Axit trong dạ dày là axit gì? Làm cách nào để giữ được lượng axit trong dạ dày luôn ở trạng thái cân bằng, đảm bảo cho một dạ dày khỏe mạnh?

Axit trong dạ dày là axit gì? Làm cách nào để giữ được lượng axit trong dạ dày luôn ở trạng thái cân bằng, đảm bảo cho một dạ dày khỏe mạnh?

Dạ dày của chúng ta giống như một cái túi của hệ thống tiêu hóa, là đoạn phình ra giữa thực quản và ruột non, nằm ở phần trước của khoang bụng. Dạ dày đóng vai trò như là một nơi để lưu trữ tạm thời thức ăn sau khi đi từ thực quản xuống trong khoảng thời gian 2 giờ (hoặc lâu hơn), sau đó các lớp cơ thành dạ dày sẽ co bóp, trộn và nghiền thức ăn trước khi nó được đưa xuống ruột. Việc co bóp của dạ dày như thế nhằm mục đích để thức ăn được thấm đều Axit dịch vị trong dạ dày. Vậy Axit trong dạ dày là axit gì? Tại sao thức ăn cần phải thấm đều Axit trong dạ dày? chúng ta hãy cùng chuyên gia Scurma Fizzy tìm hiểu Axit trong dạ dày là Axit gì nhé.

axit-trong-da-day-la-axit-gi123

Tìm hiểu Axit trong dạ dày là axit gì

1.Axit trong dạ dày là Axit gì? Một số điều cần biết về Axit trong dạ dày

vi-tri-cua-da-day-trong-co-the-con-nguoi-axit-trong-da-day-la-axit-gi12

Axit trong dạ dày là axit gì và vị trí của dạ dày trong cơ thể con người

 

Thức ăn sau khi được nuốt vào sẽ được hòa trộn với dịch vị. Axit dạ dày hay còn gọi là axit dịch vị, là dịch tiêu hóa được hình thành trong niêm mạc dạ dày. Với độ pH từ 1.5 đến 3.5, axit dạ dày đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Axit dịch vị được điều chỉnh để tăng sản xuất khi cần thiết như sau bữa ăn. Axit clohydric HCl có trong dịch vị được tạo ra bởi các tế bào thành trong dạ dày. Quá trình bài tiết là một quá trình phức tạp và tương đối tốn kém về mặt năng lượng. Độ pH của axit dạ dày là 1,5 đến 3,5 trong lòng dạ dày của cơ thể con người, được duy trì bởi bơm proton H+/ K+ ATPase.

Như vậy ta đã biết được Axit trong dạ dày là axit gì rồi nhé, là HCl

axit-trong-da-day-la-axit-gi-va-cau-tao-cua-no

Axit trong dạ dày là axit gì và cấu tạo của nó

1.1.Chức năng chính của HCl trong dạ dày:

Vai trò của axit dạ dày trong quá trình tiêu hóa được khám phá vào những năm 1820-1830 bởi William Beaumont. Ông vô tình bị một lỗ rò ở dạ dày sau một tai nạn. Nhờ đó, Beaumont đã quan sát quá trình tiêu hóa và bài tiết axit dịch vị, tìm ra được Axit trong dạ dày là Axit gì và chứng minh được rằng axit đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Beaumont cho rằng quá trình tiêu hóa trong dạ dày là phản ứng hóa học và axit dịch vị có nguồn gốc từ axit clohydric. Ông được xem là cha đẻ của ngành sinh lý dạ dày tại Mỹ.

Trong dạ dày, chức năng chính của HCl là duy trì một môi trường vô trùng và hoạt hóa Pepsin thông qua quá trình chuyển đổi Pepsinogen thành Pepsin. HCI sẽ kích hoạt Enzyme Pepsin, hỗ trợ phân giải Protein bằng cách phá vỡ các liên kết Axit Amin, phá vỡ các mô liên kết và thành tế bào thực vật. Nó cũng chuyển đổi các ion Sắt (III) ăn vào thành các ion Sắt (II) là thành phần quan trọng được sử dụng để tổng hợp Hemoglobin. Bên cạnh đó, Axit trong dạ dày-HCl cũng sẽ góp phần giúp cơ thể tránh khỏi nhiễm trùng đường tiêu hóa bằng cách tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh và vi khuẩn trong thức ăn khi chúng ta ăn vào.

Ở một người trưởng thành, dạ dày sẽ tiết ra khoảng 1,5 lít axit dịch vị mỗi ngày. Sự tiết axit dạ dày trải qua nhiều giai đoạn.

1.2. Nếu đã biết được axit trong dạ dày là axit gì thì với độ pH thấp của Axit dịch vị như thế, dạ dày chúng ta sẽ được bảo vệ như thế nào?

Dạ dày của chúng ta được bảo vệ khỏi môi trường Axit và Enzyme thông qua cơ chế tạo ra một lớp màng nhầy dày và có tính kiềm cao, chống lại tác động của các Enzyme và Acid trong dạ dày. Bên cạnh đó, tụy sẽ sản xuất rất nhiều bicarbonate qua ống tụy đến tá tràng để trung hòa axit dịch vị đi vào đường tiêu hóa. Các liên kết chặt chẽ giữa các tế bào biểu mô sẽ ngăn không cho dịch dạ dày thấm vào và tiêu hóa các mô liên kết. Song song các quá trình này, dạ dày nhanh chóng đổi mới các tế bào biểu mô sau mỗi ba đến sáu ngày. 

Việc phá vỡ bất kỳ yếu tố bảo vệ nào trong số này có thể dẫn đến nguy cơ gây viêm và loét dạ dày tá tràng.

2. Axit trong dạ dày là axit gì? Việc sản xuất Axit này trong dạ dày thấp hơn mức bình thường, thiếu hụt axit trong dạ dày

Các vấn đề bất thường của hệ tiêu hóa thường liên quan đến sự thiếu hụt trong quá trình sản xuất HCl hoặc enzym tiêu hóa hoặc cả hai.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Joanne Larsen, những người bị Hypohydrochloria – lượng axit trong dạ dày ít hơn mức bình thường – hoặc Ahydrochloria – không có axit trong dạ dày – sẽ không dung nạp một số loại thực phẩm vì thiếu Axit để giúp phân hủy, tiêu hóa và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng từ thức ăn. Khi thiếu HCl sẽ gây ra hiện tượng chuyển hóa không hoàn toàn các protein thành axit amin. Nếu không được điều trị trong thời gian dài, có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, gây ra nhiễm trùng và một số bệnh mãn tính khác.

2.1. Nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu hụt axit trong dạ dày là gì?

Tuổi tác: Axit trong dạ dày thấp phổ biến hơn ở những người càng lớn tuổi. Những người trên 65 tuổi có nhiều khả năng có mức axit trong dạ dày thấp.

Stress: Căng thẳng trong thời gian dài có thể làm giảm sản xuất axit trong dạ dày.

Thiếu vitamin, thiếu kẽm hoặc vitamin B cũng có thể dẫn đến lượng axit trong dạ dày thấp. Nguyên nhân dẫn đến những thiếu hụt này có thể do chế độ ăn uống không được cung cấp đủ hoặc do mất chất dinh dưỡng do quá căng thẳng, hút thuốc hoặc uống rượu bia.

-Thuốc: Dùng thuốc kháng axit hoặc những thuốc được kê đơn khác để điều trị loét dạ dày-tá tràng và trào ngược dạ dày-thực quản, chẳng hạn như nếu sử dụng thuốc ức chế Bơm Proton PPI trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến tình trạng giảm Axit trong dạ dày.

-H. Pylori. Nhiễm vi khuẩn H. Pylori là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày.

h.pylori-anh-huong-den-axit-trong-da-day-la-gi-va-nhu-the-nao11

Axit trong dạ dày là axit gì và H.Pylori ảnh hưởng đên Axit đó trong dạ dày như thế nào?

-Phẫu thuật. Các cuộc phẫu thuật dạ dày, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, có thể làm giảm sản xuất axit trong dạ dày.

>>>Xem thêm: Cách Làm Giảm Axit Dạ Dày, Công Thức Cho Dạ Dày Khỏe Mạnh Hơn

2.2. Triệu chứng của thiếu hụt axit trong dạ dày

Các triệu chứng có thể bao gồm: đầy hơi, ợ chua; đau bụng, buồn nôn khi uống vitamin và khoáng chất; ợ nóng; tiêu chảy; xì hơi; tăng cảm giác thèm ăn dù không đói; rụng tóc; móng tay yếu, giòn; mệt mỏi;, thiếu máu do thiếu sắt; thiếu hụt các khoáng chất khác như vitamin B12, canxi và magiê; thiếu protein; các vấn đề thần kinh, chẳng hạn như tê, ngứa, ran và thay đổi thị lực,…

Lượng Axit trong dạ dày thấp cũng có thể dẫn đến một số bệnh mãn tính như: lupus, dị ứng, hen suyễn, các vấn đề về tuyến giáp, mụn, vẩy nến, chàm, viêm dạ dày, rối loạn miễn dịch, loãng xương, thiếu máu ác tính,…

2.3. Axit trong dạ dày là axit gì và các yếu tố nguy cơ khi thiết hụt chúng:

Các yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng giảm Axit trong dạ dày bao gồm:

-Tuổi tác: trên 65 tuổi

Mức độ căng thẳng cao liên tục trong thời gian dài

-Sử dụng thuốc làm giảm axit trong dạ dày

-Thiếu vitamin

-Bị nhiễm trùng do H. pylori

-Có tiền sử phẫu thuật dạ dày

2.4.Chẩn đoán lượng axit giảm trong dạ dày

Để xác định xem cơ thể có gặp phải tình trạng Axit trong dạ dày thấp hay không, bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng thể, xem xét tiền sử sức khỏe cũng như các triệu chứng. Dựa trên những thông tin này, họ có thể kiểm tra độ pH (hoặc độ axit) trong dạ dày

Người cao tuổi và trẻ sinh non thường có nồng độ pH trong dạ dày cao hơn nhiều so với mức trung bình. Bên cạnh đó, Bác sĩ cũng có thể thực hiện xét nghiệm máu để tìm thiếu máu do thiếu sắt hoặc các thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác.

Ở một số tình trạng bệnh, Bác sĩ cũng có thể đề nghị bổ sung HCI để giúp chẩn đoán tình trạng giảm Axit trong dạ dày nếu chẩn đoán không được rõ ràng. Nếu có sự cải thiện các triệu chứng khi sử dụng chất bổ sung đó có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng này.

2.5. Axit trong dạ dày là axit gì? Việc điều trị tình trạng thiếu hụt chúng như thế nào?

Việc điều trị tình trạng Axit trong dạ dày thấp sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng xảy ra trên từng đối tượng bệnh nhân khác nhau. Việc điều trị chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, kết hợp thay đổi lối sống và cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp chúng ta tăng nồng độ axit trong dạ dày một cách tự nhiên.

2.5.1. Điều trị bằng thuốc

Thuốc để bổ sung HCl ( gọi là betaine hydrochloride), thường được dùng kết hợp với một loại enzyme gọi là pepsin, có thể giúp tăng nồng độ axit trong dạ dày.

Nếu nhiễm H. pylori là nguyên nhân gây ra các triệu chứng, việc điều trị có thể phải dùng đến kháng sinh. Nếu không xác định được nguyên nhân nào gây ra tình trạng axit trong dạ dày thấp, tốt nhất nên có lời khuyên từ các chuyên gia y tế

Lựa chọn thay thế thuốc khác có thể áp dụng trong việc điều trị nếu các loại thuốc như PPI là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của tình trạng axit trong dạ dày thấp.

2.5.1. Thay đổi lối sống:

Các chuyên gia khuyến nghị việc điều trị thông qua cách tiếp cận chủ yếu dựa trên việc điều chỉnh và bổ sung chế độ ăn uống.

-Thói quen nhai thức ăn: ăn chậm, nhai kỹ thức ăn. Nhai thức ăn và cắn từng miếng nhỏ để kích thích các enzym tiêu hóa. Cói quen này có thể giúp loại bỏ các triệu chứng liên quan đến axit trong dạ dày thấp hơn mức bình thường.

Hạn chế thực phẩm đã được chế biến sẵn. Thực phẩm đã qua chế biến có thể gây nên tình trạng viêm bên trong dạ dày của chúng ta, làm giảm hoạt động của axit và gây ra các triệu chứng trào ngược axit trong dạ dày và thực quản. Việc kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, cho phép dạ dày phân giải đầy đủ thức ăn và hấp thụ các protein cần thiết vào cơ thể. Cân nhắc hạn chế uống rượu bia để tốt cho dạ dày.

-Ăn các loại rau lên men như kim chi, dưa cải bắp và dưa chua có thể giúp cải thiện nồng độ axit trong dạ dày một cách tự nhiên. Rau và thực phẩm lên men có tác dụng probiotic giúp cải thiện tiêu hóa, chống lại vi khuẩn có hại và giảm viêm do axit trong dạ dày thấp gây nên. Ngoài việc cải thiện tiêu hóa, rau cải lên men có liên quan đến việc tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy giảm cân và giảm huyết áp.

axit-trong-da-day-la-axit-gi-an-rau-cu-len-men-giúp-cai-thien-tinh-trang-axit-trong-da-day-thap12

Các loại rau củ lên men giúp cân bằng axit trong dạ dày

-Ăn gừng: Gừng được biết đến rộng rãi với đặc tính chống viêm, một chất cần thiết để giảm viêm trong tình trạng do axit trong dạ dày thấp. Đây cũng đã được công nhận là một biện pháp điều trị thay thế cho chứng trào ngược axit và các rối loạn tiêu hóa khác. Chúng ta có thể thái lát, bào sợi hoặc ngâm gừng vào trà và thức ăn. Gừng cũng có sẵn dưới dạng chất bổ sung uống và dạng bột. 

thuc-pham-ho-tro-can-bang-axit-trong-da-day-axit-trong-da-day-la-axit-gi1

Thực phẩm hỗ trợ cân bằng axit trong dạ dày

Nhìn chung, nếu lượng Axit trong dạ dày thấp có thể gây ra các vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng nếu không được điều trị. Nếu chúng ta có những dấu hiệu bất thường về hệ thống tiêu hóa hoặc các triệu chứng đã được mô tả như trên, điều quan trọng là phải đi khám để nhận được lời khuyên từ bác sĩ càng sớm càng tốt. Các chuyên gia y tế sẽ giúp chúng ta biết được axit trong dạ dày là axit gì? Vai trò và tác hại của chúng như thế nào và xem liệu lượng axit trong dạ dày có thấp hơn mức bình thường hay không, và thông qua quá trình điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng axit trong dạ dày thấp.

>>>Xem thêm: Dư Axit Dạ Dày Là Gì Và Những Điều Cần Biết Về Dư Axit Dạ Dày

3. Axit trong dạ dày là axit gì? Việc sản xuất Axit này trong dạ dày cao hơn mức bình thường, dư thừa axit trong dạ dày

Như đã nói ở trên, dạ dày có chức năng chính là giúp tiêu hóa thức ăn. Để thực hiện nhiệm vụ này đặc biệt phải nhờ sự hỗ trợ của axit trong dạ dày, còn được gọi là axit dịch vị. Axit trong dạ dày là axit gì thì chúng ta ta được tìm hiểu ở trên. Sự bài tiết Axit này trong dạ dày từ tế bào thành của dạ dày được kiểm soát bởi cả hormon và hệ thống thần kinh. Tuy nhiên nếu dạ dày tạo ra quá nhiều axit có thể dẫn đến một số triệu chứng bệnh lý gây khó chịu cho cơ thể chúng ta.

3.1. Nguyên nhân khiến axit trong dạ dày cao

Có một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng axit trong dạ dày cao. Thông thường, những tình trạng này sẽ đi kèm với hiện tượng sản xuất quá mức hormone Gastrin. Gastrin là một loại hormone có tác dụng kích thích, ra tín hiệu để cho dạ dày sản xuất nhiều axit hơn. Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng axit trong dạ dày cao bao gồm:

Tăng tiết axit hồi lưu ví dụ như khi dùng thuốc kháng Histamin H2 là một loại thuốc dùng để làm giảm lượng  axit trong dạ dày. Cũng có bằng chứng cho thấy rằng tăng axit hồi lưu cũng có thể xảy ra sau khi ngừng sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI).

-Hội chứng Zollinger-Ellison: Với tình trạng hiếm gặp này, các khối u được gọi là u dạ dày được hình thành trong tuyến tụy và ruột non. Các khối u dạ dày tạo ra lượng Gastrin cao, do đó kích thích làm tăng axit trong dạ dày.

-Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: H. pylori là một loại vi khuẩn có thể cư trú trong dạ dày và gây nên loét. Một số người bị nhiễm H. pylori cũng có thể có lượng axit trong dạ dày cao.

-Tắc nghẽn môn vị: Khi con đường dẫn từ dạ dày đến ruột non bị tắc nghẽn có thể dẫn đến tăng axit trong dạ dày.

Suy thận mãn tính: Những người bị suy thận hoặc những người đang chạy thận nhân tạo có thể tạo ra lượng Gastrin cao, do đó dẫn đến tăng sản xuất axit dạ dày.

Đôi khi chúng ta sẽ không thể xác định được nguyên nhân cụ thể nào gây ra tình trạng axit trong dạ dày cao. Và nếu khi không xác định được nguyên nhân của của tình trạng này, người ta gọi đó là tăng axit trong dạ dày vô căn.

3.2. Axit trong dạ dày là axit gì và Triệu chứng tăng axit dịch vị:

Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể chúng ta có thể đang gặp tình trạng axit dạ dày cao bao gồm: khó chịu ở bụng, nặng hơn khi bụng đói; buồn nôn hoặc nôn mửa; đầy hơi, ợ nóng; bệnh tiêu chảy; giảm sự thèm ăn; giảm cân không xác định được nguyên nhân,…

Các triệu chứng của axit dạ dày cao rất giống với các triệu chứng của các tình trạng tiêu hóa khác. Chúng ta nên đến gặp bác sĩ nếu cơ thể có các triệu chứng tiêu hóa dai dẳng như trên trong thời gian dài hoặc thường xuyên tái phát. Các chuyên gia y tế sẽ giúp chúng ta chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây nên các triệu chứng đó và chọn lựa kế hoạch điều trị thích hợp.

Bên cạnh đó, nồng độ axit trong dạ dày cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển các tình trạng bệnh lý khác liên quan đến dạ dày. Các tình trạng đó bao gồm :

-Loét dạ dày: Loét dạ dày là những vết loét được hình thành và dần mở rộng ra khi axit dạ dày bắt đầu ăn mòn niêm mạc dạ dày.

-Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

Chảy máu đường tiêu hóa: Tình trạng này liên quan đến việc chảy máu ở bất kì vị trí nào trong đường tiêu hóa.

3.3. Yếu tố nguy cơ nếu lượng axit trong dạ dày cao

Một số yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây nên tình trạng nồng độ axit trong dạ dày cao bao gồm:

-Thuốc: Nếu đang dùng thuốc để giảm sản xuất axit dạ dày và sau đó dừng không điều trị nữa một cách đột ngột, điều đó có thể làm cho tình axit dạ dày cao trở lại (tăng axit hồi lưu). Cho nên khi ngừng thuốc phải giảm liều dần dần.

-Nhiễm H. pylori: H. pylori đang hoạt động trong dạ dày có thể dẫn đến tăng axit dạ dày.

3.4. Chẩn đoán tình trạng axit trong dạ dày cao

Thông thường nồng độ của axit dịch vị dạ dày duy trì trong khoảng 0.0001 – 0.001 mol/l. Nếu nồng độ vượt quá mức trên thì được xem như là cơ thể đang gặp tình trạng nồng độ axit trong dạ dày cao hơn bình thường

3.5. Điều trị tình trạng axit trong dạ dày cao như thế nào?

3.5.1.Điều trị bằng thuốc:

Axit dạ dày cao thường được điều trị bằng thuốc ức chế bơm Proton (PPI). Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm sản xuất axit trong dạ dày. PPI có hiệu quả cao hơn so với thuốc kháng Histamin H2. PPI thường được dùng bằng đường uống,đôi khi có thể được tiêm qua đường tĩnh mạch trong những trường hợp nghiêm trọng hơn.

Nếu axit dạ dày cao là do nhiễm vi khuẩn H. pylori, việc điều trị sẽ được kết hợp giữa thuốc kháng sinh cùng với PPI. Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, trong khi PPI sẽ giúp giảm sản xuất axit trong dạ dày.

Chúng ta có thể tìm hiểu thêm về điều trị bằng thuốc tại đây.

3.5.2. Phẫu thuật

Đôi khi phẫu thuật có thể được khuyến nghị, chẳng hạn như cắt bỏ u dạ dày ở những người mắc hội chứng Zollinger-Ellison. Ngoài ra, những người bị loét nặng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày  hoặc dây thần kinh phế vị.

3.5.3. Thay đổi lối sống:

Sau khi biết được axit trong dạ dày là axit gì thì việc cần làm là thay đổi chế độ ăn uống để có thể giúp giảm axit trong dạ dày và ngăn ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng của chứng ợ nóng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể thưởng thức nhiều món ăn ngon và khác nhau! Hãy xây dựng chế độ ăn uống cho hợp lý để tránh gây ra những cơn đau do lượng axit trong dạ dày cao

Nên ăn

-Ăn thịt nạc: bổ sung protein động vật từ các loại thịt nạc như thịt gà, cá. Những loại thức ăn này dễ tiêu hóa hơn và không gây ra các triệu chứng như ợ chua. Nếu ăn thịt gia cầm như gà, vịt, hãy loại bỏ da vì sẽ giúp làm giảm lượng chất béo bão hòa. Các loại thức ăn chiên rán làm giảm lợi ích dinh dưỡng của thịt nạc. Ví dụ, gà rán có nhiều khả năng gây ợ chua hơn gà nướng.

 -Bổ sung đủ chất chất xơ mỗi ngày từ chế độ ăn uống. Chất xơ làm cơ thể no nhanh hơn nên ít có khả năng ăn quá nhiều. Ăn quá nhiều là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng ợ nóng vì nó đẩy axit dạ dày trở lại thực quản. . Các nguồn chất xơ tốt bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, bột yến mạch và các loại hạt,

-Ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm để trung hòa axit. Một số thực phẩm có tính kiềm tốt bao gồm chuối, các loại hạt, thì là, súp lơ và dưa.

-Ăn các món ăn nhiều nước sẽ có tác dụng làm giảm tính axit. Thực phẩm có hàm lượng nước cao có thể làm loãng và làm suy yếu axit trong dạ dày, đồng thời làm giảm cảm giác đau hoặc rát. Một số thực phẩm chứa nhiều nước như dưa, cần tây, dưa chuột, súp, rau diếp,… Chúng ta có thể dùng những món này như món ăn phụ hoặc đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính.

-Thêm các loại gia vị tươi thay vì các loại  gia vị khô hoặc bột. Các loại gia vị và thảo mộc dạng bột sẽ có vị mạnh hơn nên có thể gây ra chứng ợ nóng. Thay vào đó, hãy chọn các loại tươi để giảm nguy cơ bị ợ chua như mùi tây tươi, húng quế và rau kinh giới có xu hướng làm dịu dạ dày tốt hơn các loại gia vị dạng bột khác.

Rang thức ăn để làm tăng hương vị hơn. Vì nếu tránh dùng các loại gia vị và hương liệu dạng bột, vậy làm cách nào để tránh thức ăn nhạt nhẽo? Rang là một lựa chọn tốt. Rang giúp  mang lại nhiều hương vị hơn, caramel hóa đường tự nhiên trong thực phẩm.

Ăn rau sống giúp làm dịu dạ dày tốt hơn. Luôn đảm bảo bạn rửa rau cẩn thận vì vi khuẩn sẽ không chết nếu chúng ta ăn sống. Lưu ý nếu bị hội chứng ruột kích thích, rau sống có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng

-Uống nhiều nước để làm loãng axit trong dạ dày một cách tự nhiên, ngăn ngừa chứng ợ nóng.

axit-trong-da-day-la-axit-gi-thuc-pham-lam-giam-luong-axit-trong-da-day1

Axit trong dạ dày là axit gì và một số loại thực phẩm giúp giảm axit trong dạ dày

Cần tránh:

Một số loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng axit. Cố gắng hạn chế hoặc loại bỏ những món này khỏi chế độ ăn uống

-Tránh các bữa ăn nhiều dầu mỡ, chiên và chế biến sẵn. Những thực phẩm này tiêu hóa chậm hơn và kích thích sản xuất nhiều axit hơn. Dùng các phương pháp nấu ăn khác thay vì chiên ví dụ như nướng sẽ làm giảm hàm lượng chất béo bão hòa trong thực phẩm.

-Ăn ít trái cây và rau quả có tính axit. Đặc biệt, các loại trái cây họ cam quýt như chanh, cam và cà chua có thể làm tăng axit trong dạ dày.

-Sô cô la và bạc hà: Sô cô la, bạc hà và bạc hà có xu hướng kích thích cơn đau do axit.

-Tránh các thực phẩm cay là nguyên nhân gây ợ nóng phổ biến

-Sử dụng ít tỏi hơn trong bữa ăn. Tỏi là một tác nhân gây ợ chua phổ biến, bao gồm cả loại tươi và bột.

-Uống đồ uống không có gas vì chúng có thể kích hoạt trào ngược axit bằng cách đẩy axit vào thực quản.

-Giảm lượng caffeine và rượu vì cả hai món này đều có thể gây trào ngược axit, vì vậy hãy kiểm soát lượng uống vào.

>>>Xem thêm: Những Thuốc Giảm Tiết Axit Dạ Dày Tốt Nhất Năm 2021

Bên cạnh việc quản lý chế độ ăn uống, chúng ta có thể thực hiện một số thay đổi lối sống khác để giảm lượng axit trong dạ dày. Ăn quá nhiều và di chuyển quá nhiều sau khi ăn là những lý do phổ biến gây ra chứng ợ nóng.

Ăn chậm, nhai kỹ để tránh ăn quá nhiều. Ăn quá nhanh là một cách phổ biến khiến mọi người ăn quá nhiều, vì vậy hãy ăn chậm lại trong bữa ăn. Cắn một miếng và nhai hoàn toàn trước khi nuốt. Đừng ăn miếng khác lên cho đến khi đã nuốt miếng trước.

an-cham-nhai-ki-ho-tro-axit-trong-da-day-la-axit-gi

Axit trong dạ dày là axit gì? Ăn chậm nhai kĩ giúp hỗ trợ cân bằng axit

Ngừng ăn khi cảm thấy no. Đừng ép bản thân tiếp tục ăn khi bắt đầu cảm thấy no. Nếu không ta sẽ ăn quá nhiều và gây ra chứng ợ nóng.

Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì bữa lớn hơn. Bữa ăn lớn hơn gây áp lực lên dạ dày nhiều hơn và có thể gây ra chứng ợ nóng. Thay vì 3 bữa ăn lớn mỗi ngày, hãy thử ăn 5 bữa nhỏ hơn. Điều này giúp chúng ta không bị quá no trong bữa ăn.

Đứng hoặc ngồi thẳng lưng trong vòng 2 giờ sau khi ăn. Nằm ngửa sẽ khiến axit bị đẩy vào thực quản và có thể gây ra chứng ợ nóng. Thay vì nằm ngửa, hãy ngồi hoặc đứng thẳng để trọng lực kéo axit xuống.

Chờ 2-3 giờ để tập thể dục sau khi ăn. Tập thể dục quá sớm sau khi ăn có thể gây khó chịu cho dạ dày. Chờ một vài giờ trước khi tập thể dục để đảm bảo rằng cơ thể đã tiêu hóa đủ bữa ăn.

Mặc quần áo rộng rãi để không bị ép bụng. Quần áo chật có thể đè lên dạ dày và đẩy axit vào thực quản và gây đau

 -Ngủ nghiêng để ngăn trào ngược vào ban đêm. Nằm ngủ có thể khiến axit chảy ngược. Nếu thường xuyên bị ợ chua vào ban đêm, hãy thử đặt thêm một chiếc gối dưới vai để cơ thể nghiêng lên trên.

Luôn duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cân bằng. Thừa cân gây áp lực nhiều hơn cho dạ dày. Vì vậy nên thiết kế một chế độ ăn kiêng và chế độ tập luyện để đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

duy-tri-can-nang-ho-tro-axit-trong-da-day

Axit trong dạ dày là axit gì? Duy trì cân nặng hợp lý cân bằng axit trong dạ dày như thế nào?

 –Bỏ thuốc lá: hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển trào ngược. Khói thuốc cũng có thể gây ra những vấn đề tương tự, vì vậy ngừng hút thuốc để đảm bảo sức khỏe cho mọi người xung quanh

>>>Xem thêm: Cách Làm Giảm Axit Dạ Dày, Công Thức Cho Dạ Dày Khỏe Mạnh Hơn

Tuy nhiên, nếu đã và đang bị ợ nóng, có một số biện pháp sau đây sẽ giúp chúng ta khắc phục được triệu chứng:

-Uống một ít trà gừng khi cảm thấy ợ chua. Gừng làm dịu dạ dày một cách tự nhiên, vì vậy một số loại trà gừng có thể giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Trà gừng có dạng túi trà, hoặc có thể tự pha bằng cách đun sôi một miếng gừng tươi nhỏ và chắt lấy nước.

-Uống baking soda và nước để trung hòa axit. Baking soda, còn được gọi là natri bicarbonat, có tính kiềm và có thể trung hòa axit trong dạ dày. Đây là lý do tại sao nó được sử dụng trong nhiều loại thuốc kháng axit. Khuấy 1/2 thìa cà phê vào cốc nước và uống. Có thể uống 3-4 lần mỗi ngày nếu cần. Tuy nhiên nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp điều trị này để đảm bảo an toàn

-Uống mật ong và nước chanh để làm dịu dạ dày vì chúng cũng có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày. Vắt một thìa nước cốt chanh tươi vào cốc nước và hòa tan một thìa mật ong vào đó. Chúng ta cũng có thể trộn mật ong và chanh vào trà gừng để điều trị kết hợp.

Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát lượng axit trong dạ dày bằng một số biện pháp thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện những thay đổi này và không thấy thuyên giảm, thì chúng ta nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và kê đơn thuốc (nếu cần)  để kiểm soát việc sản xuất axit trong dạ dày. Cho dù điều trị tại nhà thành công hay không, cũng nên cần kết hợp các phương pháp điều trị y tế bổ sung để các triệu chứng ợ chua được kiểm soát và để chúng không ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.

 

Với những kiến thức trên đây, chúng ta đã biết được Axit trong dạ dày là axit gì, vai trò và chức năng của chúng đối với hệ thống tiêu hóa của chúng ta cũng như hiểu thêm về hai tình trạng thiếu và thừa axit trong dạ dày là gì? Scurma fizzy hy vọng cung cấp được cho mọi người các kiến thức để từ đó có thể thay đối lối sống để bảo vệ dạ dày của chúng ta luôn luôn khỏe mạnh nhất. Nếu cần thêm thông tin hay có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia Scurma Fizzy tư vấn nhé

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091