Ăn Ko Tiêu Đầy Bụng, Lưu Ý Trong Chế Độ Ăn Ở Người Mắc Phải
Ăn ko tiêu đầy bụng là tình trạng phổ biến và xảy ra ở hầu hết mọi người vào một thời điểm nào đó trong đời. Tần suất xảy ra các triệu chứng đầy bụng khó tiêu ở mỗi người khác nhau, có thể bị vài lần một năm hoặc thường xuyên hơn. Cảm giác khó chịu hoặc đau của chứng khó tiêu có thể từ nhẹ đến nặng và kéo dài trong vài phút đến vài giờ gây bất tiện trong sinh hoạt đối với người mắc.
Vậy chứng khó tiêu xảy ra khi nào, nguyên nhân và cách khắc phục triệu chứng này ra sao?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề này.
1. Triệu chứng ăn ko tiêu đầy bụng
Ăn ko tiêu đầy bụng hay khó tiêu là một thuật ngữ chung mô tả cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên khi khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể xảy ra kém. Khó tiêu không phải là một bệnh mà là một số triệu chứng người mắc gặp phải. Mặc dù chứng khó tiêu là phổ biến nhưng ở những người mắc có thể xuất hiện các triệu chứng và tần suất khác nhau.
Những người bị chứng khó tiêu có thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Khó chịu ở vùng bụng trên
- Đau sau xương sườn
- Buồn nôn và hoặc nôn mửa
- Bụng cồn cào, quặn thắt
- No sớm trong bữa ăn
- Vị chua trong miệng
- Cảm thấy khó chịu sau khi ăn
- Ợ hơi, đầy hơi
- Cảm giác nóng trong bụng
Các triệu chứng thường được kích thích xảy ra sau ăn uống, đây là thời điểm mà nhiều chức năng tiêu hóa khác nhau hoạt động cùng lúc. Các triệu chứng ở người mắc khó tiêu thường không có biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do mang lại cảm giác khó chịu và khiến người mắc chán ăn gây sụt cân.
>>>> Tìm hiểu ngay: Đầy Bụng Uống Gì Để Giải Quyết Vấn Đề Nhanh Chóng
2. Nguyên nhân gây ra chứng ăn ko tiêu đầy bụng
Đàn ông và phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể bị chứng khó tiêu, đầy bụng. Đó là một tình trạng phổ biến và ước tính rằng nó gây ảnh hưởng đến khoảng 15% dân số ở các nước phương Tây.
Một số nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc chứng khó tiêu như:
2.1. Bệnh tật
Một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa gây nên tình trạng khó tiêu như:
- Vết loét
- Trào ngược dạ dày GERD
- Nhiễm trùng dạ dày
- Hội chứng ruột kích thích
- Viêm tụy
- Bệnh tuyến giáp
- Ung thư dạ dày
- Táo bón
- Hoạt động co bóp của tá tràng và dạ dày bị rối loạn
2.2. Sử dụng thuốc
Sử dụng một số loại thuốc ở liều cao hoặc thời gian kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng ăn ko tiêu đầy bụng như:
- Aspirin và một số loại thuốc giảm đau khác như thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Steroid (ví dụ như prednisone, methylprednisolone)
- Estrogen và thuốc tránh thai
- Thuốc tuyến giáp
- Thuốc giảm cholesterol
- Thuốc giảm đau như codein và các chất gây nghiện khác
- Một số thuốc kháng sinh
2.3. Thói quen sống
Nghiên cứu đã chứng minh rằng thói quen sống nói chung và chế độ ăn uống nói riêng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.
Một số thói quen có hại gây ra chứng khó tiêu như:
- Ăn quá nhiều, quá nhanh
- Uống quá nhiều rượu
- Hút thuốc
- Căng thẳng và mệt mỏi
3. Chẩn đoán chứng ăn ko tiêu đầy bụng
Chứng khó tiêu không phải là bệnh, thường xảy ra phổ biến và hiếm xảy ra biến chứng đáng lo ngại. Tuy nhiên, chứng khó tiêu xuất hiện cũng có thể là dấu hiệu phản ánh tình trạng cơ thể không khỏe mạnh do một số bệnh tiêu hóa. Vì vậy, khi nhận thấy các triệu chứng ăn ko tiêu đầy bụng xuất hiện với tần suất cao và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người mắc nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán điều trị thích hợp.
Để chẩn đoán chứng khó tiêu, bác sĩ sẽ bắt đầu với bệnh sử đồng thời xem xét lối sống và loại thuốc đang sử dụng.
Từ đó bác sĩ có thể đề xuất một trong các xét nghiệm như:
- Nội soi: Thủ thuật này sử dụng một ống soi mỏng, linh hoạt, có gắn một camera nhỏ để đánh giá bên trong cơ thể. Tuy nhiên, xét nghiệm này hiếm khi được sử dụng để đánh giá chứng khó tiêu trừ khi các triệu chứng xảy ra nghiêm trọng.
- Các xét nghiệm hình ảnh: Sử dụng các xét nghiệm như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính hoặc siêu âm.
- Xét nghiệm H. pylori: Kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong các xét nghiệm máu, phân hoặc hơi thở.
4. Điều trị chứng ăn ko tiêu đầy bụng
Người bị các vấn đề liên quan đến triệu chứng khó tiêu có thể thuyên giảm các triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp.
4.1. Thay đổi lối sống
Các trường hợp khó tiêu nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế thích hợp và chỉ có thể được chữa khỏi khi điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, chứng khó tiêu dạng nhẹ thường có thể được chữa khỏi mà không cần bất kỳ sự chăm sóc y tế đặc biệt nào.
Một số thay đổi lối sống được chứng minh là có lợi trong thời gian dài như:
- Ăn các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn và tránh ăn khuya: Ăn một lượng nhiều hoặc ăn quá no trong bữa khiến dạ dày mở rộng và tăng áp lực lên cơ vòng thực quản.
- Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện những bài tập nhẹ sau ăn một hoặc hai giờ để thúc đẩy thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
- Nâng cao đầu trong khi ngủ: Khi nằm, các chất chứa trong dạ dày tạo ra áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Do đó khi kê đầu hơn dạ dày, trọng lực sẽ giúp giảm áp lực này.
- Không hút thuốc: Nicotine và các hóa chất khác trong thuốc lá là nguyên nhân gây giãn cơ vòng thực quản gây nên chứng đầy bụng khó tiêu. Hút thuốc cũng kích thích sản xuất axit dạ dày làm tăng các triệu chứng khó chịu.
- Thư giãn: Để giảm bớt căng thẳng, có thể tìm hiểu những cách như tập yoga, hít thở sâu, thiền hoặc nghe nhạc.
- Không mặc quần áo bó sát: Quần áo bó sát sẽ chèn ép dạ dày, ép thức ăn lên cơ thắt thực quản dưới và khiến thức ăn trào ngược lên thực quản. Điều này khiến tình trạng khó tiêu xảy ra nặng nề hơn.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng dư thừa gây áp lực lên bụng, đẩy dạ dày khiến triệu chứng xuất hiện thường xuyên hơn.
- Hạn chế sử dụng một số loại thuốc: Sử dụng các loại thuốc như NSAID, steroid, một số kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ xảy ra chứng khó tiêu. Khi bắt buộc phải sử dụng thuốc, cần có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ nhằm tìm ra giải pháp thay thế phù hợp đối với các loại thuốc này.
>>>> Tham khảo ngay: Nên Làm Gì Trong Cuộc Sống Hằng Ngày Để Giải Quyết Đầy Bụng
4.2. Sử dụng thuốc
Nếu chứng khó tiêu vẫn tiếp diễn gây ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống thì sử dụng thuốc tân dược là phương pháp điều trị triệu chứng ăn ko tiêu đầy bụng hiệu quả và tác dụng nhanh chóng.
Một số loại thuốc điều trị chứng khó tiêu đầy bụng được sử dụng như:
- Thuốc đối kháng thụ thể histamine: Một nhóm thuốc quan trọng để điều trị chứng khó tiêu và ợ chua được gọi là thuốc đối kháng thụ thể H2 như cimetidine, famotidine.
- Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là một nhóm thuốc ngăn chặn việc giải phóng axit trong dạ dày và ruột.
- Prokinetics: Những loại thuốc này giúp dạ dày rỗng nhanh hơn ngăn ngừa tình trạng khó tiêu như bethanechol, metoclopramide.
- Thuốc kháng sinh: Nếu phát hiện tình trạng khó tiêu nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn H. pylori, bác sĩ có thể sẽ kê đơn kết hợp thuốc kháng sinh, PPI và bismuth.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Các loại thuốc như nortriptyline và amitriptyline có thể giúp thư giãn cơ vòng thực quản dưới và cải thiện các triệu chứng khó tiêu.
5. Một số lưu ý trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người mắc chứng ăn ko tiêu đầy bụng
5.1. Một số thực phẩm hạn chế sử dụng
5.1.1. Sữa
Một nhóm thực phẩm khó tiêu hóa có thể kể đến là sữa. Ở một số trường hợp khó tiêu đầy bụng xảy ra tình trạng viêm thành ruột có thể dẫn đến giảm sản xuất lactase-một loại enzyme phân giải lactose trong hầu hết các loại sữa. Khi lactose không được tiêu hóa đúng cách ở những người không dung nạp lactose sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi và chướng bụng. Ngoài ra, khi tiêu thụ quá nhiều lactose sẽ khiến tình trạng tiêu chảy có thể phát triển hoặc trầm trọng hơn. Vì vậy, khi gặp các vấn đề về tiêu hóa như ăn ko tiêu đầy bụng, người mắc nên sử dụng sữa chua hoặc sữa không có lactose.
5.1.2. Một số loại củ quả
Cà chua và các loại trái cây họ cam quýt như chanh, cam, bưởi có tính axit và có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây ra các vấn đề về tiêu hóa khiến chứng khó tiêu xảy ra trầm trọng hơn.
5.1.3. Thực phẩm cay
Thực phẩm cay thường không gây ra vấn đề tiêu hóa, nhưng chúng có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề này. Ở những người xuất hiện triệu chứng khó chịu liên quan đến đường ruột mỗi khi ăn đồ cay thì nó chính là nguyên nhân gây kích thích tiêu hóa. Vì vậy, nên hạn chế việc ăn cay thường xuyên để làm giảm các triệu chứng ăn ko tiêu đầy bụng.
5.1.4. Thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ
Lượng chất béo nhiều trong thực phẩm có thể kích thích các cơn co thắt trong đường tiêu hóa, làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày và làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón. Đối với trường hợp đang gặp phải tình trạng khó tiêu, hãy đưa các loại thực phẩm ít chất béo vào thực đơn và ăn các bữa nhỏ cách nhau trong ngày, điều này có thể giảm bớt áp lực cho dạ dày.
Thực phẩm chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều phụ gia cũng giống như thực phẩm chứa nhiều chất béo, chúng có thể làm người mắc cảm thấy đầy hơi và chướng bụng. Nhiều thực phẩm chiên rán có ít chất xơ và mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Các loại thực phẩm chế biến sẵn cũng thường chứa chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo, những người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với các chất phụ gia này sẽ bị ảnh hưởng bởi chúng khi gặp vấn đề về tiêu hóa. Vì vậy, cần tránh sử dụng đồ chiên rán và các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt chiên, xúc xích, mì tôm nếu đang đối mặt với các triệu chứng khó tiêu đầy bụng.
5.1.5. Đường
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể khiến các vấn đề tiêu hóa trở nên trầm trọng thêm. Nguyên nhân là do đường khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn xấu trong đường ruột. Các vi khuẩn xấu có thể gây viêm và làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, tránh tiêu thụ đường trong đồ uống hoặc nước ép trái cây và rau quả đóng gói, các loại bánh ngọt khi đang mắc các triệu chứng khó tiêu.
5.1.6. Đồ uống có ga
Các bọt khí trong đồ uống có ga có thể gây đầy hơi, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và đường tiêu hóa. Thêm vào đó, những thức uống này chứa một lượng đường khổng lồ cũng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề tiêu hóa. Ngoài ra, quá trình cacbonat hóa gây ra sự mất cân bằng điện giải và điều này khiến cơ thể mất nước và cản trở quá trình chữa bệnh. Vì vậy, nên tránh tiêu thụ soda hoặc bất kỳ đồ uống có ga nào trong một thời gian cho đến khi hệ tiêu hóa lành lại và bắt đầu hoạt động bình thường.
5.1.7. Đồ uống chứa chất kích thích
Các loại đồ uống có cồn như rượu gây độc cho niêm mạc dạ dày và thay đổi quá trình trao đổi chất của gan. Uống quá nhiều đồ uống có cồn có thể gây khó tiêu và các vấn đề sức khỏe khác.
Cafein cũng là chất kích thích nhu động đường tiêu hóa, làm cho tình trạng ăn ko tiêu đầy bụng diễn ra trầm trọng hơn. Cà phê, trà, sô cô la là những nguồn cung cấp cafein, nên tạm dừng sử dụng chúng cho đến khi những cơn đau bụng do chứng khó tiêu không còn xuất hiện.
>>>> Đọc ngay: Không Nên Và Nên Ăn Gì Khi Bị Đầy Bụng
5.2. Một số thực phẩm hỗ trợ điều trị triệu chứng ăn ko tiêu đầy bụng
5.2.1. Gừng
Gừng có một lịch sử lâu đời đối với người dân Việt Nam trong việc ứng dụng trong ẩm thực và y học, đặc biệt là ứng dụng trong điều trị các rối loạn tiêu hóa liên quan đến chứng khó tiêu. Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa tự nhiên ở phụ nữ mang thai, chống oxy hóa và chống đông máu của gừng.
Một nghiên cứu chứng minh lợi ích của gừng được công bố trên Tạp chí Tiêu hóa và Gan học Châu Âu cho rằng gừng là một loại thực phẩm tốt đối với hệ tiêu hóa có tác dụng đẩy nhanh quá trình di chuyển thức ăn từ dạ dày vào phần trên của ruột non.
5.2.2. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Chất xơ là sản phẩm thiết yếu không thể thiếu trong các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa. Các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo mỗi người nên bổ sung 25 gam chất xơ mỗi ngày. Chất xơ có thể lên men còn tạo thành các axit béo chuỗi ngắn, giúp nuôi dưỡng thành ruột kết. Ngoài ra, chất xơ hòa tan làm giảm sự thèm ăn, giảm mức cholesterol và giảm lượng đường trong máu sau các bữa ăn.
Các loại đậu là loại thực phẩm hoàn hảo giàu chất xơ, ít chất béo tốt cho người mắc chứng khó tiêu. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho rằng ở những người tăng cường sử dụng đậu đen ít xuất hiện các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu hơn.
Ngoài các loại đậu thì còn có các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa khác có hàm lượng chất xơ cao như ngũ cốc nguyên hạt, atiso và nhiều loại trái cây, rau quả khác cũng là những thực phẩm cần bổ sung trong chế độ ăn của những người mắc chứng khó tiêu.
5.2.3. Dầu cá
Dầu cá không chỉ có lợi cho tim mà còn có lợi cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa cần phải điều trị bởi bác sĩ tiêu hóa là do không cung cấp đủ lượng axit béo omega 3 từ cá. Do đó, cần bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá thu.
5.2.4. Probiotics
Theo Đại học Nebraska Lincoln, probiotics hay vi khuẩn có lợi cư trú trong đường tiêu hóa chiếm tới 3 pound tức là hơn 1,3 kilogam trọng lượng trong cơ thể. Những vi khuẩn có lợi này có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, giúp phân hủy thức ăn, ngăn ngừa nhiễm trùng, duy trì mức độ pH khỏe mạnh và sản xuất một số vitamin. Đặc biệt, chúng cũng làm giảm bớt một số triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón và có thể giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày. Những vi khuẩn có lợi có thể bổ sung như sữa chua hoặc các loại men uống vi sinh.
Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề ăn ko tiêu đầy bụng cũng như một số lưu ý trong thực đơn ăn uống hàng ngày ở người mắc chứng khó tiêu. Hy vọng bài viết trên đã đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc về chứng bệnh phổ biến này.
Liên hệ HOTLINE 1800.6091 để được đội ngũ tư vấn nhiệt tình là các bác sĩ, dược sĩ với bề dày kinh nghiệm về bệnh đường tiêu hóa từ Scurma Fizzy sẽ tư vấn miễn phí. Chúc các bạn có sức khỏe tốt. Xin cảm ơn.