất là các bệnh trên tim mạch. Do đó, người bệnh cần kiểm soát tốt chế độ ăn và tập luyện để duy trì cân nặng phù hợp tốt cho sức khỏe.

Do tinh thần căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây chảy máu dạ dày, do đó khi gặp phải bất cứ vấn đề gì trên đường tiêu hóa, người bệnh nên giữ cho tinh thần luôn thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý để tránh việc các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

chay-mau-da-day-5

Tinh thần căng thẳng, stress

Cần sử dụng thuốc thận trọng, đặc biệt khi phối hợp các loại thuốc với nhau cần theo chỉ dẫn của bác sĩ. Do một số loại thuốc khi sử dụng kéo dài có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn. 

Một thói quen tốt là nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân và kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường cảnh báo nguy cơ mắc bệnh, Bởi lẽ, việc phát hiện dấu hiệu của bệnh sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị có hiệu quả hay không và giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy  hiểm.

5. Chảy máu dạ dày không nên ăn, uống gì?   

Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho dạ dày và tiêu hóa thì khi gặp tình trạng chảy máu dạ dày, nên loại bỏ hoặc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống sau đây:

Rượu, bia và các loại đồ uống chứa cafein: Những loại đồ uống này có thể trực tiếp gây tổn thương niêm mạc dạ dày do đó, không chỉ các đối tượng có nguy cơ gặp tình trạng chảy máu dạ dày cao như viêm loét dạ dày, nhiễm H. Pylori, ung thư dạ dày nên tránh xa mà tất cả mọi người cũng nên hạn chế vì uống nhiều rượu, bia cũng không tốt cho sức khỏe.

Nước ngọt có ga: Ngoài rượu, bia thì nước ngọt có ga cũng là loại đồ uống không tốt cho bệnh dạ dày, đặc biệt tình trạng xuất huyết dạ dày. Nước ngọt có ga chứa nhiều khí CO2 bão hòa, hàm lượng đường cao,… sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị làm các vết loét có nguy cơ lan rộng và chảy máu.

Thức ăn nhiều dầu mỡ và gia vị mạnh: Chất béo thường khó tiêu hóa nên sẽ làm tăng áp lực co bóp lên dạ dày và gây hại cho dạ dày. Các loại gia vị có tính cay, nóng mạnh như ớt, hạt tiêu,… sẽ gây tổn thương trực tiếp niêm mạc gây đau, nóng và loét dạ dày.

chay-mau-da-day-6

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chế biến sẵn: Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, thực phẩm chế biến sẵn có thể là sự lựa chọn thích hợp cho nhiều người vì tính tiện dụng cao. Tuy nhiên các loại thực phẩm này thường nhiều dầu mỡ, hàm lượng muối cao và chứa chất bảo quản không tốt cho dạ dày. Việc sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn thường xuyên không chỉ gây khó tiêu mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa khác. Do đó, khi mắc các bệnh dạ dày, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Các loại thực phẩm sấy khô, cứng: Rau củ sấy, bánh mì khô cứng khi ăn, các mảnh vụn của thực phẩm có thể tiếp xúc, tác động lên các vết loét gây tổn thương và chảy máu. Vì vậy trong trường hợp này nên sử dụng các thực phẩm tươi, thể chất mềm để dễ dàng tiêu hóa hơn.  

>>> Xem thêm: Viêm Loét Dạ Dày Nên An Gì Cho Hết Bệnh

6. Xử trí đối với tình trạng chảy máu dạ dày cấp hoặc nghiêm trọng

Đối với những bệnh nhân gặp tình trạng chảy máu dạ dày ồ ạt, cần được nhập viện chăm sóc đặc biệt, với sự tư vấn của bác sĩ tiêu hóa và bác sĩ phẫu thuật ngay lập tức. Điều trị chung là cầm máu và khôi phục thể tích tuần hoàn. Cầm máu và các phương pháp điều trị khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu.

  • Cầm máu

Chảy máu đường tiêu hóa ngừng tự phát ở khoảng 80% bệnh nhân. Những bệnh nhân còn lại khi không thể tự cầm máu thì cần một số biện pháp can thiệp. Liệu pháp cụ thể phụ thuộc vào vị trí chảy máu. Can thiệp sớm để kiểm soát tình trạng xuất huyết là rất cần thiết để giảm thiểu tử vong, nhất là đối với bệnh nhân cao tuổi.

Đối với loét dạ dày tá tràng , đang chảy máu hoặc chảy máu lại được điều trị bằng phương pháp đông máu qua nội soi (với đông máu lưỡng cực, liệu pháp tiêm xơ, đầu dò nóng). Máu tụ nghiêm trọng, liên tục do các khối u tại mạch đôi khi có thể được kiểm soát nội soi bằng đốt điện, làm đông máu bằng đầu dò nóng hoặc tiêm epinephrine loãng. Các mạch không chảy máu có thể nhìn thấy trong miệng vết loét cũng được điều trị. Nếu nội soi không cầm máu được, có thể cố gắng chụp mạch máu để làm thuyên tắc mạch máu, hoặc cần phải phẫu thuật để cắt bỏ vết chảy máu. 

Bột cầm máu có thể được sử dụng như một chất làm nóng, đặc biệt là đối với loét dạ dày tá tràng hoặc ung thư. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ đồng thời tiến hành phẫu thuật khử axit, nếu người bệnh đã được điều trị nội khoa chữa viêm loét dạ dày-tá tràng nhưng bị xuất huyết tái phát.

Đối với phương pháp chụp mạch (hay chụp X quang can thiệp) thì sẽ là liệu pháp ưu tiên ở những bệnh nhân có dạ dày đang chảy máu và huyết động không ổn định khó hồi sức. Cân nhắc ở những bệnh nhân đang chảy máu hoặc đang chảy máu mặc dù đã nội soi cầm máu. Kỹ thuật được sử dụng là: Angioembolization (Một thủ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng để làm tắc một cách chọn lọc nguồn cung cấp động mạch của mô đích) truyền vasopressin nội mạch

Chảy máu do giãn tĩnh mạch chủ có thể được điều trị bằng băng nội soi, liệu pháp điều trị bằng thuốc tiêm, hoặc thủ thuật tạo shunt hệ 

  • Bổ sung thể tích tuần hoàn

Truyền dịch qua đường tĩnh mạch được sử dụng cho bất kỳ bệnh nhân nào bị giảm thể tích tuần hoàn hoặc sốc xuất huyết. Tiếp cận đường tĩnh mạch nên được thực hiện ngay lập tức. Đối với bệnh nhân mà số lượng hồng cầu còn ở mức cho phép thì được truyền nước muối sinh lý bình thường với liều lượng từ 500 đến 1000 mL cho đến khi các dấu hiệu giảm thể tích tuần hoàn thuyên giảm tối đa là 2 L (đối với trẻ em, 20 mL / kg, có thể lặp lại một lần).

Những bệnh nhân cần được hồi sức thêm nên được truyền các khối hồng cầu đóng gói. Truyền máu tiếp tục cho đến khi thể tích nội mạch được phục hồi và sau đó được truyền khi cần thiết để thay thế lượng máu đang mất. Có thể ngừng truyền ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc những người bị bệnh mạch vành khi hematocrit ổn định ở tuổi 30 trừ khi bệnh nhân có triệu chứng. Những bệnh nhân trẻ hơn hoặc những người bị chảy máu mãn tính thường không được truyền máu trừ khi hematocrit < 23 hoặc họ có các triệu chứng như thiếu máu cục bộ vành hoặc có xuất hiện khó thở

Số lượng tiểu cầu cần được theo dõi chặt chẽ, truyền tiểu cầu có thể được yêu cầu khi chảy máu nghiêm trọng. Bệnh nhân đang dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu (ví dụ, clopidogrel , aspirin ) bị rối loạn chức năng tiểu cầu, thường dẫn đến tăng chảy máu. 

Truyền tiểu cầu nên được xem xét khi bệnh nhân dùng các thuốc này bị chảy máu nặng liên tục, mặc dù một loại thuốc còn lại trong tuần hoàn (đặc biệt là clopidogrel ) có thể làm bất hoạt các tiểu cầu được truyền. Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu cho một chỉ định tim mạch gần đây, nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ tim mạch, nếu có thể, trước khi ngừng thuốc, đảo ngược thuốc hoặc truyền tiểu cầu. 

Nếu cần truyền máu đáng kể, cũng nên truyền huyết tương tươi đông lạnh và tiểu cầu cùng với các hồng cầu đóng gói theo các quy trình truyền máu lớn của tổ chức. Nếu bệnh nhân bị rối loạn đông máu, nên cân nhắc điều chỉnh bằng huyết tương tươi đông lạnh hoặc cô đặc phức hợp prothrombin. Huyết tương tươi đông lạnh nên được truyền sau mỗi 4 đơn vị RBCs đã đóng gói.

  • Sử dụng kết hợp điều trị nội khoa

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) nên được bắt đầu trong các trường hợp có thể xuất huyết đường tiêu hóa.

Octreotide (một chất tương tự tổng hợp của somatostatin) được sử dụng cho những bệnh nhân nghi ngờ chảy máu do giãn tĩnh mạch. Octreotide được tiêm tĩnh mạch 50 mcg, sau đó là truyền liên tục 50 mcg / giờ.

7. Kết luận

Khi gặp phải tình trạng chảy máu dạ dày, bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác để điều trị hiệu quả. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, bệnh nhân cần sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ. Viên sủi Scurma Fizzy, với thành phần curcumin kết hợp acid folic giúp cải thiện tốt các triệu chứng bệnh trên dạ dày, đồng thời giúp phục hồi các tổn thương do loét gây chảy máu dạ dày

Để tìm hiểu về sản phẩm Viên sủi Scurma Fizzy, có thể tham khảo thêm ngay tại đây.  

chay-mau-da-day-7

Viên sủi Scurma Fizzy

Khi gặp các vấn đề về dạ dày, hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ từ các chuyên gia của Scurma Fizzy để điều trị bệnh hiệu quả và giảm ngay các triệu chứng khó chịu.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091