Đầy Bụng Uống Gì Và Các Loại Đồ Uống Tốt Nhất Hiệu Quả Cao
Ngày nay do những thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh, nhiều người thường gặp phải các rối loạn tiêu hóa. Trong đó đầy bụng hay đầy hơi chướng bụng là triệu chứng phổ biến hay gặp. Thực phẩm, nhất là các loại đồ uống mà bạn sử dụng có liên quan mật thiết đến vấn này. Thông qua bài viết này, dược sĩ của Scurma Fizzy sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức tổng quan về đầy bụng và đưa ra lời khuyên bị đầy bụng uống gì và không nên uống gì cùng một số biện pháp giúp làm giảm đầy bụng.
1. Nguyên nhân gây ra đầy bụng
Đầy bụng hay còn gọi là cảm giác đầy hơi, chướng bụng là một triệu chứng rất thường xuyên và quen thuộc mà hầu hết mọi người đều đã từng gặp phải.
Đầy bụng là khi bụng của bạn bị căng cứng hoặc phình to sau khi ăn và ngay cả khi không ăn uống gì. Đầy bụng có thể kèm theo ợ hơi, tích tụ khí trong dạ dày ruột gây cảm giác khó chịu và nặng nề. Bụng của bạn cũng có thể trông to hơn và chứa đầy khi ở bên trong.
Nguyên nhân gây ra đầy bụng thường là do chế độ ăn uống thiếu khoa học và một số loại thực phẩm hoặc thành phần mà cơ thể bạn không dung nạp được. Ngoài ra, một số bệnh lý mà bạn mắc phải cũng gây ra chứng đầy bụng.
1.1. Nguyên nhân do chế độ ăn uống, thực phẩm
Tăng khí trong ruột là một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn có thể bị đầy bụng. Các loại thực phẩm bạn ăn và cách bạn ăn uống là thủ phạm chính gây ra tăng khí.
Ăn uống không đúng giờ giấc, thiếu khoa học, sử dụng các loại thực phẩm không lành mạnh
- Ăn quá nhiều
- Ăn quá nhanh
- Ăn không đúng giờ: để bụng rỗng quá lâu hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn dẫn đến dạ dày chứa một lượng thức ăn lớn trong lúc ngủ
- Ăn thức ăn nhiều chất béo, các loại thực phẩm tạo ra lượng lớn khí tích tụ trong ruột
- Uống nhiều các loại đồ uống có ga hoặc soda
- Nuốt nhiều không khí khi ăn uống: nói quá nhiều trong khi ăn, uống nước qua ống hút và nhai kẹo cao su…
>>> Xem thêm: Thường Xuyên Đầy Bụng Xì Hơi
Đầy bụng do các loại thực phẩm mà bạn sử dụng
Thực phẩm giàu chất xơ thường có thể gây đầy bụng, đặc biệt là ở những người không sử dụng chúng thường xuyên. Tuy nhiên, ăn những thực phẩm này thường xuyên có thể giúp bạn dung nạp tốt hơn và giảm nguy cơ bị đầy bụng. Bạn nên lưu ý các loại thực phẩm giàu chất xơ sau đây:
- Các loại rau sống thuộc họ cải (chẳng hạn như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn, bắp cải, rau diếp, hành tây).
- Một số loại trái cây như mơ, táo, đào, lê và mận khô và một số loại củ như khoai lang…
- Các loại họ đậu và đậu lăng
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Các loại thực phẩm khác có thể gây ra đầy hơi và chướng bụng bao gồm:
- Đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ
- Một số chất làm ngọt nhân tạo như xylitol, sorbitol
- Đồ uống có ga
- Sữa và các sản phẩm, thức uống làm từ sữa ( như pho mát, sữa chua, kem, sữa chua, trà sữa)
- Thực phẩm chứa nhiều muối (thực phẩm giàu natri, chẳng hạn như thực phẩm chế biến sẵn, súp đóng hộp và đồ đông lạnh).
>>> Xem thêm: Đầy Bụng Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì?
1.2. Nguyên nhân do một số bệnh lý
Khi bạn mắc phải một số bệnh lý trên đường tiêu hóa sẽ rất dễ có triệu chứng bị đầy bụng, các bệnh đó bao gồm:
- Không dung nạp lactose: không tiêu hóa được sữa và các sản phẩm từ sữa
- Bệnh Celiac (không dung nạp gluten): các sản phẩm từ lúa mỳ, lúa mạch như bánh mỳ.
- Rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột do các nguyên nhân
- Các bệnh rối loạn đường ruột ruột như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh viêm ruột (bệnh Crohn và viêm loét đại tràng)…
- Các bệnh về gan
- Các bệnh về dạ dày: nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP), viêm loét dạ dày…
- Các bệnh liên quan đến mật: sỏi mật, tắc mật, viêm túi mật
- Suy tuyến tụy
- Kháng Insulin (bệnh nhân đái tháo đường)
1.3. Một số nguyên nhân khác
- Khó tiêu, táo bón hoặc các rối loạn khác trên đường tiêu hóa
- Dị ứng thực phẩm
- Hút thuốc nhiều
- Trong thai kỳ
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (xảy ra 7-10 ngày trước khi hành kinh) hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt.
>>>> Xem thêm ngay: Làm Thế Nào Để Hết Đầy Bụng Nhanh Chóng Hiệu Quả
2. Bị đầy bụng uống gì ? Loại đồ uống nào bạn nên sử dụng khi bị đầy bụng ?
Các loại đồ uống gì bạn sử dụng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chứng đầy bụng và các vấn đề trên đường tiêu hóa. Vì vậy, biết cách sử dụng các loại đồ uống phù hợp vừa giúp bạn cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa chứng đầy bụng, vừa hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Một số loại đồ uống như men vi sinh, trà xanh hay là enzym tiêu hóa có khả năng thúc đẩy sự đều đặn của nhu động ruột, ngăn ngừa giữ nước và tăng cường sức khỏe đường ruột, tất cả đều có thể giúp ngăn ngừa chứng đầy bụng.
Uống sản phẩm bổ sung Probiotic (men vi sinh)
Khí được tạo ra bởi vi khuẩn đường ruột là nguyên nhân chính gây đầy bụng. Có nhiều loại vi khuẩn khác nhau cư trú ở đường ruột. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, số lượng và loại vi khuẩn có ảnh hưởng khác nhau đến sự sản xuất khí ở đường ruột.
Một số nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng một số sản phẩm bổ sung probiotic nhất định có thể giúp giảm sản xuất khí và giảm chứng đầy bụng ở những người có vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy men vi sinh có thể giúp giảm khí, nhưng không làm giảm cảm giác đầy bụng. Điều này có thể phụ thuộc vào cơ địa của từng người, cũng như loại chủng lợi khuẩn được sử dụng.
Ngoài ra, các chất bổ sung probiotic có thể có nhiều lợi ích khác như loại trừ và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Vì vậy chúng chắc chắn đáng để bạn thử khi có các triệu chứng đầy bụng.
Lưu ý là các sản phẩm bổ sung probiotic có thể phải sử dụng một khoảng thời gian mới phát huy tác dụng.
>>> Xem thêm: Làm Gì Khi Bị Đầy Bụng Khó Tiêu
Uống bổ sung enzym tiêu hóa
Một số enzym có thể giúp giảm đầy bụng, ví dụ như các enzym giúp phân hủy carbohydrate khó tiêu.
Các enzym đáng chú ý bao gồm:
– Lactase: Một loại enzyme phân hủy lactose, rất hữu ích dành cho những người không dung nạp lactose.
– Beano: có thể giúp phân hủy carbohydrate khó tiêu từ các loại thực phẩm khác nhau do có chứa enzyme alpha-galactosidase.
Trong nhiều trường hợp, những sản phẩm bổ sung chứa enzyme tiêu hóa này có thể giúp giảm các triệu chứng gần như ngay lập tức.
Trà xanh
Trà xanh là một lựa chọn tuyệt vời giúp bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể, thanh lọc và thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Trong trà xanh có chứa nhiều loại chất chống oxy hóa như epigallocatechin gallate (EGCG), có thể trung hòa các gốc tự do có hại và làm giảm các phản ứng dị ứng và viêm trong cơ thể .
Ngoài ra, trong trà xanh còn chứa caffein, một hợp chất kích thích quá trình chuyển động của đường tiêu hóa và hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Do đó, uống trà xanh có thể làm giảm triệu chứng đầy bụng.
Trà bạc hà
Trà bạc hà là một loại trà thảo mộc thường được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều tình trạng rối loạn trên đường tiêu hóa.
Đặc biệt, tinh dầu menthol đến từ bạc hà đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm và điều trị các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (viết tắt là IBS) như đau dạ dày, táo bón và đầy bụng. Ngoài ra, nó có thể giúp ngăn ngừa co thắt cơ trong dạ dày và ruột, cũng có thể giúp ngăn ngừa đầy bụng.
>>> Xem thêm: Cách Giảm Đầy Bụng Và Các Mẹo Hiệu Quả Có Thể Áp Dụng
Kombucha
Kombucha là một loại đồ uống thường được làm bằng cách lên men trà xanh hoặc trà đen.
Giống như các loại thực phẩm lên men khác, nó rất giàu probiotic và hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường ruột của bạn.
Ngoài ra, kombucha còn có tác dụng giữ đủ nước cho cơ thể bạn và cung cấp các chất chống oxy hóa và chống viêm vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp cơ thể bạn đánh bại chứng đầy bụng.
Trà gừng
Gừng là vị thuốc đông y đã được sử dụng từ lâu để chữa nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về rối loạn tiêu hóa như đầy hơi chướng bụng, giải độc… Trong gừng có chứa các hợp chất gọi là gingerols có lợi ích chống viêm, giúp hỗ trợ tiêu hóa. Nó cũng có tác dụng giúp đường ruột của bạn thư giãn, giảm viêm trong ruột kết, giúp thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa dễ dàng hơn và do đó, làm giảm cảm giác đầy bụng.
Có thể sử dụng gừng để đẩy lùi tình trạng đầy bụng chướng hơi như sau:
– Cho vài lát gừng vào một cốc nước nóng, uống từng ngụm nhỏ.
– Sau khi ăn, uống một cốc trà gừng nóng sẽ giúp giảm đầy bụng.
Trà hoa cúc la mã
Trong hoa cúc la mã có chứa hoạt chất chống viêm tự nhiên, có tác dụng làm giảm các hóa chất trung gian được tiết ra ở ổ viêm tại niêm mạc dạ dày, ruột, giảm khí. Do đó, sử dụng trà hoa cúc như đồ uống hàng ngày có thể giúp bạn giảm đầy bụng.
Ngoài ra, trà hoa cúc còn có tác dụng giúp bạn thư giãn và an thần. Uống một ly trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.
Một số loại trà thảo mộc khác
Các loại trà thảo mộc khác giúp giảm đầy hơi bao gồm các loại ít được biết đến hơn như trà dâm bụt và trà caraway. Trà dâm bụt và trà caraway có rất nhiều đặc tính chống viêm và chống co thắt với một nghiên cứu năm 2013 đã chứng minh rằng nó giúp giảm đau cho những người bị bệnh viêm ruột (IBD).
Các báo cáo cũng cho thấy trà bồ công anh rất tốt cho vấn đề tiêu hóa do nồng độ cao kali, trong khi chúng cũng có tác dụng như một thuốc lợi tiểu tự nhiên để giúp giảm cảm giác đầy bụng.
Rượu táo mèo
Rượu táo mèo có tác dụng ức chế các vi khuần gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi như chủng E.Coli trực tràng. Do đó, uống rượu táo mèo với một lượng vừa đủ giúp làm giảm chứng đầy bụng của bạn.
Ngoài ra, rượu táo mèo còn có nhiều công dụng khác như giúp hạ mỡ máu, kháng khuẩn, điều trị kiết lị.
Nên sử dụng rượu táo mèo đã ngâm từ 1-2 tháng và uống trong bữa ăn từ 1 – 2 chén. Sau khoảng 1 – 2 ngày sử dụng sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt.
Nước dừa
Nước dừa có chứa các chất khoáng, vitamin và chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Trong nước dừa có chứa hàm lượng kali cao nên nó giúp điều chỉnh mức điện giải, hạn chế mất nước và giữ nước ở đường tiêu hóa. Do đó, khi cần giảm đầy bụng, bạn nên uống nước dừa thường xuyên.
>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Uống Nước Dừa Được Không
3. Bị đầy bụng uống gì? Đồ uống nào cần tránh khi bị đầy bụng?
Một số loại đồ uống có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng và làm nặng hơn các triệu chứng.
Dưới đây là các loại đồ uống mà bạn nên tránh sử dụng khi bị đầy bụng.
- Các loại sữa
Ở những người không dung nạp lactose, khi sử dụng sữa và các thực phẩm từ sữa (đặc biệt là sữa bò) sẽ dẫn đến bị đầy bụng. Điều này là do cơ thể của bạn thiếu các enzyme cần thiết để chuyển hóa lactose ( một loại đường được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa) làm cho khí hình thành trong đường tiêu hóa và gây ra đầy bụng. Do vậy
- Rượu, bia
Do rượu có tác dụng kích thích, giữ nước nên nó có thể góp phần làm đầy hơi, đặc biệt nếu bạn đang mắc hội chứng ruột kích thích. Một số đồ uống có cồn gì không nên uống như bia có chứa gluten, có thể gây đầy bụng cho những người nhạy cảm với gluten hoặc không dung nạp gluten.
- Nước ngọt chứa nhiều ga
Các loại nước giải khát là những thức uống yêu thích trong mùa hè của nhiều người, đặc biệt là các loại có ga như Coca, Pepsi nhưng chúng cũng là nguyên nhân phổ biến làm phát sinh chứng đầy bụng. Trong nước có gas có chứa khí carbon dioxide, một loại khí có thể được giải phóng khỏi chất lỏng sau khi nó đến dạ dày, khí này bị giữ lại ở bụng, có thể dẫn đến ứ khí và gây tình trạng đầy hơi.
4. Một số biện pháp khác giúp bạn giảm đầy bụng
- Không ăn quá nhiều
Khi bạn ăn quá nhiều trong một bữa ăn, cảm giác đầy bụng sẽ tăng lên, do đó, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày có thể rất hữu ích để làm giảm tình trạng này.
Nhai chậm và nhai kỹ thức ăn có thể giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Khi thức ăn đưa vào đường tiêu hóa dưới dạng nhỏ hơn sẽ làm giảm lượng khí nuốt vào, do đó làm giảm cảm giác chướng bụng và cồng kềnh sau khi ăn.
- Tránh các loại thực phẩm làm cho cơ thể bạn dị ứng và không dung nạp
Dị ứng và không dung nạp thực phẩm là trình trạng mà khá nhiều người gặp phải. Dưới đây là một số loại thực phẩm và thành phần mà bạn cần cân nhắc:
Lactose: Không dung nạp lactose có liên quan đến nhiều triệu chứng tiêu hóa, bao gồm đầy bụng. Lactose là một loại đường thường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa (đặc biệt là sữa từ động vật).
Fructose: Không dung nạp fructose có thể dẫn đến chướng bụng đầy hơi.
Trứng: dị ứng trứng thường gây ra các triệu chứng phổ biến là đầy hơi và chướng bụng.
Lúa mì và gluten: gluten là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và một số loại ngũ cốc khác mà nhiều người không dung nạp được. Điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ khác nhau đối với tiêu hóa, bao gồm đầy bụng.
- Thử chế độ ăn FODMAPs thấp
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm FODMAPs, là thực phẩm có chứa nhiều oligosaccharide có thể lên men, disaccharide, monosaccharide và polyols, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).
Một chế độ ăn uống-FODMAPs thấp đã được chứng minh để dẫn đến giảm lớn trong các triệu chứng như đầy bụng ở những bệnh nhân IBS.
Nếu bạn gặp vấn đề với đầy bụng, có hoặc không có các triệu chứng tiêu hóa khác, chế độ ăn FODMAPs thấp có thể là một cách tốt để khắc phục.
Thực phẩm FODMAPs cao (Nên tránh) | Thực phẩm FODMAPs thấp (Nên dùng) |
– Fructose: táo, xoài, lê, dưa hấu, mật ong, si-rô ngô.
– Lactose: sữa, sữa chua, phô mai (từ sữa bò, sữa dê, sữa cừu) – Fructans: lúa mạch đen, lúa mỳ, súp lơ, hành tây. – Galactans: các loại đậu (đậu lăng, đậu nành) – Polyols: các chất tạo ngọt sorbitol, manitol, xylitol. |
– Hoa quả: chuối, việt quất, nho, kiwi, chanh, dưa vàng, sầu riêng…
– Rau củ: cà rốt, khoai tây, cà chua, măng tây, rau diếp, bí đỏ… – Tinh bột: yến mạch, gạo trắng, bột ngô, bánh mỳ không chứa gluten – Sữa: sữa hạnh nhân, sữa gạo, sữa dừa, phomai cứng – Chất ngọt: sucrose, glucose, si-rô lá phong, cỏ ngọt (stevia). |
- Tránh đưa nhiều không khí vào đường tiêu hóa
Có hai nguồn khí trong hệ tiêu hóa. Nguồn thứ nhất là khí do vi khuẩn trong ruột tạo ra và thứ hai là không khí hoặc khí được nuốt vào khi bạn ăn hoặc uống.
Ngoài nước uống có ga là thủ phạm chính thì nhai kẹo cao su, uống qua ống hút và vừa ăn vừa nói chuyện nhiều có thể khiến lượng không khí nuốt vào tăng lên. Do đó, nên tránh các hành động này để giảm đầy bụng.
- Chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ, tập thể dục hoặc chơi thể thao
Ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng, vì các nghiên cứu cho thấy cả việc thiếu ngủ và không hoạt động thể chất đều có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và làm trầm trọng thêm các vấn đề như đầy bụng.
Bạn có thể thực hiện một số động tác yoga đơn giản để giúp nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu, nặng nề ở bụng do đầy hơi, chướng khí. Các bài tập mà bạn nên tham khảo như bài tập tư thế cánh cung, bài tập tư thế thả khí…
- Một vài mẹo dân gian
Mát xa giảm đầy bụng: Khép sát các ngón tay lại, đặt bàn tay ngang ngay sát dưới rốn, ấn nhẹ và xoa tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ liên tục trong 3 phút. Sau đó đổi chiều xoa ngược lại và lặp lại động tác. Động tác này làm giảm sự tích tụ khí và chất lỏng trong bụng, kích thích nhu động ruột co bóp, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn.
Chườm nóng: để giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng hiệu quả bạn có thể dùng túi chườm nóng và chườm nhẹ nhàng lên vùng bụng, bẹ sườn.
Kết luận
- Đầy bụng là tình trạng bụng bị căng cứng hoặc phình to sau khi ăn và ngay cả khi không ăn uống gì, có thể kèm theo ợ hơi gây đau, khó chịu.
- Nguyên nhân gây ra đầy bụng thường do chế độ ăn uống không đúng cách hoặc các bệnh lý trên đường tiêu hóa.
- Bị đầy bụng nên uống men vi sinh, men tiêu hóa, các loại trà (trà xanh, trà bạc hà, trà hoa cúc, trà gừng…).
- Tránh các loại nước ngọt có ga, sữa , rượu bia.
- Một số biện pháp khác làm giảm đầy bụng là chia nhỏ các bữa ăn, thử chế độ ăn FODMAPs thấp, tập yoga, mát xa bụng, chườm nóng.
Để hiểu hơn về bệnh lý và các cách điều trị khác dành cho người đau dạ dày, ăn khó tiêu đầy bụng, hãy liên hệ HOTLINE 18006091.
Nguồn tài liệu tham khảo:
https://www.medicinenet.com/why_am_i_so_bloated/article.htm
https://www.insider.com/drinks-that-can-make-you-feel-less-bloated-2018-9
https://www.healthline.com/nutrition/foods-that-help-with-bloating