Thủng Ổ Loét Dạ Dày Tá Tràng Biến Chứng Nguy Hiểm Gây Chết Người
Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu chúng ta không phát hiện và chữa trị sớm, biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy tìm hiểu rõ về thủng ổ loét dạ dày sẽ giúp quý độc giả chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị kịp thời cũng như có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Bạn hãy cùng chuyên gia của Scurma Fizzy tìm hiểu nhé.
1. Thủng ổ loét dạ dày tá tràng và các vấn đề liên quan
Thủng ổ loét dạ dày tá tràng bệnh lý nguy hiểm cần được cấp cứu và chữa trị sớm chỉ đứng sau viêm ruột thừa cấp, tắc ruột, viêm tụy cấp.
Theo thống kê của nhiều các nhà nghiên cứu bệnh nhân thủng ổ loét dạ dày tá tràng nếu mổ muộn tỷ lệ tử vong từ 2,5 – 10%. Đặc Biệt ở người già yếu tỷ lệ tử vong đến 30%.
1.1 Nguyên nhân của bệnh thủng ổ loét dạ dày tá tràng
Nguyên nhân trực tiếp gây ra thủng ổ loét dạ dày tá tràng
- Viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính đây là nguyên nhân phổ biến gây ra thủng ổ loét dạ dày tá tràng, trong các biến chứng thủng ổ loét là biến chứng chiếm tỷ lệ 5-10%
- Ung thư dạ dày nguyên nhân này chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng khả năng tử vong sau mổ khá cao, thủng dạ dày là biến chứng ở giai đoạn muộn của ung thư dạ dày
- Loét miệng nối, thủng do loét miệng nối sau khi cắt dạ dày hoặc nối vị tràng
>>> Xem thêm Các Dấu Hiệu Của Bệnh Ung Thư Dạ Dày Cần Biết
1.2 Điều kiện thuận lợi cho bệnh thủng ổ loét dạ dày tá tràng
Bên cạnh những nguyên nhân chính thì những yếu tố thuận lợi cũng góp phần gây ra thủng dạ ổ loét dạ dày tá tràng.
Về lứa tuổi
Thủng ổ loét dạ dày tá tràng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào từ trẻ sơ sinh đến những người già 80-90 tuổi. Độ tuổi thường gặp thủng dạ dày tá tràng từ 30-50 tuổi.
Về mùa
Thủng ổ loét dạ dày tá tràng có thể gặp ở bất kỳ thời gian nào trong năm tuy nhiên theo nhiều thống kê cho thấy hay xảy ra vào mùa đông, thời kỳ giao mùa chuyển từ thu sang đông, hè sang thu, thời tiết thay đổi đột ngột rất dễ bộc phát bệnh.
Về giới tính
Theo những nghiên cứu của thế giới cũng như của các bệnh viện tại Việt Nam như bệnh viện Quân y, quân y 103, quân Saint-Paul tỷ lệ thủng ở loét dạ dày tá tràng ở nam giới chiếm (90%)
Bữa ăn
Trước đây tình trạng thủng ổ loét dạ dày tá tràng thường xảy ra sau những bữa ăn thịnh soạn mặc dù hiện nay cuộc sống sung túc hơn nhưng thủng ổ loét dạ dày vẫn gặp nhiều vào các ngày lễ tết hằng năm
Yếu tố khác
- Bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
- Do tác dụng phụ của các thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, naproxen, ibuprofen, ketoprofen. . thuốc chống viêm corticoid
- Thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia, cà phê, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng
- Căng thẳng, stress kéo dài
>>> Xem thêm Nhiễm Khuẩn HP Và Những Điều Cần Phải Biết
1.3 Dấu hiệu của thủng ở loét dạ dày tá tràng
Các triệu chứng của thủng ổ loét dạ dày tá tràng khá dễ nhận biết vậy nên mọi người cần để ý nếu xảy ra những triệu chứng này thì nhanh chóng tới bệnh viện để cứu chữa kịp thời
1.3.1 Triệu chứng cơ năng
Đau bụng đột ngột và dữ dội
Cơn đau xuất hiện vài giờ trước khi thủng, bệnh nhân cảm thấy đau lâm râm nhưng thường thì đau xảy ra đột ngột và một cách dữ dội. Đau có thể xảy ra khi bệnh nhân đang ăn cơm, làm việc cả khi đang nằm. Lúc đầu cơn đau bắt đầu ở vùng thượng vị sau đó lan ra khắp ổ bụng. Đây là triệu chứng rất quan trọng gặp ở 100% trường hợp khi gặp triệu chứng này cần đưa bệnh nhân nhập viện ngay.
Nôn
Đây không phải là triệu chứng đặc hiệu vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra nôn có thể nôn do kích thích phúc mạc, trào ngược dạ dày, khó tiêu. .
Bí trung đại tiện
Triệu chứng này gặp ở 85 % trong các trường hợp thủng ổ loét dạ dày tá tràng, thường gặp ở giai đoạn muộn hoặc do chẩn đoán chậm trễ dẫn đến viêm phúc mạc gây ra liệt ruột
1.3.2 Triệu chứng thực thể
Bệnh nhân nằm im, rất ít của động mạnh, thở bằng ngực và nhịp thở nông vì thở bụng sẽ gây đau, đối với bệnh nhân trẻ khỏe mạnh có thể nhìn thấy hai cơ thẳng to nổi rõ trên thành bụng. Ở giai đoạn muộn khi đến bệnh viện sau 24-48 giờ sẽ thấy bụng trướng.
Khi khám sờ nắn nhẹ lên thành bụng người bệnh thấy cứng như gỗ, bụng co cứng thường xuyên và ấn vào rất đau. Co cứng bụng là biểu hiện của viêm phúc mạc trong thủng ổ loét dạ dày, đây là triệu chứng chiếm 90% trường hợp có giá trị cho việc chẩn đoán.
Ở đối tượng là phụ nữ mang thai hay người già yếu đến bệnh viện vào giai đoạn muộn thì thành bụng nhão, thăm khám không phát hiện được co cứng thành bụng mà là cảm ứng phúc mạc. Cả hai triệu chứng co cứng cơ thành bụng và cảm ứng phúc mạc là triệu chứng viêm phúc mạc ở người thủng dạ dày tá tràng.
Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, đầu hơi cao và khi gõ vùng gan sẽ mất vùng đục trước gan do có hơi tự do trong ổ bụng. Đây là triệu chứng chiếm 83, 5% các trường hợp tuy nhiên khó nhận biết.
Thăm khám trực tràng thấy túi cùng Douglas phồng lên đau chói khi ấn tay vào.
1.3.3 Triệu chứng toàn thân
Ở giai đoạn sớm xuất hiện các triệu chứng sốc ( nhợt nhạt, mặt xanh xao, vã mồ hôi, hạ thân nhiệt, mạch yếu. . ) sau đó chúng giảm từ từ và dần trở lại bình thường.
Ở giai đoạn muộn viêm phúc mạc nhiễm khuẩn có sốt cao, mạch nhỏ, tình trạng này có thể dẫn tới nhiễm độc nặng gây hôn mê và tử vong.
1.3.4 Triệu chứng cận lâm sàng
Khi chụp X-quang vùng bụng ở tư thế đứng có thể ngồi hoặc nằm nếu tình trạng người bệnh cho phép sẽ thấy liềm hơi dưới cơ hoành chiếm 80-90% trường hợp. Khi đã có các triệu chứng lâm sàng việc chụp X-quang có liềm hơi càng chắc chắn cho nhận định thủng ổ loét dạ dày tá tràng tuy nhiên nếu không có liềm hơi cũng không được bỏ qua.
Trong những trường hợp chưa xác định được chẩn đoán tiến hành thực hiện siêu âm thấy có dịch dưới gan, khoang Morison, rãnh phải đại tràng và có dịch đọng tại hố chậu phải. Việc siêu âm còn giúp loại trừ các bệnh dễ nhầm lẫn với thủng ổ loét dạ dày như viêm túi mật, viêm tụy cấp, giun chui ống mật chủ
Dựa vào những triệu chứng thường gặp này và kiến thức chuyên môn các bác sĩ và các kỹ thuật chẩn đoán chuyên biệt các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh của bạn một cách chính xác và nhanh nhất.
2. Diễn biến của bệnh
Nếu thủng ổ loét dạ dày tá tràng không chữa trị kịp thời để một thời gian dài sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc, áp xe ở bụng. . những biến chứng đó lần lượt là:
Viêm phúc mạc toàn thể
Viêm phúc mạc toàn thể xuất hiện sau khi thủng 12-24 giờ với biểu hiện là: Mặt hốc hác, môi khô, mắt lõm, lưỡi bẩn, bệnh nhân có thể sốt cao 39 – 40°c hoặc hạ thân nhiệt dưới 37° tình trạng suy nhược, kiệt sức. Mạch yếu nhỏ, huyết áp thấp có khi đo không được. Dịch vị tràn vào ổ bụng sẽ gây nhiễm độc cơ thể, suy thận, tăng ure máu, hôn mê, người bệnh suy sụp hoàn toàn.
Viêm phúc mạc khu trú
Tình trạng này diễn ra ở ngày thứ 4, thứ 5 sau khi có các biểu hiện đau bụng dữ dội và đột ngột, có các triệu chứng cơ năng, toàn thân, thực thể giảm dần. Bệnh nhân ngủ được bới sốt, có đại trung tiện. Bụng bệnh nhân mềm hơn nhưng vẫn còn đau, có phản ứng ở dưới bờ sườn và 2 hố chậu. Sau đó bệnh nhân số trở lại ở mức 38 – 39°c, mặt hốc hác, mạch nhanh, lưỡi bẩn, mất ngủ kéo dài. Chụp X- quang ổ bụng thấy các luồng hơi tự do.
Áp xe
Ổ áp xe được hình thành khoảng 1 đến 2 tuần sau khi thủng ổ loét dạ dày tá tràng. Xuất hiện áp xe dưới cơ hoành với biểu hiện bờ sườn nhô lên, phù nề, các tĩnh mạch nổi rõ , cảm giác đau giới hạn rộng. Triệu chứng toàn thân ở giai đoạn này rất nặng: Sốt gầy mòn, suy nhược, nếu vỡ áp xe vào cơ hoành có thể tràn vào phổi, vỡ vào ruột theo đường máu gây áp xe gan, lá lách , tĩnh mạch. . . Thường xảy ra nhất là viêm phúc mạc khi vỡ vào ổ bụng.
3. Phân biệt thủng ổ loét dạ dày tá tràng và một số bệnh có triệu chứng tương tự
3.1 Chẩn đoán xác định
Để xác định thủng ổ loét dạ dày tá tương đối dễ khi bệnh nhân có những biểu hiện đặc hiệu sau
- Đa số là bệnh nhân nam, tuổi trung niên, có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng
- Cơn đau bụng dữ dội và đột ngột cảm giác như dao đâm
- Bụng co cứng toàn bộ, sờ nắn cảm giác cứng như gỗ hoặc thành bụng nhão ở giai đoạn muộn
- Chụp X- quang xuất hiện liềm hơi dưới cơ hoành thì đã chắc chắn là thủng ổ loét dạ dày
3.2 Chẩn đoán phân biệt
Viêm phúc mạc do viêm ruột thừa
Cơn đau viêm ruột thừa thường âm ỉ sau đó tăng dần, lúc đầu đau quanh rốn sau đó tập trung tại hố chậu phải
Nếu đến muộn có thể đau cả bụng nhưng đau nhiều ở hố chậu phải. Có nhiều trường hợp dịch từ thủng ổ loét dạ dày tá tràng chảy qua rãnh đại tràng đi xuống hố chậu phải nên hố chậu phải cũng đau hơn tuy nhiên viêm ruột thừa cơn đau bắt đầu từ quanh rốn. Bệnh nhân thường sốt 38-38° còn ở thủng dạ dày nếu đến sớm chưa có hiện tượng viêm phúc mạc thì chưa có sốt.
Viêm phúc mạc do sỏi mật
Người bệnh cũng thấy đau dữ dội, đau liên tục nhất là nửa bụng bên phải. Có tiền sử nhiều lần sốt kèm vàng da, vàng mặt, xét nghiệm máu thấy bilirubin cao
Trường hợp sỏi ống mật chủ thì người bệnh có thể thấy rất đau, đau dữ dội nhưng bụng mềm, sờ túi mật to, có phản ứng ở phần bụng dưới sườn
Cần siêu âm để xác định tìm sỏi
Viêm tụy cấp
Xuất hiện cơn đau dữ dội, vật vã quằn quại lăn lộn trái với nằm im trong thủng ổ loét dạ dày tá tràng . Tình trạng sốc nặng toàn thân rõ rệt. Thăm khám bụng có thể có co cứng nhưng không rõ rệt như ở thủng dạ dày tá tràng. Đặc trưng ấn vào sườn thắt lưng bên trái rất đau.
Xét nghiệm thấy Amylase máu và nước tiểu cao. Nếu cần thiết để xác định kỹ hơn nên chụp CT scanner mới thấy rõ tổn thương tụy
Thủng một nội tạng khác
Thủng túi Meckel, Thủng ruột non do và một số trường hợp thủng khác
Các bệnh lý khác
Tắc ruột: dễ nhầm lẫn với thủng ổ loét dạ dày tá tràng khi đến muộn có hiện tượng viêm màng bụng gây liệt ruột, xoắn ruột, thoát vị bên trong.
Áp xe gan vỡ: Áp xe gan vỡ gây viêm phúc mạc, sốt cao vàng da, siêu âm có dịch trong ổ bụng và ổ áp xe gan
Trường hợp bệnh nhân là nữ cần phân biệt với:
Mang thai ngoài tử cung bị vỡ:Đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ, có thai 3 tháng đến khám ở bệnh viện với tình trạng chảy máu trong nặng, sờ bụng có cảm ứng phúc mạc ít co cứng bụng. Thăm khám âm đạo có chảy máu, túi cùng Douglas phồng rất đau
U nang buồng trứng xoắn.
4. Điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng
4.1 Nguyên tắc điều trị
Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là cấp cứu ngoại khoa phải được chỉ định phẫu thuật sớm, trừ một số trường hợp được chẩn đoán là thủng bít (thủng không xuất hiện liềm hơi). Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Trước khi phẫu thuật bệnh nhân cần chuẩn bị tốt về sức khỏe
Bệnh nhân được mổ càng sớm càng tốt, phẫu thuật trước 12 giờ tỷ lệ tử vong từ 0 – 0, 5%, phẫu thuật quá 12 giờ tỷ lệ tử vong là 15%, theo thống kê của nhiều nhà nghiên cứu nếu phẫu thuật sau 24 giờ ở bệnh nhân già yếu tỷ lệ tử vong lên tới 30%.
4.2 Mục tiêu của hồi sức trước phẫu thuật
Hiện nay các bác sĩ thường dùng phương pháp Taylor ( phương pháp hút) để hồi sức tích cực cho bệnh nhân trước khi mổ.
- Đặt sonde mũi dạ dày để hút các dịch trong dạ dày tràn ra ổ bụng
- Bù nước điện giải và các dinh dưỡng cần thiết
- Giảm đau chống sốc cho bệnh nhân
- Sử dụng kháng sinh phòng nhiễm trùng trước khi phẫu thuật
4. 3 Các phương pháp phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng
Điều trị phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày-tá tràng có nhiều phương pháp khác nhau sau đâu là những phương pháp thường thấy nhất
4.3.1 Phẫu thuật triệt căn
Cắt dạ dày
Đây là phương pháp tiệt căn thực hiện nhằm mục đích điều trị biến chứng thủng ổ loét dạ dày tá tràng và triệt tiêu căn nguyên gây bệnh. Bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt một phần dạ dày.
Chỉ định trong một số trường hợp:
Đến bệnh viện ở giai đoạn sớm trước 8 giờ kể từ khi bị thủng ổ bụng sạch.
Bệnh nhân ở độ tuổi trung bình khoảng từ 30 đến 70 tuổi thể trạng khá không có bệnh lý nặng kèm theo.
Vị trí, và tính chất ổ loét thủng cũng được bác sĩ cân nhắc , thủng ổ loét nghi ngờ do biến chứng ung thư hoặc trên nền ung thư, thủng có xuất huyết tiêu hóa hoặc hẹp môn vị, lỗ thủng trên nền loét hành tá tràng xơ chai hoặc thủng dạ dày
Đây là phẫu thuật khá nguy hiểm để lại nhiều di chứng về sau nên tránh lạm dụng chỉ chỉ định trong trường hợp thật sự cần thiết.
Khâu lại lỗ thủng tại dạ dày phối hợp cắt dây thần kinh số X:
Đây cũng là một phẫu thuật triệt căn, tỷ lệ tái phát ổ loét sau khi phẫu thuật thay đổi tùy vào từng phương pháp từ 0-15% và tỷ lệ tử vong từ 0-4%. Phẫu thuật này đòi hỏi chọn lọc bệnh nhân một cách cẩn thận.
Chỉ định trong trường hợp: Thủng ổ loét dạ dày-tá tràng ở giai đoạn đầu và có chỉ định cắt dây số X và sau khi đã tiến hành khâu lỗ thủng.
Ưu điểm:
Phương pháp phẫu thuật này có kỹ thuật đơn giản nhẹ nhàng có thể điều trị thủng và triệt tiêu căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm dễ tái phát ổ loét hơn cắt một phần dạ dày.
Kỹ thuật: Sau khi hoàn thành khâu ổ loét tiến hành làm sạch ổ bụng và cắt dây thần kinh X. Có thể khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày tá tràng kết hợp với cắt 2 dây thần kinh X, cắt chọn lọc dây thần kinh dây X , cắt siêu chọn lọc dây thần kinh X tùy vào chỉ định của bác sĩ.
4.3.2 Phẫu thuật khâu lỗ thủng
Khâu lỗ thủng đơn thuần
Khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng là phương pháp sử dụng phổ biến chiếm 70-80% các trường hợp.
Khâu lỗ thủng: Khâu chữ X hoặc khâu gấp theo trục của dạ dày khi thực hiện đối với các lỗ thủng nhỏ, có thể đắp thêm mạc nối lớn lên trên.
Với các ổ loét gần hoặc ngay môn vị đã bị hẹp sẵn nếu khâu có nguy cơ làm hẹp môn vị thì chuyển qua phương pháp phẫu thuật nối dạ dày với hỗng tràng hoặc phương pháp khâu tạo hình môn vị.
Chỉ định:
Phẫu thuật khâu thủng ổ loét dày tá tràng đơn thuần thường được chỉ định cho các trường hợp chưa hoặc mới loét, tiền sử loét dạ dày tá tràng không rõ ràng, Người già trên 70 tuổi, đến bệnh viện ở giai đoạn muộn có biểu hiện viêm phúc mạc
Ưu điểm:
Phương pháp này dễ thực hiện, kỹ thuật đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, ít để lại di chứng nguy hiểm.
Nhược điểm:
Ổ loét dạ dày tá tràng vẫn còn tồn tại , biến chứng chảy máu vết mổ. Ổ loét còn tồn tại.
Khâu lỗ thủng qua nội soi
Trong những năm gần đây khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày tá tràng đang được áp dụng.
Chỉ định khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng bằng phương pháp nội soi:
Bệnh nhân được chỉ định mổ trước 24 giờ kể từ khi thủng.
Bệnh nhân không có choáng, shock trước mổ.
Không có bệnh lý nặng kèm
Đối với thủng dạ dày kèm xuất huyết tiêu hóa hoặc hẹp môn vị đang được xem xét do đây là hai biến chứng nặng cơ sở vật chất nhiều nơi chưa đầy đủ, tùy vào vị trí tính chất lỗ thủng mà bác sĩ có xử trí phù hợp.
Nếu khi nội soi mổ mà thấy ổ bụng bẩn khó làm sạch hoặc có nghi ngờ ung thư dạ dày phải chuyển mổ ngay, hay xuất hiện lỗ thủng mặt sau dạ dày, tá tràng cũng nên xem xét chuyển mổ.
Phương pháp này có ưu điểm ít xâm lấn vào cơ thể người bệnh.
Khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng phối hợp với thuốc điều trị ổ loét
Phương pháp khâu lỗ thủng đơn thuần tỷ lệ tái phát cao 20-65% trong đó phải mổ lại là 20-39%. Do đó bên cạnh khâu đơn thuần cần phối hợp với các thuốc giảm tiết axit dạ dày như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng thụ thể H2 và thuốc tiêu diệt HP là nguyên nhân hàng chính gây loét dạ dày tá tràng. Cần sử dụng rộng rãi phương pháp này hạn chế tình trạng loét tái lại sau khi khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày tá tràng
4.3.3 Phương pháp newmann (dẫn lưu lỗ thủng)
Chỉ định:
Trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện ở giai đoạn muộn, viêm phúc mạc nặng, ổ bụng quá bẩn. các tổ chức xung quanh lỗ thủng chai cứng, dễ mủn nát khâu có nguy cơ bục chỉ , lỗ thủng quá to người bệnh già quá yếu không có chỉ định cắt dạ dày ngay lập tức có thể được chỉ định phương pháp Newmann.
Kỹ thuật thực hiện:
Đặt qua lỗ thủng ống thông có đường kính lớn như sonde Malecot, Petjer khâu cố định ống thông vào thành bụng hoặc dùng mạc nối lớn quấn quanh ống thông rồi đính vào thành bụng để ngăn chặn dịch trong dạ dày tràn ra ngoài. Đây là phương pháp không được ưu tiên trừ các trường hợp không thể khâu hoặc cắt dạ dày.
Ngoài những thủ thuật trên còn nhiều phương pháp khác nữa được chỉ định khi xuất hiện thủng ổ loét dạ dày tá tràng như khâu lỗ thủng kèm tạo hình môn vị, khâu lỗ thủng kết hợp nối vị tràng. . . Nhằm đảm bảo giảm tới mức thấp nhất biến chứng và di chứng do phẫu thuật điều trị thủng dạ dày tá tràng gây ra bệnh nhân cần phải trao đổi để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng người
5. Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng
Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng có vai trò quan trọng quyết định một phần sự hồi phục của bệnh nhân trong và sau quá trình điều trị Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư sẽ có sự điều chỉnh phù hợp cho từng người bệnh. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý để có thể chăm sóc cho người khác hay cho chính mình một cách tốt nhất nếu không may bị thủng dạ dày.
Sau khi mổ: Bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng sức khỏe
- Cần theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân để phòng chống sốc
- Theo dõi ống hút dịch dạ dày thường xuyên để tránh tắc nghẽn.
- Cần theo dõi tình trạng ổ bụng nếu sau khi mổ 4-5 ngày bệnh nhân có dấu hiệu đau bụng chướng bụng, bí tiểu đại tiện thì cần thông báo ngay cho bác sĩ
- Thông ống dẫn lưu tránh làm gập hoặc tắc ống dẫn lưu, vệ sinh và thay ống hằng ngày.
- Chăm sóc ống thông niệu đạo – bàng quang để tránh nhiễm trùng ngược dòng
Chăm sóc vết mổ
- Chăm sóc vết mổ thay băng đảm bảo không để xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn
- Luôn giữ vết mổ khô ráo
Chế độ ăn uống sinh hoạt
- Sau khi mổ, người bệnh nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa , chia nhỏ bữa ăn trong ngày khoảng 6-8 lần trên ngày.
- Không được ăn thức ăn cứng, khó tiêu đồ cay nóng nhiều dầu mỡ,chất kích thích thuốc lá cà phê..
- Cần phải nghỉ ngơi điều dưỡng sức khỏe theo lời dặn của bác sĩ
- Tránh căng thẳng áp lực gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày phải vui vẻ thoải mái,tinh thần thư giãn
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vết mổ sạch sẽ đề phòng nhiễm trùng
- Hỏi bác sĩ về chế độ ăn phù hợp cho người bệnh sau khi xuất viện và tuân thủ lời dặn bác sĩ, tái khám đúng hẹn và theo dõi tình trạng bất thường báo ngay cho bác sĩ
>>> Xem thêm Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Dân Gian Tốt Nhất
Trên đây là những vấn đề về thủng ổ loét dạ dày tá tràng mà quý bạn đọc cần nắm rõ vì biến chứng thủng dạ dày khá nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong,bạn phải thường xuyên theo dõi sức khỏe và chủ động đến ngay bác sĩ càng sớm càng tốt nếu phát hiện có những dấu hiệu bất thường như trên bài viết.Nếu bạn đang còn thắc mắc hay có câu hỏi nào thì liên hệ với các chuyên gia hàng đầu của Elepharma qua hotline 18006091 để được giải đáp.