Đầy Hơi Khó Thở Làm Bạn Khó Chịu

Đầy Hơi Khó Thở Làm Bạn Khó Chịu

Hiện tượng đầy hơi, khó thở khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, tuy nhiên bạn lại không biết chính xác nguyên nhân gây nên và làm thế nào để giảm các triệu chứng đó. Hãy cùng ScurmaFizzy  để tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nha!

1. Đầy hơi, khó thở là gì?

Đầy hơi là một vấn đề thường gặp ở đường tiêu hóa mà hầu hết ai trong chúng ta cũng từng trải qua. Đầy hơi thường đi kèm với chướng bụng là tình trạng khí (gas) bị tích tụ quá mức trong dạ dày và ruột khiến bạn cảm thấy bị đầy, tức bụng và thậm chí, trong một số trường hợp bụng bạn có thể thấy bụng căng lên rõ rệt. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn nuốt xuống nhiều không khí trong lúc ăn hoặc khí có thể xuất hiện từ sự phân hủy, lên men của thực phẩm trong quá trình tiêu hóa. Khí ấy sẽ gây áp lực lên hệ thống ống tiêu hóa từ phía trong, tạo cảm giác không thoải mái và khó chịu ở vùng bụng, thường xuyên ợ hơi, đôi khi là ợ nóng, ợ chua và kèm theo cảm giác đau.

Khó thở, hay “đói không khí” hoặc hụt hơi (Shortness of Breath)  là một triệu chứng phổ biến ở những người mắc bệnh về đường hô hấp. Khó thở khiến người bệnh luôn ở trong trạng thái bị thiếu oxy, mệt mỏi, tức ngực, đôi khi là hô hấp khó khăn, hơi thở đứt quãng. Khi bạn làm việc nặng, quá sức trong thời gian dài mà không được nghỉ ngơi thì cảm giác khó thở, hụt hơi được coi là bình thường. Tình trạng này sẽ tự biến mất sau khi bạn dừng các hoạt động nặng và nghỉ ngơi đúng cách. Tuy nhiên, nếu cảm giác khó thở xảy ra với tần suất liên tục kể cả khi không vận động mạnh thì rất có thể bạn đang bị một bệnh lý nào đó.

Đầy hơi, khó thở là hai triệu chứng phổ biến, thường gặp ở hai hệ cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, chúng cũng có thể cùng xuất hiện trong một số tình trạng bệnh lý. Vậy đầy hơi, khó thở liên quan với nhau như thế nào? 

Dạ dày bị đầy hơi gây khó thở do chèn ép lên cơ hoành

Dạ dày bị đầy hơi gây khó thở do chèn ép lên cơ hoành

2. Đầy hơi, khó thở và mối liên kết mật thiết

Cảm giác căng tức ở vùng bụng thường xuyên song hành cùng đầy hơi. Đầy hơi, chướng bụng có thể làm ảnh hưởng đến cơ hoành – cơ ngăn cách vùng bụng và ngực. Con người có thể hít thở là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ hoành và cơ liên sườn. Khi hít vào, cơ hoành co lại làm vòm ngực hạ xuống, các cơ liên sườn co lại, kéo khung xương sườn lên trên và ra ngoài, từ đó làm tăng thể tích lồng ngực lên đáng kể, làm giảm áp suất khí trong khoang màng phổi, không khí ở bên ngoài sẽ tự động di chuyển vào qua hệ thống dẫn khí. Ở thì thở ra, các cơ trở về trạng thái nghỉ, lồng ngực hạ xuống và đẩy khí ra bên ngoài. Khi bị đầy hơi, không khí trong ổ bụng có thể chèn ép lên cơ hoành khiến cơ hoành không thể hạ xuống được làm giảm thể tích hít vào gây cảm giác khó thở. Ngược lại, các vấn đề về hô hấp đôi khi cũng khiến bạn có cảm giác đầy, chướng bụng như xơ nang hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

>>>> Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Đầy Hơi Là Bệnh Lý Gì Và Nguyên Do Nào Khiến Bệnh Phát Sinh

3. Nguyên nhân gây đầy hơi, khó thở

Đầy hơi, khó thở có thể xảy ra cùng nhau vì một vài nguyên nhân như đã phân tích phía trên. Một số nguyên nhân là lành tính và triệu chứng có thể tự biến mất, trong khi một số nguyên nhân khác thì nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.

3.1 Các nguyên nhân lành tính

3.1.1 Ăn quá no

Một người có thể bị đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn quá no. Quá nhiều thức ăn cần được tiêu hóa một lúc khiến hệ tiêu hóa bị quá tải. Thức ăn lưu lại quá lâu trong ống tiêu hóa sẽ bị lên men do các vi sinh vật đường ruột sinh ra hơi hay khí gas. Sự đầy hơi này nếu quá nhiều có thể gây áp lực lên cơ hoành, khiến người bệnh cảm thấy bị khó thở. Đồng thời, khi hơi tích tụ nhiều có thể gây hiện tượng ợ hơi, ợ nóng rất khó chịu

3.1.2 Một số loại thực phẩm và phụ gia

Một số loại thực phẩm và chất phụ gia khi bị tiêu hóa có thể gây ra các khí dư thừa. Khí dư ấy có thể  tạo áp lực lên màng ngăn – cơ hoành khiến bạn cảm thấy khó thở.

Một số thực phẩm và chất phụ gia có thể gây ra hoặc góp phần tạo ra khí dư bao gồm:

  • Một số loại đồ ăn khó tiêu và thực phẩm dễ sinh ra hơi như các loại hạt đậu, măng tây, tỏi tây hay các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau cải, bông cải xanh, cần tây,… Những thức ăn này thường khó tiêu và dễ lên men tạo hơi khiến bụng căng tức cảm thấy khó chịu.
  • Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng đường fructose cao đặc biệt như là trong các loại quả như nho, dưa hấu, quả chà là, táo rất tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn quá nhiều các loại quả này trong lúc bụng đang yếu sẽ gây ra tác dụng ngược, không những không tốt cho sức khỏe mà còn khiến bệnh nặng thêm.
  • Tránh ăn quá nhiều các loại tinh bột lên men trong các món ăn như bánh mì, bánh bao,…và hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ hộp vì chúng chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia và nhiều dầu mỡ.
  • Không nên thường xuyên uống nhiều rượu bia hay sử dụng các chất kích thích, uống cà phê, đặc biệt là các loại thức uống có gas,…
  • Không nên ăn nhanh, ăn vội vàng và ăn không đúng bữa. Khi ăn nhanh, không nhai kỹ thì thức ăn sẽ không được nghiền nhuyễn, không được thấm đều nước bọt, nên dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn.
  • Khi bạn không tập trung vào quá trình ăn, vừa ăn vừa nói hay ăn xong mà đi nằm luôn cũng gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
Một số loại thực phẩm gây đầy hơi

Một số loại thực phẩm gây đầy hơi

3.1.3 Thai kỳ

Khi mang thai, phụ nữ có thể phải đối mặt với tình trạng đầy hơi và buồn nôn. Khó thở nhẹ cũng có thể xảy ra khi mang thai ba tháng giữa hoặc trong ba tháng cuối khi thai nhi đang phát triển có thể đẩy, ép vào cơ hoành của người phụ nữ gây khó thở nhẹ.

Tuy nhiên, đầy hơi, khó thở do các nguyên nhân kể trên thường sẽ tự biến mất và không để lại hậu quả nghiêm trọng. Nhưng các chứng đầy hơi, khó thở do bệnh lý thường nguy hiểm hơn cần cần được quan tâm đúng mức.

3.2 Các nguyên nhân bệnh lý

3.2.1 Bị rối loạn tiêu hóa

Bệnh rối loạn tiêu hóa là vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp, rất dễ xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Căng thẳng và stress quá độ gây tê liệt hệ tiêu hóa qua hệ thống thần kinh – ruột, từ đó có thể khiến cơ thể suy nhược.
  • Do dị ứng với một số loại thực phẩm hay đồ uống. Khi dung nạp chúng vào cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ với các loại thức ăn đó, coi chúng như là độc tố gây hại cho cơ thể.
  • Do dạ dày tiết axit dịch vị một cách bất thường, lúc nhiều, lúc ít gây rối loạn đường ruột
  • Do sử dụng một số loại thuốc điều trị gây ảnh hưởng đến dạ dày và hệ thống tiêu hóa.

3.2.2 Một số bệnh lý về tiêu hóa

Nếu chướng bụng, đầy hơi và ợ hơi, chua miệng có kèm theo các chứng buồn nôn hoặc nôn thì có nguy cơ rất cao đó là biểu hiện của các bệnh lý về tiêu hóa. Có thể kể đến một số căn bệnh phổ biến ở đường như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày-thực quản hay viêm tá tràng,…

3.2.3 Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể là nguyên nhân gây ra chứng như đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng. Đó là do chất acid trong dịch vị dạ dày, dịch mật cùng với thức ăn dư thừa bị trào ngược lên tận thực quản và họng, tạo cảm giác bỏng rát. Trào ngược dạ dày-thực quản thường do đầy hơi, tạo thành các bong bóng khí lẫn dịch vị bị đẩy lên trên để thoát ra ngoài. Với các dấu hiệu thường thấy có thể kể tới:

  • Bụng bị đầy hơi, phình to, cảm giác nóng rát vùng thượng vị, lan dần vùng lên họng. Các triệu chứng này thường xuất hiện nhiều vào lúc sau bữa ăn hoặc lúc bệnh nhân cúi gập người.
  • Cảm giác buồn nôn hoặc nôn có thể cùng xuất hiện khi bị ợ hơi.
  • Có cảm giác đắng miệng, chán ăn, khó nuốt xuống.

>>>> Tìm hiểu thêm: Hiện Tượng Khó Thở Do Trào Ngược Dạ Dày Gây Ra Biểu Hiện Như Thế Nào

3.2.4 Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích được đặc trưng bởi những cơn đau co thắt đại tràng. Cơn đau có thể xảy ra thường xuyên, dễ gặp ở mọi đối tượng hay lứa tuổi bất kỳ. Đây là một tập hợp các dấu hiệu của bệnh cùng những triệu chứng bệnh lý có mối tương quan với nhau. Hội chứng ruột kích thích tuy lành tính nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, gây suy giảm chức năng tự nhiên của đại tràng..

Những biểu hiện rất dễ nhận biết khi bị đại tràng co thắt đó là:

  • Chướng bụng, đầy hơi, chậm tiêu, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, có thể bị đi ngoài.
  • Tuy đi đại tiện nhiều lần trong ngày nhưng có cảm giác không đi hết.
  • Bụng đau luôn có cảm giác đau âm ỉ, thường đau nhiều sau khi ăn.
  • Ruột kích thích gây chướng bụng.
Hội chứng ruột kích thích có thể gây đầy hơi

Hội chứng ruột kích thích có thể gây đầy hơi

3.2.5 Viêm loét dạ dày

Khi xuất hiện các vết loét lớn hơn 0.5 ở dạ dày hoặc tá tràng là biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là nguyên nhân chính khiến cho của tình trạng chướng bụng, ợ hơi với biểu hiện cụ thể như sau:

  • Xuất hiện cảm giác đau âm ỉ nơi vùng bụng, rối loạn chức năng đại tiện.
  • Nóng rát vùng tại vùng thượng vị kèm theo cảm giác chướng bụng, khó tiêu, hay cảm đầy hơi, ợ hơi, ợ chua,…
  • Sụt cân bất thường, ngủ không sâu giấc, khó ngủ, mất ngủ.

4. Các triệu chứng thường đi kèm với đầy hơi, khó thở

Các biểu hiện như là chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi rất phổ biến ở nhiều lứa tuổi và diễn ra hầu hết là sau bữa ăn, khi dạ dày có thức ăn. Đây là dấu đặc trưng cảnh báo tình trạng rối loạn tiêu hóa nếu chúng diễn ra trong nhiều ngày bởi chức năng dạ dày hoạt động kém đi và hệ tiêu hóa không thể phân giải thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống cơ thể.

Khi gặp phải tình trạng này, cơ thể bạn sẽ có một số biểu hiện sau như sau:

4.1 Bụng chướng tức và khó chịu

Đây là một biểu hiện phổ biến ở bất kỳ người bị đầy hơi nào, chướng bụng nào cũng sẽ gặp phải. Người bệnh luôn cảm thấy vùng bụng bị căng tức, ấm ách, khó chịu đặc biệt là cảm giác nóng rát vùng thượng vị bất kể lúc nào cho dù bệnh nhân đang no hay đói. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này sẽ ngày càng phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn, cơn đau sẽ ngày càng dữ dội kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn nhiều.

4.2 Chướng bụng, đầy và ợ hơi

Chướng bụng, đầy hơi và ợ hơi thường đi kèm với nhau và thường xuất hiện cùng những cơn đau nhức vùng thượng vị rồi lan lên ngực. Hơi ợ lên nhưng không thoát ra được, bị ứ lại ở cổ họng, không thoát ra được gây cảm giác đau tức, tức nghẹn, gây cảm giác khó thở, mệt nhọc. Nêu tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu không muốn ăn uống, cơ thể sẽ suy nhược dần theo thời gian.

Ngoài cảm giác chướng bụng và đầy hơi, bệnh nhân còn có thể thấy buồn nôn hoặc nôn, tuy nhiên, những biểu hiện nôn này thường là nôn khan do tức ngực gia tăng. Từ đó mà luôn có vị chua khó chịu trong miệng, đắng miệng do dịch dạ dày trào ngược lên và cảm giác nóng rát vùng dưới ức và hầu họng.

4.3 Chán ăn, kén ăn

Khi bị chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, người bệnh thường không thấy đói hoặc có cảm giác đói nhưng không muốn ăn thêm thức ăn vào cơ thể. Điều đó là do người bệnh không cảm nhận được vị ngon của thức ăn do vị giác kém hoặc mất vị giác. Điều này dẫn đến việc ăn uống kém đi, tình trạng chán ăn và bỏ bữa xảy ra thường xuyên hơn thường xuyên hơn.

Nếu tình trạng kém ăn và chán ăn trở nên kéo dài, khi đó cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động sống. Khi đó, sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể sẽ bị suy giảm rõ rệt, người bệnh sẽ bị xuống cân nhanh chóng, ốm yếu, người mệt mỏi, da xanh tái,…

4.4 Sôi bụng, khó thở

Khi bị rối loạn tiêu hóa hoặc khi gặp vấn đề về dạ dày, ngoài những triệu chứng như chướng bụng và đầy hơi, người bệnh còn gặp phải các tình trạng như sôi bụng, khó thở. Nguyên nhân chính là do bị rối loạn tiêu hóa khiến chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm rõ rệt, từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động của những bộ phận khác trong cơ thể. Người bệnh dễ bị cảm thấy khó thở do cơ hoành bị chèn ép, hay căng thần kinh luôn bị căng thẳng gây bồn chồn, luôn lo lắng.

Ban đầu những dấu hiệu này thường xảy ra bất chợt và thường không kéo dài. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài, thời gian về sau, chúng sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc gây cản trở lớn trong sinh hoạt của bệnh nhân, nhiều phiền toái thậm chí là stress.

5. Giảm đầy hơi, khó thở ngay tại nhà

5.1. Chườm nóng chữa đầy hơi chướng bụng

Hơi nóng sẽ giúp kích thích tăng cường lưu thông máu ở vùng dạ dày – ruột, làm giảm các cơn đau bụng do hiện tượng đầy hơi hay chướng bụng gây ra.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy một túi chườm nóng hoặc một túi gạo nhỏ đã được nướng nóng chườm lên bụng bất cứ lúc nào thấy đau vùng bụng. Thực hiện trong khoảng thời gian 20 phút sẽ cảm thấy thấy dễ chịu hơn.
Bạc hà giúp chữa đầy hơi, chướng bụng hữu hiệu

Bạc hà giúp chữa đầy hơi, chướng bụng hữu hiệu

5.2. Mẹo chữa đầy hơi bằng bạc hà

Bạc hà được sử dụng nhiều trong việc giảm đầy hơi, ợ hơi, ợ chua có thể giúp bằng cách làm giãn các cơ vòng, từ đó giúp cho khí và chất thải di chuyển nhanh hơn. Nhờ đó bạn có thể tận dụng đặc tính tuyệt vời này của bạc hà để giảm cảm giác đầy hơi, khó thở theo nhiều cách khác nhau như:

Sử dụng lá bạc hà hay tinh dầu bạc hà là một phương thuốc dân gian chữa đầy hơi hiệu quả

  • Ngậm viên nang bạc hà có bán sẵn ngoài tiệm thuốc tây
  • Uống 2 đến 3 tách trà bạc hà mỗi ngày. Hãm 1 muỗng lá bạc hà với 150ml nước sôi trong 15 phút rồi thưởng thức. 
  • Nhai sống vài lá bạc hà và uống 1 ly nhỏ rượu táo mèo trong bữa ăn hàng ngày có công dụng giảm đầy hơi, chướng bụng, kích thích tiêu hóa hiệu quả và ngăn ngừa tốt tình trạng táo bón.
  • Thêm là bạc hà vào trong các món sinh tố, nước ép trái cây để tăng hương vị.

Tuy nhiên, bạc hà không được khuyên dùng cho các trường hợp bị ợ nóng hay phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, hoặc những người bị trào ngược axit dạ dày vì chúng làm giảm co bóp các cơ. Tránh nhai kẹo cao su vì nó có thể khiến bạn nuốt phải nhiều khí hơn, tăng cảm giác đầy bụng.

>>>> Tham khảo thêm: Bụng Chứa Đầy Hơi Do Đâu, Cần Làm Gì Để Giảm Đầy Hơi, Khó Tiêu Nhanh Chóng Và Hiệu Quả

5.3. Massage trị đầy hơi, giảm chướng bụng

Massage (xoa bóp) là một cách trị đầy hơi hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Khép chặt các ngón tay lại với nhau, đặt bàn tay ngang sát ngay dưới rốn. Sau đó ấn tay nhẹ và xoay tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện như vậy liên tục trong 3 phút. Sau đó đổi chiều xoay và làm lại động tác tương tự.

Động tác xoa bóp này có tác dụng hiệu quả trong việc thư giãn dạ dày, giảm sự tích tụ khí và thức ăn trong bụng, kích thích tăng cường nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa tăng cường co bóp và tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.

5.4. Chữa đầy hơi tại nhà bằng gừng

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, gừng tác dụng đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa. Điều này có thể giúp ích cho dạ dày nhờ việc được làm trống nhanh hơn, tạo điều kiện cho khí di chuyển thuận lợi xuống ruột non, từ đó giúp làm giảm tình trạng đầy hơi, khó thở.

Ngoài ra, gừng còn có một số tác dụng khác như kháng viêm, giảm đau, rất tốt đối với những trường hợp bị nhiễm trùng, viêm nhiễm trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như trong các bệnh lý viêm đại tràng hay viêm dạ dày.

Các cách trị đầy hơi bằng gừng như sau:

  • Cách 1: Hãm vài lát gừng với 100ml nước sôi trong 10 – 15 phút rồi uống, có thể nhai luôn cả miếng gừng.
  • Cách 2: Nấu 1 thìa gừng băm nhuyễn với 200ml nước sôi trong vòng 5 phút. Chắt lấy nước cốt gừng, có thể thêm mật ong và nước cốt chanh, tùy khẩu vị. Khuấy thật đều sau đó uống từng ngụm nhỏ để thưởng thức.

5.5. Tập yoga chữa đầy hơi chướng bụng

Có một số động tác yoga đơn giản dành cho cả người không chuyên có thể giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác nặng nề, khó chịu ở bụng do đầy hơi, hạn chế tình trạng khó thở .

– Tư thế cánh cung

  • Nằm úp người trên tấm thảm tập, hoặc chăn mềm, tay chân duỗi thẳng 
  • Gập 2 đầu gối lại ngược lại và từ từ kéo phần mình lên, 2 tay giữ lấy mắt cá chân tạo để thành tư thế hình cây cung.
  • Hít thở sâu tầm 5 nhịp thở rồi thả lỏng cơ thể. Thực hiện khoảng 10 lần lặp lại động tác này.
Tư thế cánh cung giúp giảm đầy hơi, khó thở nhanh chóng tại nhà

Tư thế cánh cung giúp giảm đầy hơi, khó thở nhanh chóng tại nhà

– Tư thế thả khí

  • Nằm ngửa trên thảm tập hoặc trên sàn nhà
  • Co 2 đầu gối lên sát người, 2 tay đan vào nhau ôm lấy gối ép vào sát ngực 
  • Đung đưa đầu gối qua trái rồi qua phải nhịp nhàng để thư giãn cho các cơ bụng cùng các các quan nội tạng phía trong bụng, đồng thời tạo lực ép để đấy không khí ra ngoài.
  • Đưa người trở về tư thế ban đầu, nghỉ vài giây rồi thực hiện lặp lại động tác trên thêm vài lần nữa.

Đầy hơi khó thở là hiện tượng phổ biến có thể lành tính hoặc do bệnh lý. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện đáng kể nhờ một chế độ ăn uống khoa học kết hợp với vận động hợp lý. Hãy thực hiện một lối sống khoa học để bảo vệ sức khỏe của mình bạn nhé!

Bài trên cung cấp cho bạn một số thông tin về đầy hơi, khó thở.Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ bạn có thể gọi đến hotline 1800 6091 để được giải đáp cũng như tư vấn chuyên sâu.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091