Đầy Hơi Trào Ngược Là Bệnh Gì Và Nguyên Nhân Gây Bệnh

Đầy Hơi Trào Ngược Là Bệnh Gì Và Nguyên Nhân Gây Bệnh

Đầy hơi trào ngược là biểu hiện có thể bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi hay nhóm đối tượng nào. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng phần lớn là do thói quen sinh hoạt hay chế độ ăn uống chưa được lành mạnh và hợp lí. 

Dưới đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh lý đầy hơi trào ngược mà người bệnh có thể tham khảo.

 day-hoi-trao-nguoc-1

Đầy hơi trào ngược là gì?

1. Đầy hơi trào ngược là gì?

1.1. Đầy hơi

Đầy hơi là tình trạng có khí tích tụ trong dạ dày và ruột gây cảm giác bụng đầy, căng tức, ợ hơi.

Tình trạng này xảy ra do nuốt phải nhiều không khí có trong thức ăn khi ăn hoặc khí từ sự phân hủy của thực phẩm trong khi tiêu hóa.

Cảm giác này có thể gặp phải một hoặc nhiều lần trong ngày.

1.2. Trào ngược

Trào ngược là hiện tượng dịch từ trong dạ dày như pepsin, axit HCl, thức ăn, dịch mật thường xuyên có tình trạng trào ngược lên thực quản (một ống nối miệng với dạ dày).

Theo thống kê, trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp. Theo số liệu thống kê, Việt Nam có đến hơn 60% dân số mắc bệnh trào ngược dạ dày ở những mức độ khác nhau.

Thời gian đầu, bệnh không ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bệnh phát triển một thời gian dài không được chữa trị đúng, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm.

2. Đầy hơi trào ngược là bị bệnh gì?

Tình trạng chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, trào ngược có thể là cảnh báo rằng, cơ thể chúng ta đang mắc phải các bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa, cụ thể các bệnh như:

2.1. Hội chứng ruột kích thích gây đầy hơi trào ngược

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý lành tính nhưng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng tự nhiên của đại tràng và suy giảm nhiều tới sức khỏe.

Những cơn đau co thắt ruột thường xuyên có thể gặp ở mọi đối tượng hay lứa tuổi bất kỳ.

Những biểu hiện dễ nhận thấy khi mắc phải hội chứng ruột kích thích đó là:

  • Bụng đầy hơi, căng tức, chậm tiêu, buồn nôn hoặc nôn, có thể kèm theo đi ngoài.
  • Đi đại tiện nhiều lần trong ngày nhưng có cảm giác không đi hết, khó chịu.
  • Bụng thường đau nhiều sau khi ăn, đau âm ỉ.

>>>> Tìm hiểu ngay: Trị Đầy Hơi Khó Tiêu, Các Lưu Ý Trong Trị Đầy Hơi Khó Tiêu

2.2. Trào ngược dạ dày thực quản gây đầy hơi trào ngược

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể gây ra chứng đầy hơi trào ngược.

Xuất hiện triệu chứng đó là do dịch acid trong dạ dày, dịch mật lẫn cùng với thức ăn gây ra dư thừa và trào ngược lên thực quản và hầu họng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng như tình trạng viêm họng, chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, vùng thượng vị bị nóng rát, khó chịu.

Biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), cụ thể như:

  • Bụng to đầy chướng, nóng rát vùng dưới xương ức và trên rốn (vùng thượng vị). Đặc biệt các biểu hiện dễ nhận thấy sau bữa ăn hoặc khi bệnh nhân cúi người xuống.
  • Ợ hơi, ợ chua kèm theo buồn nôn và nôn.
  • Cảm giác ăn không ngon, đắng miệng, khó chịu.

2.3. Viêm loét dạ dày gây đầy hơi trào ngược

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng xuất hiện những vết loét hở ở niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non (tá tràng).

Tình trạng loét xảy ra khi axit trong dạ dày ăn mòn lớp chất nhầy bảo vệ đường tiêu hóa của người bệnh. 

Loét tá tràng xuất hiện ở phần đầu của ruột non-một cơ quan tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà chúng ta ăn vào. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên ở người già.

Bệnh có thể không có triệu chứng hoặc có thể cảm thấy khó chịu, đau rát. Loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến thiếu máu và cũng là một trong những nguyên khiến cho xuất hiện tình trạng chướng bụng, ợ hơi, đầy hơi trào ngược.

Biểu hiện cụ thể như sau:

  • Rối loạn chức năng đại tiện, bụng đau âm ỉ kéo dài.
  • Chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, trào ngược, đau rát thượng vị.
  • Sụt giảm cân nhanh chóng, bất thường.
  • Ngủ không sâu, không ngon.

3. Nguyên nhân gây đầy hơi trào ngược?

 day-hoi-trao-nguoc-2

Nguyên nhân gây đầy hơi trào ngược

Đầy hơi trào ngược là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể như:

  • Do thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lí và lành mạnh:

Theo các chuyên gia y tế, phần lớn các trường hợp mắc các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, trào ngược đều là do thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lí.

Việc ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và ít rau xanh thường xuyên chính là tác nhân làm tổn thương dạ dày và suy giảm chức năng đường tiêu hóa.

Ngoài ra, thói quen ăn quá nhiều trong một bữa ăn hoặc ăn quá nhanh cũng là nguyên nhân khiến dạ dày gặp vấn đề, làm tăng nguy cơ chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, trào ngược.

  • Tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm:

Việc lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm hoặc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và đường ruột.

Vì vậy, nếu người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh viêm loét dạ dày.

  • Thường xuyên căng thẳng, stress:

Tình trạng căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng căng thẳng, stress kéo dài khiến cơ thể tăng cường bài tiết hormone có công dụng tăng cường bài tiết axit dịch vị. Đồng thời, các hormone này còn thúc đẩy quá trình co bóp của dạ dày diễn ra mạnh khiến cơ tâm vị (cơ thắt dạ dày thực quản) mở rộng dẫn đến chứng trào ngược.

Ngoài ra, tình trạng căng thẳng thần kinh thường gây suy giảm chức năng tiêu hóa, làm khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn.

Thức ăn không tiêu tồn đọng trong dạ dày sản sinh hơi, làm một trong những nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng, trào ngược dạ dày.

>>>> Tìm hiểu bài viết: Chướng Bụng Đầy Hơi Buồn Nôn Và 6 Điều Bạn Cần Biết

4. Tình trạng đầy hơi trào ngược kéo dài gây biến chứng gì?

barrett-thuc-quan

Đầy hơi trào ngược gây barrett thực quản

Đầy hơi, chướng bụng, trào ngược dạ dày có thể dễ dàng được khắc phục bằng điều trị nội khoa, nhưng bệnh rất dễ tái phát đi tái phát lại trong 1 năm nếu không có một chế độ điều trị và chăm sóc tốt.

Đặc biệt, nếu lơ là không điều trị sớm có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng thường gặp do tình trạng đầy hơi trào ngược kéo dài:

  • Barrett thực quản:

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày dẫn đến tình trạng Barrett thực quản là rất phổ biến.

  • Viêm loét thực quản:

Theo thống kê, biến chứng viêm loét thực quản xảy ra ở 50% bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày.

  • Một số biến chứng khác:

Chít hẹp thực quản, ung thư thực quản đều là những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

5. Chẩn đoán các bệnh gây đầy hơi trào ngược

5.1. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng

Phương pháp chẩn đoán lâm sàng là phương pháp dựa vào thông tin chủ quan của người bệnh cung cấp.

Không phải lúc nào bệnh nhân cũng thực sự hiểu những vấn đề mà mình đang mắc phải, vì thế mà bác sĩ nên đặt những câu hỏi đúng và chi tiết để tránh bị dẫn dắt sai hướng điều trị.

Một vài phương pháp giúp chẩn đoán lâm sàng như:

  • Chẩn đoán lâm sàng bằng bộ câu hỏi GERDQ
  • Điều trị thử  bằng các thuốc PPI cho trào ngược dạ dày không có nguy cơ

5.2. Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng

Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng là phương pháp dựa vào các thông tin khách quan từ các số liệu cụ thể của những test, xét nghiệm, như:

  • Chụp thực quản có thuốc cản quang
  • Nhấp nháy phóng xạ
  • Test Bernstein
  • Nội soi
  • Đo pH thực quản

6. Điều trị đầy hơi trào ngược

Việc điều trị đầy hơi trào ngược sẽ tùy theo mức độ của bệnh, cụ thể như:

6.1. Điều chỉnh lối sống

Điều trị các tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, trào ngược dạ dày bằng việc điều chỉnh lối sống là một phương pháp hữu hiệu, vì theo thống kê nguyên nhân chính gây ra các tình trạng này là do có lối sống thiếu khoa học.

Các việc nên làm để điều chỉnh lối sống như: 

  • Dừng hút thuốc lá
  • Dừng uống rượu bia
  • Giảm ăn chất béo
  • Không ăn quá no, quá nhanh
  • Giảm cân đối với bệnh nhân thừa cân, béo phì, có chỉ số BMI cao quá mức
  • Kê cao chân giường hoặc kê cao gối nằm để giảm tình trạng trào ngược dạ dày
  • Tránh hoặc hạn chế dùng thuốc ngủ, thuốc chẹn canxi, thuốc giảm đau chống viêm.
 day-hoi-trao-nguoc-4

Kê cao gối ngủ giúp cải thiện trào ngược

>>>> Xem bài viết: Đầy Hơi Khó Tiêu Và Các Vấn Đề Liên Quan

6.2. Điều trị đầy hơi trào ngược bằng phương pháp dân gian

6.2.1. Sử dụng lá mơ lông

la-mo-long

Lá mơ lông giúp cải thiện đầy hơi trào ngược

Lá mơ là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, mọc khá nhiều trong vườn nhà, được sử dụng ăn kèm trong các món ăn hàng ngày.

Trong lá mơ có chứa tinh dầu, vitamin C, protein; giúp giảm kích ứng ở nơi các niêm mạc dạ dày bị tổn thương, ngoài ra còn giúp cân bằng lượng axit dịch vị dư thừa.

Cách chữa các tình trạng đầy hơi, chướng bụng, trào ngược dạ dày bằng lá mơ rất đơn giản, dễ áp dụng mà lại hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu: Lá mơ tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá mơ, sau đó ngâm lá mơ với nước muối loãng để loại sạch bụi bẩn.
  • Xay nhuyễn lá mơ với một ít nước trong máy xay sinh tố. Trường hợp không có máy xay, người bệnh có thể làm nhuyễn lá mơ bằng chày cối.
  • Chắt lấy phần nước cốt lá mơ thu được rồi loại bỏ phần bã, bệnh nhân có thể uống trực tiếp nước cốt này hoặc chưng cách thủy cho dễ uống hơn.
  • Người bệnh cần kiên trì uống một thời gian để được hiệu quả mong muốn.

Liều lượng và thời gian dùng:

  • Nên uống nước lá mơ 2 lần/ngày, khoảng 10-20g/ngày.
  • 30 phút trước ăn sáng và tối.

6.2.2. Sử dụng lá tía tô

Lá tía tô ngoài vai trò là một loại gia vị thì còn là một loại thảo dược với những công dụng trong việc điều trị các bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa tuyệt vời.

Lá tía tô chứa lượng tanin và glucosid rất dồi dào, có tác dụng làm lành các tổn thương tại lớp niêm mạc dạ dày, cân bằng axit dịch vị.

Điều này sẽ làm giảm gây áp lực lên dạ dày, tạo điều kiện để dạ dày thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, cải thiện những triệu chứng đầy hơi trào ngược.

Chuẩn bị nguyên liệu: 200g lá tía tô tươi, nên chọn những lá không quá non và cũng không quá già

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô sau khi được rửa sạch bụi bẩn thì để cho ráo nước.
  • Cho vào ấm lá tía tô đã được rửa sạch ở trên và khoảng 200ml nước, đun sôi hãm trong 15 phút. Bệnh nhân có thể dùng nước tía tô này để uống mỗi ngày thay thế cho nước trà.
  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện mỗi ngày để thu được kết quả tốt nhất. Thông thường,trong khoảng 15 – 20 ngày các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.

Liều lượng và thời gian dùng:

  • Nên uống trước khi ăn 10-​30 phút. 
  • Chỉ nên uống 3 đến 4 ly nước lá tía tô mỗi ngày.
Lá tía tô giúp cải thiện đầy hơi trào ngược

Lá tía tô giúp cải thiện đầy hơi trào ngược

Trong một số trường hợp cấp tốc có thể sử dụng các phương pháp dưới đây:

6.2.3. Uống nước ấm

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống một cốc nước ấm khi cơn trào ngược dạ dày ập tới có thể kiểm soát được tình trạng bệnh ngay lập tức.

Nước ấm có khả năng cân bằng axit dịch vị, giảm kích ứng niêm mạc, kể cả những cơn đau rát và khó chịu ở vùng thượng vị được cải thiện đáng kể.

Người bệnh nên uống từng ngụm nước ấm nhỏ. Phương pháp này có hiệu quả trong thời kì đầu của bệnh.

6.2.4. Chườm ấm

Chườm ấm là một trong những phương pháp có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Hiện nay phương pháp này đã được công nhận về hiệu quả và được áp dụng khá phổ biến trong việc làm giảm những triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa và dạ dày.

Phương pháp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày bằng túi chườm ấm đem đến nhiều công dụng hữu hiệu như: 

  • Làm dịu bớt tình trạng thành dạ dày co bóp mạnh
  • Làm giảm mức độ khó chịu do trào ngược đáng kể
  • Chườm nóng còn có tác dụng giúp tăng tuần hoàn máu đến đường tiêu hóa, đẩy nhanh thực hiện chức năng của dạ dày
  • Giúp giảm bớt chướng bụng, đầy hơi

Bệnh nhân có thể thực hiện chườm ấm theo các bước dưới đây:

  • Dùng loại túi chườm chuyên dụng, nước trong túi khoảng 50-65 độ C.
  • Chườm trực tiếp lên vùng bụng giữa rốn và xương ức trong khoảng 10–20 phút.
  • Bệnh nhân nên hít thở sâu trong quá trình chườm ấm để tăng hiệu quả của phương pháp,
  • Người bệnh cần kiên trì áp dụng đều đặn hàng ngày để hỗ trợ cải thiện trong điều trị đầy hơi trào ngược.

>>>> Tìm hiểu thêm: Ợ Chua Đầy Hơi Và Biện Pháp Cải Thiện Ợ Chua Đầy Hơi

6.3. Điều trị bằng thuốc (nội khoa)

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các chuyên gia y tế sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định điều trị cũng như uống thuốc theo đúng thời gian mà bác sĩ đưa ra

Một số loại thuốc bác sĩ thường kê đơn và khuyên dùng như:

  • Thuốc ức chế Histamine-2
  • Thuốc ức chế bơm proton
  • Thuốc antacid
  • Thuốc sucralfat
  • Một số thực phẩm chức năng hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa

6.4. Điều trị bằng phẫu thuật (ngoại khoa)

Chỉ định điều trị bằng phẫu thuật đối với các trường hợp bệnh nặng và triệu chứng kéo dài.

7. Phòng ngừa đầy hơi trào ngược như thế nào?

Phòng ngừa đầy hơi trào ngược bằng cách nào?

Để phòng ngừa các chứng chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, trào ngược nói riêng hay các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày sao cho hợp lí, cụ thể:

  • Từ bỏ việc hút thuốc lá:

Theo các chuyên gia y tế, trong khói thuốc là có những chất độc, điển hình là nicotin, chúng làm giảm khả năng hoạt động bình thường của cơ thắt thực quản dưới (cơ tâm vị), làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày.

Do đó, người bệnh nên dừng việc hút thuốc lá để phòng ngừa sự hình thành các chứng bệnh về đường tiêu hóa cũng như hô hấp.

  • Người thừa cân, béo phì nên giảm cân:

Thừa cân, béo phì sẽ làm tăng áp lực lên cơ hoành bụng, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

  • Sau khi ăn no không nên nằm ngày:

Nằm ngày sau khi ăn sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua do trào ngược dạ dày.

Do đó, để phòng ngừa các tình trạng trên, các chuyên gia y tế khuyên chỉ nên nằm sau khi ăn ít nhất 3 giờ đồng hồ.

  • Ăn đúng thời điểm và đúng cách:

Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng thời điểm và chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ, giúp giảm những tác động tổn thương lên dạ dày, từ đó phòng ngừa chứng trào ngược.

  • Tránh thức ăn và đồ uống có nguy cơ trào ngược:

Người bệnh nên tránh sử dụng thực phẩm gây đầy hơi trào ngược như thức ăn cay nóng, chứa nhiều chất béo, chứa nhiều axit và các loại đồ uống như cà phê, bia, rượu.

  • Hạn chế mặc quần áo bó sát, hoặc đeo thắt lưng quá chật:

Thường xuyên mặc các loại quần áo bó sát cơ thể, nhất là tại vùng eo có thể gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới, là nguy cơ gây trào ngược dạ dày.

Đầy hơi trào ngược cần điều trị ở giai đoạn đầu, thời điểm mà bệnh mới khởi phát nhằm giảm tối thiểu nguy cơ biến chứng. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám, chẩn đoán mức độ và đưa ra liệu pháp chữa trị phù hợp.

Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được các chuyên gia Scurma Fizzy tư vấn miễn phí.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091