Tìm Hiểu Về Xét Nghiệm Ung Thư Dạ Dày

Tìm Hiểu Về Xét Nghiệm Ung Thư Dạ Dày

Khi ung thư dạ dày đang ngày càng xuất hiện nhiều trong cộng đồng mà nguyên nhân góp phần từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ, vấn đề xét nghiệm và tầm soát ung thư dạ dày dần được quan tâm. Cùng Scurma Fizzy tìm hiểu các đối tượng nguy cơ, quá trình sàng lọc và xét nghiệm ung thư dạ dày đang được áp dụng hiện nay nhé!

1. Sàng lọc ung thư và một số nguyên tắc trong sàng lọc

Ung thư là căn bệnh phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao. Ung thư dạ dày là căn bệnh phổ biến đứng thứ 3 trong các loại ung thư, dễ di căn và có tỷ lệ tử vong cao. Ung thư dạ dày thường được phát hiện khi đã vào giai đoạn muộn nên rất khó chữa khỏi, bên cạnh đó những dấu hiệu ở giai đoạn sớm của ung thư dạ dày thường mơ hồ và có phần giống với các bệnh dạ dày thông thường nên khó phát hiện. Do đó việc khám sàng lọc là rất cần thiết để phát hiện ung thư từ giai đoạn sớm hoặc những mầm bệnh ung thư khi chúng mới hình thành. Chẩn đoán bệnh từ sớm giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh và xây dựng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

Sàng lọc và phát hiện sớm là ưu tiên hàng đầu trong phòng chống ung thư các nước, đặc biệt ở những nước phát triển. Sàng lọc và phát hiện ung thư là việc kiểm tra cơ thể của bạn để tìm ung thư trước khi các triệu chứng xuất hiện ngay cả ở những người khỏe mạnh. Các trường hợp các bệnh nhân có nguy cơ cao và đã xuất hiện triệu chứng sẽ được chỉ định xét nghiệm ung thư dạ dày trong thời gian sớm nhất.

Sàng lọc là việc áp dụng biện pháp kỹ thuật để tìm các tế bào đang có nguy cơ phát triển thành bệnh hoặc đã có dấu hiệu bệnh tiềm ẩn ở giai đoạn tiền lâm sàng dễ phát hiện. Việc sàng lọc ung thư thường được áp dụng trên những người có yếu tố nguy cơ hoặc người tiếp xúc với tác nhân gây ung thư. Mục tiêu chính của việc sàng lọc là phát hiện ra dấu hiệu của tiền ung thư, với những trường hợp có nguy cơ cao phát triển thành ung thư sẽ được theo dõi, chẩn đoán và điều trị nếu cần. Thực hiện các xét nghiệm tầm soát thường xuyên giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm giúp tăng tỷ lệ chữa lành và giảm tỷ lệ tử vong do ung thư.

Một số nguyên tắc trong sàng lọc ung thư:

– Test sàng lọc phải đáp ứng mục tiêu chính là tìm ra dấu hiệu ung thư sớm ở những người có nguy cơ sẵn, chỉ khi phát hiện sớm mới có cơ hội chữa khỏi ung thư. Do đó không áp dụng sàng lọc cho tất cả các loại ung thư. Khi test sàng lọc cần đảm bảo những yêu cầu sau:

–  Không để xảy ra kết quả âm tính giả khi xét nghiệm. Kết quả âm tính giả tức là trường hợp sau khi xét nghiệm cho thấy kết quả bình thường mặc dù bị ung thư. Trường hợp cho kết quả âm tính giả trong sàng lọc ung thư có thể trì hoãn việc điều trị ngay cả khi có triệu chứng xuất hiện.

Không để xảy ra kết quả dương tính giả khi sàng lọc. Kết quả dương tính giả sẽ làm người bệnh cảm thấy suy sụp tinh thần đồng thời sẽ có những phương pháp điều trị không đúng hướng bệnh, ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống người bệnh.

– Những xét nghiệm trong sàng lọc phải dễ thực hiện và không gây phiền toái, nguy hiểm trong quá trình sàng lọc.

– Giá của các xét nghiệm không quá cao.

Phát hiện và điều trị ung thư giai đoạn sớm giúp tăng tỷ lệ sống sót và khỏi bệnh của bệnh nhân đồng thời tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh rất lớn cho bệnh nhân.

Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa và nguy cơ tử vong là rất cao. Vì vậy, việc tầm soát, xét nghiệm ung thư dạ dày là rất cần thiết đặc biệt là ở nhóm đối tượng có nguy cơ ung thư dạ dày cao.

2. Các đối tượng nên đi xét nghiệm ung thư bao tử

Gia đình có người mắc ung thư dạ dày là yếu tốc nguy cơ

Người có yếu tố di truyền là đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, vì vậy tất cả mọi đối tượng đều nên được tầm soát, xét nghiệm ung thư dạ dày theo định kỳ 2 năm 1 lần là tốt nhất. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao và buộc phải tầm soát thường xuyên hơn:

– Người có tiền sử nhiễm Helicobacter Pylori (HP). Theo nghiên cứu cho thấy có đến 90% ung thư biểu mô dạ dày có liên quan đến HP.

– Người có tiền sử di truyền từ gia đình có người đã mắc ung thư dạ dày.

– Người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn tính, đã cắt bỏ một phần dạ dày,… thường có tỷ lệ phát triển thành ung thư dạ dày cao.

– Người có bệnh lý về máu như máu trắng,… Hoặc người có nhóm máu A thì có tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn.

– Người cao tuổi (trên 55 tuổi), nam giới có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn.

– Người có chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên sử dụng chất kích thích,…

Đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày thì được khuyến cáo nên tầm soát, làm xét nghiệm ung thư dạ dày 6 tháng 1 lần hoặc 1 năm 1 lần để có thể phát hiện sớm khi bệnh ở giai đoạn đầu và có tỷ lệ chữa lành bệnh cao hơn.

>>>> Tìm hiểu thêm: Dạ Dày Bị Ung Thư Có Thể Lây Không? Qua Con Đường Nào?

Nam giới và người già trên 55 tuổi có nguy cơ cao

Nam giới và người già trên 55 tuổi có nguy cơ cao

3. Các xét nghiệm ung thư dạ dày cần được thực hiện

3.1. Xét nghiệm ung thư dạ dày – Nội soi dạ dày

Nội soi là phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, với khả năng cho kết quả chính xác và phát hiện sớm nhất khi có sự phát triển ung thư.

Cách thực hiện:

Bước 1: Dùng ống nội soi có gắn camera ở đầu có kết nối với hệ thống máy tính. Thực hiện luồng ống nội soi vào dạ dày từ miệng hoặc mũi.

Bước 2: Sử dụng hình ảnh từ camera thông qua máy tính xác định được hình ảnh, vị trí, kích thước các tổn thương trong dạ dày. Đồng thời có thể lấy mẫu để tiến hành sinh thiết (nếu cần).

Đối tượng ưu tiên sử dụng phương pháp nội soi là người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh nhân có triệu chứng nóng rát và đau vùng thượng vị.

Ưu điểm:

– Đây là kỹ thuật phát hiện ung thư dạ dày cho kết quả chính xác đến 90%.

– Hình ảnh nội soi có thể quan sát tất cả sự thay đổi và những vấn đề đang gặp phải ở dạ dày. Đồng thời có thể lấy mẫu để thực hiện sinh thiết.

– Là phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày dễ thực hiện, và ít tốn thời gian.

Nhược điểm:

– Phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày này gây tổn thương cơ quan và niêm mạc thực quản dạ dày nếu thực hiện nội soi không đúng cách

– Gây trào ngược, nôn và buồn nôn, gây viêm họng đau họng do trào ngược cho bệnh nhân sau khi nội soi. Một số bệnh nhân phải sử dụng gây mê trong quá trình nội soi.

>>>> Đọc thêm: Nội Soi Dạ Dày Có Gây Tê Là Phương Pháp Gì?

xét-nghiệm-ung-thư-dạ-dày4

Phương pháp nội soi dạ dày

3.2. Xét nghiệm ung thư dạ dày – Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Sau quá trình nội soi, nếu có những bất thường và cần được làm rõ như mức độ xâm lấn của các tế bào ung thư, mức độ tổn thương của khối u và các bộ phận xung quanh dạ dày. Đặc biệt ở những bệnh nhân được xác định là ung thư dạ dày di căn thì xét nghiệm ung thư dạ dày này sẽ cho thấy sự di căn cũng như mức độ tổn thương đến các tế bào lân cận.

Cách thực hiện:

Bước 1: bệnh nhân được chỉ định chụp CT thì trong vòng 4 giờ trước khi tiến hành chụp CT bệnh nhân không được ăn uống bất cứ thứ gì. Cùng với đó bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc cản quang theo yêu cầu của bác sĩ.

Bước 2: tiến hành chụp CT, bệnh nhân sẽ được nằm trên bàn chụp CT với sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình chụp không được mang bất kì vật dụng bằng kim loại nào trên cơ thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ung thư dạ dày.

Ưu điểm:

Xét nghiệm ung thư dạ dày bằng chụp CT xác định được vị trí, kích thước, hướng phát triển, hướng di căn, mức độ xâm lấn của khối u.

Nhược điểm:

– Cần cân nhắc khi sử dụng phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày này cho phụ nữ có thai, trẻ em, người có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang.

– Không thể làm sinh thiết khi sử dụng phương pháp này.

– Bệnh nhân có thể bị nhiễm xạ sau khi sử dụng thuốc cản quang. Vì vậy nên loại bỏ hoàn toàn thuốc cản quang sau khi chụp CT bằng cách uống nhiều nước và thải ra ngoài bằng đường bài tiết.

xét-nghiệm-ung-thư-dạ-dày5

Phương pháp chụp cắt lớp vi tính

3.3. Xét nghiệm ung thư dạ dày – Chụp X-quang

Với những tế bào ung thư nằm ở lớp trong của niêm mạc hoặc ẩn nấp trong lớp nhầy thì việc chụp X-quang sẽ cho thấy những tế bào này.

Cách thực hiện: giống như chụp CT bệnh nhân cần nhịn ăn 4 tiếng và uống dung dịch Bari – dung dịch giúp phát sáng trên phim X-quang. Sau khi chụp dung dịch này sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể bằng đường tiết niệu.

Ưu điểm: xét nghiệm ung thư dạ dày bằng cách chụp X-quang giúp phát hiện được độ xâm lấn và phân biệt được các loại ung thư dạ dày.

Nhược điểm: không thể sử dụng phương pháp này cho phụ nữ có thai, trẻ em và người dị ứng với dung dịch Bari. Phương pháp này ngày nay không còn được sử dụng phổ biến.

3.4. Xét nghiệm ung thư dạ dày – Sinh thiết

Sau khi nội soi, sử dụng dịch hoặc tế bào niêm mạc tại dạ dày để thực hiện sinh thiết.

Cách thực hiện:

Bước 1: sử dụng mẫu được lấy sau khi nội soi để thực hiện sinh thiết.

Bước 2: quan sát mẫu bằng kính hiển vi. Phân tích mẫu để xác định bệnh.

Ưu điểm:

– Là phương pháp xét nghiệm ung thư dạ dày chuẩn xác nhất để xác định các bệnh ung thư.

– Xác được thực trạng của bệnh, mức độ viêm, và xác định được người bệnh có đang nhiễm HP không.

Nhược điểm:

–  Là phương pháp khó thực hiện, phức tạp và được thực hiện sau khi đã làm các xét nghiệm ung thư dạ dày trước như chụp CT, nội soi,…

3.5. Xét nghiệm ung thư dạ dày – Xét nghiệm máu

Đối với giai đoạn đầu của ung thư dạ dày, dấu hiệu của bệnh khá mờ nhạt, khó xác định. Do vậy việc sử dụng các phương pháp thăm khám như nội soi dạ dày, CT-Scan,… thường chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng, đã có các biểu hiện rõ rệt và quá trình điều trị sẽ khó khăn, lâu dài hơn.

Ở bệnh nhân ung thư, công thức máu sẽ có nhiều thay đổi và có nhiều thành phần xuất hiện. Các nghiên cứu cho thấy công thức máu khi xét nghiệm ung thư dạ dày sẽ có những kháng nguyên như CA 72-4, CA 19-9, CEA,…

Bệnh nhân được thường được chỉ định làm xét nghiệm ung thư loại này đối với trường hợp có các triệu chứng, dấu hiệu như viêm ruột mạn tính, viêm đường tiêu hóa, xuất huyết bao tử, viêm loét dạ dày tá tràng dai dẳng và tiến triển càng ngày càng nặng.

Sau khi được khám lâm sàng, những người bệnh có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh ung thư dạ dày sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành xét nghiệm CA 72-4. Trước khi tiến hành xét nghiệm, bệnh nhân không được sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có cồn,… để xét nghiệm đạt kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm được thực hiện tuần tự theo các bước:

– Lấy khoảng 2 đến 3ml máu của bệnh nhân có ghi rõ họ tên của người bệnh, đựng trong một ống nghiệm có hoặc không có chất chống đông, đảm bảo hồng cầu bên trong máu không bị vỡ.

– Ống nghiệm được gửi đến phòng xét nghiệm để tiến hành các công đoạn tách huyết tương và hồng cầu.

– Đưa các ống nghiệm đã hoàn tất quá trình tách vào máy phân tích sinh hóa. Kết quả thu được sẽ được đối chiếu với bản chỉ số thông thường, sau đó được đánh giá và đưa ra kết luận đối với tình trạng của người bệnh.

Tuy nhiên những kháng nguyên này xuất hiện ở hầu hết các bệnh lý ung thư, vì vậy đây không phải là xét nghiệm được sử dụng để phân biệt hay chẩn đoán ung thư dạ dày. Vì vậy cần kết hợp giữa xét nghiệm máu và các phương pháp xét nghiệm trên để chẩn đoán ung thư dạ dày.

Xét nghiệm máu

Phương pháp xét nghiệm máu

4. Khái quát các phương pháp điều trị ung thư dạ dày phổ biến hiện nay

4.1. Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày bị ung thư

Ung thư dạ dày khi được phát hiện sớm có thể điều trị tại chỗ bằng kỹ thuật nội soi. Những bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn có thể mổ và có thể điều trị được đồng thời có đủ sức khỏe để trải qua phẫu thuật sẽ áp dụng phương pháp cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Nếu phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày, bệnh nhân sẽ được đặt lại đường tiêu hóa để hỗ trợ trong việc ăn uống.

4.2. Hóa trị liệu ung thư

Là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất nhằm diệt tế bào ung thư hoặc hạn chế sự phát triển của chúng. Có nhiều trường hợp bác sỹ sẽ chỉ định bệnh nhân làm hóa trị trước khi phẫu thuật. Việc phối hợp với hóa trị hoặc xạ trị có thể cải thiện đáng kể sự sống của người bệnh sau phẫu thuật.

xét-nghiệm-ung-thư-dạ-dày7

Phương pháp điều trị bằng hóa chất

4.3. Xạ trị

Đây là phương pháp điều trị cục bộ sử dụng các tia năng lượng cao của các chất phóng xạ tác động lên khu vực có tế bào ung thư để tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển của chúng.

Xạ trị trong ung thư dạ dày thường là phương pháp hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh trước hoặc sau phẫu thuật. Ngoài ra cũng có thể sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật.

4.4. Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp trị liệu sinh học nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch giúp chống lại tế bào ung thư. Phương pháp này sử dụng các tế bào từ cơ thể (các tế bào bạch cầu và các cơ quan, mô của hệ thống bạch huyết) hoặc các tế bào trong phòng thí nghiệm nhằm khôi phục và cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư. Sử dụng liệu pháp miễn dịch giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn cản sự lan rộng của tế bào ung thư sang các cơ quan khác trong cơ thể đồng thời hỗ trợ các phương pháp điều trị khác nhằm điều trị ung thư hiệu quả hơn.

4.5. Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân (autologous enhancement immunological therapy – AEIT)

Liệu pháp này có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư bằng cách dùng hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm ngăn ngừa và tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là liệu pháp Sử dụng biện pháp thu nhận các tế bào miễn dịch tự nhiên  (Natural Killer cells – NK) và tế bào T gây độc (cytotoxic T lymphocytes – CTLs) từ cơ thể bệnh nhân sau đó chúng được truyền trở lại cơ thể sau khi được tăng sinh và hoạt hóa tại phòng thí nghiệm. Liệu pháp này nhằm hỗ trợ và nâng cao hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. Tế bào miễn dịch hoạt động mạnh giúp tăng khả năng nhận diện và tấn công tế bào ung thư, góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ cho việc điều trị ung thư bằng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị,…

>>>> Tìm hiểu thêm: Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Bằng Phác Đồ, Những Điều Bạn Cần Biết

Hi vọng những thông tin về các phương pháp khám sàng lọc và các xét nghiệm ung thư dạ dày sẽ giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quan về quá trình thăm khám, tầm soát ung thư dạ dày để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.

Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số HOTLINE 1800 6091, để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe miễn phí, cũng như theo dõi chúng tôi để đọc được thêm nhiều bài viết chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành hơn nữa về bệnh dạ dày. Viên sủi nghệ Scurma Fizzy là lựa chọn đơn giản và tiết kiệm giúp bạn có một dạ dày khỏe mạnh.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091