Nội Soi Dạ Dày Gây Tê Có Nguy Hiểm Không

Nội Soi Dạ Dày Gây Tê Có Nguy Hiểm Không

Nội soi dạ dày là thủ thuật áp dụng rộng rãi, được chỉ định phổ biến khi người bệnh mắc vấn đề về đường tiêu hóa nhằm phát hiện, chẩn đoán và điều trị những bệnh lý về đường tiêu hóa (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng). Vậy nội soi dạ dày là gì, được thực hiện như thế nào, có gây đau không? Nội soi dạ dày gây tê có nguy hiểm không? Có những phương pháp nội soi nào? Hãy để SCurma Fizzy giải đáp thắc mắc cho các bạn qua bài viết dưới đây.

nội soi dạ dày gây tê có nguy hiểm không

Nội soi dạ dày gây tê có nguy hiểm không?

1.Nội soi dạ dày là gì ?

Nội soi dạ dày (bao tử) được dùng để thăm khám bên trong đường tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng. Thủ thuật được thực hiện nhờ vào một ống soi mềm đường kính nhỏ đưa vào bên trong thực quản, dạ dày và phần đầu ruột non (tá tràng). Ở đầu ống nội soi có gắn chiếu sáng và camera thu hình trực tiếp chiếu lên màn hình. Qua các hình ảnh này các bác sĩ có thể quan sát rõ tình trạng bên trong của thực quản,dạ dày, tá tràng, phát hiện những tổn thương rất nhỏ bên trong hệ tiêu hóa.

2.Khi nào nên nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày là thủ thuật rất có giá trị trong phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa trên. Vậy bạn nên nội soi dạ dày nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau đây:

  • Đau bụng vùng thượng vị: đây là dấu hiệu cơ bản và dễ gặp nhất của các bệnh đường tiêu hóa. Đau thường có tính chất âm ỉ, nóng rát và thường diễn biến thành từng đợt. Đau thường xuất hiện khi căng thẳng, vận động mạnh, khi quá đói hoặc ăn quá no.

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Bụng Vùng Thượng Vị Phát Sinh Do Đâu?

nội soi dạ dày gây tê có nguy hiểm không

Đau bụng vùng thượng vị là dấu hiệu bất thường của cơ thể

  • Xuất huyết bao tử, nôn ra máu. Khi có những triệu chứng này cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám vì đây là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm loét dạ dày và tá tràng, thậm chí có thể là ung thư dạ dày.
  • Thiếu máu không rõ nguyên nhân, người xanh xao, mệt mỏi.
  • Đi vệ sinh có phân đen hoặc có dính máu. Đây có thể là dấu hiệu dạ dày của bạn bị tổn thương niêm mạc.
  • Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản: Ợ chua, ợ hơi, ợ trớ, trào ngược thức ăn.

Trong quá trình tiêu hóa sẽ sinh ra một lượng khí nhất định, do vậy cơ thể sẽ đẩy lượng khí dư thừa ra ngoài nhằm giảm bớt áp lực khí trong dạ dày tạo nên âm thanh ợ. Tuy nhiên nếu ợ hơi kéo dài đi kèm cảm giác khó chịu hoặc các triệu chứng bất thường (như đau bụng, buồn nôn…) thì cơ thể bạn đang gặp các vấn đề về đường tiêu hóa đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản.

  • Sụt cân mà không rõ nguyên nhân. 
  • Nôn và buồn nôn là phản ứng tự bảo vệ của dạ dày nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể. Nếu tình trạng buồn nôn xảy ra thường xuyên mà không rõ nguyên nhân chứng tỏ dạ dày của bạn đang gặp vấn đề.
nội soi dạ dày gây tê có nguy hiểm không

Thường xuyên buồn nôn chứng tỏ dạ dày đang gặp vấn đề

  • Mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, chậm tiêu.
  • Chướng bụng, đầy hơi.

3.Mục đích nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày được bác sĩ chỉ định nhằm các mục đích sau đây:

  • Chẩn đoán: Nội soi dạ dày nhằm giúp các bác sĩ xác định nguyên nhân gây nên các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa trên như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, ợ chua… Trong quá trình nội soi các bác sĩ tiến hành lấy mẫu sinh thiết để xét nghiệm và chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa. Ngoài ra có thể kết hợp làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh như:

+ Xét nghiệm CLO-test: nhằm phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori) – vi khuẩn có khả năng gây nên các bệnh lý dạ dày. Việc phát hiện sớm vi khuẩn H.pylori để điều trị kịp thời là cần thiết để phòng ngừa ung thư dạ dày.

Xét nghiệm này thường được chỉ định đối với các trường hợp khi nội soi có tổn thương viêm hoặc loét dạ dày. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mảnh sinh thiết quanh vị trí tổn thương dạ dày rồi cho vào lọ thuốc thử CLO-test và kiểm tra chỉ số pH. CLO-test dương tính khi thanh chỉ thị pH có sự đổi màu hồng hoặc đỏ. Điều này chứng tỏ bạn có nhiễm vi khuẩn H.pylori. Khi đó việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên tập trung vào việc tiêu diệt vi khuẩn H.pylori.

+ Sinh thiết phát hiện ung thư: đây được xem là phương pháp chính xác nhất, được sử dụng phổ biến để chẩn đoán ung thư dạ dày, đặc biệt có thể ở ngay từ giai đoạn rất sớm phát hiện ra bệnh. Các bác sĩ lấy một mảnh sinh thiết, quan sát dưới kính hiển vi giúp phát hiện các tế bào ung thư (nếu có). Chính vì lí do này nhiều người tìm đến các cơ sở y tế với nhu cầu tầm soát ung thư. Vậy nên, có những phương pháp nội soi nào, nội soi dạ dày gây tê có nguy hiểm không là những thắc mắc thường gặp.

"<yoastmark

  • Điều trị: Tùy theo từng bệnh lý các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Bác sĩ có thể luồn các dụng cụ chuyên biệt qua ống nội soi để thực hiện các thủ thuật can thiệp để điều trị bệnh như: 

+ Cầm máu khi bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hóa trên

+ Cắt polyp

+ Thắt tĩnh mạch thực quản

+ Nong thực quản

+ Lấy các dị vật ở ống tiêu hóa (giun,…)

+ Dẫn lưu nang giả tụy

+ Đặt stent thực quản

+ Qua nội soi mở thông dạ dày

+ Tăng áp lực tĩnh mạch cửa không chảy máu

>>>> Tìm hiểu thêm: Trên Hình Ảnh Nội Soi, Viêm Trợt Hang Vị Dạ Dày Trông Như Thế Nào?

4. Các phương pháp nội soi dạ dày

Hầu hết mọi người đều sợ hãi khi nghe về nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày có đau không? Nội soi dạ dày gây tê có nguy hiểm không? Khi nào nên lựa chọn phương pháp nội soi dạ dày gây mê? Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít người đang tìm hiểu về các phương pháp nội soi dạ dày. Trước khi giải đáp các thắc mắc trên thì hãy cùng SCurma Fizzy tìm hiểu về các phương pháp nội soi dạ dày, ưu và nhược điểm của từng phương pháp nhé!

4.1.Nội soi dạ dày gây tê

  • Nội soi dạ dày qua đường miệng
Nội soi dạ dày qua đường miệng

Nội soi dạ dày qua đường miệng

Trước khi nội soi, bệnh nhân sẽ được uống một loại thuốc có tác dụng loại bỏ dịch nhầy trên niêm mạc. Các bác sĩ sẽ xịt thuốc gây tê vào vào cổ họng của bệnh nhân, thuốc tê có tác dụng làm giảm bớt các cảm giác khó chịu trong quá trình nội soi. Để thuận tiện trong quá trình thao tác bệnh nhân sẽ được ngậm một dụng cụ bằng nhựa để giữ cho miệng luôn mở và bảo vệ răng miệng. Sau đó bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa ống nội soi mềm có gắn camera ở đầu vào khoang miệng qua thực quản và xuống dạ dày, tá tràng. Toàn bộ thực quản, tá tràng sẽ được các bác sĩ quan sát qua hình ảnh truyền tải về màn hình. Dựa vào đó các bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra các chẩn đoán.

+ Ưu điểm: Dễ thực hiện, giá thành thấp (khoảng 200.000 – 400.000 VNĐ) nên phù hợp với nhiều đối tượng. Phương pháp này cho kết quả nhanh, độ chính xác cao nên được sử dụng khá phổ biến.

+ Nhược điểm: Kích thích vùng lưỡi gây cảm giác khó chịu, buồn nôn trong quá trình thực hiện thủ thuật. 

  • Nội soi dạ dày qua đường mũi
Nội soi dạ dày qua đường miệng

Nội soi dạ dày qua đường mũi

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc tê vào mũi và xịt thuốc tê vào miệng bệnh nhân trước khi tiến hành nội soi. Sau đó, bác sĩ sẽ luồn một ống nội soi rất nhỏ (đường kính khoảng 5,9mm) qua đường mũi của bệnh nhân qua hầu họng xuống đến thực quản rồi đi xuống dạ dày, tá tràng. Camera gắn trên đầu ống sẽ truyền hình ảnh đến màn hình bên ngoài giúp các bác sĩ phát hiện những tổn thương nếu có.

+ Ưu điểm: Thủ thuật có độ chính xác cao và dễ thực hiện. Bệnh nhân ít gây khó chịu, buồn nôn hơn do ống nội soi có kích thước rất nhỏ (nhỏ hơn nhiều ống nội soi qua đường miệng). Cũng vì kích thước nhỏ như vậy nên ống có thể dễ dàng đi vào những nơi nhỏ hẹp trong dạ dày mà phương pháp nội soi qua đường miệng không làm được.

+ Nhược điểm: Chi phí đắt hơn (khoảng 800.000 VNĐ). Có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như kích ứng xoang, đau mũi, chảy máu mũi… Phương pháp này không áp dụng được đối với các bệnh nhân mắc các bệnh lý vùng mũi, dị dạng vách ngăn mũi hay hẹp khe mũi. Đối với các can thiệp như cắt polyp, thắt tĩnh mạch quản, lấy dị vật… không thể sử dụng phương pháp này.

4.2.Nội soi dạ dày gây mê

Phương pháp nội soi dạ dày gây mê thực chất là phương pháp nội soi qua đường miệng nhưng người bệnh sẽ được các bác sĩ gây mê trước khi thực hiện thủ thuật. Phương pháp này thường được chỉ định khi bệnh nhân có tâm lý sợ hãi, lo lắng. Thuốc mê làm bệnh nhân  tạm thời mất đi cảm giác nên thủ thuật nội soi sẽ diễn ra thuận lợi, dễ dàng và êm ái hơn.

+ Ưu điểm: không đau, không gây cảm giác buồn nôn, khó chịu hay ám ảnh khi nội soi. Phương pháp này còn giúp hạn chế các hành động nguy hiểm khi bệnh nhân sợ hãi (như giãy giụa, giật ống soi) gây khó khăn trong quá trình nội soi.

+ Nhược điểm: Chi phí cao hơn các phương pháp truyền thống. Thủ thuật phức tạp hơn và người bệnh cần làm một số xét nghiệm cần thiết trước khi nội soi để tránh tai biến. Phương pháp này cũng tăng nguy cơ sốc thuốc, dị ứng thuốc.

5.Nội soi dạ dày gây tê có nguy hiểm không? Khi nào nên và không nên nội soi dạ dày gây mê?

5.1.Khi nào nên và không nên nội soi dạ dày gây mê?

Với những người có sức khỏe tốt, tâm lý ổn định việc gây mê là không cần thiết. Nội soi dạ dày gây mê được thực hiện khi người bệnh có tâm lý không vững vàng hoặc theo chỉ định của bác sĩ. 

Phương pháp nội soi dạ dày gây mê tuy êm dịu hơn nhưng cũng cần lưu ý xét nghiệm kỹ để tránh xảy ra các tai biến trong quá trình thực hiện thủ thuật. Các trường hợp sau đây được khuyến cáo không nên nội soi dạ dày gây mê:

  • Người có tiền sử dị ứng với các thành phần có ở trong thuốc mê.
  • Bệnh nhân già yếu, suy kiệt nặng trên 80 tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Bệnh nhân đang bị sốc, thiếu máu nặng, suy tuần hoàn, suy hô hấp

5.2.Nội soi dạ dày gây tê có nguy hiểm không?

Trước tiên phải khẳng định bản thân nội soi dạ dày gây tê là một phương pháp hữu hiệu, an toàn và rất hiếm tai biến nên thường có thể áp dụng cả cho những bệnh nhân ngoại trú. Tuy nhiên nếu tâm lý bệnh nhân quá lo lắng, sợ hãi, không hợp tác, kích động quá mức thì rất nguy hiểm trong quá trình nội soi, gây khó khăn cho các bác sĩ, gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc. Chính vì lý do trên những người có tâm lý quá lo sợ hoặc cần kết hợp các thủ thuật khác thì nên chọn phương pháp nội soi dạ dày gây mê.

Toàn bộ quá trình nội soi dạ dày gây tê mất khoảng 10 phút. Trong quá trình thực hiện thủ thuật bệnh nhân nên lưu ý hít sâu và thở chậm để giảm buồn nôn, khó chịu. Bệnh nhân nên cố gắng hợp tác tốt với bác sĩ để quá trình thực hiện thủ thuật diễn ra thuận lợi hơn. 

nội soi dạ dày gây tê có nguy hiểm không

Nội soi dạ dày gây tê có nguy hiểm không?

Ngoài ra, tuy phương pháp này không có chống chỉ định hoàn toàn nhưng những trường hợp sau đây thường không nên tiến hành nội soi:

  • Thủng dạ dày, viêm phúc mạc
  • Bị bỏng dạ dày do uống acid
  • Thiếu máu cơ tim cấp
  • Suy tim, nhồi máu cơ tim
  • Suy hô hấp nặng
  • Người mắc chứng tâm thần rối loạn
  • Người có túi thừa Zenker (túi thoát vị ở thực quản)
  • Phình động mạch chủ bụng
  • Người mới ăn no có thể tạm hoãn nội soi vì khi chụp cản quang chất barium còn sót trong ống tiêu hóa sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện thủ thuật

6.Bệnh nhân cần lưu ý gì trước khi nội soi và sau khi nội soi dạ dày

6.1.Các lưu ý trước khi nội soi dạ dày

  • Trước khi nội soi, cần nhịn ăn và uống ít nhất 6 giờ. Đây là bước chuẩn bị quan trọng và cần thiết trước khi thực hiện các thủ thuật nội soi dạ dày. Khi dạ dày rỗng các hình ảnh nội soi sẽ được hiển thị rõ ràng, hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán chính xác hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải làm sạch ruột, loại bỏ hết các tạp chất trong dạ dày trước khi nội soi hoặc uống thuốc nhuận tràng. Đối với những người bị hẹp môn vị thời gian nhịn ăn kéo dài lâu hơn từ 12 – 24 giờ.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống
    Nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý trước khi nội soi dạ dày

    Nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý trước khi nội soi dạ dày

+ Trước khi nội soi vài ngày nên ăn các thực phẩm mềm, nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa, ít chất xơ (cháo, súp…)

+ 2 ngày trước khi thực hiện thủ thuật nội soi nên uống nhiều nước nhằm hạn chế tình trạng mất nước.

+ Tránh các loại nước uống có màu đậm như sữa, cà phê,… vì sẽ dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý trong quá trình chẩn đoán bệnh.

+ Không uống nước có gas, có cồn và sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.

+ Không uống các thuốc băng niêm mạc dạ dày như Phosphalugel, Gastropulgite…

  • Khai thác tiền sử bệnh: Nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng các vấn đề sức khỏe của bạn. Chẳng hạn như các tình trạng bệnh về tim mạch, bệnh thận, hen suyễn, tăng huyết áp, các co bóp bất thường, các trường hợp dị ứng thuốc đặc biệt là bệnh nhân có rối loạn thần kinh. Người bệnh cần cho bác sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng đặc biệt một số thuốc có ảnh hưởng đến quá trình nội soi (thuốc chống đông máu, insulin, thuốc có thành phần sắt,…)
  • Chuẩn bị tâm lý ổn định: Trong quá trình nội soi bằng phương pháp gây tê sẽ làm bệnh nhân khó chịu, buồn nôn nên cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, hợp tác với bác sĩ để quá trình nội soi thuận lợi hơn.

>>>> Tìm hiểu thêm: Người Viêm Loét Dạ Dày Cần Làm Gì Để Giải Quyết Căng Thẳng, Stress?

6.2.Các lưu ý sau khi nội soi dạ dày

  • Nên ăn uống từ 1-2 giờ sau khi thực hiện thủ thuật.
  • Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm như súp, cháo.
  • Hạn chế ăn các thức ăn, thực phẩm cay nóng vì chúng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày
  • Tránh khạc nhổ sau khi nội soi.
  • Súc miệng bằng nước muối.
  • Sau khi nội soi có thể bạn sẽ khó chịu cổ, họng, cảm giác buồn nôn do ống soi được luồn sâu vào trong dạ dày. Tuy vậy, bạn không nên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ vì cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất. 
  • Các trường hợp nội soi bằng phương pháp gây mê thì người thân của bệnh nhân cần theo dõi và thông báo kịp thời cho bác sĩ nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
  • Sau khi nội soi nên nghỉ ngơi trước khi ra về, không nên tự lái xe về nhà sau khi thực hiện thủ thuật.

7. Có nên thực hiện nội soi dạ dày nhiều lần không?

Tuy nội soi dạ dày là phương pháp tương đối an toàn, tốn ít thời gian nhưng theo khuyến cáo của các bác sĩ thì cũng không nên nội soi dạ dày quá thường xuyên. Nội soi trong các trường hợp không có chỉ định của bác sĩ có thể gây nên ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Khoảng thời gian giữa các lần nội soi còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người bệnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời gian, khoảng cách giữa các lần nội soi. Theo khuyến cáo của hiệp hội tiêu hóa Mỹ, Nhật, Châu Âu khoảng cách giữa các lần thực hiện thủ thuật nội soi được khuyến nghị như sau:

  • Không cần nội soi lại lần 2 đối với những trường hợp bệnh nhân chỉ bị đau dạ dày mức độ nhẹ, không có triệu chứng bất thường, không có tổn thương loạn sản ở dạ dày hay thực quản. Các trường hợp này chỉ cần khám kiểm tra lại.
  • Nội soi 3 năm/ lần đối với những bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn H.pylori, viêm dạ dày mạn tính nhưng không có bất thường trong dạ dày, không có loạn sản.
  • Nội soi 1 năm/ lần đối với những bệnh nhân bị Barrett thực quản, loạn sản niêm mạc dạ dày và ruột.
  • Nội soi 3-6 tháng/ lần đối với những bệnh nhân bị tổn thương dạ dày nghiêm trọng, loạn sản ở mức độ cao nhưng chưa có điều kiện điều trị.
  • Nội soi vài lần trong ngày được chỉ định khi bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày cần điều trị gấp. Vì đối với những trường hợp này có thể buổi sáng nội soi không có xuất huyết nhưng buổi chiều lại xuất hiện khả năng này. Những trường hợp bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa này cần đặc biệt lưu ý.

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc nội soi dạ dày gây tê có nguy hiểm không, phương pháp nào thì phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. SCurma Fizzy hy vọng bài viết trên đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được đội ngũ y bác sĩ của chúng tôi tư vấn miễn phí nhé!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091